Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 2

Nguyễn Lộc, Lịch sử văn học Việt Namcủa nhiều tác giả, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của nhóm tác giả Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Hoàng Hữu Yên…đều khẳng định rằng có một tác giả Hồ Xuân Hương với những bài thơ Nôm tứ tuyệt. Tuy nhiên, việc chọn những bài thơ Hồ Xuân Hương vẫn chưa có sự thống nhất ở các công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và văn bản tác phẩm Hồ Xuân Hương bắt đầu có những biến đổi, phát triển vượt bậc từ khi nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Mại cho đăng một loạt bài trên Tạp chí văn học như Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Bản "Lưu Hương ký" và lai lịch phát hiện của nó,… Sau đó xuất hiện hàng loạt bài của các tác giả khác tiếp tục tranh luận, đi sâu vào vấn đề tiểu sử và văn bản tác phẩm của Hồ Xuân Hương như Tảo Trang, Nam Trân, Đào Thái Tôn,... Đặc biệt chú ý là hai công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thái Tôn là Hồ Xuân Hương – từ cội nguồn vào thế tục Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa. Trong những bài viết của mình, Đào Thái Tôn đã tổng kết khá hệ thống tất cả những vấn đề có liên quan đến tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương, đã góp phần khẳng định Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán và lập luận đầy thuyết phục về tiểu sử của bà, đi tới kết luận bà là con của Hồ Sỹ Danh, em của Hồ Sỹ Đống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, mỗi tác giả vẫn lựa chọn cho mình một quan điểm khác biệt.

2.1.2. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương

Các công trình nghiên cứu đều khẳng định và đánh giá rất cao giá trị nhân văn của thơ Hồ Xuân Hương, đều tập trung làm nổi bật ý thức chống phong kiến, khát vọng đời sống tự nhiên, giá trị nhân đạo của thi phẩm Hồ Xuân Hương. Tiêu biểu cho các công trình ấy là Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục của Văn Tân, phần viết về Hồ Xuân Hương trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, Một bức thư của Chế Lan Viên, Góp thêm một tiếng nói

trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương, hay trong Văn nghệ bình dân Việt Nam của tác giả Trương Tửu… Tuy có những ý kiến đối lập nhau nhưng đều thừa nhận thơ Hồ Xuân Hương có giá trị nội dung tư tưởng đặc sắc, có sức sống lâu bền với thời gian.

2.1.3. Giá trị nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương

Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tài năng nghệ thuật của bà đã được khẳng định và đánh giá rất cao trong nền văn học dận tộc từ xưa đến nay. Tiêu biểu là các công trình Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, đến Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,… Càng về sau, vấn đề nghệ thuật trong thơ bà càng được nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, Lê Tâm là người đầu tiên phong cho Hồ Xuân Hương danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm” trong Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm. Sau đó, bằng năng lực cảm thụ tinh tế, bằng sự hiểu biết sâu sắc văn hóa trung đại và kinh nghiệm sáng tạo thơ của mình, Xuân Diệu đã phân tích và khẳng định Hồ Xuân Hương là một trong “ba thi hào dân tộc” lớn, có vị trí xứng đáng trên thi đàn trung đại.

Khi nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, một số tác giả đã đi sâu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ Hồ Xuân Hương và văn học dân gian. Tiêu biểu là bài viết của tác giả Đặng Thanh Lê: Hồ Xuân Hương – bài thơ "Mời trầu", cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết và bài viết của Nguyễn Đăng Na: Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian... Trong các công trình nghiên cứu đó, Nguyễn Đăng Na đã chứng minh được rằng Hồ Xuân Hương đã “nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian”[28, tr.26].

Ở một khía cạnh khác, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã đi sâu vào khám phá nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương như một thế giới nghệ thuật với hệ thống hình ảnh, hình tượng và những trạng thái, tính chất riêng, độc đáo nói lên một cá tính sáng tạo rất Xuân Hương trong lịch

sử thơ ca trung đại Việt Nam. Tâm lý sáng tạo của Hồ Xuân Hương cũng đã được Nguyễn Hữu Sơn tìm hiểu trong Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, trong công trình đó, tác giả đã lý giải tư duy nghệ thuật đặc sắc của một người phụ nữ luôn ý thức về thân phận mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Trong giới hạn nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, từ đầu thế kỉ XX đến nay, giới nghiên cứu Việt Nam ngày càng đi sâu hơn vào bản chất nghệ thuật phong phú và đặc sắc trong thơ nữ sĩ ở tất cả các phương diện như thể loại, bút pháp, thi pháp, cá tính sáng tạo, tài nghệ ngôn ngữ…. Các thành tựu nghiên cứu đó đều góp phần khẳng định nghệ thuật độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nền thơ dân tộc.

2.2. Vấn đề trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 2

Trong các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, chúng ta nhận thấy vấn đề trào phúng được coi là một đóng góp quan trọng của nữ sĩ vào lịch sử văn học. Thơ tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương chiếm số lượng nhiều nhất, là bộ phận có giá trị nhân đạo sâu sắc nhất trong thơ Nôm của bà. Vì vậy, hầu như tất cả các bộ lịch sử văn học đều khẳng định bà trong tư cách một nhà thơ trào phúng vào loại xuất sắc nhất của dân tộc.

Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong mối quan hệ với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam là Giáo sư Đặng Thanh Lê. Trong công trình Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật, tác giả “đã đặt những sáng tác của bà trong sự phát triển của “Dòng thơ Nôm Đường luật”, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và biện pháp nghệ thuật” [22, tr.16]. Tác giả Nguyễn Sĩ Đại cũng đã đề cập đến Hồ Xuân Hương ở công trình Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường.

2.3. Chúng tôi sẽ tiếp cận Hồ Xuân Hương với tư cách một tác gia trào phúng từ góc độ thể loại thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là bộ phận thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bà đối với sự phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tập hợp những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương và nghiên cứu đặc điểm của chúng trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích và thái độ trào phúng; bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng; trong quá trình đó có so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ trước. Từ đó, luận văn sẽ đi tới khẳng định vai trò của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.

Phân tích hệ thống thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ở khía cạnh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích, thái độ trào phúng, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng,…Qua đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo độc đáo của bà, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng nghệ thuật trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam.

Trên cơ sở tập hợp và phân tích những tác phẩm thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ góp phần khẳng định được vị thế độc đáo của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc. Hồ Xuân Hương là người mở đầu cho thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Việt Nam và đã đưa thể thơ này đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn là thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có rất nhiều văn bản, như Xuân Hương thi tập, XNB Xuân Lan, 1913, Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên và hàng trăm các văn bản khác. Tuy nhiên, chúng tôi chọn văn bản Thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, H, 1982 làm văn bản nghiên cứu chính. Đây là văn bản chọn các bài thơ theo “phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương”, gồm 40 bài. Văn bản này của Nguyễn Lộc có số lượng không quá ít nhưng cũng không quá nhiều, lại là những bài thơ khá phổ biến, xuất hiện

ở nhiều tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương và đã tồn tại hơn 30 năm nay, được giới

nghiên cứu văn học thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi. Tất nhiên, trong quá trình tìm hiểu, rất có thể chúng tôi vẫn phải mở rộng những liên hệ của mình ra các văn bản khác để kết quả nghiên cứu có thêm sức thuyết phục. Ngoài ra có sự so sánh với một số văn bản khác như : Xuân Hương thi tập, NXB Xuân Lan, 1913; Quốc văn tùng ký của Hải Châu Tử Nguyễn Văn San; Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên; Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa của Đào Thái Tôn…

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định một số khái niệm: thơ tứ tuyệt, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng… là những khái niệm có vị trí quan trọng trong việc xử lý đề tài.

Trong khi nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trào phúng nói chung, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng, cần phân biệt được hai vấn đề về mức độ trào phúng là yếu tố trào phúng tác phẩm trào phúng.

Trên cơ sở đó, người viết sẽ nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ở khía cạnh nội dung với hệ thống đề tài; đối tượng, nội dung và mục đích, ý nghĩa trào phúng và khía cạnh nghệ thuật với ngôn ngữ trào phúng; nghệ thuật cái tục.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này sẽ cho người viết một cái nhìn tổng thể về số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương. Việc thống kê, phân loại này càng đầy đủ, chi tiết, khoa học, càng tạo ra những cơ sở xác thực cho các luận điểm của đề tài. Trên cơ sở thống kê, người viết xếp riêng những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để làm cứ liệu phân tích, đánh giá. Trong quá trình thống kê phân loại, người viết phải tham khảo, học tập ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu để việc khẳng định các bài thơ tứ tuyệt trào phúng thêm chính xác. Tuy nhiên, quan điểm về thơ tứ tuyệt trào phúng rất đa dạng nên có thể thống kê của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót.

Đơn vị thống kê sẽ là những bài thơ có yếu tố trào phúng, người viết sẽ chỉ ra những câu thơ trào phúng để tiện theo dõi và đánh giá. Còn cả bài thơ được viết với mục đích trào phúng, xây dựng được một hình tượng trào phúng hoàn chỉnh thì đương nhiên có mặt trong bản thống kê, phân loại của chúng tôi.

Thống kê, phân loại những bài thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương theo tiêu chí và nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở dữ liệu về văn bản, tránh những khái quát mang tính võ đoán, suy biện.

6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Đánh giá khảo sát toàn bộ những tư liệu thống kê, phân tích các dẫn chứng, rút ra những kết luận khoa học về thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng. Với việc phân tích này, người viết tiến hành đồng thời cả hai phương diện: phân tích đặc điểm nội dung tư tưởng và phân tích hình thức nghệ thuật của bài thơ, câu thơ. Sau khi phân tích, chỉ ra những đặc điểm của từng tác giả, luận văn sẽ tổng hợp và đánh giá khái quát vấn đề, rút ra những luận điểm khoa học chính.

6.3. Phương pháp so sánh đối chiếu

Luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu trên các phương diện sau:

+ So sánh thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với thơ Nôm Đường luật trữ tình của bà.

+ So sánh phong cách nghệ thuật, đóng góp về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả trước đó như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ So sánh đặc trưng thể loại thơ Hồ Xuân Hương với các yếu tố và thể loại trào phúng trong văn học dân gian.

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung.

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương

1.3. Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng và trong văn học trào phúng thời trung đại

1.4. Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

Chương 2: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện nội dung.

2.1. Hệ thống đề tài

2.2. Đối tượng, nội dung trào phúng

2.3. Mục đích, ý nghĩa trào phúng

Chương 3: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.1. Ngôn ngữ trào phúng

3.2. Nghệ thuật cái “tục”

8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

+ Đề tài được hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, một mảng thơ quan trọng trong việc khẳng định cá tính sáng tạo và vị thế Hồ Xuân Hương trong tiến trình thơ ca dân tộc.

+ Trên cơ sở phân tích giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và giáo viên văn học phổ thông.

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


Thơ tứ tuyệt ra đời từ bao giờ? Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề này. Có nhiều ý kiến cho rằng thơ tứ tuyệt có mầm mống từ Kinh thi (ra đời cách đây 2.500 năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên), có một số ý kiến lại cho rằng thơ tứ tuyệt xuất hiện từ thời Lục Triều (281 – 618). Tứ tuyệt không những đạt được thành tựu rực rỡ ở đời Đường mà còn có sinh mệnh lâu dài vào bậc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc cũng như trong lịch sử văn học một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Ở những nước khác, tuy không có tên gọi là “tứ tuyệt” song cũng có những loại hình tương tự. Bởi vậy, việc nêu ra những đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của một hiện tượng độc đáo của thơ ca Trung Quốc mà còn cung cấp được những nhận định, tư liệu có thể làm căn cứ so sánh, tham khảo để tìm hiểu thêm những hiện tượng cùng loại hình, để xử lý một số vấn đề của lý luận và thực tiễn của thơ ca hiện nay. “Tứ tuyệt! Tứ tuyệt là một thể thơ rất khó, phải tập trung, hàm súc và cần có một sáng tạo gì như là một sự bất ngờ, một uẩn khúc, trong bốn câu” [7, tr.12].

Do hạn chế về số chữ, nhất định thơ Nôm tứ tuyệt nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng không thể đi vào miêu tả chi tiết hiện thực, không thể trình bày sự việc một cách có đầu có cuối theo trình tự thời gian. Thiên về khái quát, nó là một tất yếu. Nhưng sự khái quát không thể bắt đầu từ chủ quan. Vì vậy, thơ tứ tuyệt ngoài lựa chọn loại sự vật để phản ánh còn phải chọn nét tiêu biểu nhất mang tính bản chất của sự vật đó. Hiện thực trong thơ tứ tuyệt phải bảo đảm được tính chất của một tiểu vũ trụ.

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Thơ tứ tuyệt

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí