Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 4


thường: “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bể. Hồi chiến tranh ở rừng / vầng trăng thành tri kỉ”. Cuộc sống nơi làng quê luôn chứa đựng những nét văn hóa làng độc đáo, đó là lối sống hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật, coi thiên nhiên nơi làng quê ấy như người bạn tâm giao song hành cùng những bước ngoặt lớn trong cuộc đời con người.

Được nuôi dưỡng từ cái nôi văn hóa Bắc Bộ, Nguyễn Duy lớn lên trên mảnh đất với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, những dòng sông chở nặng phù sa…Thế giới tự nhiên không biết tự bao giờ trở thành người mẹ nuôi dưỡng, chở che, là người bạn thủy chung với con người. Có lẽ điều đó ăn sâu vào tâm thức nhà thơ như một lẽ tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, khí trời. Vì thế, ta có thể nhận thấy nét đẹp văn hóa của làng quê luôn được nhà thơ gắn liền với những mảng màu thiên nhiên tại chính quê hương ông. Không gian cứ mở rộng ra và những kí ức đẹp cứ hiện về. Kí ức trong tâm hồn nhà thơ, trong trái tim nhà thơ đều gắn với cảnh vật quê hương, làng quê. Ánh trăng quê như một người bạn thân tình luôn bước theo mỗi bước chân, luôn lắng nghe, luôn sẻ chia với Nguyễn Duy. Không chỉ là lối sống hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật mà nét đẹp trong văn hóa làng còn là lối sống luôn nhớ về cuội nguồn, luôn nhớ về xóm làng nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Nguyễn Duy mang đậm hồn quê bởi cái tôi này luôn nhớ về làng quê. Có thể nói, nỗi nhớ thương đau đáu nhất trong nhà thơ là nỗi nhớ quê hương làng xóm. Trong tâm linh của người Việt Nam, quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là máu thịt của mỗi người. Người dân đất Việt bao đời nay luôn sống với tâm thức “lá” cuối cùng rồi cũng “rụng về cội”, “Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi”. Trong cái thế giới tinh thần phong phú của những người nông dân thuần chất, ta tìm thấy được một tình cảm rất sâu lắng thiết tha dành cho ngôi làng thân yêu của họ. Người nhà quê, với bản chất


thật thà trong sáng thì cái thứ tình cảm ấy càng mãnh liệt và thiết tha hơn. Khi ở giữa quê hương, ông trải lòng mình để tắm những dòng sữa ngọt ngào chảy giữa đồng quê. Khi xa quê nó trở thành nỗi nhớ da diết. Nhớ về làng quê là nhớ về những gì bình dị nhất, nhớ vầng trăng nơi gửi gắm bao kỉ niệm. Vầng trăng (Ánh trăng) của Nguyễn Duy là người bạn đường gắn bó với cuộc sống con người, cùng sẻ chia những niềm vui lẫn nỗi buồn, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trăng gắn liền với kỉ niệm thời thơ ấu ở làng quê.

Vầng trăng tình nghĩa sáng trong không gian và thời gian kí ức. Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa tình nghĩa. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó, ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua, cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ, vầng trăng của những kí ức, những kỉ niệm.

Trăng trong thơ Nguyễn Duy chính là hình ảnh thiên nhiên đẹp. Thiên nhiên với tất cả những gì gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Một thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, chan hòa, mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người cũng được mở ra. Trong đó con người sống với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và gắn bó máu thịt với thiên nhiên. Trong không gian thân thương của làng quê, ta


nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người được chan hoà, được sống trong cái mát lành của quê hương. Con người được hưởng cái mát dịu ngọt ân tình của thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên qua ánh trăng dịu hiền nơi làng quê và trên dọc tuyến đường hành quân của một thời máu lửa. Trong sự cộng sinh chan hòa ấy, con người tự nhận xét mình “hồn nhiên như cây cỏ” giữa mẹ tự nhiên, như là một bộ phận của Tự nhiên. Đây chính nét đẹp nổi bật trong văn hóa làng quê của con người Việt Nam, đó là lối sống gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với cảnh vật, coi cảnh vật như một người bạn ghi lại dấu ấn của tuổi thơ, lối sống nặng nghĩa tình với quê hương, cách ứng xử giữa con người và tự nhiên . Lối sống đó đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người, tạo dựng nên những kỉ niệm đẹp, không thể nào quên, tạo nên nét đẹp trong văn hóa làng của dân tộc Việt.

Sống trong cộng đồng làng, hòa tâm hồn vào với thiên nhiên, cảnh vật làng quê, coi làng quê là nơi khởi nguồn của sự sống, kết tinh của văn hóa con người, tạo nên những con người nghĩa tình. Bởi vì lẽ đó nên những con người nơi làng quê đó họ cũng sẵn sàng trở thành một người lính để bảo vệ sự bình yên chốn quê hương. Tâm lí làng khiến họ luôn gắn cuộc đời mình vào sự yên bình nơi làng quê đây là động lực để họ ra đi chiến đấu cho quê hương, đất nước, bảo vệ những kí ức đẹp thời ấu thơ. Biết bao người lính đã ra đi, đã hi sinh cho dáng hình vẹn toàn của quê hương, đất nước. Đó là những người lính trong Đồng Chí của Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua / Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá / Tôi với anh đôi người xa lạ / Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Họ xuất thân từ những vùng quê nghèo, ra đi vì muốn chiến đấu bảo vệ những vùng quê đó, bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn, nơi tuổi thơ gắn bó, nơi nghĩa tình nuôi dưỡng tâm hồn họ. Hay “Đêm nay rừng hoang sương muối / Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo”. Họ còn là những người lính có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


một thời gắn bó với quê hương, bản làng để rồi khi xa vẫn luôn vang vọng lời nhắc nhở của nét đẹp văn hóa nơi chốn bản làng đó: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ/ Có thấy dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” ( Tây Tiến- Quang Dũng). Đó còn là những người lính luôn gắn mình vào thiên nhiên làng bản, thiên nhiên với những gì đẹp nhất: “Nhớ gì như nhớ người yêu / Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương. Nhớ từng bản khói cùng sương / Sớm hôm bếp lửa người thương đi về” (Việt Bắc - Tố Hữu).

Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 4

Văn hóa làng quê, bản làng luôn được người lính trân trọng, yêu thương. Thiên nhiên nơi làng quê, bản làng như một người bạn tri kỉ, như một lẽ tự nhiên đi vào tâm hồn họ, chiếm giữ những tình cảm chân thật nhất trong sâu thẳm trái tim họ. Để rồi họ coi thiên nhiên là người bạn tâm giao, là người yêu thương, là người để họ có thể gửi gắm nỗi niềm, gửi gắm những tâm tư tình cảm, những hoài niệm xa vời của tuổi trẻ.

Từ đây chúng ta có thể nhận ra và thấy rò được sự gắn bó mật thiết, lối sống tình nghĩa, thủy chung giữa con người với tự nhiên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước chính là một nét đẹp nổi bất trong văn hóa làng. Nét đẹp văn hóa đó cần được lưu giữ , trân trọng bởi lẽ nó sẽ là nền tảng tạo nên những con người nghĩa tình, tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa làng của dân tộc Việt.

2.1.2. Văn hóa sinh thái tự nhiên

Sinh thái trong tiếng Hi Lạp là “oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của mọi sinh vật, trong đó có con người.

Văn hóa sinh thái có rất nhiều khái niệm khác nhau. Có thể hiểu một cách khái quát theo Đỗ Văn Hiểu: “ Văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất


và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn”

Theo TS Trần Thị Hồng Loan: “ Văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy và phát triển trong quá trình ứng xử với các loài sinh vật khác, nhằm tác động và cải biến tự nhiên vì sự tồn tại của con người và giới thiệu tự nhiên ở cả hiện tại và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của con người về môi trường tự nhiên ở cả hiện tượng và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của con người về môi trường tự nhiên trong hoạt động thực tiễn của chính bản thân con người”. Trước hết văn hóa sinh thái được hiểu là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của tự nhiên, con người cũng giống như vô vàn các loài sinh vật khác trên Trái Đất muốn tồn tại và phát triển thì không thể không có mối liên hệ nào với tự nhiên. Những nhu cầu cơ bản nhất của con người như ăn, uống cũng cần có sự tác động đến tự nhiên. Cùng với sự phát triển của con người, đã có giai đoạn con người quan niệm rằng mình là bá chủ của muôn loài, là kẻ thống trị giới tự nhiên bằng những hành động, những tác động vào môi trường tự nhiên một cách thái quá, con người cho rằng tự nhiên phải khuất phục trước trí tuệ con người. Nhưng không đó là một quan niệm hết sức sai lầm của con người trong mối quan hệ tự nhiên.

Tuy nhiên không phải mọi hoạt động, tác động của con người cải biến môi trường tự nhiên đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái. Những giá trị văn hóa sinh thái được hình thành và lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải tương đối ổn định, thể hiện được bản sắc của dân tộc người thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên.


Chính vì thế mà thiên nhiên trở thành người bạn của con người, các thi nhân thường mượn thiên nhiên, cảnh vật với những gì đời thường nhất, giản dị nhất để gửi gắm tâm tư, cảm xúc. Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa thì con người lại coi mình là trung tâm của vũ trụ và xa lánh, quên mất môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh mình. Nhận ra được sự quay lưng của con người với chính môi trường sinh thái xung quanh cuộc sống của mình nhiều nhà thơ đã lấy thiên nhiên, cảnh vật làm đề tài trong các bài thơ của mình và qua đó khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường sinh thái đối với con người.

Từ xưa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là hòa đồng, là gần gũi, thiên nhiên đi vào thơ ca như một điều tất yếu, một lẽ dĩ nhiên: “Mênh mông biển lúa xanh rờn / Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau. Một vùng phong cảnh trước sau / Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san” ( ca dao) hay trong thơ Hàn Mạc Tử cũng xuất hiện những hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi với cuộc sống đời thường như: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan / Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng / Sột soạt gió trêu tà áo biếc / Trên giàn thiên lí- bóng xuân sang” (Mùa xuân chín). Ta có thể thấy chủ đề về thiên nhiên vẫn luôn xuất hiện và có vị trí quan trọng trong văn chương. Thiên nhiên như một khách thể thẩm mĩ để các thi nhân soi ngắm và hưởng thụ, rất nhiều thi sĩ thể hiện sự tinh tế tuyệt bậc khi miêu tả thiên nhiên và qua đó thể hiện nét đẹp văn hóa sinh thái, gửi gắm những quan niệm về thiên nhiên, môi trường và con người.

Nguyễn Duy cũng đã mượn những hình ảnh quen thuộc nơi chốn làng quê đã từng gắn bó với tuổi thơ ấu của mình như: đồng, sông, bể, ánh trăng… trong bài thơ Ánh trăng để trải những suy tư, gửi gắm những quan niệm sâu sắc về nghĩa tình thủy chung giữa thiên nhiên với con người. Đặc biệt những vần thơ về đồng quê không chỉ thể hiện tình yêu mà Nguyễn Duy dành cho thiên nhiên


với tư cách là những vẻ đẹp giản dị , thanh tân nhất mà xét trên phương diện nào đó đây cũng chính là ý thức chống lại sự tàn phá môi trường của văn minh công nghiệp. Người đọc dễ dàng cảm nhận được “khối sầu đô thị” xuyên suốt mạch thơ. Nguyễn Duy đã cho ta thấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại , đối lập trong cách cư xử giữa vầng trăng trong quá khứ và vầng trăng trong hiện tại, giữa thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và môi trường nhân tạo nhỏ hẹp mà người lính đang sống.

Mở đầu bài thơ Nguyễn Duy đã gợi nhắc tới một thứ thiên nhiên trong trẻo, vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với tuổi thơ, với cuộc đời lính của chính tác giả: “Hồi nhỏ sống với đồng / Với sông rồi với bể. Hồi chiến tranh ở rừng / Vầng trăng thành tri kỉ”. Đó là hình ảnh của những cánh đồng bao la, những con sông quê, những bãi biển trải dài mênh mông nước. Đó cũng chính là hình ảnh ánh trăng- người bạn tri kỉ của tuổi thơ, người bạn đường thủy chung của tác giả. Ngay từ nhỏ Nguyễn Duy đã sống chan hòa với thiên nhiên, những kỉ niệm tuổi thơ của ông luôn gắn liền với cảnh vật nơi thôn quê. Đặc biệt trăng đã trở thành người bạn không thể thiếu của nhà thơ. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ trên mỗi bước hành quân: “Ngỡ không bao giờ quên / Cái vầng trăng tình nghĩa”. Có thể nói thiên nhiên chính là cuội nguồn, là cái nôi tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc cho con người. Thiên nhiên đã nuôi dưỡng tâm hồn con người, trở thành niềm thôi thúc của tác giả, gợi nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thuỷ chung.

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp, ngay cả khi đô thị hóa đã bắt đầu được mở rộng vào nửa đầu thế kỉ XX thì văn hóa tiểu nông vẫn rất đậm nét. Vì thế mà con người thường sống rất gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên là cuội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước. Bởi thế


thiên nhiên là nơi có khả năng chữa lành mọi vết thương tinh thần của những kẻ xa quê. Cảm thức về thiên nhiên làng quê có khả năng làm vợi bớt sự chơ vơ trong những tháng ngày sống xa quê. Văn hóa sinh thái trở thành mối gắn kết giữa lịch sử của mỗi cá nhân với nơi sinh thành nuôi dưỡng mình. Thế nhưng người lính năm nào giờ đã bị cuộc sống xô bồ, chớp nhoáng nơi phố xá làm quên đi quá khứ vẹn tình bên thiên nhiên làng quê.

Về thành phố sống quen với ánh điện cửa gương, quen với sự nhộn nhịp, tấp nập nơi thị thành mà quên đi ánh trăng tình nghĩa, con người trở nên xa cách và dường như lãng quên thiên nhiên. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng “như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng”, khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống với phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng với sự lãng quên của người lính cũng chính để thể hiện cái không gian tù túng, cái môi trường sinh thái nơi đô thị bị bó hẹp và bị con người lãng quên. Văn hóa sinh thái đang bị những con người nghĩa tình trước kia quay lưng lại trong cuộc sống hiện đại.

Chúng ta có thể thấy cánh đồng, dòng sông, biển cả, hay ánh trăng quê đều là những không gian sinh thái đã đi vào thơ. Không gian sinh thái này được tác giả thấu hiểu và biểu đạt tinh tế nhờ tình yêu thiên nhiên. Tuy nhiên biểu tượng tập trung nhất mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là hình ảnh ánh trăng. Nguyễn Duy đã nói tới ánh trăng như nói về một người bạn tri âm, tri kỉ. Ánh trăng ấy soi tỏ cho tác giả nhận thức ra được giá trị thực sự của cuộc sống,

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí