Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ NGÂN


THƠ NGUYỄN DUY

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học

Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 1


TS. LA NGUYỆT ANH


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả


Nguyễn Thị Ngân


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình triển khai khóa luận tôi nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của tiến sĩ La Nguyệt Anh, các thầy cô trong Tổ Bộ môn văn học Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ, giảng viên La Nguyệt Anh, cùng toàn thể thầy, cô giáo. Do khuôn khổ thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả


Nguyễn Thị Ngân


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Mục đích nghiên cứu 6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

7. Đóng góp của khóa luận 8

8. Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9

1.1.Những tiền đề khoa học 9

1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học… 9

1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học 12

1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tác… 13

1.2.1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy 13

1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Duy 14

1.3. Khảo sát sáng tác của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông 15

CHƯƠNG 2. DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY 18

2.1. Văn hóa làng và sinh thái 18

2.1.1. Văn hóa làng quê… 18

2.1.2. Văn hóa sinh thái 23

2.2. Văn hóa đô thị và sự thức tỉnh ý thức môi sinh 28

2.2.1. Văn hóa đô thị 28

2.2.2. Sự thức tỉnh ý thức môi sinh… 31

CHƯƠNG 3. DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ĐÒ LÈN CỦA NGUYỄN

DUY 35

3.1. Văn hóa truyền thống với lễ hội, phong tục tập quán 35

3.1.1. Văn hóa lễ hội 35

3.1.2. Phong tục, tập quán quê hương 39

3.2. Văn hóa hiện đại với những vấn đề thế sự… 44

3.2.1. Văn hóa hiện đại 44

3.2.2. Những vấn đề thế sự… 47

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lí luận

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Có thể thấy, trong thế giới văn minh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Văn hóa bao gồm nhiều thành tố, trong đó có văn học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân tố quan trọng kết tinh văn hóa . Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng trong nó giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Chính vì thế, văn học là thành tố quan trọng của văn hóa.

Quan hệ văn học - văn hóa là một vấn đề có tính lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa, văn học. Việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa lâu nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến. Song để soi chiếu vào các tác phẩm cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn cụ thể chúng tôi thấy còn rất ít. Đề tài này giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa với văn học đồng thời cho thấy dấu ấn văn hóa trong các tác phẩm văn học.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Nguyễn Duy là nhà thơ thuộc thế hệ trẻ trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nguyễn Duy làm thơ khá sớm, nhưng đến năm 1973 ông mới được độc giả biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam. Từ đó những tập thơ của Nguyễn Duy lần lượt đến với độc giả như: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Về (1994),… Có thể nói, ông đã có những đóng góp quan


trọng cho nền thơ Việt Nam, góp phần xây dựng trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam tình cảm yêu mến, quý trọng, nâng niu, gìn giữ bản sắc của dân tộc mình.

Những vần thơ của Nguyễn Duy luôn mang đậm dấu ấn văn hóa của chính mảnh đất quê hương ông với những gì giản dị nhất, đời thường nhất. Tìm hiểu Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóalà một hướng đi mới giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận thơ Nguyễn Duy từ những yếu tố văn hóa của truyền thống dân tộc. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc tìm hiểu, đánh giá tác phẩm từ góc nhìn văn hóa còn khá mới mẻ. Từ nhiều năm nay, thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường phổ thông, từ tiểu học đến trung học phổ thông với các bài: Tre Việt Nam, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Ánh trăng, Đò Lèn. Song phần lớn sự nghiên cứu đó chỉ mới ở mức độ xem xét giá trị hiện thực, chỉ tập trung khai thác những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong thơ Nguyễn Duy giúp ta hiểu thêm vẻ đẹp của thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, văn hóa truyền thống cùng những phong tục tập quán, lễ hội và văn hóa hiện đại của dân tộc Việt. Từ đó, góp thêm một cái nhìn khái quát về sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Nguyễn Duy. Thấy được sự đóng góp và vị thế của Nguyễn Duy trong nguồn mạch phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt vận dụng vào việc giảng dạy thơ Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn học.


Tìm hiểu Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông.

2. Lịch sử vấn đề

Có thể nói người có công phát hiện và giới thiệu thơ Nguyễn Duy là Hoài Thanh. Ông đã nhận ra “một thế giới quen thuộc” và cảm nhận trong thơ Nguyễn Duy “cái hương vị cuộc sống xưa trên đất nước chúng ta”. Sau bài viết của Hoài Thanh, xuất hiện một số bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy trên các báo và tạp chí: Văn học, Nhà văn, Văn nghệ, Tiền phong, Giáo viên nhân dân. Nhìn một cách bao quát, những bài viết, nghiên cứu về Nguyễn Duy gồm các tiểu luận, bài báo, các luận văn. Có thể chia các bài viết này thành hai loại: loại bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy và loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu biểu.

Trong các bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy của Hoài Thanh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng, Chu Văn Sơn, Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Minh Tuấn, Phạm Thu Yến, các tác giả đều có khuynh hướng đi sâu tìm hiểu phong cách thơ Nguyễn Duy.

Về phương diện đề tài, Nguyễn Quang Sáng nêu ý kiến: “... Trong thơ Duy có hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng” [20, tr.91]. Tế Hanh cho rằng: “Những câu thơ viết về anh bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là những câu thơ thấm thía nhất ” [5, tr.3]. Vũ Văn Sỹ có những nhận xét khá tinh tế: “Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manh nhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè lạc về giữa phố, một dấu chân của lấm tấm ruộng bùn,...Và rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được ở đó” [20, tr.69]. Còn Vương Trí Nhàn đưa ra một nhận xét có ý nghĩa khái quát: “Bao dung nên giàu có” [11, tr.280].

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí