quanh/ Bỗng dưng quành/ Bỗng dưng co mình trên núi vắng… Nhiều bài thơ của ông gây ấn tượng bởi cảm xúc thiết tha mà đầy chất miền núi với tình cảm hồn hậu: Mùa hoa, Mát rượi cây đàn, Mùa hè, Em - cơn mưa rào - ngọn lửa, Tên em dòng sông, Người đi không mang áo bông… Nói đến văn hóa là nói đến những con người, tâm hồn con người, thể hiện trong quan hệ đời sống, trong tâm lý, trong đời sống tinh thần, trong văn học nghệ thuật, trong những phong tục tập quán… Tất cả những điều đó đều đi vào những trang thơ của Y Phương một cách tự nhiên, thân thuộc. Thơ ông đã chạm đến nhiều vấn đề, đó là những xúc cảm, những suy tư, cuối cùng vẫn là mơ ước: Bao giờ yên như hồ/ Tĩnh lặng như hồ/ Đầy đặn như hồ/ Ăn ở như hồ…
Có nhà nghiên cứu đã chia văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thành hai xu hướng phát triển, đậm - nhạt của từng xu hướng có lúc khác nhau; xu hướng thứ nhất là ra đi tìm sự đổi mới, đổi thay để tiếp cận gần hơn với cuộc sống nhiều biến động (thường thiên về thời kỳ cách mạng); và xu hướng thứ hai là sự trở về nguồn, tìm lại bản sắc chính mình, lưu giữ văn hóa bản làng, xứ sở và khẳng định bản lĩnh của chính dân tộc mình. Có lẽ, ở chặng thứ hai của sự phát triển văn học các dân tộc thiểu số, tương ứng với thời kỳ của thế hệ thứ ba, xu hướng này có nhiều hứa hẹn phát triển hơn, và thơ của Y Phương phần nào đã, đang và sẽ còn tạo được nhiều hy vọng mới, thành tựu mới.
Trong văn học Việt Nam sau đổi mới, xu hướng đề cao cá nhân, cái tôi được thể hiện rất rõ nhưng đôi khi đi đến chỗ xem nhẹ ý thức cộng đồng. Cái chung không được chú ý nhiều. Điểm đặc biệt trong thơ Y Phương là ông vẫn hướng cái nhìn vào dân tộc, đất nước. Giai đoạn chống Mỹ, thơ ông được nuôi dưỡng, tiếp sức và gắn bó với vận mệnh dân tộc và từng bước đi của cách mạng, là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử hào hùng; giai đoạn hòa bình, ông vẫn thể hiện một cái nhìn có chiều sâu, mang tầm thời đại. Chính cách viết đến hiện đại từ truyền thống đã giúp ông tiếp tục có những phát hiện rất hay về dân tộc mình. Trong thơ Y Phương, tuy phần nhiều những sáng tác của nhà thơ là tiếng Việt, chất liệu mà các tác giả người Kinh vẫn dùng, nhưng cái làm nên nét riêng độc đáo của ông chính là những cách nói, cách sử dụng cũng từ cùng một chất liệu ấy. Đó là ngôn ngữ, cách nói chỉ của dân tộc Tày mới có. Y Phương của những ngày đầu làm thơ mộc mạc và đậm chất
miền núi hồn nhiên: Quế/ Anh chiến sĩ áo chàm/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép bốn hai vẫn thừa năm ngón/ Nhịn đói không kêu/ Ốm đau không kêu/ Nhớ mẹ quá thì ngồi trên đá/ Nhớ rồi khóc không cho ai biết… có khi chọn lọc rất tinh tế, chắt lọc lấy những ngôn từ “nhãn tự” làm nổi hình nổi sắc câu thơ: - Cỏ lấp lánh/ Khe khẽ ướt; - Nơi có mặt trăng mặt trời nhịp nhàng rơi; Cây đàn này đâu phải cây đàn/ Bầu nước mắt trăm năm cười khóc… Với Y Phương, cái chất trí tuệ và thấm đẫm chất triết lý làm cho thơ ông có một giọng điệu riêng, đó là cách nói của những trầm tư, suy ngẫm, trải nghiệm và có sự chín chắn hiếm có: Da thịt người da thịt đất đai/ Cùng một màu đồng hun lặng lẽ/ Nặng nhọc cười/ Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi/ Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước/ Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất/ Đất nước/ Sinh ra từ ngực người đàn bà/ Sau đó sinh ra làng quê xóm mạc/ Sinh ra tình yêu sinh ra bi kịch/ Sinh ra trí khôn đánh giặc chống trời/ Sinh ra Khan/ Khắp/ Cọi... Thơ ông giàu nhạc tính, không tạo cho người đọc cảm giác đơn điệu, bởi đó là thứ âm thanh của núi rừng, bản nhạc cất lên từ tình yêu cuộc sống và niềm tự hào tha thiết; nhịp thơ nhanh, hầu như không có sự giải thích, chỉ thiên về gợi. Nhiều khi ông trở về với lục bát truyền thống, phù hợp với việc thể hiện những tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Y Phương có những vần thơ lục bát được viết một cách chững chạc, thuần thục: - Dòng sông khi trắng khi xanh/ Tên em là bến cho anh gọi đò/ Tên em trĩu một câu hò/ Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu…
Ở tập Thất tàng lồm (Ngược gió), 44 bài thơ song ngữ xuất hiện dày đặc những nỗi nhớ. Ông nhớ mẹ, nhớ đá, nhớ tiếng gà, nhớ Tết, nhớ rừng... Ở đó không còn là hình ảnh của một chàng trai miền núi “Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba” mà là một con người đã bước đến cái tuổi tri thiên mệnh, đã thấm thía thế nào là hành trình “đi đến ngày nhàu nát”. Ở trường ca Đò trăng vẫn khắc họa sinh động hình ảnh những người lính. Nhưng nếu như những tập thơ trước 2001, hình ảnh người lính Tày - cũng là hình ảnh những người lính Việt Nam được khắc họa một cách hồn hậu, có lẽ sự mộc mạc và giản dị khiến những câu thơ của Y Phương hay không kém bất cứ câu thơ nào cùng đề tài ấy: Chúng con như hạt mùa màng/ Đi từ nhà ra đồng/ Đi từ sông ra biển/ Đi từ đêm tới ngày/ Đem chiến thắng về đầy hai
tay mẹ/ Đi lâu rồi vẫn còn rất trẻ/ Gương mặt người nào cũng rất đẹp trai... thì giai đoạn sau này, hình ảnh người lính trở về sau cuộc chiến có phần điềm tĩnh hơn:
Mùi trai Tày
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 15
- Thơ Nông Quốc Chấn - Sự Kết Hợp Truyền Thống Và Tinh Thần Thời Đại
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 17
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 19
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 20
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 21
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Ném xuống nước không chảy Lao vào lửa không cháy
Khi trở lại quê nhà
Trái tim chàng như chiếc lá non Se sẽ reo.
Mỗi tập thơ, trường ca, tản văn của Y Phương xuất hiện lại đánh dấu một thành công nhất định và trụ lại được trước những đào thải khắc nghiệt, đây là một cố gắng không mệt mỏi, không chỉ bởi những điều ông viết mà một phần quan trọng là ở cách ông truyền tải. Nó không mới mẻ một cách tân kỳ mà kết hợp hài hòa yếu tố dân tộc và hiện đại.
Thơ Y Phương thiên về sự triết luận từ những hình tượng mang sức khái quát và liên tưởng cao. Khi không hề có bóng dáng của sự dụng công, thơ Y Phương vẫn có sức hút kỳ lạ từ giọng điệu và ngôn từ. Ông cứ nhẩn nha, trầm tư nhưng lại tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Vẫn là cách nói quen thuộc của người miền núi, hay dùng so sánh: Ham muốn nhiều như tóc; Mặt tôi đỏ như mặt trời sắp rụng, Nhớ em nhiều như lá hoa, Đời cây như đời người, Người già trầm ngâm như cơn mưa...; hoặc thủ pháp điệp trong: Lời cây đàn tính, Tôi có một dòng suối, Những mùa sông Bằng không chảy, Chiếc áo, Có người cả một đời... nhưng lại mở ra những suy ngẫm mới. Nếu thơ Lò Ngân Sủn (Giáy) nghiêng về trực giác, trực cảm, khắc họa cuộc sống trong trạng thái căng tràn thì thơ Y Phương lại mạnh về tính trí tuệ, giàu triết lý sâu sắc mà vẫn tự nhiên, giản dị, nói như cách của Chế Lan Viên: “Vực sự sống ba chiều lên trang thơ hai mặt phẳng”. Chất liệu từ cuộc sống đời thường, hình ảnh được khai thác là trong hiện thực đời sống nhưng qua ngòi bút của Y Phương lại trở thành những biểu tượng. Đá trong thơ ông mang những nét độc đáo. Trong nghĩa thực, đá là hình ảnh đặc trưng cho thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, nhiều đồi núi, nhất là những núi đá cao ngút ngàn. Con người sinh ra trong không gian văn hóa miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”, nói như Dương Thuấn thì “ra khỏi cửa là leo là lội”, với Y
Phương, dân tộc ông, bản làng ông ngút ngàn đá. Theo cách gọi của Y Phương, làng ông là làng đá, tâm hồn con người nơi miền quê ông cũng của đá, nhưng không phải là sự khô cứng mà là sự rắn rỏi, và cả hình ảnh những bông “hoa đá” cũng góp phần bổ sung thêm ý nghĩa hoàn chỉnh cho biểu tượng đá. Đá tượng trưng cho con người, mang những tính cách của con người: Những đứa con của đá/ Lăn lóc đi vào đời.
Y Phương có nói, văn chương là một thứ để chơi, nhưng chơi cho mình thích và người ta thích, không chơi được nữa thì thôi... Có thể ông đã đúng, vì khi so sánh văn chương như trò chơi, điều đầu tiên phải thấy đó là sự tự nguyện, đam mê, chân thành; chơi vì trước hết là mình thích, mình muốn, chỉ điều ấy thôi cũng đã hàm chứa sự đáng trân trọng. Với những sáng tác về tình yêu quê hương và chiến tranh, cùng cách viết với ngôn từ tạo hình gây bất ngờ, lối nói giàu nhạc điệu, Y Phương khẳng định một phong cách riêng, hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc Tày với khả năng biểu cảm của tiếng Việt. Và có lẽ, “cái chất thơ ngọt ngào chắt ra từ tâm hồn Y Phương, đúng hơn là nó tự trào ra khỏi tâm hồn ông, lại được nấu từ thứ men đắng của cuộc đời ông” [71, tr.291] để làm nên những vần thơ mát lành “như sông như suối”… Điều tâm niệm mà cũng là ước ao ấy dường như không bao giờ yên tĩnh, ông lại mê mải hành trình của tìm kiếm, của khám phá, của sáng tạo, của khát khao để vượt qua những khuôn khổ và giới hạn. Giải thưởng Nhà nước (đợt 2 năm 2000 với các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng; Chín tháng; Lời chúc) là một ghi nhận xứng đáng với lao động, sáng tạo, đóng góp của Y Phương cho nghệ thuật, cho quê hương, đất nước.
4.3. Thơ Dương Thuấn - khát vọng hướng về nguồn cội
Nhan đề của tập thơ thứ 6 - Hát với sông Năng khiến chúng ta hình dung một cách khá rõ nét về phong cách thơ của Dương Thuấn. Anh cần mẫn, lặng lẽ tự họa chân dung mình và chân dung quê hương, dân tộc mình bằng những nét vẽ mộc mạc, giản dị mà sâu sắc. Trong tất cả những sáng tác của mình, Dương Thuấn luôn thể hiện cảm xúc của người con luôn gắn bó với mảnh đất quê hương, cho dù: Quê hương không đủ chỗ để đánh rơi đồng xu/ Ba bước chân gặp núi/ Ra khỏi cửa là leo là lội… Bên dòng sông Năng thơ mộng, anh hát về quê hương thân thương, ấy là nơi sinh thành và cũng là nơi gìn giữ những nét đẹp, tục hát lượn: Người hát thách
đố một câu/ Người cũng đối lại một câu/ Ai hát thua thì uống rượu/ Ai say bò như rắn qua cầu; tục thăm mẹ vợ: Tháng Giêng ai chưa có mẹ vợ/ Cứ mặc quần áo cho đẹp đi chơi/ Ai đã bắt con gái người ta về nhà mình ở/ Đến thăm mẹ vợ rồi sẽ yêu vợ mình hơn…
Từ những tập thơ đầu tiên Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993)... đến Soi bóng vào tôi (2009), Tuyển tập Dương Thuấn (song ngữ, 2010), thơ Dương Thuấn thực hiện một hành trình từ bản Hon đến với phố phường, đến với thế giới, vẫn một phương châm, một tư duy và một lối nói: Ta là chàng trai của núi - Chỉ biết hát lời cho quả sai... Điểm nổi bật nhất trong thơ Dương Thuấn là khát vọng hướng về nguồn cội. Tác giả Trinh Đường trong nhận xét về bản sắc dân tộc trong thơ Dương Thuấn có viết: “Bản sắc dân tộc Tày của Dương Thuấn thể hiện ở nhiều mặt. Từ một tấm lòng hiếu khách: Khách đến nhà không hỏi tên mà chỉ hỏi / Con đường nào đã đưa anh đến/ Mà nói rằng, hãy cạn vò rượu cùng ta/ Và khi khách đi chủ nhà chỉ nói/ Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cỏ gà… Từ một sự thất vọng về tình yêu: Bây giờ ngựa về tàu khác/ Một mình anh ôm câu hát/ Đi tìm bóng núi ngày xưa...
Không thể hình dung về thế giới thơ Dương Thuấn mà lại thiếu đi những bà mẹ xứ mây, em bé xứ mây, điệu lượn nàng ơi, những phong tục, sinh hoạt, những thảo nguyên rực rỡ nắng vàng, hồ Ba Bể, dòng sông Năng, những ngọn núi… Ở đó, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên đến nhòe ranh giới, ấy là nơi để con người có thể bộc bạch mình một cách chân thành nhất trong thiên nhiên đẹp tươi vô tận. Hình ảnh những “bà già bên sông Năng” trong thơ anh đau khổ vì tuổi già nua của mình, khi Cái tay cầm đũa đã rơi/ Cái chân không nhắc nổi qua bậu cửa. Ở đó là cảm giác buồn cho cái hữu hạn không thể vượt qua của con người - cái chết về thể xác. Không thể chống lại quy luật của tạo hóa nên đành nói theo một cách rất giản dị: Ai rồi già cũng đến/ Ai rồi trẻ cũng qua. Hoặc hình ảnh những bà mẹ đậm chất vùng cao được anh khắc họa với những trìu mến, thân thương:
Những bà mẹ xứ mây mỗi sớm bình minh Thơm má con và dặn con rằng
Mắng quan tham
Đừng run sợ Trước khi hái quả
Thì hãy chắp hai tay.
Đó là nơi những cô gái xứ mây hò hẹn bạn tình, những chàng trai xứ núi “chỉ biết hát lời cho quả sai” đã có những tình yêu thật đẹp. Họ gắn bó với nhau bởi cái tình, cái nghĩa. Cách yêu của họ cũng thật đặc biệt:
Yêu nhau thường hay mang bùa mê Bỏ vào nước khi khát lòng lại nhớ Ai uống rồi không xa được nữa
Bắt con tim lầm lạc tự về.
Người đọc sẽ thấy trân trọng những tình cảm vừa bền bỉ, vừa thiết tha gắn bó, dù xa xôi bao lâu, bao nhiêu đoạn đường, tình yêu ấy cũng không dễ gì phai nhạt, thậm chí nó còn da diết hơn: Đi một ngày/ Thương người con gái sang sông/ Đi hai ngày/ Thương bầy trẻ mò sông/ Càng đi càng nhớ mong/ Càng yêu một người con gái… Trong thơ Dương Thuấn, hình ảnh người phụ nữ hiện lên đằm thắm, đôn hậu, gần gũi và qua đó thể hiện những trân trọng, ưu ái đặc biệt của nhà thơ.
Nét độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh người dân tộc thiểu số được nhà thơ Dương Thuấn thể hiện giản dị mà sâu sắc. Nhưng từ miền quê của mình, anh vẫn hằng khát khao, ước mong tìm đến những chân trời mới, để khám phá, để yêu thương. Dường như với một tâm hồn thơ không bao giờ yên tĩnh ấy, đi là một lẽ tất yếu và đi để khẳng định mình. Dòng sông Năng lại thành một chứng nhân cho hành trình bôn ba tới nhiều miền quê đất nước, với một tâm thế tự tin: Nhà ta ở trên núi/ Bản có đông anh em/ Nay rời về thành phố/ Lắm người lạ không quen.../ Em ơi ta ở đâu/ Là bản ta ở đó. Có lẽ như ứng nghiệm câu nói của chị Thìn: Người ta càng lớn thì càng xa, anh đã theo nước đi, rời bản làng, rừng núi để thành người của muôn nơi. Nhưng sự xa cách không gian, xa cách thời gian càng làm cho tình quê thêm thấm đượm, nỗi nhớ quê càng thêm khắc khoải. Anh nhớ người yêu, nhớ bản làng, hai nỗi nhớ đã hòa chung làm một:
Tôi và em yêu nhau rồi xa quê
Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng
Tiếng thác reo chui vào trong chăn thành giấc mơ…
Thơ Dương Thuấn luôn mang bóng dáng của những hồi ức, thường là sự ngoái lại để nghĩ suy khi đã ra đi. Ngay đầu tập Đi tìm bóng núi, Dương Thuấn đã nhắc đến chuyện đi: “Sớm mai anh xuống núi”. Đến cuối tập thơ, anh đã trải nghiệm được một điều: Ta đi bốn phương trời/ Không phương nào để ngỏ nhưng vẫn một khẳng định và tâm niệm: Ta đi bộ từ núi xuống đồng bằng/ Ta chỉ biết nói lời cho quả sai. Nét khác biệt của thơ anh là không bộc lộ cái thở than, cái chán nản khi sống giữa lòng phố thị, kiểu như Nguyễn Bính ngày xưa gọi thành thị bằng những tính từ: Sáng nay sực tỉnh sầu đô thị/ Tôi lại về đây rất vội vàng” hay Kinh kỳ bụi quá xuân không đến... và cũng không đầy “mặc cảm thị thành” như Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy) khi viết: Thôi, thế là từ nay/ Ta sẽ ở trong một căn hộ khép kín/ Ăn khép kín/ Ngủ khép kín/ Ngồi khép kín/ Đi khép kín/ Chỉ có trái tim ta và tâm hồn ta/ Là còn lộng gió thiên nhiên/ Là còn triền miên tiếng suối chảy/ Bay nhảy giữa xanh trong… Còn Dương Thuấn, như Uông Thái Biểu có lần đã nói: “Anh chỉ muốn rút ruột ra cho đồng loại hiểu mình, hiểu một chàng trai về phố chẳng quên trăng, về đồng không quên núi”. Đầu tiên là hình ảnh trăng, trăng với Dương Thuấn không chỉ là dấu hiệu nhận biết, phản ánh kinh nghiệm về thời tiết, mùa màng, cái đẹp của hình tượng này ở chỗ, nó tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, bất diệt. Nó gần gũi với cuộc sống con người. Trong thơ Dương Thuấn, trăng hiện lên với nhiều cấp độ nghĩa, nhiều dáng vẻ. Đó là trăng của thiên nhiên, đất trời:
- Trên núi cao gió reo đã thích Trăng ở rừng mới say.
- Trăng xuống chơi trên cỏ Sao trẩy về bản sâu.
Trăng trong thơ Dương Thuấn còn là chứng nhân cho sự ra đi: Người đi mang một câu hát cũ/ Người đi một bến trăng xưa. Trăng chứng kiến và sẻ chia nỗi buồn, nỗi khổ cũng như niềm vui của con người nơi núi rừng:
- Em sẽ thương hơn những người phụ nữ Khuya một mình trông rẫy giữa trăng trong…
- Nàng nhớ thương nàng khóc Nước mắt tràn trăng khuya.
Nhưng trăng được hiểu theo nghĩa nhiều nhất là tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ, với vẻ đẹp tỏa ngời và sức hấp dẫn không gì sánh được: Em đẹp như trăng rằm toả rạng. Dương Thuấn có những cách tả trăng rất hay, hình ảnh Hát câu ca trăng ướt đầm đìa hay Đêm gõ chiêng chếnh chóang vầng trăng… của anh gợi nhiều liên tưởng thú vị… Thơ Dương Thuấn khi bộc lộ những khát khao gắn bó với quê hương sử dụng hai biểu tượng tuy quen thuộc nhưng lại mang nhiều sắc thái tươi mới là núi và sông. Gắn bó máu thịt đến mức, núi cũng như con người, Dương Thuấn so sánh: Ngọn núi ngày ngày chăn trâu/ Mùa nào cũng lên hái quả/ Đứng trong tim như một người thân/ Hễ đi xa là nhớ. Cái hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên, của núi rừng thể hiện rõ nhất qua những ngọn núi kỳ vĩ, sức mạnh của con người, của dân tộc cũng kín đáo thể hiện qua hình ảnh đó. Với Dương Thuấn, núi còn là nơi con người có thể tìm về bất cứ khi nào muốn sẻ chia, muốn tựa đầu vào, qua những kỷ niệm tuổi thơ anh bộc lộ niềm tin:
Thuở bé tôi cứ tin
Sẽ có ngày núi mọc thêm một ngọn Sẽ có ngày chim phượng lại bay về Tôi yêu chín mươi chín ngọn núi Âm thầm tôi đợi một ngày kia…
Trong thơ Dương Thuấn, núi và sông thường xuyên xuất hiện cạnh nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau rất hiệu quả. Dương Thuấn có duyên nợ, hay đúng hơn là “nặng nợ” với những dòng sông, khi hai tập thơ anh đều tìm đến dòng sông để gửi niềm tâm sự: Lớn lên tắm nước sông/ Mới thành người của làng. Anh tìm về sông quê để bộc bạch những suy ngẫm ẩn sâu, những tầng nghĩa triết lý rất mới: Gió thổi ngang đồng chở trăng bay rờn rợn/ Áo lông ngỗng Mỵ Châu bị cha chém rách/ Trên gò hoang văng vẳng tiếng khóc thề/ Thành quách đền đài, đao kiếm đã tan đi/ Bức tượng nàng cụt đầu vẫn còn máu chảy/ Hòa nước sông đỏ thắm. Lặng trôi! Về… Núi và sông theo nghĩa thực thì đó là sự gắn bó với cuộc sống con người miền
núi. Cuộc sống của họ quanh năm ngày tháng gắn với rừng, với cây, với sông, với những ngọn núi cao, những dốc đèo… Cũng bởi thế, ý nghĩa đầu tiên của những hình ảnh núi, sông xuất hiện trong thơ Dương Thuấn thể hiện sự giao hòa, gắn kết giữa cuộc