quê, ghi lại dấu ấn trong thơ của mình. Hồn thơ ông như bị hút vào không khí chung của làng quê vào hội mùa xuân. “Những ai có dịp sống ở làng, nhất là làng quê miền Bắc đều dễ có cảm nhận rằng Hội làng là một lễ hội sinh động sâu sắc lôi cuốn mọi người vào cuộc vận động quần thể náo nức ấy một cách tự nguyện và say mê đến mức nào”…. Không chỉ có vậy, Nguyễn Duy còn đưa ta trở về kí ức tuổi thơ đầy kỉ niệm - về “thần hồn” của một vùng quê xưa. Các địa danh thân thuộc của quê hương thân yêu từng gắn bó với tâm hồn của tác giả thời thơ bé, từng in dấu chân trong những ngày lễ hội được nhắc lại xiết bao nỗi ân tình: Chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng… Nguyễn Duy đã gợi lên ở người đọc những rung động về cái hồn nhiên, trong sáng, ngộ nghĩnh của một cậu bé nơi làng quê trước đây với đôi chân đất của con nhà nghèo, vẫn háo hức trong mùa lễ hội. "Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh" (Tản Đà), giáp giới với tỉnh Ninh Bình thế mà chú bé vẫn lặn lội “Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng” (Đò Lèn). Bàn “chân đất” đã trở thành hình ảnh không thể nào quên đối với mỗi người, cái cảm giác được trực tiếp chạm chân vào đất mát lạnh đến vô cùng, nó ghi dấu hành trình những đêm lễ xa xôi. Đi hội, xem hội thực sự là niềm hạnh phúc mê say với những ai đã trải qua năm tháng sống ở làng quê. Nguyễn Duy đã cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc bằng cả niềm vui sướng của chính mình.
Có thể nói, lễ hội dân gian truyền thống đã được nhà thơ xứ Thanh ban cho sự trường tồn trên những trang thơ. Lễ hội Đền Sòng trong thơ Nguyễn Duy đã ghi dấu ấn biết bao nhiêu sinh hoạt văn hóa dân gian. Nhưng cái hồn quê sâu đậm nhất làm nên khuôn mặt văn hóa của làng quê mà Nguyễn Duy đặc biệt nâng niu chính là nghệ thuật hát Chầu văn. Đọc Đò Lèn, gợi lên kí ức tuổi thơ của cậu bé Duy đắm chìm vào những trò chơi, ngụp lặn trong miên man những tượng Phật, chùa Trần, đi lễ đền Sòng, hay xem hát Chầu văn: “ Mùi huệ trắng
quyện khói trầm thơm lắm / điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng” (Đò Lèn). Chẳng biết từ bao giờ, không chỉ với cậu bé Nguyễn Duy mà cả du khách về dự hội đền Sòng đều bị cuốn hút và say hồn với những làn điệu Chầu văn. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu thánh của văn hóa thờ Mẫu. Giai điệu của hát văn với ba hệ thống làn điệu riêng Cồn- Dọc- Xá, khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi: “ Xanh xanh đỏ đỏ bừng bừng / tứng từng tưng tửng từng tưng đã đời” (Cung văn). Chính vì thế hát chầu văn luôn tạo ra một không khí tươi vui, háo hức, tưng bừng chứ không ai oán trầm lắng như ca trù. Hát văn giống như những vũ điệu của thánh thần, dìu dặt và mê hoặc lòng người. Dập dìu trên nền nhịp phách lúc ẩn lúc hiện, nhiều làn điệu mang đậm tính trữ tình… Điệu hát khiến cả cung văn cùng các con nhang đệ tử như tỉnh như say trong sự hòa quyện đồng điệu: “ Phím dây từng bậc lên trời / rủ nhau quên tóc rối bời cỏ rơm” (Cung văn). Bởi vậy giai điệu tiếng đàn, giọng hát Chầu văn có một sức quyến rũ đặc biệt với con người khi tìm đến với còi tâm linh. Chính sự gắn bó máu thịt với vùng đất xứ Thanh, thơ Nguyễn Duy hiện rò từng cảnh vật, con người cùng bao giá trị văn hóa tinh thần hàng nghìn đời mà cha ông để lại. Người đọc qua đó mặc sức mà ngắm nhìn, thưởng thức và rồi yêu thích thực sự nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng quê thân thương này.
Cũng như mọi lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội Đền Sòng diễn ra nhiều cuộc tế lễ, đặc biệt là lễ Rước bóng Mẫu, cô Bơ, cô Chín… lấp lánh vẻ đẹp nghệ thuật và tâm linh huyền bí. Mùi hương hoa huệ cùng khói trầm bay đã gợi ra một không gian linh thiêng, không gian tâm thức, không gian cầu nối giữa còi đời phàm tục và còi tâm linh huyền ảo. Quyện trong mùi thơm của hoa huệ, điệu hát văn trầm bổng, sâu lắng là những giá đồng làm say lòng người. Hoa huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn và bóng cô đồng “lảo đảo” dường như đã in sâu
vào tâm hồn tuổi thơ của Nguyễn Duy để rồi được khắc vào vần thơ Đò Lèn: “ Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm / điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”. Đạo Mẫu quan niệm Thần Thánh không hiện hình tướng mà chỉ có “bóng”. Trong nghi thức hầu đồng, người ngồi đồng thể nhập vào trạng thái ngây ngất của tâm lý trong tiếng nhạc hầu để Bóng Thánh ngự vào. Chính các màn diễn xướng này tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội. Nó là sự thăng hoa từ đời sống hiện thực và trần tục, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thường ngày. Đời sống tâm linh với người dân như một còi riêng, một điểm tựa về tinh thần, để họ thoát tục, lãng quên phiền muộn trong đời thực, phiêu bồng vào còi mơ ước. Tính thiêng liêng của lễ hội hướng tâm hồn con người đến sự trong sáng đẹp đẽ, hướng con người về cái cao cả - chân thiện mỹ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng.
Nếu ai có may mắn một lần được tham gia nghi lễ hầu đồng hẳn sẽ không khỏi trầm trồ thích thú trước trang phục và trang sức của các cô Đồng, bà Đồng mỗi khi thể nhập một vị Thánh. Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Hình ảnh các cô Đồng, cậu Đồng dường như càng “đẹp” hơn trong các màn vũ đạo đặc sắc. Ba mươi sáu giá đồng sẽ tương ứng với ba mươi sáu vũ điệu khác nhau. Lễ hội thiêng liêng là vậy, nhưng lễ hội lại thấm đượm chất đời, tươi nguyên nhựa sống. Giờ khắc lễ hội cũng là giờ khắc thăng hoa của những con người đi hội, xem hội: “ Thần linh nườm nượp trở về / chắp tay lạy thánh tôi mê cô đồng” (Tôi và em, và...). Không chỉ bản thân người thể nhập “bóng Thánh” - những người tham dự nghi lễ phấn khích, hào hứng mà người đi xem lễ hầu đồng cũng dường như càng xốn xang, càng náo nức đến phải “mê cô đồng”- những con người thật đang thác mình vào thế giới tâm linh huyền ảo, đưa con người hợp nhất với Thần linh.
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Sáng Tác Của Nguyễn Duy Trong Chương Trình Ngữ Văn Trung Học Cơ Sở (Thcs) Và Trung Học Phổ Thông (Ptth)
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 4
- Văn Hóa Đô Thị Và Sự Thức Tỉnh Ý Thức Môi Sinh
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 7
- Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Thơ Nguyễn Duy đã miêu tả hội Đền Sòng trang trọng và sôi động, ẩn chứa cả một hành trình văn hóa của một xứ sở. Đó không đơn thuần là sự nhìn thấy và ghi lại, mà là kết quả của cả một hành trình văn hóa dân tộc lắng đọng trong tâm thức nhà thơ. Âm hưởng thiêng liêng và rộn ràng của lễ hội Đền Sòng làm nên âm hưởng rộn ràng và thiêng liêng trong thi phẩm Nguyễn Duy. Nếu lễ hội là nơi để con người trở về với cội nguồn văn hóa cổ truyền, thì lễ hội trong thơ Nguyễn Duy chính là nơi bảo lưu và trao truyền các giá trị văn hóa đó cho muôn đời sau. Thơ Nguyễn Duy tiếp tục khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống con người không thể tách rời tâm thức và cội nguồn văn hóa dân tộc.
3.1.2. Phong tục, tập quán quê hương
Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Bởi vậy, nói đến văn hoá làng quê là đề cập đến một bức tranh nhiều màu sắc của sự đa dạng phong phú những phong tục tập quán - những thói quen lâu đời đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng và lan tỏa trong dân chúng.
Lễ hội đền, chùa ở Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Đó là thời gian mà những phong tục tập quán được thể hiện rò nhất. Trong Đò lèn Nguyễn Duy, lễ hội đền, chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc. Mọi sinh hoạt phong tục của ngày lễ đều được tác giả đưa vào thơ. Có thể nói, bản sắc văn hóa được thể hiện đậm nét qua những trang thơ viết về lễ hội đền, chùa. Với ý thức trân trọng và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, thơ Nguyễn Duy ghi lại những giá trị văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức qua bao thế hệ của người dân thôn quê. Có thể dễ dàng nhận thấy trong tác phẩm của mình Nguyễn Duy đã nhắc tới rất nhiều các địa danh của quê hương bên cạnh đó là hình ảnh của những ngôi đền, ngôi chùa như: Chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng,… sở dĩ trong tác phẩm của mình ông gợi nhắc lại những ngôi đền, ngôi
chùa vì nó gắn liền với tuổi thơ ông, gắn liền với cái thời:“ Bắt chim sẻ ở vành tai tượng phật / và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần” ngay từ hồi còn nhỏ tác giả đã được sống gần gũi với cái thế giới tâm linh tôn thờ đạo Phật của quê hương mình thế nên hình ảnh những ngôi chùa chính là một phần tuổi thơ của Nguyễn Duy. Trong tâm thức của Nguyễn Duy những ngôi đền, chùa không chỉ có lễ hội mà nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mình. Tuổi thơ của Nguyễn Duy trải dài và gắn bó với mỗi bước chân tảo tần của người bà bên cạnh những ngôi chùa thơm mùi huệ trắng, tỏa ngát khói trầm. Từ nhỏ cậu bé Nguyễn Duy đã được bà cho đi lễ đền, chùa cùng bà nên Nguyễn Duy cảm nhận rất rò cái thiêng liêng, niềm tin mà người dân xứ Thanh gửi gắm nơi còi phật. Có thể nói tục lễ đền, lễ chùa đã trở thành một nét đẹp tâm linh trong văn hóa người Việt. Đền, chùa đã mang lại sự an lòng cho con người, giúp con người có thể tìm thấy nơi bình an thực sự. Đến với đền, chùa con người sẽ có cảm giác thiêng liêng, nhẹ nhàng, thanh thản và quan trọng hơn nó giúp họ quên đi muộn phiền của cuộc sống, là chỗ dựa về mặt tinh thần của con người:
Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng trong tâm thức người Việt họ vẫn luôn gửi gắm một niềm tin nơi Thánh, Phật. Phong tục lễ đền, chùa đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân Việt, trở thành nét văn hóa tâm linh đặc sắc. Đó cũng chính là tín ngưỡng tôn đạo Phật của nhân dân ta. Có lẽ vì lí do đó mà trong thơ của mình Nguyễn Duy đã cho bạn đọc thấy được một nét đặc sắc trong phong tục quê hương của người dân Việt đó là tục đi lễ đền, chùa, không chỉ gửi gắm niềm tin nơi còi Phật mà còn tìm sự an lành, sự thanh thản nhẹ nhàng để quên đi những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Trong các trang thơ của mình Nguyễn Duy đã nhiều lần nhắc tới: “Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm” hình ảnh huệ trắng phải chăng cũng chính là một nét đẹp trong tín ngưỡng thờ phật, thờ tổ tiên… của người dân Việt. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh ở những ngôi đền, ngôi chùa thường cắm huệ trắng trên ban thờ, không chỉ vậy mà ngay cả thờ ông bà, tổ tiên người dân Việt thường dùng hoa huệ trắng. Chính nét độc đáo trong tín ngưỡng này đã đi vào thơ Nguyễn Duy rất đỗi giản dị mà gần gũi: “Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm” hay “Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng / Cứ nghe mùi huệ trắng với hương trầm”. Mùi huệ trắng hay cũng chính là sự tinh khiết, thanh cao trong chính tâm hồn người dân Việt, mùi thơm nhẹ dịu đó quyện vào khói trầm tạo nên không khí tĩnh lặng, nhẹ nhàng mà có gì đó thiêng liêng nơi thánh, phật. Điều này mang lại cho con người sự thanh lọc, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Có lẽ vì vậy mà tục thờ hoa huệ ở đền, chùa, ở ban thờ tổ tiên trong gia đình được người dân Việt lưu giữ, và mùi huệ trắng đó cũng gắn liền với tuổi ấu thơ Nguyễn Duy theo vào những trang thơ của ông.
Người Việt Nam luôn hướng về lễ hội đền, chùa với ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng. Phải chăng những vất vả nhọc nhằn của cuộc sống đều lắng lại trước ngày lễ thiêng liêng. Và người Việt dù điều kiện vật chất thiếu thốn, khó khăn nhưng không vì thế mà họ kém đi lòng thành tâm hướng về Thánh, Phật. Trong đời sống tâm linh của người Việt, tục đốt nhang (thắp hương) đã trở thành thuần phong mĩ tục và được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nén hương đã đi vào đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt Nam. Những sợi khói nhang cuộn tròn, phảng phất bay đi để lại mùi hương thoang thoảng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần thánh, ông bà, tổ tiên đang ở còi vĩnh hằng. Nén nhang thơm dâng
đất trời tiên tổ đã trở thành nét đẹp văn hóa người Việt, đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn. Đối với người Việt Nam chúng ta những khi muốn tìm nơi cho tâm hồn thanh thản, gửi những cầu mong và niềm tin thì mọi người thường tìm đến nơi đền, chùa thắp nhang để cầu nguyện an vui. Vì lẽ đó mà ngay từ nhỏ cậu bé trong Đò Lèn đã quen thuộc với mùi nhang thơm tỏa ra từ các ngôi đền, ngôi chùa.
Đặc trưng văn hóa Việt là trọng tình “ một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Vì thế, truyền thống đạo lí thủy chung tình nghĩa cũng chính là một giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của văn hóa Việt. Từ cuộc sống lao động ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó cộng đồng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi đắng cay... Tình nghĩa thuỷ chung đã trở thành lẽ sống của người dân Việt.
Với Nguyễn Duy, dường như tình thương yêu giữa con người với con người đã làm nên nền móng vững chắc tạo nên những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống. Những con người trong trang thơ Nguyễn Duy, làm lụng, suy nghĩ, giao tiếp và đối xử với nhau trong sự chi phối sâu sắc của cái “tình”. Bằng tiếng thơ của mình, Nguyễn Duy cho người đọc thấy thứ tài sản vô giá này được làm nên và lưu truyền từ những con người bình dị, sống lặng lẽ giữa cuộc đời. Nhưng trong cái bình thường có vẻ như quá giản đơn của họ, nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp của con người Việt là cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng yêu thương con người. Đó là hình ảnh người bà đơn độc nhưng mạnh mẽ trong cuộc sống lam lũ, bần hàn trong những bất hạnh hay những thách thức tồn vong của làng quê, gia đình nhưng bà vẫn giàu nghị lực vươn lên trong chính những khó khăn đó. Bà lặn lội "mò cua xúc tép" ở đồng Quan để có tiền mua gạo nuôi cháu. Bà đi gánh thuê chè xanh Ba Trại, gánh nặng, đường xa và gồ ghề, đêm tối
và gió rét, đôi chân bà "thập thững" bước đi. Đôi vai "chín dạn" vì gánh đòn tre. Chân bước cao bước thấp, lúc ngả lúc nghiêng, bước đi "thập thững" trong đêm tối, trong gió rét. Bà vất vả và cơ cực. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời. Nguyễn Duy đã gửi gắm bao tình thương và biết ơn đối với bà. Dù cuộc sống có khó khăn, dù cho chiến tranh có tàn phá đi tất cả thì bà vẫn luôn dành một tình thương yêu vô bờ bến cho đứa cháu của mình. Niềm thương yêu đó chính là nghị lực để bà quên đi những mệt nhọc, lam lũ trong cuộc đời vươn lên lo cho cuộc sống của cháu:
Bom Mĩ dội nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bà tôi đi bán trứng ở Ga Lèn
Hiện thực khắc nghiệt của đời sống, cuộc chiến tranh chống Mỹ ập tới, làm đảo lộn tất cả, một đảo lộn vừa đau đớn vừa xót xa nhưng bà vẫn giàu niềm tin, giàu nghị lực trong cuộc sống. Bà vẫn tiếp tục lao động không hề sợ hãi hay lùi bước trước khó khăn “ Bà tôi đi bán trứng ở Ga Lèn”. Hình ảnh người bà với đức tính cần cù chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu thương, giàu nghị lực và niềm tin trong cuộc sống chính là một biểu tượng đẹp cho lối sống, phong tục tập quán của con người Thanh Hóa nói riêng và của dân tộc Việt nói chung. Xuất phát từ sự cảm thấu và trân trọng nét đẹp văn hóa của con người, quê hương, trong sáng tác của mình, Nguyễn Duy cho ta thấy những nét đẹp của văn hóa, con người trên dải đất cong cong hình chữ S dù sống trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hàng ngày hay trong những bất thường của chiến tranh thì ở họ luôn ngời sáng nét đẹp của lối sống chan chứa nghĩa tình, giàu sự hi sinh và