Tổng Quan Thực Trạng Quản Trị Công Ty Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


TÓM TẮT CHƯƠNG III


Chương 3 mô tả các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án. Luận án được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 4 mô hình liên tiếp để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc quản trị công ty với thông tin bất đối xứng, giữa thông tin bất đối xứng và các biến kiểm soát với hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam được tính thông qua lợi nhuận trên tài sản (ROA) và cuối cùng là giữa các yếu tố thuộc quản trị công ty và các biến kiểm soát với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu 16 trên tổng số 36 ngân hàng với các thông tin đã được các ngân hàng công bố công khai và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.

Tất cả các bước đã thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu được diễn giải cụ thể trong chương này. Kết quả phân tích, bình luận, đánh giá cho các nội dung liên quan được đề cập trong chương tiếp theo.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích những dữ liệu đã thu thập được. Chương này bao gồm các nội dung:

(1) Tổng quan thực trạng quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

(2) Thống kê mô tả mẫu.

(3) Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

4.1. Tổng quan Thực trạng quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiệp ước ước Basel I có từ năm 1988 tuy vậy mãi năm 2005 các ngân hàng Việt Nam mới chính thức bắt đầu thực hiện nhưng mức độ thực hiện tuân thủ cũng như quản trị theo chuẩn mực quốc tế vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.

Sau giai đoạn đầu tăng trưởng bùng nổ giai đoạn 2007-2008 (có 20 ngân hàng tăng vốn điều lệ từ mức thấp nhất 500 tỷ VNĐ lên mức cao nhất 4.450 tỷ VNĐ), hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam xuất hiện rất nhiều bất ổn. Thứ nhất là nợ xấu tăng rất cao, chiếm tới hơn 13% tổng dư nợ tín dụng (Fitch Report, 2010), đây là một trong những chỉ số minh chứng cho thấy dấu hiệu tiền khủng hoảng.Thứ hai, căng thẳng thanh khoản toàn hệ thống thường xuyên xảy ra, kéo các ngân hàng thương mại nhỏ chạy đua lãi suất huy động lên mức rất cao (20%), lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới mức kỷ lục 30%, các ngân hàng sử dụng mọi loại tài sản (USD, vàng, giấy tờ có giá…) để cầm cố vay VND liên ngân hàng để đảm bảo thanh khoản. Thứ ba, tình trạng sởhữu chéo diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, vi phạm nhiều quy định của Ngân hàng Trung ương. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bùng nổ các ngân hàng giai đoạn 2007-2008 với yêu cầu quan trọng lúc đó là các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, khoảng 1.000 tỷ VNĐ đã buộc các ngân hàng phải liên kết lẫn nhau, mượn vốn và sở hữu lẫn nhau để lách quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nhóm nguyên nhân chính gồm: Thứ nhất, số lượng các tổ chức tín dụng quá nhiều so với quy mô nền kinh tế, gây tình trạng cạnh tranh quyết liệt, thiếu lành


mạnh giữa các ngân hàng. Thứ hai, hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại rất yếu, không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dư nợ cho vay, có tâm lý “ỷ lại” Ngân hàng Nhà nước khi gặp khó khăn với quan điểm Ngân hàng Nhà nước không để bất kỳ ngân hàng thương mại nào đổ vỡ. Thứ ba, tính minh bạch thông tin không được tuân thủ đầy đủ khiến các rủi ro diễn ra trong thời gian dài mới phát hiện, khó khăn cho việc khắc phục (nợ xấu, sở hữu chéo…). Thứ tư, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát mức độ tuân thủ luật đối với các ngân hàng thương mại của các cơ quan chức năng rất hạn chế, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm diễn ra hàng ngày tại các ngân hàng thương mại. Thứ năm, hoạt động huy động - cho vay chứa nhiều rủi ro, chủ yếu là huy động tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn dẫn đến mất thanh khoản. Thứ sáu, do hoạt động cho vay, phân bổ vốn bất hợp lý. Các khoản vay chủ yếu dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn, các tổng công ty lớn hoặc các doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với các ngân hàng. Thứ bảy, hoạt động kinh doanh xa rời các nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng, tập trung đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… Cuối cùng, hoạt động cốt lõi của ngân hàng tập trung chủ yếu vào tín dụng, chưa chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng khác như thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán điện tử… Những ngân hàng lớn huy động được vốn lãi suất thấp đem cho vay liên ngân hàng với lãi suất cao làm vốn chạy lòng vòng trong hệ thống, gây tăng chi phí vay vốn, đẩy lãi suất vay doanh nghiệp lên rất cao.

Tuy nhiên, khi xem xét các nguyên nhân trên khiến hệ thống các ngân hàng thương mại gặp rủi ro như hoạt động quản trị rủi ro yếu kém, đầu tư ngoài ngành tràn lan, sở hữu chéo phổ biến, phân bổ vốn bất hợp lý, không tuân thủ các quy định ngân hàng… phần lớn đều xoay quanh vấn đề Quản trị công ty (gọi là Corporate Governance). Một trong những vấn đề liên quan đến Quản trị công ty trong các ngân hàng thương mại yếu kém được lý giải là do ở Việt Nam, thành phần và cơ cấu hội đồng quản trị (HĐQT) chưa phù hợp, vai trò của một số thành viên chưa rõ dàng, bị ảnh hưởng bởi các thành viên khác. Hoạt động còn chưa minh bạch.


Một số nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thương mại chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty, còn nhiều lỗ hổng từ khuôn khổ pháp lý cho đến cách vận hành. Các vấn đề chủ yếu là chưa tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà nước, hệ thống kiểm soát nội bộ yếu, các chính sách bảo vệ cổ đông nhỏ chưa rõ ràng, thiếu cơ chế công bố thông tin minh bạch. Quá trình chuyển hóa nhanh chóng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thập kỷ vừa qua gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng cạnh tranh quốc tế và yêu cầu thay đổi về cấu trúc hoạt động trong lĩnh vực này. Việc này đã làm tăng áp lực lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại và tạo ra sự quan tâm đối với việc nâng cao hoạt động quản trị công ty nhằm đạt được thành công đó. Với các ngân hàng thương mại, quản trị công ty giúp giảm rủi ro, tăng hiệu quả, tăng tính minh bạch và tăng trưởng bền vững, đồng thời giúp các cơ quan lập pháp và giám sát quản lý hiệu quả. Đối với các nhà đầu tư (NĐT), quản trị công ty cũng là một chỉ số để NĐT và thị trường xác định công ty nào được tín nhiệm cao.Từ những vấn đề đã nêu trên, có thể rút ra những vấn đề còn nổi cộm làm hạn chế hoạt động quản trị của các NHTM Việt Nam:

Thứ nhất, quản lý rủi ro chưa được tốt. Tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động cho vay của ngân hàng, công tác thanh tra giám sát ngân hàng… chưa thực sự phản ánh chính xác hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam.

Thứ hai, tại các NHTM, các thành viên độc lập đều thiếu và cộng hưởng với hạn chế về năng lực của người điều hành dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Thứ ba, mối quan hệ không minh bạch, rõ ràng giữa HĐQT, ban điều hành và ban kiểm soát dẫn đến tình trạng thiếu tính khách quan đặc biệt là tính độc lập khi thực hiện chức năng của mình.

Thứ tư, mô hình quản lý và tổ chức của các ngân hàng hiện nay còn thể hiện nhiều nược điểm. Tại hầu hết các ngân hàng, mô hình tổ chức quản lý hiện tại được phân thành hai cấp: quản trị điều hành và quản lý kinh doanh. Trong thực tế, sự tách biệt về chức năng giữa HĐQT và ban điều hành chưa được tách biệt một cách rõ ràng. Điều này dẫn


đến một tình trạng là HĐQT một lúc đóng hai vai, vừa là người lập chiến lược vừa là người thực thi các hoạt động kinh doanh. Đây là một điều không đúng vì chức năng chính của HĐQT là quản lý và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển nguồn vốn cũng như ban hành các qui chế, cơ chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự thiếu kết hợp giữa các bộ phân trong NHTM và tổng hợp được các nguồn thông tin nhằm xây dựng được chiến lược dài hạn cũng là một điểm yếu tồn tại trong các ngân hàng của Việt Nam.

Thứ năm, quản trị nội bộ trong các NHTM cũng chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của mình. Quản trị nội bộ liên quan đến rất nhiều hoạt động như: nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, quản trị khách hàng… Các hoạt động này giúp các NHTM hoạt động hiệu quả và nắm bắt được thị trường. Tuy vậy, việc đào tạo, nâng cao các kỹ năng cho nhân viên lại chỉ được đào tạo mang tính chất ngắn hạn, thời vụ, tình thế,không có chiến lược lâu dài.

Thứ sáu, hiện nay, hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật doanh nghiệp (bắt buộc đối với tất cả các loại hình ngân hàng), Luật chứng khoán (đối với các ngân hàng niêm yết hoặc IPO) và các văn bản dưới luật như nghị định về hoạt động của bảo hiểm tiền gửi, nghị định về phá sản v.v. So với doanh nghiệp nói chung, các quy định đối với ngân hàng đặt ra yêu cầu cao hơn và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, xét trên góc độ thực tế triển khai các luật, một số văn bản dưới luật đang được áp dụng chưa phù hợp dẫn đến mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng chưa được thực hiện tốt. Hiện tại, còn thiếu các văn bản áp dụng những thông lệ tốt nhất hay những xu hướng mới trên thị trường. Điều này có thể thấy trong các quy định như quy định về tỷ lệ an toàn vốn có khoảng cách khá lớn so với thông lệ, còn thiếu hướng dẫn đo lường, ghi nhận, quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh, rủi ro hoạt động, chưa có quy định rõ về thâu tóm doanh nghiệp. Quy định về phá sản chưa hiệu quả. Khả năng cưỡng chế thực thi thấp dẫn đến hiệu lực thi hành thấp. Theo đánh giá và khảo sát hệ thống ngân hàng năm 2010, có tới 30% số lượng ngân hàng có thông tin về thành viên hội đồng quản trị độc lập và không điều hành không


đạt đủ mức ½ theo quy định. Theo Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2011), mặc dù tiêu chuẩn của thành viên độc lập đã được quy định, trên thực tế, trong một số trường hợp thành viên độc lập không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này.

Thứ bẩy, khuôn khổ quản trị hiện hành chưa bảo vệ được quyền cổ đông, đặc biệt đối với cổ đông nhỏ. Các cổ đông chưa được tiếp cận thông tin liên quan và trọng yếu của ngân hàng một cách kịp thời và thường xuyên. Chất lượng thông tin cung cấp còn hạn chế. Đa số các ngân hàng lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Sự chênh lệch giữa báo cáo tài chính lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế khá lớn. Theo ước tính của Fitch hoặc Moody, từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ nợ xấu tính theo chuẩn mực IFRS luôn gấp hơn 2 lần tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng Việt Nam công bố. Việc công bố thông tin phi tài chính của các ngân hàng còn hạn chế. Các thông phi tài chính theo yêu cầu của nguyên tắc OECD như việc xác định thành viên Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát “độc lập”, thông tin ngoại trừ kế toán, kiểm toán hoặc các thông tin về việc cơ quan quản lý yêu cầu các thành viên Hội đồng Quản trị hoặc người có liên quan tới thành viên Hội đồng quản trị công bố, giải trình các giao dịch cổ phiếu thường không được công bố. Hiện tại, chưa có quy định cụ thể trong luật và điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng về việc công bố thông tin về các thỏa thuận cổ đông. Điều này có thể gây sự mập mờ trong các hoạt động thâu tóm khi mà các cổ đông lớn tập hợp hoặc thu mua cổ phần từ những cổ đông nhỏ. Đối với minh bạch và công bố thông tin, các quy định về công bố thông tin chưa đầy đủ và hiệu lực thi hành thấp. Đối với thông tin về các yếu tố rủi ro, theo quy định, các ngân hàng phải công bố tại Thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung thông tin gồm: chính sách quản lý rủi ro liên quan đến công cụ tài chính, rủi ro tín dụng, thị trường, lãi suất, rủi ro tiền tệ và rủi ro thanh khoản và rủi ro giá cả thị trường khác. Thực tế, không phải ngân hàng nào cũng thực hiện đúng quy định nêu trên. Nhiều trường hợp ngân hàng không có thông tin về rủi ro hoặc công bố thông tin một cách chung chung. Nhà đầu tư chỉ tiếp cận được với thông tin này đối với ngân hàng đã niêm yết. Ngoài ra, cần có sự đánh giá mức độ phù hợp của các thông tin công bố với quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của từng ngân hàng.


Thứ tám, vấn đề tham nhũng. Một trong những thách thức lớn nhất của của nền kinh tế là mức độ tham nhũng cao. Điều này một phần do chế độ chính sách thấp, hệ thống kiểm soát nội bộ yếu. Bên cạnh đó mức độ dư thừa nguồn lực của các công ty Nhà nước cũng là một nguyên nhân gây ra tham nhũng. Đối với ngân hàng thì tham nhũng chủ yếu do: Luật không đầy đủ và Nguồn lực (tài chính..). Các khảo sát đối với lãi suất cho vay chỉ ra rằng các nhân viên ngân hàng có lợi ích trong việc cho vay và tin rằng những nhân viên này không phải chịu trách nhiệm về việc các khoản vay biến thành nợ xấu. Các công ty nói rằng họ phải chi trả các khoản phí liên quan để vay được tiền tuỳ thuộc vào các khu vực địa lý khác nhau mà có các mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, tham nhũng liên quan đến việc quyết định riêng biệt của nhân viên, không mang tính tổ chức, chủ yếu xảy ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ chín, vấn đề sở hữu nhà nước trong các ngân hàng. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng yếu tố lớn nhất ngăn cản việc thiết lập cấu trúc quản trị công ty trong ngân hàng đối với các ngân hàng tại Việt Nam đó chính là vấn đề sở hữu Nhà nước. Với việc sở hữu chính của Nhà nước và các cổ đông chi phối đã gây cản trở rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề này đã dần được giải quyết khi việc giảm dân sở hữu Nhà nước, tăng sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại đang được đẩy mạnh thời gian gần đây.

4.2. Thống kê mô tả các ngân hàng được thu thập dữ liệu nghiên cứu

Tác giả đã thực hiện quá trình thu thập dữ liệu được công khai trên các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính được kiểm toán, các báo cáo và nguồn dữ liệu khác trong Đại hội đồng cổ đông (GSM), các thông tin khác từ trang web của ngân hàng và các web khác liên quan theo phương pháp được trình bày trong chương III.

4.2.1. Thống kê mô tả về đặc điểm của các ngân hàng TMCP luận án nghiên cứu

- Về quy mô tổng tài sản, mẫu nghiên cứu chiếm quy mô khoảng 69,56% tổng tài sản của các ngân hàng (bảng 4-1)


Bảng 4.1: Quy mô tài sản của mẫu



Ngân hàng


Ngân hàng BIDV Ngân hàng CTG Ngân hàng VCB Ngân hàng STB Ngân hàng SCB Ngân hàng MBB Ngân hàng ACB Ngân hàng VPB Ngân hàng SHB Ngân hàng TCB Ngân hàng EIB Ngân hàng VIB Ngân hàng ABB Ngân hàng OCB Ngân hàng NCB Ngân hàng HBB Khác

Tổng

Về quy mô tài sản (2014)

Stt

Giá trị tài sản

(tỷ đồng)

%

Lũy kế

1

724,814

13.26

13.26

2

685,746

12.55

25.81

3

576,530

10.55

36.36

4

290,861

5.32

41.68

5

242,222

4.43

46.11

6

204,409

3.74

49.85

7

189,496

3.47

53.32

8

179,295

3.28

56.6

9

177,746

3.25

59.85

10

172,744

3.16

63.01

11

130,170

2.38

65.39

12

77,440

1.42

66.81

13

65,655

1.2

68.01

14

44,290

0.81

68.82

15

40,202

0.74

69.56

16


-

69.56

17

1,663,827

30.44

100


5,465,447



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Theo bảng 4-1, tuy chỉ có 15 ngân hàng (do ngân hàng HBB sáp nhập) nhưng giá trị tài sản đã chiếm gần 70% của toàn hệ thống. Trong đó được chia thành 2 nhóm rõ rệt:

Thứ nhất là nhóm các ngân hàng gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt nam và Ngân hàng công thương Việt nam, có quy mô tài sản chiếm hơn một nửa (52,27%) trong tổng số các ngân hàng của mẫu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022