Cảm Hứng Tự Hào Về Cội Nguồn Và Truyền Thống

Thị Bạch Liễu, Nguyễn Kiến Thọ, Nguyễn Thúy Quỳnh) được Phạm Văn Vũ tập hợp trong cuốn “Ngẫu luận” – Ghi chép những cuộc trò chuyện về văn chương [97]

Trong lời tự bạch của mình, nhà thơ Ma Trường Nguyên – Bậc cao niên trong “làng thơ” Thái Nguyên - tâm sự: “Viết là sự lao động đam mê và cực nhọc (...) “như con tằm trả nghĩa dâu tươi cho dân tộc, quê hương, đất nước bằng những trang viết nhằm góp phần bồi đắp tâm hồn con người vươn tới khát vọng chân, thiện, mỹ” [62, tr.54]. Nhà thơ khẳng định cái gốc của thơ chính là cuộc sống - một cuộc sống chân thật, nồng ấm sẽ là cội nguồn cảm hứng cho thơ: “Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không phải viết như thế nào? mà sống thế nào để viết” [38, tr. 498]. Là một nhà thơ dân tộc thiểu số, nhà thơ Ma Trường Nguyên còn quan tâm đến việc nâng cao vốn văn hóa của người cầm bút. Ông khẳng định, người viết cần phải có một “cái kho tích luỹ” sức sống bên trong của dân tộc mình; Hướng vươn lên của những người cầm bút dân tộc ít người là phải nhanh chóng trang bị trí tuệ mới để có đủ năng lực nắm bắt lấy khuôn mặt thời đại, từ đó sáng tạo ra là những “đứa con tinh thần” hồng hào khoẻ mạnh; Mỗi bài thơ đều là kết quả tình yêu chân chính giữa dân tộc mình và dân tộc Việt, giữa tâm hồn người Việt Nam và tâm hồn nhân loại.

Nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh khẳng định: “Số phận con người là đối tượng đầu tiên và cũng là đối tượng cuối cùng của văn chương…Với tôi, văn chương là nơi nương tựa khi đau khổ, là nơi bấu víu khi tuyệt vọng, là nơi sẻ chia khi hạnh phúc.”[97, tr.85]. Quan niệm này giúp người ta hiểu rõ thêm vì sao giữa dòng đời muôn nẻo, giữa bề bộn lo toan, người Thái Nguyên vẫn dành một con đường, một khoảng trời cho thơ.

Nguyễn Thúy Quỳnh ý thức một cách sâu sắc và nghiêm túc về sáng tác thơ. Theo chị, làm thơ trước hết là một niềm đam mê. Chị tự bạch: “Tôi có nhiều đam mê, và để nửa phần đời của mình đuổi bắt những đam mê đó. Một ngày, tôi nhận ra rằng, chỉ còn một đam mê cùng tôi đi tiếp nửa phần còn

lại.” [38, tr.743]. “Nửa phần còn lại” của niềm đam mê trong cuộc đời chị chính là thơ. Với Nguyễn Thúy Quỳnh, chính niềm đam mê đó cho chị sức mạnh vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Thơ còn là con thuyền đưa tâm hồn chị vượt qua cái “ao đời” nhỏ bé của mình để đến với mọi người; làm thơ không chỉ nói cho mình mà còn phải nói được những điều có ý nghĩa cho cuộc đời chung. Chị chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng chỉ viết về bản thân mình, mười mấy năm quẩn quanh như vậy thôi. Dần dần, sự quan tâm, lo nghĩ và trăn trở càng hướng đến những điều rộng hơn, thuộc về cộng đồng. Mình không giúp gì được cho những thân phận nhỏ bé và bất hạnh, thì mình chia sẻ bằng trang viết” [97, tr.161]. Đó trước hết là ý thức trách nhiệm công dân, và cao hơn là ý thức về chức phận của người sáng tác. Quan niệm này đã trở thành một định hướng xuyên suốt trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh.

Võ Sa Hà quan tâm nhiều đến “tiếng lòng” - cảm xúc riêng - của người làm thơ: Thơ là “Sóng nhạc hồn tôi- những cung bậc cảm xúc linh diệu nhất ngân lên từ bể sóng tâm hồn, những giọt men say tinh thần chưng cất từ nhiệt huyết của con tim; Thơ là “tiếng lòng của riêng một con người không thể không viết ra. Thơ là hành trình đi tìm cái bản thể của chính mình trong khát khao hướng về cái đẹp. Khi thi sỹ cô đơn nhất, thơ sẽ thăng hoa. (...). Người làm thơ phải luôn tự làm mới mình. không say mê, không kiên trì, không tử tế không thể có thơ hay, không thể đi lâu bền trên con đường thơ được” [38, tr.1117]; Thơ là ngọn “Lửa trắng” cháy lên từ đỉnh điểm khát vọng và cô đơn của người nghệ sỹ [29], là “Ngựa đá” sáng tạo phi vào “miền hoang sơ” của nghệ thuật [27]. Võ Sa Hà luôn đề cao bản lĩnh và cá tính sáng tạo của người cầm bút.

Còn đối với nhà thơ Thế Chính thì: “Thơ là loại hình nghệ thuật mà tôi coi như là một thứ tôn giáo để mình tôn thờ, gửi gắm và chia sẻ. Đến với thơ bằng cả một ý thức trách nhiệm nghiêm túc của một tín đồ. Thực thi thiên chức mà chúa trời giao phó trước bàn dân thiên hạ”. [10, tr.56].

V.v...

Các nhà thơ Thái Nguyên, mỗi người đến với hành trình thơ bằng một con đường riêng, mang theo một quan niệm riêng, nhưng đều gặp nhau ở niềm say mê với thơ, ở ý thức sâu sắc về sự gắn kết giữa nhà thơ với cuộc đời, giữa trang thơ và cuộc sống. Sự gặp gỡ đó đã tạo thành động lực chung thúc đẩy thơ Thái Nguyên phát triển.

Tiềm lực của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên thể hiện tập trung trong các tác phẩm. Nhiều tập thơ đã được biên tập và xuất bản ở các nhà xuất bản trung ương và địa phương. Theo thống kê của chúng tôi, trong 10 năm (2000 - 2010), đã có 83 tập thơ được xuất bản, nhiều gấp gần 4 lần so với số lượng các tập thơ xuất bản 10 năm trước đó (Phụ lục 3). Nhiều sáng tác của các nhà thơ Thái Nguyên đã xuất hiện trên các tờ báo và tạp chí có uy tín và danh tiếng như: Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ Quân đội, Tài hoa Trẻ.v.v…; và trên các trang báo Thái Nguyên, Văn Nghệ Thái Nguyên, báo Hà Giang, báo Lào Cai.v.v...Nếu như 10 năm cuối thế kỷ XX, thơ mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên 1990 - 2000 (148 trang/455 trang của Tuyển tập); thì chỉ 05 năm sau, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên đã có điều kiện giới thiệu với công chúng độc giả một “Tuyển tập thơ Thái Nguyên” dày dặn gần 300 trang, tuyển chọn 163 bài thơ của 67 tác giả thơ tiêu biểu của Thái Nguyên. Tiếp nối những bài thơ “Suối Lênincủa Trần Văn Loa, “Người đẹp Thái Nguyêncủa Hiền Mặc Chất sáng tác từ những thập niên trước được phổ nhạc vang trên làn sóng đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Thái Nguyên; sang thập niên đầu thế kỷ XXI, những bài thơ về Trăng Phú Đình, Hoa lộc vừng Hồ Gươm.v.v… của Hiền Mặc Chất, về Chợ tình Sa Pa của Võ Sa Hà.v.v...đã trở thành ca từ cho nhiều ca khúc đẹp về quê hương Thái Nguyên và những miền quê khác, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho người Thái Nguyên và bè bạn gần xa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thành tích mà các nhà thơ Thái Nguyên đạt được đã khẳng định chất lượng của đội ngũ sáng tác. Và đó cũng là một minh chứng về sự trưởng

thành của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI. Lí giải cho sự trưởng thành này, chúng tôi cho rằng, có những nguyên nhân tích cực cơ bản sau đây:

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 5

Thứ nhất: Các tác giả thơ Thái Nguyên được kế thừa một truyền thống văn hóa với nhiều giá trị đặc sắc, nhất là truyền thống thơ ca. Trong đó, phải kể đến sự chuẩn bị về tiềm năng từ các thế hệ nhà thơ đã có nhiều đóng góp cho thơ Thái Nguyên trước thế kỷ XXI.

Thứ hai: Các tác giả thơ Thái Nguyên cùng trong xu hướng vận động phát triển không ngừng của đội ngũ nhà văn nhà thơ trên cả nước trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng.

Thứ ba: Thơ là loại hình nghệ thật có sức hút mạnh mẽ. Chính sức hút của thơ đã giúp cho các nhà thơ Thái Nguyên vượt qua nhiều “rào cản” khác của thời đại bùng nổ thông tin và cơ chế thị trường để giữ nguyên ngọn lửa nhiệt tình với thơ; đến với thơ bằng sự đam mê, coi thơ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hơn nữa, Thái Nguyên là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước, có một môi trường thông tin và tri thức phát triển. Nó trực tiếp và gián tiếp xây dựng nên một đội ngũ sáng tác vốn có niềm say mê với thơ, lại được nâng tầm về trình độ tri thức và văn hóa, mạnh dạn đưa thơ Thái Nguyên vượt khỏi giới hạn địa phương đến với người yêu thơ cả nước.

Việc hình thành và xây dựng được một đội ngũ sáng tác trưởng thành cả về số lượng và chất lượng là một yếu tố giúp thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI có những bước phát triển mới và mở ra niềm hy vọng mới.

2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú

Cảm hứng (còn gọi cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm” [30, Tr.44,45]. Quá trình sáng tác thơ gắn liền với cảm hứng nghệ thuật của người cầm bút.“Thời đại nào thi ca ấy”. Khi đời sống xã hội

thay đổi, thơ ca cũng phải có những vận động tương ứng, trước hết về cảm hứng nghệ thuật. Sự thay đổi của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và của Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đổi mới trong cảm hứng thơ, đem lại những giá trị mới trong đời sống văn học của địa phương.

Khoảng thập niên cuối của thế kỷ XX, cảm hứng thơ Thái Nguyên đã có sự mở rộng so với những năm trước đó. Bên cạnh cảm hứng về quê hương, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng (tiêu biểu như các bài thơ “Thái Nguyên” - Nguyễn Anh Đào, “Thái Nguyên” - Võ Sa Hà, “Người đẹp Thái Nguyên” - Hiền Mặc Chất, “Thái Nguyên - Khúc tháng ba” - Lê Hùng, “Lưu luyến Phú Đình” - Hoàng Loan, “Một thoáng Bạch Thông” - Nguyễn Long, “Gia Bẩy” - Lê Hùng, “Quên và nhớ” - Nguyễn Đức Hạnh, “Thắp hương ở đền thờ Đội Cấn” - Nguyễn Minh Hằng, “Dấu ấn trên đá” - Mai Thắng, “Nhớ chè xao suốt, nhớ người Tức Tranh” - Ba Luận, “Anh thương binh với hòn non bộ” - Hữu Tiệp.v.v...); đã xuất hiện những bài thơ có cảm hứng thế sự (“Nhà chỉ có ba người- Cao Hồng, “Đồng vọng- Nguyễn Minh Sơn). Nhiều bài thơ có cảm hứng tình yêu lứa đôi (“Đừng bao giờ đổi khác- Vũ Thị Tú Anh, “Đợi” - Nguyễn Hữu Bài, “Đường tròn- Lương Bèn, “Chuyện rằng thuở ấy- Hồ Thủy Giang.v.v...). Song cảm hứng chủ đạo của thơ Thái Nguyên trong thập niên cuối thế kỷ XX vẫn là cảm hứng về quê hương, đất nước. Trong Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên 1990 - 2000, cảm hứng này chiếm trên 50% lượng bài trong tổng số 116 bài thơ được tuyển chọn của 45 tác giả [65].

Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng, đời sống xã hội vận động với một tốc độ nhanh và toàn diện. Cái tốt, cái xấu; cái cao cả, cái thấp hèn; cái được, cái mất; cái chung, cái riêng.v.v… hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp và thường xuyên vào cảm xúc và nhận thức của mỗi con người; đặc biệt là các

nhà thơ - những người vốn có tâm hồn nhạy cảm; làm thay đổi diện mạo thơ. Yếu tố đầu tiên và dễ nhận thấy nhất trong sự thay đổi diện mạo thơ Thái Nguyên giai đoạn này là cảm hứng thơ. Một mặt, các nhà thơ vẫn tiếp tục nguồn cảm hứng chủ đạo của giai đoạn trước. Đồng thời, họ tự giác mở rộng cánh cửa tâm hồn hoặc đào sâu vào thế giới nội tâm để tìm cảm hứng sáng tác mới cho thơ. Có lẽ vì vậy mà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI càng đa dạng, phong phú về cảm hứng. Đi sâu tìm hiểu cảm hứng thơ Thái Nguyên giai đoạn này, chúng tôi thấy nổi bật lên những cảm hứng chủ đạo sau:

2.2.1. Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống

Sống trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; đặc biệt nổi danh là căn cứ địa cách mạng trong những năm tháng kháng chiến bi hùng, người Thái Nguyên rất tự hào về lịch sử cội nguồn và truyền thống của Thái Nguyên và của đất nước. Ý thức tự hào đó đã trở thành một dòng chảy mạnh mẽ cho nguồn cảm hứng thơ Thái Nguyên trong suốt hành trình phát triển, và được tiếp nối liền mạch trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Ai đã từng gắn bó với Thái Nguyên đều biết đến những sự tích, di tích, địa danh lịch sử, văn hóa của địa phương gắn liền với đời sống tâm linh và tình cảm cội nguồn của con người Thái Nguyên như: hồ Núi Cốc, di tích Đền Đuổm, Đền thờ ông Đội Cấn, Chùa Hang, Núi Voi, Đèo De, Núi Hồng, Phú Đình, Lưu Xá.v.v...Nặng tình với Thái Nguyên, nhiều nhà thơ của mảnh đất này đã tìm được nguồn cảm hứng say đắm, mãnh liệt từ những di tích lịch sử, cội nguồn và truyền thống trên mảnh đất này: Võ Sa Hà với “Vũ điệu Núi Voi” đưa cảm xúc về với thời “Đàn chim Việt bay về”, bài thơ “Về chiến khu mù sương” nhớ lại “Chiến khu thời oai hùng”; Túc Văn viết bài thơ “Thăm nơi nhen lửa cách mạng” khi trở lại La Bằng, nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên năm 1936; Lương Thanh Sơn với “Chuyện cụ già ở chiến khu” xúc động ghi lại hồi ức lần đầu tiên được gặp “Ké Hồ” ở đèo De một sáng mùa hè năm 1948; Hạc Văn Chinh với “Về thăm chiến khu xưa” bày tỏ nỗi xúc động khi về thăm rừng Tỉn Keo,

suối Đèo De và núi Hồng “Nơi thắp niềm tin những ngày gian khổ”. Thanh Duy với “Hơn 60 nắm cơm” và Thế Chính với “Thơ viết ở nghĩa trang”, Đỗ Dũng với “Sân ga” cùng thể hiện cảm xúc tự hào, thương nhớ hương hồn 63 nữ chiến sỹ TNXP 915 hy sinh tại trận địa Lưu Xá ngày 24/12/1972 khi đang làm nhiệm vụ.v.v...

Bên cạnh đó, còn phải kể đến những bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ những kỷ niệm chiến trường Điện Biên, chiến trường Nam Bộ; chiến trường Lào, Campuchia trong những ngày lửa đạn. Nguyễn Long viết bài thơ “Trên đồi Him Lam” từ tâm trạng “lặng người bên tượng đài chiến thắng” và có Chùm thơ Trường Sơn (trong tập thơ “Hoa chuối rừng”) khi thăm lại chiến trường xưa. Tình cảm của Khánh Hạ trong bài “Trở lại miền Đông” đã “thức lại thời chiến tranh” khốc liệt trên mặt trận Bình Long, miền Đông Nam Bộ. Hà Minh Mạnh vô cùng xúc động khi “Thăm lại đèo Phu Cút” nhớ lại “Một thời không có sớm trưa/ chỉ có đạn bom/ và khói lửa”. Đỗ Dũng viết bài thơ “Xiêng Khoảng - tìm liệt sỹ” như thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đồng đội những ngày “máu hòa nước mắt”, làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Lào.v.v...

Cảm hứng về cội nguồn và truyền thống của thơ Thái Nguyên còn được khơi dậy từ dấu ấn truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng người Việt lưu đọng trong những câu chuyện cổ, những khúc dân ca: Nguyễn Long viết “Về nguồn” tìm cảm hứng thơ từ “Câu Sli lượn vương dài tha thiết”. Ma Trường Nguyên viết “Ngõ dân ca” từ nguồn cảm hứng sâu xa về những khúc dân ca “mềm như gié mạ củ khoai” cũng là “Nơi bắt đầu của nguồn của cội”. Xuân Nùng trong “Kí ức miền châu thổ” cảm hứng thơ “Đêm đêm thức hồn châu thổ” để tìm “À...ơi...tiếng mẹ ru về”.v.v...

Trong số những bài thơ cùng có cảm hứng về cội nguồn và truyền thống của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI, mạch thơ có cảm hứng về hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc (chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ) vẫn là mạch chủ, tạo nên đường nét nổi bật hẳn. Không chỉ có các bậc “cao niên” hoặc các nhà thơ là “Cựu chiến binh” đã đi qua cuộc chiến mà cả những nhà thơ trẻ cũng đến với nguồn cảm hứng này.

Các nhà thơ Thái Nguyên có cảm hứng về chiến tranh cách mạng khá đa dạng về tuổi đời, nghề nghiệp: có người đã nghỉ hưu (Nguyễn Ngọc Minh, Thế Chính); có người nguyên là cán bộ giáo viên (Nguyễn Hữu Bài), người nguyên là cán bộ quân đội cao cấp (Triệu Sơn); người là thương binh (Nguyễn Minh Sơn); người từng khoác áo lính (Ma Trường Nguyên, Nguyễn Long, Võ Sa Hà, Nguyễn Thị Minh Thắng...); có người còn đôi chút ảm ảnh về chiến tranh (Nguyễn Đức Hạnh); lại có cả những người “Chuyện đạn bom xưa đã thành cổ tích” (Nguyễn Kiến Thọ).v.v...Họ có hoàn cảnh, nghề nghiệp và tuổi tác khác nhau nhưng đã có cùng chung một nguồn cảm hứng khi đến với thơ. Tuy nhiên, nguồn cảm hứng về chiến tranh, cách mạng vẫn là ưu thế của các nhà thơ lớp trước - thế hệ những người đã mang hùng tâm, tráng chí của dân tộc bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc - thế hệ những người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” như Tố Hữu từng ca ngợi. Họ viết về những năm tháng không thể nào quên, về một thời để nhớ ấy là viết về những điều tâm hồn thao thức, trái tim không ngủ yên. Viết về chiến tranh với nhiều nhà thơ Thái Nguyên như trang trải một món “nợ lòng” mà nếu như không viết, họ sẽ có cảm giác như mình chưa làm tròn trách nhiệm tình cảm với đồng đội, với quê hương. Họ cần đến thơ để chia sẻ, giãi bày.

Nhà thơ Thế Chính từng tâm sự “Tôi là người may mắn và vinh hạnh được một thời đứng trong đội ngũ những người lính, vừa cầm súng, vừa cầm bút. Có thể nói thơ viết về đề tài chiến tranh chiếm một mảng lớn trong đời sống thơ tôi” [10, tr.5]. Đúng vậy, hồi ức chiến tranh (sau gần 40 năm) vẫn luôn là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn trong thơ ông. Với ông, viết về chiến tranh là viết về những hồi ức, kỷ niệm không thể nào quên: đó là ngày

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí