Không Gian Văn Hóa Vùng Châu Thổ Bắc Bộ Với Việc Phụng Thờ Lý Nam Đế.


của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức năng như thế đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người.

Trong bất cứ dạng văn minh nào và bất cứ tập quán nào, các đối tượng vật chất, tư tưởng và các tín ngưỡng thực hiện chức năng sinh động nào đó, xử lý nhiệm vụ nào đó, đều là bộ phận cần thiết ở bên trong một chỉnh thể hoạt động…Bất cứ văn hóa nào trong tiến trình phát triển của nó đều có thể tạo ra một hệ thống cân bằng và ổn định, trong đó mỗi bộ phận chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó. Nếu triệt tiêu một yếu tố nào trong văn hóa (như: cấm đoán một nghi lễ mà theo chúng ta là có hại), thì toàn bộ hệ thống ấy, sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại. [1, tr.106].

Dựa trên công việc nghiên cứu thực địa thu thập dữ liệu để hỗ trợ cho luận điểm lý thuyết Malinowski đã triển khai các phân tích văn hóa của mình trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người (như ăn, mặc, sinh đẻ, nghỉ ngơi) hay các nhu cầu về an sinh xã hội (như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm soát xã hội, v.v…). Theo ông, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với các nhu cầu sống cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người. Đó là một hệ thống cân bằng, trong đó mỗi yếu tố hoặc bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Trong các nghiên cứu của mình, Malinowski đặc biệt nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của lễ nghi và những phong tục, và cho rằng các thiết chế văn hóa có chức năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật lý và tâm lý của con người trong xã hội. Malinowski tin rằng văn hóa tồn tại để làm thỏa mãn bảy nhu cầu cơ bản của con người: dinh dưỡng, sự tái tạo, thỏa mãn thể xác, an toàn, thư giãn, vận động và phát triển [98, tr.208].

Trong một thí dụ nổi tiếng về đời sống người Trobriand trên một đảo ở Thái Bình Dương, Malinowski phân tích hiện tượng là khi đánh cá ở trong đầm mà không gặp nguy hiểm người Trobriand không cần phải tiến hành nghi lễ phù phép gì. Họ chỉ dựa vào kiến thức và tay nghề của chính họ. Tuy nhiên, khi ra biển đánh cá, độ rủi ro tăng cao và kết quả cũng bấp bênh hơn, những ngư phủ Trobriand thường làm lễ và phù phép để trấn an chính mình về mặt tâm lý mong được an toàn và được mẻ cá to. Do đó, lý thuyết của


Malinowski đưa ra một giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép [57, tr.159].

Nhấn mạnh và quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa chức năng với cấu trúc chung của tổng thể, Radcliffe - Brown người chịu ảnh hưởng và kiên trì quan điểm của E. Durkheim, coi văn hóa và xã hội như một cơ thể sống, trong đó mọi bộ phận đều có quan hệ hữu cơ với nhau để tạo ra một cơ chế cân bằng và thống nhất. Quan điểm của ông nhấn mạnh rằng nếu văn hóa và xã hội tồn tại như tổng thể các chức năng, thì nhà nghiên cứu cần làm rò mối quan hệ giữa các thành tố mang chức năng cụ thể trong chỉnh thể, đồng thời cũng cần làm rò cấu trúc chung của chỉnh thể với tư cách là một thực thể chứa đựng tổng thể các chức năng. Các nhà theo thuyết cấu trúc – chức năng không quan tâm nhiều đến những mâu thuẫn, xung đột và biến đổi của các xã hội và nền văn hóa mà hướng tới tìm hiểu các thiết chế văn hóa đã duy trì trạng thái cân bằng và sự cố kết của một xã hội như thế nào. Trường phái cấu trúc - chức năng khẳng định các thiết chế văn hóa có chức năng duy trì trạng thái cân bằng và cố kết xã hội (Văn hóa như một tổng thể chức năng). Trường phái này cho rằng xã hội này là một hiện thực đặc biệt, được xác định bằng: các đơn vị (yếu tố) cấu thành nó và các quan hệ giữa chúng (Các thực thể nhân loại như là tổng thể của những hành vi, còn quan hệ giữa chúng - đó là các quan hệ xã hội, trong đó hệ thống xã hội gồm có: cấu trúc xã hội, tổng thể chung của những tập quán xã hội, những hình ảnh chuyên biệt về ý tưởng và cảm xúc gắn với các tập quán xã hội). Đối với việc duy trì ổn định và phát triển của xã hội thì văn hóa được phân thành các tiểu hệ thống chức năng bao gồm:

- Chức năng thực thể/chức năng duy trì nhằm đảm bảo sự nối dài cuộc sống cho cộng đồng.

- Chức năng thích nghi/thích ứng nhằm duy trì các mối quan hệ hài hòa giữa môi trường tự nhiên và cộng đồng văn hóa tộc người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

- Chức năng bảo tồn và tái sinh sản ra các truyền thống, các tín ngưỡng tôn giáo, các nghi thức cũng như lịch sử dân tộc.

- Chức năng kí hiệu - tượng trưng của văn hóa, thể hiện trong sự sáng tạo và tái sản sinh ra những giá trị văn hóa.

Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 6


- Chức năng vận thông của văn hóa, hướng tới việc đảm bảo sự giao tiếp, truyền đạt thông tin, hiểu các nền văn hóa khác.

- Chức năng điều tiết-chuẩn mực của văn hóa, thể hiện trong việc duy trì trạng thái cần bằng trong cộng đồng, nó chứa đựng những hình thái thiết chế, cho phép giải quyết các xung đột.

- Chức năng điều hòa của văn hóa - nhằm giải tỏa những căng thẳng về cảm xúc và thể chất. [99, tr.113].

Như vậy, các nhà lý thuyết cấu trúc - chức năng quan tâm nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là một chỉnh thể thống nhất, một cơ chế toàn vẹn được tạo ra bằng các yếu tố, các bộ phận. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu theo xu hướng chức năng luận là cần chia tách chỉnh thể (văn hóa) thành ra các bộ phận, các yếu tố và vạch ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Ở đây, mỗi tế bào hay yếu tố (một khuôn mẫu, một vai trò, một thể chế…) của văn hóa đều có một chức năng xã hội nhất định, mỗi yếu tố riêng lẻ vừa là chính nó, vừa như một khâu, một mắt xích, mà nếu thiếu chúng thì văn hóa không thể tồn tại như một chỉnh thể.

Theo quan điểm trên của các nhà lý thuyết cấu trúc - chức năng nêu trên, áp dụng trong đề tài nghiên cứu NCS nhận thấy:

Tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế là “một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể” [112, tr.528] được cấu thành bởi nhiều thành tố, trong đó có ba thành tố cơ bản: truyền thuyết/thần tích – di tích – lễ hội. Các thành tố đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tạo nên hiện tượng phụng thờ Lý Nam Đế. Do đó, luận án nghiên cứu tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế như một cơ chế toàn vẹn, được tạo ra bằng các yếu tố, các bộ phận.

Mặt khác, nghiên cứu về Lý Nam Đế trong ĐSVH luận án vận dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng để phân tích vai trò, sự ảnh hưởng của Lý Nam Đế trong ĐSVH cộng đồng với các chức năng cơ bản: đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng (nhu cầu an toàn, giải trí, vận động và phát triển); sáng tạo, hưởng thụ và tái sản sinh ra những giá trị văn hóa; duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa; vận thông và truyền bá văn hóa; định hướng hành vi, giáo dục và trao truyền văn hóa;


duy trì trạng thái cân bằng và sự cố kết cộng đồng…Các chức năng này sẽ được nhìn nhận thông qua các phương diện của đời sống văn hóa: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa gắn với chủ thể văn hóa là cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ.

Việc - chức năng trong đề tài sẽ


của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ.


1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ với việc phụng thờ Lý Nam Đế.

Theo quan điểm của các nhà địa lý, châu thổ Bắc Bộ bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Thái Bình và một số vùng phụ cận

, Sơn Tâ ...với diện tích 15.000 km2. Đây là nơi có điều kiện tự

nhiên thuận lợi . Đặc biệt với đặc điểm cấu tạo địa hình, khí hậu, hệ thống sông ngòi thuận lợi phát triển nền sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ đạo là cây lúa nước. Quá trình khai phá chinh phục châu thổ của con người qua các thời kỳ lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người Việt và có ảnh hưởng sâu sắc tới ĐSVH của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Từ thực tế đời sống cộng đồng người dân Bắc Bộ đã hình thành nên ĐSVH phong phú, đa dạng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

Vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi tập trung khá nhiều các di tích thờ Lý Nam Đế. Cho đến nay, chưa có tác giả nào đưa ra con số thống kê chính xác về các điểm thờ Lý Nam Đế. Tuy nhiên, có thể nói rằng số lượng di tích thờ Ông được phân bố ở khá nhiều nơi. Kết quả khảo sát của NCS gần đây cho thấy, các di tích thờ Lý Nam Đế tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu ở hai tỉnh Hà Nội và Thái Bình và rải rác ở các tỉnh ở phía bắc châu thổ như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc với gần 46 di tích thờ tự [PL1, tr.170]. Đối chiếu với chính sử và từ nguồn tư liệu dân gian NCS nhận thấy các di tích thờ Lý Nam Đế hiện nay được lập nên và duy trì bởi những người dân địa phương ở các nơi gắn với những sự kiện lịch sử trong cuộc đời Ông (nơi sinh, nơi mất) và gắn liền với địa bàn của cuộc khởi nghĩa (vùng chiến địa) theo tâm thức của truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng


cây” của người Việt. Sử cũ không chép rò Lý Nam Đế đã lập căn cứ, đóng quân ở đâu, chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn quan lại phương Bắc như thế nào, chỉ biết rằng, đó là một cuộc khởi nghĩa rộng lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa của Ông đã thu hút và quy tụ được khá nhiều tướng lĩnh, hào trưởng có tài năng và danh tiếng tham gia như Tinh Thiều, Triệu Túc, Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Lý Phục Man, Trình Cô, Tam Cô… cùng nhân dân vùng Bắc Bộ. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng châu Giao (tức vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ ngày nay), sau đó nhanh chóng lan rộng ra các châu khác trên khắp miền đất nước. Trước một kẻ thù tàn bạo, hà khắc, hùng mạnh với tài thao lược của mình Lý Bí hiểu rất rò tương quan lực lượng giữa ta và địch, những yếu tố cần thiết để giành lợi thế cho ta. Vì vậy Ông đã biết lựa chọn những địa bàn trọng yếu, hiểm trở, phù hợp với từng giai đoạn của cuộc chiến và quan trọng nhất là phát huy được sức mạnh của toàn dân để nhanh chóng giành thắng lợi.

Theo tư liệu lịch sử, cuộc nổi dậy của Lý Bí xuất phát từ địa phương Thái Bình (khoảng các huyện Quốc Oai - Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay) phát triển rộng ra cả nước và giành được độc lập tự chủ. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến Lý Bí đã lựa chọn vùng đất ven đô Hà Nội làm nơi tập hợp lực lượng, luyện quân và chuẩn bị nguồn lương thực. Do đó, trên vùng đồng bằng sông Hồ khá nhiều di tích thờ cúng Ông (với 19 di tích) cùng với hàng loạt truyền thuyết dân gian về thời thơ ấu và quá trình dựng cờ khởi nghĩa đánh giặc Lương của Ông. Quá trình khảo sát tại một số địa phương như Hoài Đức, Đông Anh, Quốc Oai, Từ Liêm… NCS nhận thấy ở đây có khá nhiều làng xã thờ Lý Nam Đế làm Thành hoàng làng Trong đó, Hoài Đức là ,

tập trung ở Giang Xá, Lưu Xá, Đại Tự, Di Trạch (đều thuộc xã Đức Giang và Kim Chung của huyện Hoài Đức). Căn cứ /thần tích ở các làng này cho

biếởi đây chính là nơi Ông đã

theo chân Pháp tổ thiền sư từ Thái Nguyên về tu tại chùa Linh Bảo (nay là chùa Bảo Phúc, thôn Giang Xá, xã Đức Giang) [PL 2.1.1, tr.172]. Quãng tuổi thơ Ông gắn


liền với mảnh đất chùa, ỡng ý chí,

tinh thần yêu nướ

ể kể đến một số di tích thờ Lý Nam Đế ện nay như: đình – đền Giang Xá, đình Lưu Xá (xã Đức Giang), đình Đại Tự, (xã Kim Chung), đền Di Trạch (xã Di Trạch)

làng xã ngoại thành Hà Nộ - miếu Miêu Nha, (làng Miêu Nha, xã Tây Mỗ, huyện Bắc Từ Liêm), đình Giang (xã Viên Nội, huyện Thường Tín)… và rất nhiều nơi khác cũng thờ Lý Nam Đế và các tướng của Ngài.

Với thế đất trọng yếu, Thái Bình đã được Lý Bí chú trọng lựa chọn xây dựng, củng cố hình thành những căn cứ liên hoàn tạo ra một phòng tuyến hết sức lợi hại. Chính vì vậy, đây là địa bàn thứ hai tập trung khá nhiều di tích thờ Lý Nam Đế (với 18 di tích). Trong đó tập trung ở các huyện Vũ Thư, Thái Thụy, Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình di tích và sắc thái tín ngưỡng. Tiêu biểu có thể kể đến như đình Tử Các - miếu Đồn (Thái Hòa -Thái Thụy), đình Các Đông (Thái Thượng, Thái Thụy), miếu Hai Thôn (Xuân Hòa - Vũ Thư), đền, miếu Hậu Trung, Hậu Thượng (Bạch Đằng, Đông Hưng), miếu Ba Thôn và chùa Hưng Quốc (Thụy Hải, Thái Thụy), đình và đền Cổ Trai, đình Tịnh Xuyên (Hồng Minh, Hưng Hà), đình Gia Lạc và đình Thượng Hộ (Hồng Lý, Vũ Thư)… Từ những số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng Thái Bình là nơi tập trung nhiều di tích và lễ hội liên quan đến đức vua Lý Nam Đế.

Ở phía Bắc của châu thổ Bắc Bộ, các di tích thờ Lý Nam Đế tập trung ở các tỉnh Thái Nguyên (2 di tích), Phú Thọ (1 di tích) và Vĩnh Phúc (4 di tích). Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học gần đây thì thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên chính là quê hương gốc của Lý Nam Đế. Di tích gắn liền với Lý Nam Đế ở Thái Nguyên là chùa Hương Ấp (tương truyền là nơi Pháp tổ thiền sư nuôi dạy Lý Bí và đền Mục (nơi thờ) cùng một số địa danh lịch sử liên quan đến sự nghiệp đánh giặc của Ông. Vĩnh Phúc cũng là địa bàn vẫn còn in dấu những sự kiện về vị anh hùng dân tộc, mở đầu lịch sử nhà nước Vạn Xuân. Tại Vĩnh Phúc hiện nay có các làng thờ Lý Nam Đế: làng Mộ Đạo, huyện Bình Xuyên; các làng Yên Lập, Yên Phú, Yên Lương xã Tứ Yên, huyện Sông Lô… Đặc biệt, theo các nhà sử học vùng đất này còn là


nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Lý Nam Đế chống quân nhà Lương (đầm Miêng - hồ Điển Triệt, làng Yên Lập, xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch nay là huyện sông Lô).

Nửa cuối cuộc đời Ông gắn bó với vùng đất trung du Tam Nông, Phú Thọ. Minh chứng rò ràng nhất, xác thực nhất là tại xã Văn Lương còn lưu giữ được phần mộ, đền thờ cùng nhiều dấu tích địa danh liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Lý Nam Đế như: gò Cổ Bồng, Ao Quan, Rừng Cấm, Đính Trại, hố Lỗ Tiên… Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại thì đây chính là nơi mất của Ông. Tưởng nhớ công ơn của Lý Nam Đế nhân dân trong vùng đã xây dựng một ngôi đền thờ cùng lăng mộ của Ông với lòng thành kính sâu sắc.

Như vậy, tất cả những địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí hiện nay đều được người dân địa phương lập nên các đền thờ để tưởng niệm và tôn vinh công lao của Ông. Sự tồn tại của các di tích đã cho thấy vị trí của Ông trong đời sống văn hóa của người Việt. Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử các di tích vẫn trường tồn và trở thành “không gian thiêng” “nơi mà những ảnh xạ của lịch sử đã được tái hiện và đến với người dân qua con đường tâm linh” [91, tr.86]. Hiện nay, sự lan rộng của các đền thờ cũng như việc thờ cúng Ông ở các vùng miền khác không có nhiều và có khá ít các đền được xây mới hay Ông được phối thờ vào các di tích khác. Do đó, NCS cho rằng về cơ bản sự phân bố các di tích thờ Lý Nam Đế hoàn toàn do không gian văn hóa - địa quân sự mang lại.

Qua nghiên cứu thực địa về các di tích thờ Lý Nam Đế, NCS còn nhận thấy địa bàn phân bố các di tích thờ Ông trải dài theo hệ thống các con sông như sông Hồng, sông Đáy, sông Trà Lý... Có thể nói, tâm thức phong thủy phương Đông cũng như lịch sử các cuộc chiến trên sông đã để lại dấu vết nhiều đền thờ Lý Nam Đế dọc theo các làng ven sông. Bởi người Việt khi xây dựng các di tích thờ tự thường rất coi trọng tới yếu tố phong thủy. Các yếu tố phong thủy cơ bản sơ khai như Thổ ôn (đất ấm), Mộc thịnh (cây xanh, tươi tốt, phát triển), Thanh/Tịnh thủy (nước xanh, sạch), Hòa phong (gió thuận hòa) được coi là những yếu tố hàng đầu để lựa chọn vị trí dựng và hướng di tích, nếu chọn sai có thể ảnh hưởng tới vận mệnh của cả cộng đồng. Trong đó, có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước, tức là mặt


trước di tích phải có mặt hồ, sông, ao hoặc giếng với ý nghĩa “tụ thủy” hay cũng là tụ linh, tụ phúc... Những yếu tố này giúp cho di tích có thế đất hội tụ những khí thiêng và tất cả những điều tốt đẹp, may mắn. Hơn thế nữa các di tích cạnh sông, ven biển, gắn với yếu tố nước thường gợi cảm giác thực về sự tồn tại linh thiêng, bảo vệ che chở cho con người trước những rủi ro, bất trắc.

Mặt khác, có thể thấy rằng cuộc hợp binh dấy nghĩa của Lý Bí cũng nhờ ở thế mạnh sông nước và cư dân vùng sông nước. Khảo sát các địa danh có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí như: hồ Điển Triệt, sông Thái Bình, sông Tô Lịch, đầm Dạ Trạch, bán đảo hợp phố… NCS nhận thấy các cuộc chiến lớn thường diễn ra trên các địa bàn sông nước, việc đi lại bằng phương tiện giao thông sông biển và sử dụng thủy quân là chính. Sử sách từng ghi nhận trong cuộc chống xâm lược năm Ất Sửu (545) “vua đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên lại thua ở cửa sông Tô Lịch, vua chạy về thành Gia Ninh. Bá Tiên lấy được thành Gia Ninh vua chạy vào Tân Xương… Mùa thu tháng 8 vua lại đêm 2 vạn quân ra đóng ở hồ Điển Triệt, đóng nhiều thuyền đậu chặt ở mặt hồ… [74, tr.180-181]; “Từ Phiên Ngung, quân Lương tiến theo đường biển vào Vạn Xuân. Tháng 7 - 545 quân xâm lược tiến sâu vào nội địa nước ta ở lưu vực sông Hồng… Quân đội Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu rất ác liệt, đánh bại nhiều đợt phản công của quân Lương” [84, tr.35]; hay trận thủy chiến mùa thu năm 546 được coi là trận chiến cuối cùng của Lý Nam Đế diễn ra tại hồ Điển Triệt, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Những dẫn chứng trên đã chứng minh trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã dựa vào sông nước, lấy sông nước để bày trận địa đánh giặc, dùng sông nước chống lại quân giặc, tập trung quân ở nơi có sông nước và khi phải rút lui quân Ông cũng phải theo đường sông biển mà rút. Theo tâm thức dân gian, nơi nào ghi lại những dấu tích về Lý Nam Đế thì chính nơi đó người ta sẽ dựng đền thờ phụng. Điều này góp phần lý giải cho sự phân bố các di tích thờ Lý Nam Đế nằm dọc theo các con sông và sự phối thờ Ông với các vị thủy thần.

Có thể nói, việc phụng thờ Lý Nam Đế của cư dân châu thổ Bắc Bộ đư

-

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí