Thống Kê Mô Tả Biến Độc Lập Là Các Yếu Tố Thuộc Quản Trị Công Ty Và Kiểm Định Dạng Phân Phối Của Các Thang Đo Biến Độc Lập


và chiếm 36,36% trong toàn bộ hệ thống. Đây đều là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, có thời gian hoạt động lâu dài, có uy tín và có kinh nghiệm nhất trong hệ thông các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

Thứ hai là 12 ngân hàng còn lại có quy mô tài sản chỉ chiếm có chưa đến một nửa (47,73%) giá trị tài sản trong tổng số mẫu nghiên cứu và chiếm 33,2% trong toàn hệ thống. Đây đều là các ngân hàng được thành lập sau này và nhà nước không có cổ phần tại các ngân hàng này.

- Về quy mô vốn điều lệ, mẫu nghiên cứu chiếm khoảng 63,15% tổng vốn điều lệ của các ngân hàng (Bảng 4-2)

Bảng 4.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng


Stt

Ngân hàng


Ngân hàng CTG Ngân hàng BIDV Ngân hàng VCB Ngân hàng STB Ngân hàng EIB Ngân hàng SCB Ngân hàng MBB Ngân hàng ACB Ngân hàng TCB Ngân hàng SHB Ngân hàng VPB Ngân hàng ABB Ngân hàng VIB Ngân hàng OCB Ngân hàng NCB Ngân hàng HBB Khác

Tổng

Vốn điều lệ (2015) (tỷ đồng)

%

Lũy kế %

1

37,234

12.07

12.07

2

31,481

10.21

22.28

3

26,650

8.64

30.91

4

12,425

4.03

34.94

5

12,355

4.01

38.95

6

12,295

3.99

42.93

7

11,593

3.76

46.69

8

9,377

3.04

49.73

9

8,878

2.88

52.61

10

8,866

2.87

55.48

11

8,056

2.61

58.09

12

4,798

1.56

59.65

13

4,250

1.38

61.03

14

3,547

1.15

62.18

15

3,010

0.98

63.15

16


-

63.15


113,665

36.85

100.00


308,480



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Cũng tương tự như quy mô tài sản, thống kê mô tả mẫu về vốn điều lệ cũng tách các ngân hàng trong mẫu ra làm 2 nhóm:

Thứ nhất là nhóm các ngân hàng TMCP nhà nước với quy mô vốn điều lệ thấp nhất là hơn 26 nghìn tỉ đồng, cao hơn gấp đôi ngân hàng xếp ngay sau là hơn 12 nghìn tỉ đồng. Tổng số vốn điều lệ của nhóm 3 ngân hàng này gần một nửa (48,95%) trong tổng số vốn của các ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu và chiếm 30,91% tổng số vốn điều lệ trong toàn hệ thống. Các ngân hàng này đồng thời cũng sở hữu tài sản ở mức vượt trội như đã nêu ở phần trên.

Thứ hai là nhóm 12 ngân hàng còn lại với số vốn chiếm hơn một nửa (51,05%) trong tổng số vốn điều lệ của mẫu và chiếm 32,24% tổng số vốn điều lệ của các ngân hàng trong toàn bộ hệ thống. Các ngân hàng này vẫn tập trung vào các ngân hàng có thời gian hoạt động chưa lâu và thuộc hoàn toàn sở hữu tư nhân, không có cổ phần của nhà nước.

- Về tính chất sở hữu của các ngân hàng:

Đến cuối năm 2015, toàn hệ thống còn 4 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và cuối cùng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trong số này, tác giả tiến hành thu thập số liệu của 3 ngân hàng, riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chưa cổ phần hóa nên luận án không nghiên cứu. Như vậy, số lượng ngân hàng thương mại nhà nước trong mẫu nghiên cứu chiếm 75% trên tổng mẫu. Các ngân hàng còn lại (12 ngân hàng) là ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 50% trên tổng số 24 ngân hàng thương mại cổ phần trên toàn hệ thống.

4.2.2. Thống kê mô tả biến độc lập là các yếu tố thuộc quản trị công ty và kiểm định dạng phân phối của các thang đo biến độc lập

Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập (bảng 4-3) cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014:

- Số lượng thành viên HĐQT thay đổi nằm trong khoảng từ 4 đến 11 thành


viên, nhưng với giá trị trung bình bằng 7,2411 < 7,5. Có thể kết luận, quy mô HĐQT của các ngân hàng trong mẫu điều tra trong các năm này phần lớn nằm ở mức từ 4 đến 7 thành viên.

- Số lượng thành viên nữ trong HĐQT thay đổi nằm trong khoảng từ 0 đến 4 thành viên, nhưng với giá trị trung bình bằng 1 < 2. Có thể nhận xét: Số lượng thành viên nữ trong HĐQT của các ngân hàng trong mẫu điều tra trong các năm này chỉ nằm ở mức từ 0 đến 1 người, hay có thể nói số lượng thành viên nữ trong HĐQT là không cao, nhiều ngân hàng trong những thời điểm nhất định hoàn toàn vắng bóng thành viên HĐQT là nữ giới.

- Trình độ học vấn của các thành viên HĐQT thay đổi nằm trong khoảng từ 0 đến 9 và với giá trị trung bình bằng 3,5887 < 4,5. Có thể nhận xét: phần lớn các thành viên HĐQT tại các ngân hàng trong mẫu điều tra trong khoảng thời gian này không có bằng cấp chuyên môn từ đại học trở lên về ngành ngân hàng, cá biệt tại một vài thời điểm, một vài ngân hàng hoàn toàn không có thành viên nào trong HĐQT có bằng cấp chuyên môn về ngân hàng từ đại học trở lên.

- Độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT nằm trong mức từ 39,8 tuổi tới 57 tuổi và với giá trị trung bình là 49,517 tuổi > 48,4 tuổi. Có thể nhận xét: phần lớn các thành viên HĐQT tại các ngân hàng trong mẫu điều tra trong giai đoạn này có độ tuổi trung bình nằm trên 48,4 tuổi.

- Số lượng thành viên HĐQT độc lập nằm trong mức từ 0 tới tối đa là 3 thành viên, với giá trị trung bình bằng 0.5248 nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình là 1,5. Như vậy, có thể kết luận: số lượng thành viên HĐQT độc lập tại các ngân hàng trong mẫu điều tra phần lớn ở mức từ 1 thành viên trở xuống, có nhiều ngân hàng, tại nhiều thời điểm, hoàn toàn không có thành viên HĐQT nào là thành viên độc lập.

- Về sự tồn tại của các cổ đông lớn trong ngân hàng, với mức trung bình bằng 0,7376 > 0,5. Có thể kết luận: phần lớn ngân hàng trong mẫu điều tra tại các thời điểm khác nhau đều có sự xuất hiện của các cổ đông lớn, chỉ một số ít ngân hàng tại một số ít thời điểm là có sự ngoại lệ.


- Về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị min – max nằm trong khoảng từ 0% đến 30%, giá trị trung bình thì bằng 11,0138%. Như vậy, trong giai đoạn này, ở phần lớn các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu chưa có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc nắm giữ cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Cũng qua bảng 4-3 kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là Skewness nhỏ hơn 3 và Kurtosis 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo biến độc lập có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo ở các phần sau.


83


Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến độc lập


Descriptive Statistics



N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Skewness

Kurtosis

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Std. Error

Statistic

Std. Error

Boadsize

141

4.00

11.00

7.2411

1.93058

.323

.204

-.746

.406

Gender

141

.00

4.00

1.0000

1.06904

.890

.204

.108

.406

Edu

141

.00

9.00

3.5887

2.17476

.635

.204

-.048

.406

BoardAge

141

39.80

57.00

49.5170

4.28990

-.245

.204

-.856

.406

OutDir

141

.00

3.00

.5248

.77073

1.625

.204

2.477

.406

Block

141

.00

1.00

.7376

.44151

-1.092

.204

-.820

.406

State

141

.00

1.00

.1915

.39488

1.585

.204

.520

.406

FOWN

141

.0000

.3000

.110138

.1140753

.510

.204

-1.259

.406

Valid N (listwise)

141









(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

84


4.2.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc

Kết quả thống kê giá trị min, max của các biến phụ thuộc ROA ở bảng 4-4 cho thấy, trong thời kỳ này phần lớn các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại phần lớn các thời điểm có mức lợi nhuận trên tài sản ( bằng 0,010208) ở dưới mức trung bình (bằng 0,01088).

Về giá trị kiểm định Skewness và Kurtosis các biến phụ thuộc đều cho kết quả trị tuyệt đối của Skewness < 3 và trị tuyệt đối của Kurtosis < 5. Như vậy, các biến phụ thuộc có dạng phân phối chuẩn, đủ điểu kiện để tiến hành các kiểm định và phân tích tiếp theo.


85


Bảng 4.4: Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc


Descriptive Statistics



N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Skewness

Kurt

osis

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Statistic

Std. Error

Statistic

Std. Error

RnD

141

.00

1.84E8

1.4765E8

5.04039E7

-2.093

.204

2.764

.406

Leverage

141

1.585649300

34.699886000

10.94623852733

4.777907111894

1.044

.204

3.533

.406

ROA

141

.00011112203

.02164836200

.0102081673204

.00509302641180

-.075

.204

-.646

.406

Valid N (listwise)

141










(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

86


4.3. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty với các biến thuộc thông tin bất đối xứng và giữa các biến thuộc thông tin bất đối xứng với biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty và biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là biến R&D

Theo bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty và biến R&D (bảng 4-5), có 3 biến có giá trị tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc ở mức 99% và có mối tương quan ngược chiều là biến: Số lượng thành viên HĐQT, Số lượng thành viên HĐQT độc lập và biến phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Các biến độc lập còn lại không nhìn thấy mối tương quan với biến phụ thuộc.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí