Không phải sợi bạc đâu
Đó là sự hổ thẹn của đời anh, trước những cám dỗ hư vinh mà anh thường sa ngã
Không phải sợi bạc đâu
Đó là sám hối của đời anh, khi đã từng quên em để chạy theo một nụ cười xa lạ...”
(Những sợi trắng trên tóc vợ - Hồ Thủy Giang)
Khi viết thơ tình, các tác giả Thái Nguyên hôm nay không tụng ca tình yêu một chiều mà họ đã đào sâu vào các tầng cảm xúc, soi mở những nếp khuất của tâm hồn, cảm nhận bằng sự trải nghiệm của trái tim để có được những tiếng nói tình yêu mới trong thơ. Tiếp nối các giai đoạn trước, sang thập niên đầu thế kỷ XXI, mạch cảm hứng tình yêu trong thơ Thái Nguyên tiếp tục thăng hoa, góp phần làm nên vẻ đẹp mới và sức hấp dẫn mới của thơ Thái Nguyên hôm nay.
2.2.4. Cảm hứng thế sự
Trong hoàn cảnh cuộc sống có nhiều biến đổi phức tạp thì các vấn đề thế sự cũng trở thành mối quan tâm của các nhà thơ: những di hại của chiến tranh, những nỗi vất vả của cuộc sống mưu sinh, những số phận bi kịch, những vị đắng chát của cuộc đời.v.v..Khao khát phản ánh, lí giải các vấn đề của đời sống đã thôi thúc người cầm bút viết về các vấn đề thế sự - một nguồn cảm hứng của thơ ca Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI.
Cây bút Thế Chính có lúc nặng trĩu những ưu tư thăm thẳm về “cơn biển động” của đời:
“Mỗi một ngày qua đi Ngỡ là cơn biển động Mong mỗi buổi đêm về Phút bình yên hi vọng
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm Hứng Tự Hào Về Cội Nguồn Và Truyền Thống
- Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 6
- Cảm Hứng Về Tình Yêu Và Hạnh Phúc Lứa Đôi
- Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 9
- Thơ Ma Trường Nguyên Hồn Nhiên, Chân Thật, “Vụng Về Nói Một Lời Yêu”
- Thơ Ma Trường Nguyên Giàu Tính Dân Tộc Trong Hình Thức Thể Hiện
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Hoa tìm đêm để nở
Người tìm đêm giãi bày
Và mỗi khi trời rạng
Bão nổi trong lòng tay.”
(Ngày và đêm)
Có “Cơn bão nổi” trong lòng nhà thơ khi chứng kiến cuộc sống người lính phải chịu di chứng chất độc da cam sau chiến tranh, dù đã“Cắn răng không dám khóc/ Mà nước mắt cứ tràn” khi nhìn cảnh người đồng đội:
“Thằng lớn hai mươi tuổi Như đứa trẻ lên năm
Đầu to như trái bưởi Chân tay tựa que tăm
…Mặt bạn tôi bây giờ Mụn sần như gai mít”
(Cái dằm)
Nguyễn Đức Hạnh có nhiều trăn trở khi trở về quê, tận mắt chứng kiến nỗi vất vả của những người thân ở chốn quê xa gặp phải năm mùa màng thất bát, nợ nần nhiều thêm:
“Củ khoai thì nhỏ, ưu phiền thì to...
....Tiền thì mỏng, nợ thì dày Một năm vất vả cho đầy nợ lên”
(Về quê)
Phạm Đức Thỏa có nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu sắc về hình ảnh chiếc đòn gánh. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hình ảnh chiếc đòn gánh đã trở nên xưa cũ, nhất là đối với các chàng trai và những cô gái trẻ quá quen với tiện nghi hiện đại. Nhưng với những người có mối liên hệ bền chặt với cuộc sống vất vả gian nan của người lao động trước đây thì hình ảnh chiếc đòn gánh thật nhiều ý nghĩa. Phạm Đức Thỏa đã hướng cảm xúc về cuộc đời tảo tần của người mẹ từ hình ảnh chiếc đòn gánh mộc mạc hằn trên đôi vai mẹ qua nhiều năm tháng:
“Chiếc đòn gánh Trên đôi vai mẹ
Cong cong như cung vận cuộc đời
Đôi quang trĩu nặng đầy vơi
Theo chân mẹ đồng sâu ruộng cạn”
(Chiếc đòn gánh)
Nguyễn Kiến Thọ dằn vặt, chiêm nghiệm cuộc đời từ những mất mát để tìm ra một triết lý sống:
“Cuộc đời là vành trăng hao gầy và cô độc Đừng ước rằm làm gì
Sự viên mãn chỉ thuộc về ý nghĩ. Như những ngôi mộ tròn kia
Chỉ nói nhiều thêm về dang dở. Sao không cám ơn cỏ
Cho nỗi đau ngủ yên”
(Thanh minh)
Nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu ngỡ ngàng nhận ra những nghịch lí không thể giải đáp. Chị mượn lời ru để nói về nói lên những chiêm nghiệm về nghịch lý của đời sống:
“Mẹ không muốn ru
Bằng những câu chuyện thần tiên Rằng chỉ cần sống hiền là đủ
Con hãy nhìn những đóa hoa tội nghiệp kia Chúng không nỡ làm đau một cánh bướm Mà lũ sâu vẫn cắn xé tơi bời.”
(Hát ru)
V.v...
Nguyễn Thúy Quỳnh nhận ra con đường đời không hề bằng phẳng mà đôi khi thật gai góc:
“Không có gì đáng sợ hơn khi nhận ra
Mình nhỏ nhoi, bất lực trước sự bủa vây của kẻ khác
Cúi xuống, mặt nhòe nước
Ngẩng lên, mưa quất tả tơi”.
(Mưa mùa đông)
Cảm hứng thế sự thường đi vào thơ Nguyễn Thúy Quỳnh với những hình ảnh, câu chữ thật dung dị mà lại gợi được triết lý sâu xa:
“Nhà mình tiền luôn rỗng túi Nợ vay đâu chỉ áo cơm
Lòng tốt bao người đem tặng Làm của để đời cho con”
(Nhà mình)
Bài “Thơ trên đường về nhà” của chị đọng lại nhiều cảnh thực của đời sống:
“Phố bây giờ nửa lạ nửa quen
nhà khấp khểnh, đua nhau khoe kiểu cách thiên hạ hối hả bán mua, giành giật
tiền bạc vô tình, xô bao phận gieo neo”
(Thơ trên đường về nhà)
Tuy nhiên, những xô lệch đó không làm nghiêng ngả niềm tin vào thiện căn của con người. Tâm hồn người phụ nữ nhiều trăn trở, suy tư ấy vẫn nuôi dưỡng niềm tin vào những điều trong sáng, tốt đẹp của cuộc sống, đó cũng là niềm tin chung của chúng ta:
“Thiện căn ở lòng, cái ác sẽ lùi xa”
(Thơ trên đường về nhà)
Các nhà thơ trung tuổi và nhiều nhà thơ trẻ Thái Nguyên thường tìm cảm hứng thơ từ những vấn đề thế sự. Nhưng cũng có những tác giả từ thời “văn nghệ Việt Bắc”, trước đây cảm hứng thơ hướng về cội nguồn truyền thống, thì nay cũng có thơ về cảm hứng thế sự (Hiền Mặc Chất, Nguyễn Hữu Bài v.v..). Có thể thấy, cảm hứng thế sự đã trở thành một trong những cảm hứng chủ đạo trong thơ Thái Nguyên thập niên đầu của
thế kỷ XXI. Đó cũng là một hướng phát triển tất yếu của thơ. Khi đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cấp thiết mà thời đại đặt ra, thơ có xu hướng quay về với những cảm xúc, trăn trở gắn liền với cuộc sống đời thường, những vấn đề gần gũi của con người. Khi nhà thơ quan tâm và dành nhiều tâm huyết cho cảm hứng thế sự, cũng đồng nghĩa họ hướng đến đời sống thực tại, đưa thơ “nhập cuộc” với cuộc đời.
2.2.5. Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật
Trong giai đoạn thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhiều tác giả thơ Thái Nguyên dành cho thơ nguồn cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật. Đó là những trăn trở, suy tư của người viết về bản chất và thiên chức của thơ, về năng lực sáng tạo của người nghệ sỹ.v.v...Quan niệm của người làm thơ không dừng lại ở những khái niệm lý luận hoặc những lời phát biểu, những cuộc trò chuyện về thơ mà chuyển hóa thành cảm hứng sáng tác, giúp thơ Thái Nguyên có nhiều bài thơ thể hiện chiều sâu cảm xúc và sự khám phá mới mẻ của các nhà thơ về sự sáng tạo nghệ thuật.
Tác giả Vũ Đình Toàn đón nhận thơ của đồng nghiệp không theo cách thưởng thức thông thường mà đã tìm trong câu chữ, lời thơ những điều đồng cảm. Ông viết hai bài thơ tặng hai người bạn thơ, cũng là hai nhà thơ quen thuộc của độc giả Thái Nguyên: bài “Nguyên sơ” (Đọc thơ HMC) và bài “Đồng điệu” (Đọc thơ LKK). Qua những bài thơ này, tác giả khẳng định điều quan trọng nhất đối với một nhà thơ không phải là câu chữ mà là “hồn của chữ của câu”, là gương mặt cuộc đời:
“ Bài thơ anh
Không thấy câu, thấy chữ
Chỉ phảng phất hồn của chữ, của câu Lãng đãng như sương
Vô hình như gió
Mà muôn vật xôn xao bừng nở”
(Nguyên sơ)
“Tôi đã nhận ra tôi trong thơ anh - tất cả
Một cái tôi trắc ẩn nhân tình
Một cái tôi khao khát được là mình”
(Đồng điệu )
Tác giả Nguyễn Kiến Thọ cho thơ là “miền không tưởng” của những linh cảm nguyên sơ, trong sáng nhất; làm thơ là một cuộc phiêu du vào “miền thánh địa” để tìm được những xúc cảm kỳ diệu nhất của tâm hồn:
“ Thơ là sự thoát y những ngôn từ bản năng Là sự run gợn của tâm linh
Là ý nghĩ thoạt kỳ thủy.
Bảo hiểm ngang lưng một sợi dây chiều Phiêu du miền thánh địa
Hát về nơi không chế ngự
Thi sĩ bình phương hồn mình”.
(Định nghĩa miền không tưởng)
Qua bài thơ, ta thấy chủ thể sáng tạo đã có những triết lí rất sâu về một đối tượng gần như không thể định nghĩa - đó là thơ ca. Thơ là một thế giới thực mà ảo, có mà không; là sự siêu thoát của những xúc động không có sự can thiệp của sự toan tính, là cái ban đầu khai nguyên thánh thiện mà thi sĩ là người níu giữ được; là một “cuộc chơi” mà người nghệ sĩ đánh đổi cả đời mình cho thơ ca với một “bảo hiểm” duy nhất là niềm tin - cái “sợi dây diều” bảo hiểm mong manh mà thiêng liêng nhưng nhờ nó tâm hồn nhà thơ được “bình phương” để rộng mở lớn lao rồi vụt sáng. Đó là cái gốc sáng tạo của nhà thơ.
Tác giả Hồ Triệu Sơn thì cho trạng thái cô đơn chính là một phần của sự sáng tạo; nhưng nếu cảm xúc chưa đủ độ chín thì câu chữ chưa thể hiện hình trên trang viết:
“Cô đơn thì đã thấm rồi
Mà sao sáng tạo vẫn ngồi trân trân”
(Mượn “lễ tẩy trần”)
Khi cô đơn tức là lúc tâm hồn thi sỹ lắng xuống. Con mắt thơ soi thấu tâm hồn thì mới có những rung cảm chân thành, sâu thẳm nhất. Nghệ thuật là thế, thơ ca là thế, nó giản dị nhưng cũng linh diệu vô cùng. Thơ ca phải gắn với cuộc đời. Nếu tách khỏi đời sống, thơ ca sẽ trở thành một thứ xúc cảm màu mè, vô nghĩa.
Võ Sa Hà có cả một hệ thống những bài thơ thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm thơ: “Vô danh”, “Ngựa đá”, “Thi sỹ”, “Lời ru của những đứa con mồ côi”...Tác giả thể hiện nhiều suy nghiệm về con đường sáng tạo thế giới nghệ thuật trong thơ. Những suy nghiệm đó được đan cài, gửi gắm trong hầu hết các bài thơ nói trên, nhưng bộc lộ ra một cách đậm nét nhất trong các bài “Ngựa đá”., “Lửa trắng”:
“Cháy đi nào lửa trắng Soi nhân thế khóc cười Một vầng trăng sấp bóng Một mảnh hồn mù khơi”
(Lửa trắng)
Thơ ca là kết tinh hội tụ của nỗi đau và Cái Đẹp. Nó bùng nổ khi cảm xúc thăng hoa. “Lửa trắng” là một mệnh đề về sự sáng tạo, một mệnh đề về thế giới nghệ thuật. Theo nhà thơ, thi sĩ đi tìm cái đẹp trong biển khơi vô tận của cuộc sống, trong tận cùng của niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, gom góp từng "sợi mưa", một "vụn trăng", một "vốc nắng"...để tạo thành Cái Đẹp trong thơ. Nhà thơ không tham vọng nắm bắt được tất cả cái đẹp trong cuộc sống, miễn sao chạm được vào cái "thần", cái "hồn" của nó; và biết rằng, con đường đến với Cái Đẹp là cuộc hành trình gian khổ, cần kiên trì, không mệt mỏi; cần dũng cảm và quyết tâm. Thi sĩ đến với cái đẹp trong cuộc tìm kiếm nghiệt ngã:
"Đã nhận được hương ngọt ngào Đã ngời sắc hồng trong mắt
Với tay tôi vừa định ngắt
Phì! Phì! Rắn độc, cuốn chân"
(Tìm)
Dù chỉ có "đôi chân trần" "độc hành trong lặng lẽ", dù "cô đơn", thi sĩ vẫn tự nguyện dấn thân trong cuộc hành trình sáng tạo:
“Vui chết trong dòng lệ Mặc cuộc đời chảy trôi.”
(Vô danh)
Võ Sa Hà quan niệm, nhà thơ đích thực không cần lưu danh hậu thế bằng tên tuổi, chỉ cần có những vần thơ sống mãi trong lòng người. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người làm thơ:
“Một nén hương chữ nghĩa Gửi về sau, về sau
Hỡi ai người nhận được Xin đừng hỏi từ đâu”
(Thi sỹ)
Như vậy, có thể thấy, thơ ca nói riêng và sáng tạo nghệ thuật nói chung đã trở thành những nỗi niềm trăn trở đầy cảm xúc cho các nhà thơ. Sự suy tư ấy trở thành một dòng chảy trong cảm hứng của họ. Đây là một đặc điểm mới của thơ Thái Nguyên thập niên đầu của thế kỷ XXI. Một nền thơ chứa dòng cảm hứng về sự sáng tạo nghệ thuật là một nền thơ đã có được sự phát triển đạt tính tự giác cao về nghệ thuật. Đây là một trong những những căn cứ để khẳng định những giá trị của thơ ca Thái Nguyên đương đại.
2.3. Những nỗ lực làm mới hình thức thơ
Bước sang thế kỷ XXI, những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của đời sống xã hội đã trở thành một động lực tích cực, thúc đẩy sự phát triển và cách tân nghệ thuật thơ. Thơ Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật mang tính tất yếu khách quan đó. Với sự tự vận động và đổi mới trong