Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 6

nhập ngũ lên đường đầy xúc động và thiêng liêng, là con đường ra trận, là đêm hành quân tuy gian khổ mà vẫn vui: “Ba lô buộc chặt/ nhớ bám sát nhau chạy qua lối tắt../ thở chẳng ra hơi/ vẫn cười khoái chí”(“Qua cầu”)

Nhà thơ Nguyễn Anh Đào có tâm trạng của người sau chiến tranh nguyên vẹn trở về, mang theo niềm tự hào và nỗi nhớ khôn nguôi với đồng đội đã nằm lại chiến trường:

Cặp môi run không nói thành lời

Chân khập khiễng cánh rừng chao đảo Đêm vượt dốc pháo đạn như giông bão Bạn bè ơi! Nằm lại nơi nào

(Nỗi nhớ bạn bè)

Trong số các “nhà thơ mặc áo lính”, Ma Trường Nguyên là cây bút có nhiều bài viết về chiến tranh. Cảm hứng về truyền thống trong thơ ông có sự hòa quyện nỗi đau thương mất mát vì chiến tranh và niềm tự hào về sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam:

Ông bà ngã ngực xuyên bom đạn Mỹ Mẹ vuốt mặt ông bà cùng cha ra đi Cầm lấy súng

Loang đất quê hương máu giặc đầm đìa

(Hà Nội trong nhịp đạp chân con)

Trong những người lính trở về Thái Nguyên, có những người hôm nay đang đứng trên giảng đường đại học. Mặc dù miệt mài với những trang giáo trình, với những đề tài khoa học nhưng nhiều người vẫn thao thức cùng trang thơ. Với họ, ký ức về chiến tranh và tình cảm đồng đội vẫn đọng trong tim, trở thành một phần của cuộc sống tâm hồn và thôi thúc tìm về. Bao năm tháng đã qua đi, sau gần 40 năm làm nghề dạy học, Đỗ Dũng (người lính đã từng tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 312, hiện là giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học SP - ĐHTN) vẫn mang nặng trong tim nghĩa tình đồng đội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Đồng đội hỡi nếu chúng ta còn cả Sử sư đoàn đầy ắp chiến công

Ngày hội tụ trải mình trên cỏ biếc

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 6

Các anh ơi! Dưới đất có lạnh không?

(Đồng đội)

Cảm xúc của nhà thơ vỡ òa trước anh linh đồng đội đã hy sinh:

Đón các anh về lại quê hương Các anh không nói linh thiêng lắm

Xiêng Khoảng máu đỏ thắm chiến trường

(Xiêng Khoảng - tìm liệt sỹ)

Với Võ Sa Hà, chiếc áo lính là kỷ vật thiêng liêng về đồng đội. Trong cảm nhận của nhà thơ, những đồng đội đã hy sinh là những người bất tử. Mỗi độ xuân về, nhà thơ đón đồng đội đã khuất trở về như cuộc hội ngộ của những người đang cùng quân ngũ:

Mùa xuân nào cũng thế Xếp đầy năm ly to

Chúng mày ơi hãy uống Rồi ta hát quân ca

(Mùa xuân gọi hồn đồng đội)

Và có cuộc hội ngộ của những người lính đã đi vào thơ Nguyễn Đức Hạnh thật cảm động:

Những người bạn cựu chiến binh của cha Đến nhà hát vang từ đầu ngõ

Thời gian vèo mây qua

Chỉ khúc quân hành trẻ mãi...

...Mỗi người mất một tay?

Thì hai thằng góp chung một tiếng vỗ!

… Nhịp quân hành gõ bằng chân gỗ

Lội ngược tháng ngày tìm sự trẻ trung

(Bạn của cha)

Khi chiến tranh qua đi, đây đó, không phải không có những hy sinh mất mát bị rơi vào quên lãng, phủ bụi thời gian. Nhưng đến với Thái Nguyên, đọc

thơ Thái Nguyên, người ta thấy ấm lòng và sáng nên niềm tin bởi nguồn tình cảm về truyền thống vẫn sáng ấm trong thơ, đúng như nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh đã viết:

Dẫu gió lãng quên thổi dọc đường lịch sử

Những nấm mộ vô danh vẫn còn vấp chân người Dẫu với ai chuyên đạn bom xưa đã thành cổ tích Ngày giỗ con nào nước mắt mẹ chẳng rơi

(Quên và nhớ)

Và nhà thơ đã nói hộ những điều chúng ta tâm niệm: “Nước mắt rơi không tính nổi giá thành” để không bao giờ quên tri ân những người đã hy sinh cho đất nước, thắp sáng trang sử vẻ vang của dân tộc.

Trong số những bài thơ có cảm hứng về cội nguồn, truyền thống, về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của thơ Thái Nguyên, có nhiều bài cảm xúc thơ đến với tác giả khi thăm lại những địa danh lịch sử, những mảnh đất “hóa tâm hồn” gắn liền với kỷ niệm sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội. Trong những trường hợp này, thơ là bản ký thác tâm trạng. Sáng tác của Hạc Văn Chinh, Khánh Hạ, và tiêu biểu là Nguyễn Long thuộc môtip này; đúng như PGS TS Nguyễn Bích Thu nhận xét: “Đó là những vùng miền, những không gian cụ thể, có tên gọi mà mỗi tên gọi đều gắn với cảnh sắc, sự vật, hiện tượng hoặc một địa chỉ quen thuộc nơi tác giả từng lưu dấu và neo giữ kỷ niệm một thời, khi trở lại, tất cả đều trở nên xao động, sóng sánh trong tâm cảm nhà thơ” [50, tr.110]. Một môtip khác thể hiện nguồn cảm hứng này: địa danh, sự kiện chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ những liên tưởng, suy ngẫm về cội nguồn và truyền thống. Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Kiến Thọ nghiêng về hướng này. Võ Sa Hà “tựa” vào sự kiện người anh ở chiến trường trở về không còn gặp mẹ để bộc lộ suy ngẫm về tấm lòng cao cả của những người mẹ Việt Nam:

Mẹ vẫn tin con mẹ sẽ trở về

Triệu người mẹ - triệu niềm tin như thế

Ngày chiến thắng dù không còn bóng mẹ Ở thế giới bên kia chắc mẹ sẽ mỉm cười

(Có những người mẹ như thế)

Nguyễn Đức Hạnh từ nỗi xúc động về cuộc gặp gỡ giữa những người bạn của cha đã liên tưởng tới hình ảnh “những cây đại thụ” đã từng tỏa bóng mát cho đời.

Từ bức ảnh về người lính dưới chân Thành Cổ “Ngồi lên sự đổ nát/ Nở nụ cười tươi mãi tận trời xanh”, Nguyễn Kiến Thọ suy ngẫm sâu xa về sự mất - còn của lịch sử:

Đi hết chiến tranh

Chỉ nụ cười anh là về với mẹ

(Suy nghĩ về một bức ảnh)

Hoặc trong một buổi chiều Điện Biên: “Hầm Đờ Cát giờ cho trẻ con chơi/ Trên tháp pháo bồ câu gù nắng”, anh cảm nhận từ khung cảnh bình yên ấy một chân lý sự sống:

Những - sứ - giả - hòa - bình - đậu - trên - xác - chiến - tranh

(Chiều Điện Biên)

Những biểu hiện đa dạng, phong phú đó giúp cho thơ Thái Nguyên có cảm hứng về cội nguồn, truyền thống không rơi vào tình trạng phô diễn cảm xúc theo lối đơn giản, tuyên truyền theo lối công thức hoặc bị “vè” hóa. Nguồn cảm hứng này trong thơ Thái Nguyên không những dồi dào về số lượng bài thơ mà còn tạo được sự hấp dẫn về chiều sâu cảm xúc và suy ngẫm. Có thể nói, sự xúc động tự hào về những tháng năm đau thương, oai hùng trở thành một nguồn thi hứng quen thuộc nhưng không mòn, cũ. Nó tiếp tục và sẽ còn mãi mãi được trân trọng trong đời sống tinh thần của các thế hệ nhà thơ Thái Nguyên nói riêng, con người Thái Nguyên nói chung.

Tìm hiểu những bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ cội nguồn và truyền thống trong thơ Thái Nguyên, có thể thấy, các nhà thơ Thái Nguyên luôn hướng về cội nguồn và truyền thống với tình cảm tự hào và trân trọng.

Quá khứ của dân tộc, truyền thống của cha ông như những dòng hồng cầu vẫn tan chảy trong huyết mạch của thế hệ những người cầm bút hôm nay, giúp cảm xúc của họ thăng hoa thành câu chữ trên trang viết. Nguồn cảm hứng này giúp cho thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI có sự tiếp nối liền mạch, tự nhiên với các giai đoạn trước và dễ dàng đi vào đời sống tinh thần, xã hội của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng - “Thủ đô kháng chiến” - “Thủ đô gió ngàn”.

2.2.2. Cảm hứng về Thái Nguyên

So với nhiều nơi khác, Thái Nguyên chưa phải là một tỉnh phát triển mạnh về kinh tế. Cảnh quan cũng chưa thật khang trang, bề thế. Tuy nhiên, với người Thái Nguyên, cuộc sống nơi đây có vẻ đẹp dung dị, bình yên và rất đỗi thân thương. Với các tâm hồn thơ thì sông Cầu, sông Công, núi Voi, núi Cốc.v.v…đã trở thành những địa chỉ tâm hồn khơi gợi nguồn cảm hứng thơ. Cũng cần thấy rằng, cảm hứng về Thái Nguyên không phải là “độc quyền” của các nhà thơ quê gốc Thái Nguyên mà là cảm hứng chung của nhiều nhà thơ từ những miền quê khác tụ hội về, gắn bó với mảnh đất này. Làm thơ về Thái Nguyên với các cây bút này là cách để bày tỏ lòng tri ân với mảnh đất nghĩa nặng tình sâu. Hầu hết các gương mặt thơ tiêu biểu đều có thơ về Thái Nguyên (Võ Sa Hà, Ma Trường Nguyên, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Đỗ Dũng, Nguyễn Long, Lưu Thị Bạch Liễu.v.v...). Các nhà thơ đã gửi vào trang thơ tình yêu với mảnh đất “hóa tâm hồn”. Địa danh “Thái Nguyên” đã trở thành tên của nhiều bài thơ, tập thơ:

Lê Xuân Hùng (nguyên Bí thư Thành ủy Thái Nguyên) có bài thơ “Thái Nguyên thành phố tháng mười” [65].

Ba Luận (nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Nguyên) có bài “Nhớ ngày lên với Thái Nguyên” [66].

Nguyễn Đức Hạnh (hiện là Phân hội trưởng Phân hội Thơ Thái Nguyên) có “Thái Nguyên” (Tập “Vết thời gian”) [32].

Tác giả Đỗ Dũng (“Thầy Địa lý làm thơ” ) có tập thơ “Thái Nguyên mùa thu”, trong đó hai bài mở đầu là “Thái Nguyên yêu thương” và “Thái Nguyên – mùa thu” [15].

Nguyễn Long (“Người thổi hồn vào những địa danh”) có “Đêm Thái Nguyên(Tập “Mưa nguồn gió núi”) [50].

Võ Sa Hà (“Người đi hoang vào lũng núi”) có “Thái Nguyên”, “Đồng vọng Thái Nguyên” (Tập “Cánh chim về núi”) [28]; “Thái Nguyên của tôi” (Tập “Lửa trắng”) [29].

V.v…

Cảm hứng về Thái Nguyên thể hiện trong thơ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có cảm xúc mộc mạc, chân tình:

Đất này nên nhị, nên hương

Và nên chè Thái - Tân Cương ngọt ngào

(Nhớ ngày lên với Thái Nguyên - Ba Luận)

Có tình cảm sôi nổi:

Tôi trải tình tôi đất Thái Nguyên Ôi thành phố lớn đã bừng lên

Tôi đi trăm nẻo quê hương ấy

Ngả giữa vòng tay của mẹ hiền

( Thái Nguyên yêu thương - Đỗ Dũng) “Yêu tha thiết những con đường, góc phố

Tim rộn ràng về một Thái Nguyên ta

(Thái Nguyên mùa thu - Đỗ Dũng)

Có tiếng lòng rung ngân tha thiết hòa trong những vòng sóng liên tưởng sâu xa: “Bước khe khẽ trên tầng tầng lá mục

Nghe sương mù vương vất thịt da Tay vịn đá, đá truyền linh khí núi

Bỗng thấy phượng hoàng tung cánh bay xa

Này mái đá Ngườm, triệu năm có nhớ Tổ tiên ta giữ lửa góc hang nào?

(Đến Thần Sa - Nguyễn Thúy Quỳnh) Có bậc trầm cảm xúc lắng sâu:

“Thành phố nằm bờ Tây con sông Trông về đằng Đông trập trùng biên ải Ngược về phía Bắc đá dựng lô xô

Xuôi về phương Nam bắt tay Kinh Bắc Cùng nhau tìm đến Kinh kỳ.”

(Sông Cầu của tôi - Võ Sa Hà)

V. v...

Cảm hứng về Thái Nguyên đã trở thành nguồn nhiệt năng tâm hồn của nhà thơ, khiến thơ viết về Thái Nguyên luôn ấm áp trong cảm xúc và hình ảnh thơ:

Thép ngàn độ sôi và hương chè thơm ngọt Hòa quyện rồi rực sáng mặt Thái Nguyên

(Thái Nguyên - Nguyễn Đức Hạnh)

Có những buổi mùa xuân mưa bụi. Thành phố sáng bừng lấp lánh. Mưa lay phay. Từng giọt ngọc ngà mơn man da thịt. Mưa thấm bờ môi ngọt lịm. Có nơi nào mưa ngọt lành đến thế không?

(Thái Nguyên của tôi - Võ Sa Hà)

Nhiều nhà thơ đã dụng công khám phá và thể hiện nét đẹp riêng của đất và người Thái Nguyên. Qua cây bút Nguyễn Đức Hạnh, vẻ đẹp nổi bật của Thái Nguyên là sự gặp gỡ và hòa hợp phong cách văn hóa của miền núi và miền xuôi, truyền thống và hiện đại:

Câu Lượn từ núi cao rơi xuống

Câu quan họ từ Kinh Bắc vọng lên Sông Cầu nối hai miền xuôi ngược

Nơi gặp gỡ lạ lùng đã hóa Thái Nguyên

(Thái Nguyên - Nguyễn Đức Hạnh)

Ngòi bút Võ Sa Hà chạm khắc vào thơ bức chân dung Thái Nguyên có hình hài, thần thái riêng biệt, độc đáo:

Thành phố Trung du tựa lưng vào núi, choãi chân từ đất bãi Sông Hồng. Người Thái Nguyên đi một bước tới thủ đô. Đi lên nửa bước là tới núi. Bước hai bước đã chạm vào biên ải. Bước ba bước sẽ lẫn vào mây trời...

Người Thái Nguyên mang tâm hồn đồi, tâm hồn gió, tâm hồn Sông Cầu. Tấm lưng trần sạm tím sỏi cơm giữa nắng hè cháy đỏ. Tâm hồn Thái Nguyên gần gũi và bí ẩn như hương chè, hương đất trung du. Thân thương, cởi mở biết bao nhưng hiểu sâu không dễ. Sâu thẳm như Trà Đạo vậy, không có tầng bậc cuối cùng”.

(Thái Nguyên của tôi - Võ Sa Hà) Vẻ đẹp của Thái Nguyên hiện lên trong thơ thật phong phú, hấp dẫn. Những di tích lịch sử là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Thái

Nguyên đã in dấu trong thơ:

“Kiếm thần anh hùng giữ đất Nghìn năm đền Đuổm dãi dầu

…Linh khí đến từ Đội Cấn Sắt thép còn thừa rèn gươm”

(Đồng vọng Thái Nguyên - Võ Sa Hà)

La Bằng, nơi nhen lửa cách mạng, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên cũng là một “địa chỉ đỏ” trong thơ:

“Giữa đêm dài nô lệ Một đốm lửa được nhen La Bằng mảnh đất đỏ Lửa cách mạng bùng lên Cờ búa liềm của Đảng

Vẫy gọi người Thái Nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023