Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 9

cấp bách nên ông đã đặt ra hàng loạt câu hỏi. Cho thấy sự lo âu của ông đối với tình thế nước nhà, qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc của Nguyễn Lộ Trạch.

Rồi ông lại mềm mỏng nêu ra kế sách: “Vả lại thế sự ngày nay không có cách gì hơn hòa nữa, nhưng lấy hòa làm quyền nghi nhất thời thì có thể được, chứ nếu trông cậy làm kế lâu dài thì tôi đây dầu rất ngu dại, cũng biết là không nên” [3; 88]. Ông quan niệm trong tình hình suy yếu, lạc hậu của đất nước phải có hòa bình để bồi bổ sức lực, xây dựng lực lượng, chuẩn bị khi thời chiến đến giành chiến thắng, chứ không phải hòa để xoa tay cho là yên ổn và không hành động gì để xoay chuyển tình thế.

Qua đó ta thấy được tài năng của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch khi viết về thể luận. Thật là xuất sắc, ngưỡng mộ và khâm phục.

Tiểu kết chương 3:

Chương ba chúng tôi đi nghiên cứu phương diện nghệ thuật của thể luận. Nội dung và hình thức không thể tách rời nhau, hình thức chứa đựng nội dung, ngược lại, nội dung tồn tại trong hình thức và chi phối hình thức. Đặc điểm tiêu biểu về hình thức của thể luận chính là kết cấu, lập luận; ngôn ngữ và giọng điệu văn chương. Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã khảo sát một số tác phẩm viết bằng thể luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Thông qua các tác phẩm ta thấy được sự chặt chẽ trong xây dựng kết cấu, sắp xếp hệ thống lập luận theo thứ tự; sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ và hấp dẫn đa dạng của giọng điệu. Qua đó đã nổi bật nên một số phương diện nghệ thuật của thể loại luận.

KẾT LUẬN


1. Thể luận là thể văn đã có từ rất lâu đời trong nền văn học cổ Trung quốc. Thể văn này đã du nhập vào Việt Nam cùng với thời gian Trung Quốc đô hộ Việt nam. Cụ thể là xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII. Những tác phẩm viết bằng thể luận đầu tiên trong nền văn học viết của Việt Nam có thể kể đến, như: đời Trần, Trần Thái Tông có Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Trong sách này có các thiên Thu giới luận, Niệm Phật luận, Tọa thiền luận, Tuệ giáo luận, Giới định túc luận. Tiếp đến Lê Văn Hưu là người mở đầu sử luận. Lê văn Hưu không viết thành bài luận riêng mà dựa vào sự thực lịch sử mà vạch ra ý nghĩa của nó.Ví dụ bài Luận về Hai Bà Trưng hay luận về việc nhà Lý sùng Phật. Sử luận của Ngô Sĩ Liên hoàn toàn theo quan điểm của nho gia, tin mệnh trời, xét đạo đức theo các phạm trù lễ, nghĩa, tín... Bùi Kỷ giới thiệu bài luận của ông tự làm là Thân thể luận. Trong di sản văn học cổ, tác phẩm thể luận không chỉ có ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có giá trị văn học lớn. Đến cuối thế kỷ XIX khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, họa ngoại xâm khó bề lẩn tránh, đất nước lạc hậu tiêu điều thì xuất hiện những bài luận. Ví như Hòa Nhung luận của Vũ Phạm Hàm (1807-1872). Dưới triều vua Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ (đã gửi triều đình Huế 58 bản điều trần) và những bản văn xuất sắc Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp, 1863), Giáo môn luận (Bàn về tự do tôn giáo, 1863), đặc biệt, Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ). Sau đó, có thể kể đến Nguyễn Lộ Trạch với Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, nhất là tập Thiên hạ đại thế luận (Bàn về thế lớn trong thiên hạ, cụ thể bàn về tình thế của các nước Đông Á trước nguy cơ thôn tính của phương Tây).

2. Hệ thống vấn đề bàn luận chủ yếu của thể luận với nội dung chính về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội... được khảo sát chủ yếu ở một số tác phẩm viết bằng thể loại luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Thông qua khóa luận ta thấy rò hơn về đặc trưng của thể loại luận qua kế sách canh tân đất nước và kế sách chống chọi kẻ thù của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Khi thể luận mới xuất hiện thì chưa thực sự phong phú, tuy nhiên đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX nó đã đạt được những thành tựu tiêu biểu. Qua khóa luận này chúng tôi muốn khai thác sâu hơn về thể luận giúp độc giả có thể thấy được những đặc trưng tiêu biểu của thể loại này một cách rò ràng nhất.

3. Về phương diện nghệ thuật ta thấy thể luận nổi bật bởi các phương diện: kết cấu, lập luận, ngôn ngữ và giọng điệu. Với kết cấu chặt chẽ, lập luận logic và tính chất hùng biện, vấn đề được trình bày linh hoạt, sắc sảo, đi đến tận cùng làm sáng tỏ chân lí. Khi đề xuất các luận điểm, Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch triển khai tư tưởng đến tận cùng bằng lập luận suy lí chặt chẽ kết hợp với thực tế cuộc chiến. Thực chất đây là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm hướng đến mục đích canh tân đất nước và chống chọi với kẻ thù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Những áng văn mang đậm giá trị nội dung sâu sắc về đất nước, thời đại, đặc biệt là những tư tưởng canh tân tiến bộ, lỗi lạc kết hợp với giá trị nghệ thuật xuất sắc đã làm nên tên tuổi của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Con người ngày nay khi viết văn chính luận vẫn luôn học hỏi về những đặc điểm văn chương thời trước để rèn dũa cho mình năng lực viết thuần thục hơn.

Tóm lại, nghiên cứu vấn đề “Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX” đã khẳng định được những đóng góp quan trọng của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam trong lịch trình tư

Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 9

tưởng của dân tộc, góp phần quan trọng vào ý thức bảo vệ chủ quyền độc lập, cũng như chuẩn bị tư tưởng, năng lực để con người Việt Nam bước vào cuộc sống hiện đại. Mặt khác, con người Việt Nam vốn yêu chuộng văn chương, dễ thích nghi với nền văn minh, tiến bộ của nhân loại, tiếp nhận thể luận của Trung Quốc, các nhà văn chính luận Việt Nam đã sáng tác thành công và để lại nhiều áng văn chương bất hủ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ tạo dấu ấn sâu đậm của con người Việt Nam ở từng thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Bang, (1999), “ Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn”, Nxb Thuận Hóa.

2. Trương Bá Cần, (1988), Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang (1995), “Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn” Nxb khoa học xã hội.

4. Nguyễn Khắc Đạm, (1992), “Nhìn nhận và đánh giá về Nguyễn Trường Tộ”, Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr.88-89.

5. Nguyễn Đình Đầu, (2013), Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức, Nxb Trẻ.

6. Nhiều tác giả, (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nhiều tác giả, (2014), Nguyễn Trường Tộ hôm qua và hôm nay, Nxb tri thức.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

9. Hoàng Ngọc Hiến, (1998), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Bùi Kha, (2011), Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân, Nxb Văn học.

11. Lê Thị Lan, (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Hoàng Văn Lân, (1999), Ý thức dân tộc trong hệ thống tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Nxb Thuận Hóa.

13. Nguyễn Lân, (1941), Báo Tràng An, số 835, tr.1 - 2.

14. Hồ Lê, (2000), Trí tuệ và nhân cách Nguyễn Trường Tộ, Nxb Đà Nẵng.

15. Nguyễn Lộc, (1971), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.

16. Lưu Văn Lợi, “Tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ”, Quan hệ Quốc tế, số 10 - 1990.

17. Nguyễn Tiến Lực, (2013), Fukuzawa yukichi và Nguyễn Trường Tộ - Tư tường cải cách giáo dục, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phương Lựu, (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Na, (2006), Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Đăng Na, (2015), Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.

21. Nguyễn Phan Quang, (2009), “Thêm vài suy nghĩ về Nguyễn Trường Tộ và những điều Trần của ông”, Nghiên cứu lịch sử, số 12, tr.10 - 17.

22. Lê Minh Quốc, (2009), Kể chuyện danh nhân Việt Nam, tập 7, Nxb Trẻ, Hà Nội.

23. Lê Văn Sáu, (2000), “Đánh giá Nguyễn Trường Tộ: Con người và nhân cách”, trong Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, Nxb Đà Nẵng.

24. Trần Đình Sử, (2005), Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Trần Đình Sử, (2011), Lí luận Văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Trần Hữu Tá, (2012), “Nguyễn Trường Tộ - Một bi kịch lạc quan”,

Nghiên cứu văn học, số 1, tr.26 - 33

27. Văn Tân, (1961), “Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông”, Nghiên cứu lịch sử, số 23, tr.19 - 33

28. Bùi Duy Tân, (2001), Khảo và luận một số thể loại tác giả - tác phẩm Văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Bùi Duy Tân, (2004), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

30.Trịnh Vân Thanh, (1967), Thành ngữ - điển tích - danh nhân từ điển

(quyển 2), Nxb Hồng Thiêng, Sài Gòn.

31. Nguyễn Đức Thăng, (2015), Văn chính luận Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến, phát triển, Đề tài khoa học công nghệ, Trường Đại học Sư phạm An Giang.

32. Nguyễn Quyết Thắng - Nguyễn Bá Thế, (1992), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

33. Trần Nho Thìn, (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục.

34. Nguyễn Trọng Thuật, (1993), “Nguyễn Trường Tộ trên lịch sử Việt Nam”, Nam Phong, số 180, tr.13 - 15.

35. Nguyễn Trọng Văn, (2009), “Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về con đường cứu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX”, Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.32 - 35.

36. Đặng Huy Vận, Chương Thâu, (1961), Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Lê Trí Viễn, (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Phạm Tuấn Vũ, (2012), Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, Nxb Lao động, Hà Nội.

39. Trần Ngọc Vương, (2008), “Văn học trung đại Việt Nam - vài nét đặc thù”, Bản tin Đại học quốc gia, số 213, tr.40 - 43.

40. Vietlex, Trung Tâm Từ Điển Học, (2013), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022