Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 6

Đây chính là những bài thơ khuyến dụ người quân tử mạnh dạn rũ bỏ những định kiến Nho giáo về tình yêu, trở về với tình cảm và rung động chân thật của mình.

Nguyễn Thị Chiến trong Tính bi kịch xã hội đã cho rằng: Cơ sở của sự xuất hiện hình tượng bi kịch trong văn học xuất phát từ bản thân thời đại. Vấn đề đặt ra lúc này là cần phải thay đổi hiện trạng đang tồn tại, thoát khỏi sự bế tắc để tìm đến một xã hội mới. Nhưng lực lượng nào sẽ làm việc đó? Những nhân tố mới xuất hiện trong xã hội lúc này chưa đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ lịch sử. Phong trào quật khởi của nông dân dẫn đến thất bại. Đó là bi kịch lớn của một thời kì lịch sử - bi kịch đã tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội và con người, trong đó, dấu ấn sâu đậm nhất của nó thể hiện trong văn học. Các dạng bi kịch khác nhau trong hình tượng người phụ nữ (Chinh phụ, cung nữ, Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều...) đều có nguồn gốc sâu xa từ đặc điểm xã hội trên. Với Hồ Xuân Hương, hình tượng thơ của bà có những đóng góp riêng. Âm điệu bi kịch chỉ được thể hiện từng lúc, từng khoảnh khắc của tâm trạng. Đặc điểm đó giữ vị trí khá đặc biệt, thực chất góp phần tạo nên chiều sâu của một tính cách lạc quan, đầy sức mạnh, đối lập với lễ giáo phong kiến.

Khảo sát thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, trong 15 bài thì có 5 bài thơ viết về người phụ nữ. Tiếng thơ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài hoa, cá tính nhưng phải chịu sự gò bó của lễ giáo phong kiến khắt khe, vô nhân đạo. Bao khao khát, bao nguồn sống mãnh liệt không được bộc lộ trong cuộc sống được bà gởi gắm cả vào trong thơ. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác giả mà của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Hình tượng người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Nói đến hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương thì đối tượng đầu tiên người đọc nghĩ đến là những người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh: những người phụ nữ này luôn có một số phận hẩm hiu, họ luôn phải gánh vác nhiều trọng trách nặng nề. Họ luôn phải vất vả quanh

năm lo lắng cho gia đình, chồng con. Trong xã hội phong kiến ấy, họ không được trọng dụng, không được đối xử công bằng với nam giới, không được học hành. Vì vậy mà những người phụ nữ tài giỏi như Hồ Xuân Hương đều bị coi rẻ.

Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng số phận lại nhỏ bé, long đong, lận đận. Chế độ phong kiến suy tàn ở Á Đông đã hàng nghìn năm kìm kẹp con người trong đau khổ, đặc biệt là người phụ nữ. Không phải là vô cớ mà Nguyễn Du lại nhắc đến người phụ nữ trong văn tế:

Đau đớn thay, phận đàn bà!

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du lại một lần nữa lại phải kêu lên như thế:

Đau đớn thay, phận đàn bà!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Càng hiểu rõ hơn những nét đẹp cuả người phụ nữ về cả ngoại hình lẫn tâm hồn, hiểu những nỗi khổ mà họ phải chịu đựng, ta càng thêm trân trọng họ. Xuân Hương không những cảm thông với những người đàn bà dưới chế độ phong kiến mà xót xa cho cả bản thân mình cũng chịu bao hệ lụy. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, mạnh mẽ nhất để phản kháng tập tục phong kiến, bà đã gắn chặt mình cùng với số phận kiếp đàn bà nói chung trong xã hội cũ.

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 6

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng, không được học hành tử tế, luôn bị ràng buộc bởi những lễ giáo hà khắc, nên họ không những phải chịu những nỗi khổ cực trong cuộc sống mà còn phải chịu những thiệt thòi trong hôn nhân và hạnh phúc. Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, đã hai lần dang dở, bà càng hiểu và đồng cảm hơn với người phụ nữ không may mắn. Đó là người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ có chồng chết... Điều đáng nói ở đây là bà đã thay mặt cho những người phụ nữ đó để lên án, tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát ấy mà không ai dám lên tiếng. Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ dành an ủi họ, muốn dịu dàng đùa vui với họ, muốn mang đến cho họ một nụ cười để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng Nín đi kẻo thẹn với non sông.

Ai về nhắn nhủ đàn em bé,

Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung

(Dỗ người đàn bà khóc chồng)

Theo nghĩa đen, “miếng đỉnh chung” là của ngon vật lạ chỉ có ở những nơi quyền quý. Ý cả câu: xấu máu thì (kiêng) khem của ngon vật lạ. Đặt trong logic toàn bài, “miếng đỉnh chung” là một ẩn dụ hài hước: cố mà nhịn…của lạ. Xuân Hương "dỗ" với tư thế của người bề trên. Khuyên đời nên chịu thiệt, bớt cái việc nhận của trời cho ấy. Xuân Hương vốn đấu tranh trả cho con người mọi hạnh phúc chính đáng, sao như Xuân Hương lùi một bước? Có nỗi đau trước thực tại phũ phàng. Nhưng lời khuyên ấy, chắc "đàn em bé" khó lòng nghe được. Nay khuyên chỉ để mà đùa, mà nở nụ cười hóm hỉnh. Khuyên mà chả khuyên. Đó là cái cười tinh quái, thể hiện niềm vui sống hồn nhiên.

Họ có số phận nhỏ bé, hẩm hiu, họ có những nỗi đau, không may mắn trong cuộc sống nhưng ở họ luôn toát lên vẻ đẹp tâm hồn. Như ta đã phân tích ở trên, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đẹp là thế, nhưng họ luôn bị xã hội chà đạp và cướp đi quyền của con người. Nhưng trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà. Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải tác


phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc? Thơ vịnh chỉ thật sự có ý nghĩa khi có

37

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự gửi gắm tâm tư, tình cảm của tác giả vào đó. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì đó, còn là lời tự bạch của một người phụ nữ. Ở đây, tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên hình ảnh của người phụ nữ:

Bảy nổi ba chìm với nước non

"Bảy nổi ba chìm" là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người, là hình ảnh may rủi mà người phụ nữ rơi vào. Hồ Xuân Hương đã thật tinh tế khi sử dụng tiếng nói duyên dáng của phụ nữ trong văn học để bênh vực cho phụ nữ và bà cũng khẳng định cái phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắt của mình quyết giữ gìn không để hoàn cảnh bất công của xã hội làm hoen ố.

Thân em là chữ tự xưng rất khiêm nhường của người con gái, người đàn bà, chữ của ca dao (Thân em như tấm lụa đào,… Thân em như hạt mưa rào…), chữ của chính Hồ Xuân Hương (Thân em như quả mít trên cây,…). Thân vừa là thân xác, vừa là thân phận con người. Nó chỉ cái tự nhiên, cái thiên nhiên, cái bản chất trong con người trước hết. Em vừa là cá nhân Hồ Xuân Hương, vừa là người phụ nữ nói chung. Màu trắng là biểu hiện của thân xác, của vẻ đẹp thể chất, đồng thời đó cũng là sự trong trắng ban sơ. Tròn vừa là hình khối của thân thể, cũng vừa là vẻ đẹp thể chất, vừa là số không, cái không tính, cái tiền sinh trong thân phận con người. Như vậy, cái thiên nhiên của con người, cái thân phận tiền sinh của nó là đủ đầy, trong trắng và đẹp đẽ.

Không phải thân em chung chung mà cái thân ấy đặt vào hoàn cảnh xã hội đảo điên lúc bấy giờ. Họ muốn người phụ nữ phải thế này, thế kia: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn… Đấy là ý của họ. Còn “em”? Đời đã bóp méo thân em theo ý họ rồi lại đày em trong ba chìm bảy nổi. Nhưng dù cuộc đời có xô đẩy thế nào thì “em vẫn giữ tấm lòng son”, dù có phải sống kiếp ba chìm bảy nổi chín lênh đênh thì người phụ nữ vẫn giữ được nguyên vẹn phẩm chất tốt đẹp vốn có. Trong những lời tự thán đầy xót xa, cay đắng vẫn ẩn chứa niềm tự hào chính đáng của họ. Đó là biểu tượng của người phụ nữ đẹp, phải vượt qua bao vất vả cực nhọc mà

vẫn giữ được sự trong sáng. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất chân thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó: “nhất nam viết hữu”, “thập nữ viết vô”, “nữ nhân ngoại tộc”, luật Tam tòng…cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của nó. Chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Trong công trình Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã viết: “Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng, nghị lực của phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống... Hạt mưa, con thuyền là phía thở dài, “Bánh trôi” mới là một sử thi trọn vẹn, dù chỉ mấy mươi chữ: Có hiện thực khổ đau của hạt mưa, con thuyền, nhưng còn đức kiên trinh, còn nghị lực, kể cả phản lực vượt lên trên cái khổ đau ấy. “Tấm lòng son” ấy mới thật đáng quý”[57, tr.22].

Người phụ nữ còn được Hồ Xuân Hương so sánh với “quả mít”

Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì, múi nó dày

(Quả mít)

hay:


Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi

(Ốc nhồi)

Nét đẹp trong tâm hồn của họ luôn được đề cao và ca ngợi. Mặc dù, số

phận người phụ nữ không được định đoạt, lênh đênh giữa cuộc đời nhưng họ đành cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình. Người phụ nữ vẫn giữ sự thủy chung, son sắt, bất biến với mối tình. Thông qua những hình ảnh chiếc bánh trôi nước “Bảy nổi ba chìm với nước non”; con ốc nhồi “Đêm ngày

lăn lóc đám cỏ hôi”, hay quả mít “Da nó xù xì”... nữ sĩ đã chú trọng phát hiện và khẳng định vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn người phụ nữ. Dù hình thù xấu xí, dù bị “rắn nát” bởi “tay kẻ nặn” nhưng bản chất tốt đẹp, thánh thiện của người phụ nữ không bao giờ bị mất đi “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Xuân Hương cười cợt người đời nhiều quá. Xuân Hương lại cười bằng cách cố tình gắn ghép những hình ảnh thô tục ngay vào những sự vật vốn không có gì thô tục. Cho nên, ít hay nhiều, người ta thường trách Xuân Hương là vô tình, bị ám ảnh bởi cái "dâm". Nhưng ít có người đi sâu vào tìm hiểu con người chân thực của Hồ Xuân Hương, một con người chứa chan tình cảm. Một con người chỉ biết cười và khát khao nhục dục thì không thể có những đưa đẩy dù cũng có phần quá quắt, nhưng thật thắm thiết, chung thủy:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Mời trầu)

Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền chặt, nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy lộc của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ. Chắc rằng, tiếng vọng mời trầu của Hồ Xuân Hương đã băng qua thời gian, lay chuyển biết bao tâm hồn xanh xao, bạc bẽo tìm đến với nhau trong một tình yêu chân thật, hòa hợp, chung tình. Giữa cuộc đời xanh lá bạc vôi, người phụ nữ chỉ cầu mong được hưởng những tình nghĩa chân thành, ấm áp để có thêm nguồn vui, nguồn an ủi. Lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng mà thấm thía ẩn chứa trong bài thơ có sức lay động lòng người. Trong bài báo Suy nghĩ quanh câu thơ "Này của Xuân Hương mới

quệt rồi", TS Ngô Gia Võ cũng đã chứng minh từ của trong bài thơ là danh từ và mang ẩn ý cái tục. Câu thơ cần được hiểu là "Cái của này, Xuân Hương mới quệt rồi" theo cách nói nghịch ngợm rất Xuân Hương. Tuy nhiên, một từ "của" và cái ý vị hài hước nghịch ngợm kia vẫn rất mờ nhạt so với nội dung trữ tình đằm thắm thiết tha của bài thơ. Mời trầu vẫn là thi phẩm trữ tình tuyệt đẹp biểu hiện sáng rõ và xúc động khát vọng tình yêu lớn lao, chung thủy của Xuân Hương. Khát vọng ấy, cái nghịch ngợm ấy càng làm nổi bật hơn tư thế tự tin, chủ động của một người con gái đầy bản lĩnh.

Là một người phụ nữ luôn coi thường đạo lý phong kiến, Hồ Xuân Hương luôn luôn đương đầu đấu tranh để tự khẳng định mình trước nam giới. Vì vậy mà bà đã bao lần suy nghĩ, đặt mình giữa cuộc đời, chuyển vị trí xã hội của nhi nữ và mày râu mà cân đong, mà thử sức:

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

Càng bênh vực phụ nữ, thơ của Hồ Xuân Hương càng khẳng định rõ vai trò của người phụ nữ. Họ có thể làm nên sự nghiệp lớn hơn đấng mày râu. Mặt khác, càng cảm thông với cảnh “bảy nổi ba chìm” của khách má hồng, Hồ Xuân Hương càng đả kích chế độ nam quyền, thần quyền, nói lên tiếng nói phản kháng mãnh liệt đối với cái chế độ đã gây ra cho bà và những người phụ nữ khác bao nỗi bất hạnh, đau khổ. Đồng thời, bà cũng muốn bày tỏ ước mơ được đổi đời của người phụ nữ trong cái xã hội trọng nam khinh nữ này. Bà đã biểu lộ thái độ coi khinh bất kính đối với đền thờ Sầm Nghi Đống bằng tài thơ trào phúng, đặc sắc của mình, vì đây chỉ là đền thờ một vị tướng đi xâm lược nước ngoài đã thất bại, nhục nhã rồi tự tử.

Vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn được thể hiện ở tài năng, trí tuệ. Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:

Giơ tay với thử trời cao thấp

Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài

Rồi bình thản đi vào. Còn mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài. Lại có chuyện, một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ Tây, bỗng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau. Rồi trêu ghẹo nàng, có người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ? Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,

Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa

(Lũ ngẩn ngơ)

Ta còn thấy thái độ ấy được thể hiện qua bài thơ:

Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền, Cũng đòi học nói, nói không nên Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền.

(Phường lòi tói)

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò, học trò vốn nổi tiếng là nghịch ngợm, tinh quái. Nhưng có những học trò dốt, mà lại cứ hay làm phách. Xuân Hương châm biếm cái “phường lòi tói” đó. Đi đâu họ cũng làm thơ, cũng trêu gái, mà thực ra thì “nói không nên”: Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông / Nó bảo nhau rằng: ấy ái uông! Xuân Hương gọi họ là lũ, lũ ngẩn ngơ (không biết làm gì, không biết mình là người như thế nào) và xưng chị: Lại đây cho chị dạy làm thơ. Vì bọn đó không biết làm thơ, viết lên bẩn cả tường chùa. Các hành vi làm thơ đó được nữ sĩ coi là châm hoa rữa của con ong non ngứa nọc, sự húc dậu thưa của con dê cỏn buồn sừng! Hành vi này của ong non, dê cỏn gợi nhớ đến hành động tính giao. Chữ cỏn thật tài tình chỉ hạng oắt con mới có nọc, mới có sừng nên ngứa ngáy muốn châm, muốn húc đã đi đến chỗ châm bừa (hoa rữa), húc bừa (dậu thưa).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023