Thì cứ leo bằng cả hai tay Thang đá lưng mây bay
(Đường vào bản)
Bên cạnh đó là hệ thống danh từ chỉ những sự vật gắn bó thân thuộc với sinh hoạt thường ngày của con người miền núi như dốc, đèo, củi, mái lều, bếp lửa, quả sa nhân v.v.v..
Có khi là một ngõ rừng thân thuộc mà đẹp đến nao lòng:
Ngõ rừng xanh ngăn ngắt xanh
Nắng dỡn chân người nghiêng cánh gió
Dốc cua đèo chợt sắc hoa rất đỏ
Bông bi chuối rừng ngơ ngác khóa thời gian
(Ngõ rừng)
Đó còn là những nếp quen sinh hoạt ngàn đời, trở nên ấm cũng nghĩa tình và chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống:
Củi tôi hái từ con tim
Cánh rừng con tim rộng dài không đo được Lửa cháy hết rồi tôi ngồi tôi khóc
Nhớ chàng mồ côi kiếm củi đổi hạt kê
(Thơ củi)
Có khi, đó là một thứ quả gần gũi, gắn bó mà dân làng coi như một thức quý:
Quả sa nhân là mặt trời của đất Nằm lăn trên đất
Giăng giăng trên đất Nẩy từng chùm
Thuốc quý vì sự cay thơm
(Mở cửa rừng)
Qua khảo sát 10 tập thơ của Triệu Kim Văn, chúng tôi nhận được kết quả sau đây:
Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 | Tổng | |
Số lần | 48 | 34 | 52 | 41 | 25 | 29 | 20 | 32 | 43 | 42 | 366 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Giọng Điệu Nghệ Thuật Trong Thơ Triệu Kim Văn
- Thơ Triệu Kim Văn - 9
- Đặc Điểm Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Thơ Triệu Kim Văn
- Thơ Triệu Kim Văn - 12
- Thơ Triệu Kim Văn - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Rõ ràng, cuộc sống và những đặc trưng trong sinh hoạt của người dân tộc miền núi đã tạo nên những ám ảnh, phản ánh rõ nét ở hệ thống những danh từ sự vật hiện tượng miền núi mà nhà thơ đã xây dựng và sử dụng trong thơ.
Thứ hai, về hệ thống động từ:
Bên cạnh danh từ, thơ Triệu Kim Văn còn có một hệ thống động từ được sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả. Để góp phần cắt nghĩa, lí giải tư tưởng, tình cảm cảu tác giả, chúng tôi đặt việc khảo sát động từ trong thơ Triệu Kim Văn ở bình diện động từ hướng nội và động từ hướng ngoại.
Động từ hướng nội là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó để thể hiện những cử chỉ, hành động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về chính bản thân mình, đặc biệt nó còn diễn tả diễn biến nội tâm của chính mình. Đối sánh với nó, động từ hướng ngoại là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó để thể hiện những cử chỉ, hành động, tác động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về những đối tượng, những vấn đề ngoài bản thân.
Trong thơ Triệu Kim Văn, đôi lúc ta cũng bắt gặp những động từ hướng ngoại. Đó là lúc mà nhà thơ tràn đầy tin yêu trước cuộc sống:
Trời ủ men trên núi
Ủ suốt cả mùa đông
Một sớm đem ra cất
Rượu chảy tràn núi sông
(Men xuân)
Tuy vậy, là một người ưa quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá, cho nên thơ Triệu Kim Văn chủ yếu sử dụng một hệ thống những động từ hướng nội.
Nhà thơ lắng mình lại để cảm nhận, đón nhận tiết trời mùa xuân:
Mùa xuân nói lời bằng hoa Lời hoa cứ âm thầm nở
Cánh cửa mùa đông hé mở Là ta nghe thấy tiếng xuân
(Tiếng xuân)
Có lúc, nhà thơ hòa mình vào hoa cả để thấu hiểu đất trời, để dãi bày với thiên nhiên tạo hóa: “Từ hoang sơ nên cao quý thành danh /Hoa cứ khiêm
nhường một đời hoa cỏ/ Mặc mưa nắng hanh heo hoa cứ nở/ Ta xin nghiêngmình phận mỏng làm em.” (Đùa với cỏ)
Khi hoài niệm về tuổi thơ, gia đình, quê hương, nhà thơ đã bộc lộ thật tinh tế những cảm động trong sâu thẳm lòng người: “Mà hồn vẫn về đâu lẩn
khuất/ Thấy đứa trẻ thơ ngác ngơ nhìn/ Có khách chui vào buồng giấu mặt/
Còn vẩn vơ câu hát đi tìm” (Nhớ Cao Sơn)
Thống kê để so sánh sự xuất hiện của hai loại động từ hướng nội và hướng ngoại trong thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi có được kết quả.
một :
Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 | Tổng | |
Hướng nội | 28 | 49 | 50 | 47 | 42 | 37 | 47 | 41 | 58 | 46 | 445 |
Hướng ngoại | 17 | 26 | 34 | 29 | 24 | 21 | 25 | 27 | 55 | 37 | 295 |
Có thể thấy, hệ thống động từ hướng nội đã thể hiện rất đúng, rất chân thực con người vốn ít bộc lộ bề ngoài, hay nghĩ, hay suy tư, thiên về nội tâm của nhà thơ Triệu Kim Văn.
Thứ ba, về hệ thống tính từ:
Nhà thơ Triệu Kim Văn là một con người sâu tình, nặng nghĩa, hướng nội, cho nên cái nhìn trước con người và cuộc sống trong thơ ông cũng thể hiện khá rõ điều này. Hệ thống những tính từ trong thơ Triệu Kim Văn chủ yếu thiên về những màu sắc gam lạnh, mức độ và tính chất dịu nhẹ.
Gam màu trong thơ Triệu Kim Văn thường dịu nhẹ, mát lành, như cái trong trẻo của sông suối, cây cối, núi rừng. Đó là màu xanh quen thuộc: Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi/ Để hồn tôi tìm lại chiếc nhau mình/ Trong lồng nhỏ mẹ tôi treo bờ suối/ Cành cây giờ đã vươn xanh” (Nếu tôi chết)
Cái dịu dàng trong suốt ấy thấm cả vào cảm thức thời gian của nhà thơ:
Ngọn gió lang thang cho cánh rừng cuộn sóng Nụ hôn dài thêm sắc biếc làn mây
…
Với tôi
Mùa thu điệu nhạc xanh ngân nga
(Mùa thu xanh)
Khi gặp lại miền quê xưa, con người xưa, nhà thơ đã không giấu nổi lòng mình. Có điều, cảm xúc ấy vẫn rất kiềm tỏa, không bung phá dữ dội mà dịu nhẹ ám ảnh:
Khi xưa ở không thành hoa trái Nay tìm về lòng hóa ngẩn ngơ
(Như Cố - miền thương nhớ)
Dù là một ấn tượng sâu đậm đến vô cùng, nhà thơ cũng thể hiện nó một cách thật nhẹ nhàng, mỏng mảnh đến khó nắm bắt: “Nắng lỗi gì mà đang nắng chợt mưa/ Để cầu vồng giăng giữa chiều bảng lảng/ Để bảy sắc mầu treo sợi mưa sợi nắng/ Sợi mưa thì dài, sợi nắng quá mỏng manh” (Mưa – nắng – cầu vồng)
Có khi nhà thơ ghi lại những khoảng khắc thật vu vơ, vu vơ nhưng lại ấn tượng và vĩnh cửu:
Êm êm một mái tóc mềm
Tỉnh ra thì hóa cánh rèm gió bay
(Vu vơ)
Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề tính từ trong thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi có thêm cơ sở khi nhận được kết quả khảo sát thống kê:
Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 | Tổng | |
Số lần | 17 | 14 | 39 | 28 | 32 | 18 | 23 | 20 | 56 | 43 | 290 |
Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ thơ Triệu Kim Văn mang một hệ thống tính từ với sắc độ nhẹ nhàng, sâu lắng. Nó cũng là biểu hiện chân thực của tâm hồn, tính cách và con người nhà thơ đậm chất miền núi này.
3.1
Sự nghiệp sáng tác thơ của Triệu Kim Văn đã trải qua một hành trình dài
với nhiều cố gắng, nỗ lực, nhiều đổi thay sáng tạo. Hành trình ấy được ghi dấu trong 10 tập thơ: Hoa núi (1989); Mùa sa nhân (1994); Lá tìm nhau (1999); Con của núi (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2002); Lửa của mồ côi (2002); Lối cỏ (2004); Suối nguồn du du (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2010); Hoa nắng (2010); Trời về (2010); Sợi mưa hiền (2011). Trên chặng đường ấy, nhà thơ đã có những đổi thay bứt phá nhất định, không chỉ là với thơ ca truyền thống, mà còn là với chính mình. Dấu hiệu rõ nhất của sự đổi thay ấy trước hết chính là ở sự cách tân về hình thức thể loại.
Thứ nhất, về thể loại theo hình thức truyền thống:
Kế thừa đặc điểm thơ dân tộc thiểu số nói chung và cũng như thơ dân tộc Dao nói riêng, giai đoạn đầu của hành trình sáng tác của Triệu Kim Văn mang dấu ấn truyền thống khá rõ. Một trong những biểu hiện của nét truyền thống đó là về mặt hình thức thể loại. Ở giai đoạn đầu, thơ Triệu Kim Văn chủ yếu theo thể loại truyền thống như thể lục bát, thể tứ tuyệt, thể năm chữ, thể bảy chữ.v.v..
Thơ Triệu Kim Văn ở giai đoạn đầu khá chỉn chu trong những bài thơ tứ tuyệt bốn câu kiểu cổ điển:
Mới có nửa năm đã nhớ nhau Ông bà tình ý thật thâm sâu Sụt sùi dòng lệ tuôn không dứt
Thơ tôi cũng ướt một chiều ngâu
(Tứ tuyệt ngâu)
Có khi, đó là những tâm sự được dãi bày qua những bài thơ năm chữ có kết cấu hoàn chỉnh quen thuộc: “Mẹ cứ đi như thế/ Chiếc gùi đè trên lưng/ Chị cứ đi như thế/ Lá xuân tàn bên nương” (Cõi xưa)
Thậm chí, mặc dù ít, nhưng Triệu Kim Văn đôi khi cũng trải lòng mình vào những vần lục bát bình dị và mượt mà, nhuần nhuyễn:
Vô tình tôi đã mến em
Sơ sơ thôi thoáng gặp trên phố người Có thể em chẳng biết tôi
Có khi em chỉ mỉm cười vu vơ
(Vu vơ)
Dù chủ yếu vẫn là những bài thơ theo thể loại truyền thống quen thuộc, nhưng ở giai đoạn này, thơ của Triệu Kim Văn cũng đã bắt đầu xuất hiện những bài thơ phá cách, tự do. Có lúc là sự thay đổi số chữ: “Em nhóm lửa/ Lửa nhảy trên hai m / Lửa bập bùng/ Tim nói lời yêu đương”(Khắc nghiệt)
Có lúc, bài thơ đã được tự do về vần nhịp:
Bỗng bóng chiều hai núi ngả sang nhau Và trong cơn mưa ngâu
Chợt rực lên quầng hoàng hôn đỏ
(Hoàng hôn đỏ)
Có thể thấy, ở chặng đầu sáng tác, Triệu Kim Văn vẫn có những sự kế thừa nhất định vào các thể loại truyền thống. Sự kế thừa này chỉ mang tính tương đối, bởi vì nó đã bắt đầu manh nha những dấu hiệu dự báo sự phá cách về sau.
Thứ hai, về thể loại có sự cách tân sáng tạo:
Sang đến chặng tiếp theo của hành trình sáng tác, Triệu Kim Văn đã có những nỗ lực cách tân sáng tạo rất rõ rệt. Dấu hiệu trước hết và rõ ràng nhất chính là ở sự đổi mới trong thể loại. Triệu Kim Văn đã ngày một mạnh dạn, dứt
khoát hơn, vượt qua những thói quen trong thao tác và lựa chọn cho mình những hình thức thể loại mới, như thể thơ tự do, ba câu.v.v..
Nhà thơ đã dũng cảm từ bỏ những vần nhịp bề ngoài, để đi tìm vần nhịp bên trong của cảm xúc. Nhờ vậy, tác giả có nhiều bài thơ, câu thơ mới lạ hơn. Có trường hợp, nhịp câu thơ được ngắt ra như nhịp những bước đi trầm tư của con người trên phố:
Phố cổ
Tun hút vách rêu son Cổ mà không cũ
Phố
Một tiểu vũ trụ
Xô bồ những hành tinh
(Phố cổ)
Có khi, cấu trúc bài thơ tưởng như trở nên rời rạc. Nhưng chính trong sự rời rạc bề ngoài ấy, người đọc được lắng mình để hòa vào khoảng trống thẩm mĩ của những khổ thơ ba câu mới lạ:
Ta muốn đóng cửa một mình Đọc sách và độc ẩm
Ta là ta cũng một cõi mênh mông
(Một cõi mênh mông)
Có lúc, vần điệu câu thơ cũng gập ghềnh trúc trắc như con đường đồi núi. Ẩn bên trong cái trúc trắc kia chính là những suy tư, cảm nghiệm của một tính cách miền núi, một tâm hồn miền núi:
Người đi gieo hạt
Khuất sau khói sương Lúp xúp cỏ bồng