Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 8


xưa vẫn bên lở, bên bồi” còn cuộc đời con người là ngắn ngủi, hữu hạn “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Và khi nhà thơ nhận ra mình biết thương bà thì “muộn” rồi, bà không còn nữa. Sự hiện hữu của bà bây giờ chỉ còn là một “nấm cỏ”, an thường giữa trời đất. Bà đi vào còi vĩnh hằng nhưng trong lòng cháu hình ảnh bà đã chạm khắc vĩnh cửu cùng với niềm yêu thương da diết và sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Đoạn thơ còn như lời tự thú về sự vô tư đến vô tâm của người cháu và trong lời tự thú đó chất chứa một nỗi niềm ân hận, một niềm đau, niềm xót xa, day dứt tận còi lòng.

Khép bài thơ lại, nhưng âm vang tiếng lòng của người cháu vẫn khiến bao người đọc xúc động. Bài thơ có sức giáo dục con người hướng về cội nguồn, hướng về những giá trị nhân bản,… không đao to búa lớn, không giáo điều mà chỉ bằng một câu chuyện rất thật, rất giản dị, tự nhiên, chân thành. Nguyễn Duy đã thực sự chinh phục trái tim người đọc.

Đò Lèn là một triết luận sâu sắc của Nguyễn Duy về cuộc đời, về nhân tình thế thái, về thân phận con người trong và sau chiến tranh. Đò Lèn đã vượt ra khỏi tình cảm riêng tư của Nguyễn Duy để nói lên tiếng lòng, tình cảm chung của mọi người. Nguyễn Duy đã phản ánh rất rò một vấn đề thế sự của cuộc sống thường ngày đó là sự vô tâm của giới trẻ đối với những người thân xung quanh mình. Bài thơ đã chạm đến còi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như Nguyễn Duy vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẽ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình. Và trên hết tác giả gửi tới bạn đọc thông điệp: Hãy thức tỉnh, hãy chọn cho mình một cách sống, biết quan tâm đến người thân, đến mọi người ngay khi có thể, để sau này không phải nói lời ân hận muộn màng…


Nguyễn Duy đã đã dành nhiều trang viết về tuổi thơ, đồng ruộng, cỏ cây bằng những tình cảm tha thiết, nặng tình, nặng nghĩa. Qua đó làm nổi bất lên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Ông thường tìm về quá khứ, tìm về với tuổi thơ vẹn tròn nghĩa tình để trải lòng mình vào thiên nhiên, cảnh vật vào những sinh hoạt đời thường để ghi lại những dấu ấn văn hóa của một vùng quê, của một xứ sở và cả cái hồn cốt của một nền văn hóa dân tộc. Cũng là khơi gợi và trở về với quá khứ ở Ánh Trăng đó là những kí ức đẹp gắn liền với thiên nhiên, gắn liền với văn hóa làng, văn hóa đô thị và văn hóa sinh thái tự nhiên. Nguyễn Duy đã làm nổi bật được nét văn hóa truyền thống của người dân Việt thông qua những tình cảm yêu mến, những kỉ niệm ngọt ngào, gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng tình nghĩa. Từ đó thấy được nét đẹp trong văn hóa làng, văn hóa sinh thái, trong cách ứng xử của con người với tự nhiên. Con người luôn sống chan hòa với tự nhiên, tự nhiên và con người có mỗi quan hệ khăng khít, gần gũi. Từ đó cũng khảng định vai trò to lớn và quan trọng của thiên nhiên đối với con người. Trong Đò Lèn Nguyễn Duy cũng trở về với quá khứ với kí ức tuổi thơ bên bà để tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương xứ Thanh, của con người Việt Nam nặng nghĩa tình. Nét đẹp văn hóa đó không chỉ hiện lên với những phong tục, tập quán, lễ hội mà còn in hằn ngay trên cuộc sống thường ngày của Nguyễn Duy và người bà tảo tần của mình. Cùng với những nét đẹp văn hóa truyền thống thì Đò Lèn cũng đưa bạn đọc đến với những nét văn hóa hiện đại được tiếp nối từ truyền thống của người dân Việt qua đó làm nổi bật lên những vấn đề thế sự của cuộc sống thường nhật.

Ánh trăng Đò lèn đều là những vần thơ được tác giả khơi nguồn từ chính tuổi thơ, cuộc đời mình. Đó đều là những lát cắt của tuổi ấu thơ mà Nguyễn Duy đã chứng kiến và trải qua. Những kỉ niệm thời thơ bé, kỉ niệm của


người lính thời khói bom đó đã tạo nên một phần con người Nguyễn Duy và giúp cho Nguyễn Duy có những góc nhìn về văn hóa của quê hương, đất nước. Trong Ánh trăng Đò Lèn Nguyễn Duy đều chú ý tới những yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống như vấn đề sinh thái trước lối sống mới, vấn đề thế sự trong thời đại mới. Chính cái chất “quê mùa”, sự từng trải trong tuổi thơ của mình kết hợp với sự am hiểu sâu sắc nếp sống, phong tục, tập quán của dân tộc và tình cảm máu thịt với quê hương đã tạo nên một phong cách thơ Nguyễn Duy đậm đà bản sắc dân tộc.

Cũng tập trung viết về chiến tranh và quê hương như những nhà thơ khác nhưng ngòi bút của ông không chú trọng thể hiện những vẻ đẹp hoành tráng mang tính sử thi mà thường nghiêng về khuynh hướng phi sử thi, phản ánh những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, lắng sâu những mất mát hy sinh, da diết với cuộc sống vất vả lam lũ của người nông dân. Bước sang thời kỳ “ đổi mới” thơ Nguyễn Duy càng mạnh mẽ, táo bạo, tỉnh táo phơi bày những bất cập của xã hội đương thời. Chính vì vậy, thơ ông càng giàu giá trị nhân văn, nhân bản. Hình tượng trung tâm trong các sáng tác của Nguyễn Duy là hình tượng cái tôi trữ tình với bản nguyên “ mang dấu ấn ruộng đồng” được thể hiện ở hai bản thể: cái tôi mang đậm “hồn quê” và cái tôi hài hoà “hồn phố”. Hai mảnh hồn ấy chuyển hoá vào nhau, tan biến trong nhau tạo nên sự độc đáo của hình tượng cái tôi trữ tình Nguyễn Duy, tạo nên phong cách thơ Nguyễn Duy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 8

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Với chặng đường sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Duy luôn khẳng định tiếng nói riêng của mình trong nền thơ ca dân tộc. Những vần thơ cuả ông mang đầy tình cảm gắn bó, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hành trình thơ Nguyễn Duy là một chặng đường dài đưa người đọc tìm về và nhận thức sâu sắc nền văn hóa Việt. Có thể nói nét đẹp văn hóa làng cùng với những lễ hội, phong tục tập quán quê hương đã chứng minh cho mối quan hệ nội tại của văn học và văn hoá.

Với tư cách chủ thể tiếp nhận văn hoá đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà thơ chính là người lưu giữ qua văn chương mình những đặc trưng của văn hoá dân tộc. Bằng sự khám phá ra vẻ đẹp văn hóa làng và văn hóa sinh thái, văn hóa đô thị và sự thức tỉnh ý thức môi sinh,cùng với những nét đẹp về văn hóa lễ hội, phong tục truyền thống và văn hóa hiện đại với những vấn đề thế sự. Nguyễn Duy đã định vị được nét đẹp văn hóa Việt trên bản đồ văn chương và trong lòng người yêu thơ. Với Nguyễn Duy, vai trò của kí ức văn hóa và ý thức lưu giữ văn hóa Việt của nhà thơ có ý nghĩa quan trọng. Qua những trang thơ của mình, Nguyễn Duy đã thể hiện tình yêu và sự gắn bó tha thiết với mảnh đất con người quê hương, nhất là thể hiện được tầm nhìn, tầm am hiểu hết sức lịch lãm về văn hóa và con người Việt. Thơ Nguyễn Duy thực sự đã đi vào lòng người đọc Việt Nam bởi vì nó đã chạm đến cái phần như là vô thức và vô cùng da diết trong mỗi người dân Việt. Ở đó có sự đồng hiện giữa hôm nay và cội nguồn dân tộc tạo mạch ngầm chảy xuyên suốt, nuôi dưỡng và phát triển những giá trị bền vững.

Góc nhìn văn hóa đối với văn học là một góc nhìn tương đối rộng và mới mẻ. Ở đó người đọc khám phá ra những giá trị vật chất và tinh thần trong thiên


nhiên, trong cuộc sống và nhất là trong chính bản thân con người trên những trang văn. Qua đề tài Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa chúng tôi đã phần nào trình bày được những nét đặc sắc trên thông qua hai bài thơ trong chương trình phổ thông: Ánh Trăng và Đò Lèn.

Thơ Nguyễn Duy đã mang lại cho nền văn học Việt Nam hơi thở rất gần gũi, rất thật của không gian thiên nhiên và không gian văn hóa sinh hoạt làng quê. Thiên nhiên ở đây rất bình dị nhưng lại chở cả hồn thiêng của dân tộc, cả một bề dày văn hóa của quê hương. Hình ảnh thiên nhiên làng quê như đồng, sông, bể, ánh trăng, đã trở thành giá trị biểu tượng cho quê hương trong sáng tác Nguyễn Duy. Đứng ở góc độ văn hóa của đời sống tâm linh những hình ảnh đó nói riêng và làng quê Việt Nam nói chung là ngọn đèn rực sáng trong tâm hồn bao thế hệ người dân Việt Nam, hướng những tâm hồn tự nguyện đi theo dòng chảy của những giá trị truyền thống mà tổ tiên ta cả ngàn đời nay khơi nguồn và dựng xây.

Nguyễn Duy còn đưa người đọc đến vơi một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay đó là môi trường sinh thái tự nhiên đang bị con người lãng quên. Con người bị cuốn vào nhịp sống của cuộc sống đô thị, của những xa hoa, hào nhoáng mà quên đi thiên nhiên, quên đi người bạn nghĩa tình. Trong khi đó thiên nhiên luôn thủy chung với con người, luôn dòi theo con người và ở bên con người trong mọi hoàn cảnh. Từ đó khơi gợi ý thức môi sinh đối với mỗi con người.

Nguyễn Duy còn đưa người đọc tìm về một nền văn hóa truyền thống thông qua những lễ hội, những phong tục tập quán, cuộc sống sinh hoạt làng quê mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Khác với các nhà thơ đương đại mải miết kiếm tìm cái đẹp trong những giấc mơ ở tầng sâu vô thức thì Nguyễn Duy vẫn thầm lặng phát hiện những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị giữa cuộc sống đời thường đầy nhọc


nhằn. Nếu như “Hồn quê” là giá trị tinh thần của văn hóa - “Hồn quê Việt Nam” gắn chặt với văn hóa làng Việt Nam thì thơ Nguyễn Duy đã chuyển tải một nền văn hóa làng quê Việt gần gũi thân thương nhất, sâu đậm nhất đến với mỗi một con người đất Việt.

Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, cuộc sống của con người cũng chính là nơi những đặc sắc văn hóa hội tụ nhiều nhất. Qua việc khảo sát, tìm hiểu văn hóa hiện đại cùng với những vấn đề thế sự trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy chúng tôi nhận thấy giá trị văn hóa truyền thống của người Việt luôn được phát huy và ngày càng trở nên tiến bộ trong cuộc sống hiện đại tuy nhiên bên cạnh đó thì cuộc sống vẫn còn rất nhiều các vấn đề thế sự cần phải được quan tâm.

Có thể nói, có rất nhiều cách tiếp cận với văn học. Hướng nghiên cứu văn học bằng con đường văn hoá đã cung cấp thêm một con đường mới để đến với văn học. Đặc biệt là trong chương trình phổ thông việc tiếp cận tác phẩm văn học còn gặp khá nhiều khó khăn. Bởi vậy, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa giúp ta cảm nhận một cách toàn diện và sâu sắc vẻ đẹp cũng như giá trị nhiều mặt của thơ Nguyễn Duy. Việc tìm hiểu Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa cũng góp thêm tiếng nói vào việc khẳng định giá trị bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại. Tiếng thơ của ông thể hiện khát vọng gìn giữ, tôn vinh hồn cốt văn hóa Việt và cho thấy rò mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa ,văn học và sinh thái. Tiếng nói ấy thiết tha âm vang mãi trong lòng người đọc ngân lên như hồi chuông giữa thời kỳ giao lưu hội nhập văn hóa toàn cầu.

Đồng thời, hướng nghiên cứu này cũng mở ra một trường diện nghiên cứu tương đối mới mẻ, rộng lớn để chúng ta tiếp tục tìm hiểu sáng tác của tác giả


khác. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng nghiên cứu, chúng tôi chưa thể làm rò những khía cạnh văn hóa đa dạng khác trong thơ Nguyễn Duy. Đồng thời ở những vấn đề đã trình bày trong khóa luận, chúng tôi cũng chưa thể làm rò một cách toàn diện, đôi chỗ còn mang tính chủ quan. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Khánh Chi (1994), “Với Nguyễn Duy- những bài thơ lục bát là phần quí giá nhất của mình”, Báo Đại đoàn kết, (43), tr.14.

3. Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam.

4. Phạm Đức Dương, Từ văn hoá đến văn học, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Tế Hanh (1986), “Hoa trên đá Ánh trăng”, Báo Văn nghệ, (15), tr.3.

7. Lê Quang Hưng (1986), “Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng”, Tạp chí Văn học, (3), tr.155-158.

8. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phan Ngọc (1998), “Về mối quan hệ giữa phê bình văn hóa và văn học”, Tạp chí Văn học (9).

10. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Vương Trí Nhàn (2001), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội.

13. Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn (1998), Phê bình-bình luận văn học (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy), Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.

16. Chu Văn Sơn (2003), “Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân”, Tạp chí Nhà văn, (3), tr.38- 53.

17. Trịnh Thanh Sơn (2004), “Lời bình của Trịnh Thanh Sơn về bài Đò Lèn”, Báo thơ (7+8) (1+2/2004), tr.14.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022