Điểm Mới Trong Cảm Nhận Về Ngoại Hình, Hành Động, Cử Chỉ Và Tâm Lí Nhân Vật


Trong mối quan hệ bằng hữu, Cao Bá Quát còn luôn ghi lòng tạc dạ, cảm động trước những hành động thể hiện tình cảm của bạn bè. Họ tặng Cao Bá Quát quà: Phạm Kinh doãn nhục quỹ hải vật, bệnh vị đáp bái, hốt trị phong vũ, cảm sự thư hoài nhân giản Phạm công kiêm trí bỉ ý - Quan Kinh doãn họ Phạm hạ mình biếu món đồ biển, đang bệnh chưa đến vái tạ, bỗng gặp mưa gió, cảm kích viết niềm riêng gửi ngài Phạm cùng bày tỏ ý thô thiển), Đáp Lưu Nguyệt Trì kiến huệ Bắc mính - Đáp Lưu Nguyệt Trì đến thăm biếu chè Bắc), (Dịch Đường kiến huệ song cáp - Dịch Đường biếu đôi chim bồ câu), Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ từ (Ông Thương Sơn tặng quà, có kèm theo một bài thơ hay, ta đang bối rối vì con chết, thương cảm dồn dập, tình hiện ra lời), Trân trọng lang can trì tặng huống/ Xuân phong mi vũ mộng lai tần (Ông đã trân trọng đem ngọc lang can tặng tôi/ Nhiều lần mộng thấy dung nhan ân huệ đến - Thứ vận Thương Sơn công kiến kí), Nhất phong tân mính sổ hàng thư/ Thiều đệ nhân nhân kí trích cư (Một gói chè xanh vài dòng chữ/ Nơi xa xôi có người (vào) gửi cho kẻ đày ải - Đoàn Tính bình nhân lai uỷ vấn, tẩu bút đáp tặng), Phách tiên thụ quản na trùng vấn (Mở thư trao bút với bao lời thăm hỏi - Đáp Lưu Nguyệt Trì kiến huệ Bắc mính), Hoàng phục giam hoài trọng/ Châu đề chiếu nhãn minh/ Vân hà khan tự thế/ Kim ngọc tưởng thi thanh (Khăn gói màu vàng phong kín tấm lòng sâu nặng/ Nét son phúc hậu chiếu sáng đôi mắt/ Xem thế chữ đẹp như mây, ráng/ Tiếng thơ tưởng như tiếng vàng, tiếng ngọc - Phú Yên Niết đài, Thái Xá Nguyễn ông dạ quá, nhục hữu sở kí, khai giam tinh đắc Đỗ Tuy Hoà quỹ vật, cập sở hoạ thi, kiêm phụ Nguyễn Ninh Thuận nhất thủ, lưu lạc chi huống bất tưởng cố nhân, do phục tương hậu, viên thuật bỉ vận dụng chí hảo ý), Nang dưỡng xảo liên Song Tỉnh viễn/ Dịch truyền hư sĩ bán bình nan (Cất trong bọc khéo thương Song Tinh xa vời/ Đưa đường trạm tới, luống đợi nửa bình khó khăn - Tạ Phạm Tư Nghiệp huệ mính)…

Những quà tặng ấy đều rất quý với Cao Bá Quát. Quý ở chỗ đó là đồ có giá trị lớn của người thuộc dòng dõi hoàng tộc (ngọc lang can). Quý vì đó là đặc sản (chè Bắc), là đồ thơm ngon (chim bồ câu). Quý ở bàn tay sửa soạn đầy trân trọng của bạn (phong kín trong khăn gói, chữ đề tặng nắn nót đẹp đẽ…). Quý vì ở nơi xa xôi gửi tới, qua bao đường trạm khó khăn… Nó cho thấy các bạn của Cao Bá Quát có thể mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách, sở trường, sở đoản khác nhau, ví như Vị Phủ năng ẩm nhật bách bôi/ Phương Đình năng thi thi tức giai/ Trượng phu kiến nhân vị bất thị/ Hy Vĩnh thanh khan thiên hạ tài (Bạn Vị Phủ hằng ngày uống rượu được trăm chén/ Bạn Phương


Đình hay làm thơ, mà hễ làm thì có thơ hay/ Bậc trượng phu nhìn người chưa có lần nào mà chẳng đúng/ Như bạn Hy Vĩnh có con mắt xanh trong xem biết nhân tài trong thiên hạ

- Đoản ca hành Vị Phủ tịch thượng vị chư hữu)… nhưng điểm chung của họ là những con người có văn hoá, giàu tình cảm, đối đãi với ông hết mực thắm thiết, trân trọng.

Ân tình của bạn bè khiến Cao Bá Quát xúc động. Ông có những câu thơ rất đẹp diễn tả nỗi niềm của mình: Thiều đệ lao tiên sứ/ Ân cần huống bệnh phu/ Bái gia cân lực quyện/ Nhuận hạc phế trường tô (Xa xôi nhọc sứ tiên/ Ân cần ban cho người bệnh/ Vái tạ (ơn) lớn đã ban cho kẻ sức lực đã cạn/ (Làm) nhuần đượm sự khô cạn (cho) phổi ruột sống lại - Dịch Đường kiến huệ song cáp), Hiền đạt luân giao cảm cựu nhân (Cảm lòng người cũ tài năng thông đạt (đã từng) bàn luận trò chuyện - Đáp Đặng Tam Tú tài kiến sách Phạm Đôn Nhân Lang trung nguyên vận), Ức ngã gian ngu tế/ Lao quân khiển quyển thâm (Nhớ khi tôi đang gian nan lo lắng/ Làm anh vất vả lưu luyến không rời - Đắc Lưu Thị độc vong tín cảm niệm tồn ai hiện hồ từ)… “Lúc khó khăn mới biết ai là người bạn tốt”, Cao Bá Quát có bạn không chỉ trong lúc thù tạc, ngao du mà cả khi ông rơi vào cùng quẫn nhất. Ông xúc động nguyên chú trong thơ mình: Dư tại cấm ngục nhật, tự phận cô nguy tất hãm tử địa. Lưu nhật dạ tỉnh thị bất tị phong vũ. Tuy cổ chi đốc ư hữu đạo giả đãi bất thị quá. Mỗi niệm thử sự vị chi hư hi - Những ngày tội giam trong ngục, biết phận mình đơn côi nguy hiểm ắt hãm vào chỗ chết. Anh Lưu ngày đêm đến thăm hỏi chẳng nề gió mưa. Dù cái đạo dốc lòng trung thành với bạn hữu thời cổ cũng chưa vượt qua được sự nguy hiểm đó. Mỗi khi nhớ tới sự kiện này, lòng tôi lại nghẹn ngào, nức nở - Đắc Lưu Thị độc vong tín cảm niệm tồn ai hiện hồ từ)… Rõ ràng, các bạn của Cao Bá Quát trở nên vô cùng ý nghĩa trong cuộc đời ông.

Đáp lại sự trao tặng cao đẹp ấy, trong thơ, Cao Bá Quát thường nói sự mong muốn biểu lộ tình cảm của mình với bè bạn, hoặc vì bạn mà làm điều gì đó cho bạn, không chỉ hoạ, đáp, tặng thơ bạn mà còn: Nghĩ hoạ sơn tùng hiến bắc đường (Định vẽ cây tùng trên núi dâng mẹ bạn - Tự sơn tống Ngọc Tiên quy tỉnh), Bắc sơn thi tiên Mẫn Hiên ông/ Vị quân năng lai phát thanh ca (Ông tiên thơ Mẫn Hiên ở núi Bắc/ Vì ngài đến cất lời trong trẻo - Di Xuân dĩ tu trúc sinh hoa thi kiến thị, tức tịch tẩu bút, ca dĩ đáp chi), Vị quân nhất ca hồi mộ sầu (Xin vì các bạn ca một khúc cho tan sầu chiều hôm - Đoản ca hành Vị Phủ tịch thượng vị chư hữu)…


Nói chung, tình cảm bạn bè của Cao Bá Quát không chỉ là sự “đồng thanh tương khí”, mà còn có sự trao và nhận hết mình. Đó là thứ tình cảm bền chặt và có sự sẻ chia ngọt ngào, xúc động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác


Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 12

Biên giới chữ “tình” của Cao Bá Quát được mở rất rộng: họ hàng thân thích, hàng xóm, người ở trong gia đình, những con người ông giao tiếp, gặp gỡ trong xã hội… Song ngay cả trong các mối quan hệ này, “phong cách” chữ tình của ông vẫn được thể hiện rất rõ: chân tình, thiết tha, nồng hậu và gắn bó chặt chẽ với cái gần gũi, cụ thể, thân thương trong cuộc sống.

Đối với những người có quan hệ gắn bó trong họ hàng, làng xóm, người ăn kẻ ở trong gia đình, người ông từng gặp gỡ, quen biết, Cao Bá Quát hết mực yêu quý. Ông day dứt vì thân thích làng quê mỗi ngày một ít mà mình chưa “mổ được dê béo để mời": Thân thích nhật dĩ sơ/ Hà thường tốc phì trữ (Thân thích mỗi ngày một thưa/ Chả bao giờ mổ được dê béo mời mọc - Sa hành để Đông Dư, kí mộ lưu túc). Ông không đánh mắng, mà chăm chút chân thành cho chú bộc: Hàn cực bất năng miên/ Khởi cải tân thi cú/ Chúc tận hoán nô thiêm/ Nô ngoạ thân ngâm cửu/ Xuyết tịch khứ thông thông/ Khước bả nô nhi phú (Rét quá không ngủ được/ Trở dậy chữa câu thơ mới làm/ Đèn hết dầu gọi nhỏ rót thêm/ Nhỏ cứ nằm lì rên rỉ/ Vội vàng đi lấy chiếu/ Đem đắp lên mình nhỏ - Hàn dạ ngâm). Ông xót xa khi người giúp việc cũ là Lê Kế Diên bị ốm: Nhất biệt viên phi thượng khứ hương/ Trùng trùng cộng thoại giản thư mang/ Quan san tựu ngã tình nan đoạn/ Dưỡng thống liêu nhân sự diệc thường/ Trung dạ tối liên hô Triệu Biện/ Khách đồ thuỳ thị thác Tiêu lang/ Như kim dược nhị cần tu khuyến/ Tân khổ khan tha lệ kỉ hàng (Rời làng ra đi tiễn biệt nhau ở cửa vườn/ Gặp lại nhau trò chuyện trong lúc tôi bận mải việc giấy tờ/ Nơi xa xôi anh đến với tôi, tình cảm khôn dứt được/ Chuyện đau yếu khêu gợi nỗi lòng là việc thường tình/ Song thương xót nhất là đang đêm anh gọi tên Triệu Biện/ Con đường lữ khách, tôi biết ai là Tiêu lang mà cậy nhờ/ Nay khuyên anh nên chăm việc thuốc thang/ Nhìn anh lòng tôi đắng cay nhỏ lệ mấy hàng - Cựu bộc Lê kế Diên ngoạ bệnh hữu sở). Ông cảm kích trước việc người đầy tớ thân cận đã không bỏ ra đi khi ông thất thế sa cơ, tù tội mà an ủi, động viên ông: Đa tạ Tiêu gia cựu thời bộc/ Khấp tương ôn ngữ uý vi tu (Đa tạ chú bộc cũ của nhà họ Tiêu/ Đã khóc lóc, đem những lời ôn tồn mà an ủi thân này - Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí


- kỳ nhị). Rồi đến người đào hát ở Đằng Châu tên là Phú Nhi muốn xin thơ ông cũng viết tặng (Đằng Châu ca giả Phú Nhi kí hữu sở dữ, thư dĩ tặng chi)…

Cao Bá Quát còn dành nhiều tình cảm đối với học trò của mình. Ông xúc động về sự đưa tiễn quyến luyến của họ khi ông lên đường đi thi: Chư tử phục bất xả/ Luyến luyến tòng ngã du/ Thần tịch ý vị thiếp/ Tải tửu tuỳ khinh chu (Các anh vẫn chưa chịu chia tay/ Cứ quấn quýt đi theo tôi mãi/ Hết sớm lại chiều vẫn chưa thoả lòng/ Lại còn tải rượu theo thuyền tôi - Chu hành há Thanh Khê, nhân cố nhân kí biệt tòng du chư đệ tử), Đệ tử tống ngã hành/ Tương tuỳ bất nhẫn trú/ Khởi thị nhi nữ tình/ Yểm diện lệ như vũ/ (…) Đa tạ chư thiếu niên/ Luyến ngã độc an thủ (Các học trò tiễn ta đi/ Cứ theo mãi không nỡ dừng chân/ Đâu phải tình nhi nữ/ Mà che mặt khóc sướt mướt/ (…) Đa tạ các bạn thiếu niên/ Ta có gì đáng quyến luyến - Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử). Đặc biệt, tình cảm của người thầy Cao Bá Quát còn thể hiện qua nỗi cảm thông với cảnh thi hỏng của học trò mình, cảnh lận đận của sĩ tử bảy mươi tuổi đầu còn đi thi. Cảm thông, chia sẻ “đồng bệnh tương liên” nên ông “tìm điều nhân” - xuất phát từ tình thương mến những người có tài chỉ vì những quy chế khắc khe của trường thi mà bị đánh hỏng - chữa bài thi phạm huý. Việc bại lộ, Cao Bá Quát cắn rứt lương tâm mình vì mang hoạ đến cho người: Cầu nhân vị đắc thành chiêu hoạ/ Đồng bệnh tương liên khước luỵ thân (Cầu điều nhân chưa được thành gây hoạ/ Cùng bệnh thương nhau lại làm luỵ đến người

- Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục)...


Với những người xa lạ, chỉ là gặp gỡ giữa đường, Cao Bá Quát cũng không kém phần thân ái. Ông Phân khâm tá khách miên (Chia chăn cho khách ngủ nhờ - Hàn dạ tức sự). Ông mời người đói một bữa ăn (Đạo phùng ngạ phu). Ông ghi lại cảnh bất hạnh của con người: người tát nước trên đồng bụng đói, môi run, (Hiểu lũng quán phu), cảnh người bồng bế nhau để được phát chẩn (Quan chẩn), cảnh người người lưu vong, trẻ già trốn lính, đói khổ kiệt sức (Phúc Lâm lão). Ông hoà vào niềm vui hân hoan của người dân mà viết nên vần thơ tươi tắn. Điền tẩu quy lai hà thái hỉ/ Đồn đề liệu lí hạ phong niên (Lão nông trở về hớn hở làm sao/ Chân giò chuẩn bị mừng năm mới được mùa - Tương vũ hí tác), Phụ ác đồn đề nhi tái tửu/ Nhất chước nhất ca sừ tại thủ (Vợ xách chân giò con khiêng rượu/ Vừa uống vừa ca cuốc cầm tay - Các thí nông phu lạc tuế hành)…

Có thể thấy rằng tình thương của Cao Bá Quát dành cho người hết sức sâu sắc, mang dấu ấn chủ nghĩa nhân văn cao cả. Đó là biểu hiện của tinh thần đồng cam cộng khổ, của lòng thương người như thể thương thân.


Cùng với tình yêu thương dành cho con người, Cao Bá Quát còn có tình cảm mặn nồng với cảnh vật quê hương. Nhớ quê, Chu Thần nhớ những gì thân thuộc, gần gũi nhất như cây gạo cao cao, hồ Ngựa Trời, dòng Đức giang, gò Phượng Chuỷ, hồ Tây... Trong đó, cây gạo ở làng Phú Thị như một “biểu tượng” về quê hương và nỗi nhớ:

Cao cao mộc miên thụ, Cổ cán hà thanh sơ!

(Tương đáo cố hương)

(Cây gạo cao cao kia,

Gốc già mà ngọn thanh đẹp làm sao !)


Nói chung, thế giới tri âm của Cao Bá Quát là những con người, hiện vật nơi dương thế, là những người gắn bó mật thiết với ông trong cuộc sống đời thường. Cao Bá Quát cũng không nhìn từ trên cao, đứng bên ngoài quan sát, chiêm nghiệm. Ông cúi đầu sẻ chia, đối thoại, hoà đồng. Có thể nói, nếu thế giới tình cảm của nhiều nhà nho khác còn mang đặc điểm quý tộc, thì đến Cao Bá Quát đã hết mực gần gũi, thân thiết. Đó là tình cảm của cuộc đời thường, chân tình - của một con người thắm thiết như bao con người khác. Đây là biểu hiện mới, thậm chí rất mới mà ta bắt gặp trong thơ Cao Chu Thần.

Rõ ràng, với nội dung chữ “tình”, Cao Bá Quát đã chứng tỏ sự đổi thay rõ rệt cảm hứng và bút pháp của thi ca thời trung đại. Ông không quá đề cao tư tưởng “quân thân” như Nguyễn Trãi, cũng không sa vào lối hành lạc, chìm ngập trong khoái dục “hồng hồng tuyết tuyết” như Nguyễn Công Trứ. Thế giới tri âm của ông là những con người gắn bó máu thịt với ông trong đời sống hàng ngày, không phải chủ yếu là những anh hoa của xã hội và người dưới suối vàng như Nguyễn Du… Mẫn Hiên nồng thắm hướng về người thân bằng lối viết hết sức chân thực, sinh động; bứt phá khỏi bức tường “vô ngã, phi ngã” để cất tiếng nói chân thành, sâu sắc về cái tôi cá nhân của mình. Từ đó, ông đã góp phần làm đổi thay tính chất quý tộc, ước lệ, quy phạm, đưa thi ca trung đại đến tình đời gần gũi, đằm thắm, đậm chất nhân văn, nhân bản. Cao Bá Quát đã không “khắc kỉ phục lễ” theo yêu cầu của Nho giáo. Trái lại, ông lấy đời sống tình cảm của cái tôi cá nhân làm trọng. Con người đối với Cao Bá Quát trước hết là con người của cuộc sống đời thường, chứ không chỉ là con người của những đức tin, bổn phận và trách nhiệm ngoài xã hội.


3.4. Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ


Tiếp nối chủ đề phụ nữ, sang nửa đầu thế kỉ XIX, những bài thơ chữ Hán về “phái yếu” của Cao Bá Quát vẫn có những dấu ấn riêng, khá độc đáo.

Trong sáng tác chữ Nôm, Cao Bá Quát đã dành nhiều tình cảm cho các “giai nhân”: Phận hồng nhan có mong manh, Nghĩ tiếc cho ai, Giai nhân I, Giai Nhân II, Tài hoa là nợ… Thơ chữ Hán, theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 90/1212 bài đề cập tới phụ nữ (đó là chưa kể những bài ông dùng những cụm từ: “tình chăn gối”, “ngủ một mình”… khiến độc giả ít nhiều liên tưởng đến người vợ mà ông yêu thương, xa nhớ). Số lượng này chứng tỏ mối quan tâm lớn của Cao Bá Quát đối với chủ đề phụ nữ so với các tác giả thời trung đại và so với chính hệ thống chủ đề trong thơ chữ Hán của ông. Ở đề tài này, bên cạnh sự kế thừa truyền thống biểu lộ niềm thương cảm và thái độ ngợi ca, trân trọng… Cao Bá Quát còn có những thể hiện sáng tạo.

3.4.1. Điểm mới về đối tượng phản ánh


Trước Cao Bá Quát, mỗi tác giả dường như đều có “sở trường” về một kiểu phụ nữ nhất định. Đặng Trần Côn viết về lời than của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc); Đoàn Thị Điểm ngợi ca những phụ nữ túc trí, tiết liệt, cá tính (Thứ phi Bích Châu, Vân Cát thần nữ,… trong Truyền kì tân phả); Hồ Xuân Hương chia sẻ, bênh vực, chở che những người đàn bà của cuộc sống đời thường với những đau khổ riêng, vẻ đẹp riêng của người phụ nữ; Nguyễn Du “đau đớn lòng” trước các kiếp “hồng nhan đa truân”; Nguyễn Công Trứ đắm say các đào nương…

Đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhân vật nữ rất phong phú. Trước hết vẫn là các giai nhân, tài nữ, chinh phụ - những đối tượng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực bình phẩm, ngợi ca, cảm thương… của các văn nhân. Đó là chị Hằng Nga trong tưởng tượng (Nhị thập tam dạ khán nguyệt h oạ Phan Hành Phủ, kì nhất), những mĩ nhân của lịch sử: Tây Thi (Nhất khả), Chiêu Quân (Chiêu Quân), Ngu Cơ (Ngu hề); những phụ nữ mà tên của họ đã trở thành điển tích điển cố về tình yêu, phẩm giá: Văn Quân (Đương lư), Lục Châu (Truỵ lâu); cung nữ (Cung từ), chinh phụ (Chinh nhân phụ), đào nương (Đằng Châu ca giả Phú Nhi kí hữu sở dữ, thư dĩ tặng chi)… Họ chiếm số lượng lớn trong sáng tác của Cao Bá Quát với 47/90 bài (52%). Nhưng chân dung nữ thu hút nhiều sự chú ý của độc giả trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát lại thuộc về những người hoặc gắn bó thân thiết với cuộc đời Cao Bá Quát như người mẹ (Quy cố trạch), chị gái (Đắc gia thư, thị


nhật tác), vợ (Tiếp nội thư tính kí hàn y, bút điều sổ sự), con gái (Mộng vong nữ); hoặc Cao Bá Quát bất ngờ quan sát được trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống: cô gái tươi trẻ trong ngày tết (Nguyên triêu), cô gái nghèo khổ trên cầu lúc chiều tối (Mộ kiều quy nữ), người đàn bà Hạ Châu (Man phụ hành), thiếu phụ Tây dương (Dương phụ hành)... “Mỗi người một vẻ”. Họ góp phần tạo nên xu hướng “đời thường hoá”, “phi truyền thống” nữ giới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.

3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình, hành động, cử chỉ và tâm lí nhân vật

Xu hướng “đời thường hoá”, “phi truyền thống” nữ giới nói trên của Cao Bá Quát được tiếp tục với sự cảm nhận về ngoại hình, hành động của nhân vật.

Về phương diện ngoại hình, ngòi bút của Cao Bá Quát ít sa vào những công thức ước lệ quen thuộc: sắc nước hương trời, hoa nhường nguyệt thẹn, chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành… Thay vào đó, ông thường chớp lấy những đặc điểm cụ thể, sinh động, mới lạ mà đôi mắt nhà thơ bất chợt bắt gặp trong những hoàn cảnh cụ thể.

Đây là hình ảnh cô gái đẹp đi chơi xuân:


Vi, Đỗ giai nhân tú phượng hài, Đạp xuân cộng khởi mại hoa lai.

(Xuân nhật tuyệt cú thập thủ, kì tứ)

(Người đẹp như họ Đỗ, họ Vi mang đôi giày thêu chim phượng, Dạo bước chơi xuân cùng tới chỗ bán hoa.)

và các thiếu nữ hồn nhiên trong ngày tết:


Sổ hàng nhi nữ huyễn tân y,

Lan thủ ủng tiễn tương nhĩ nhữ.

(Nguyên triêu)

(Vài hàng cô gái khoe áo mới,

Chặn tay lấy mứt chuyện trò vui.)


Bút pháp thiên về tả trong những câu thơ này rất gần nhau. Ở cặp câu thứ nhất, cô gái vốn đã là người đẹp đến như họ Đỗ, họ Vi, lại mang giày thêu chim phượng. Cặp câu thứ hai, cô gái vốn đã trẻ trung lại khoác trên mình áo mới. Cặp câu thứ nhất, nơi cô dạo bước tới là chỗ bán hoa - nơi tụ lại vẻ đẹp tinh tú của tự nhiên. Cặp câu thứ hai, các cô hành động rất hồn nhiên, vui vẻ: khoe áo mới, lấy mứt ngọt ăn, chuyện trò vui. Nói


chung, cặp câu nào cũng có cả ba hình ảnh của cái đẹp cùng xuất hiện, tạo thành hệ thống hoàn mĩ: người đẹp, trang phục đẹp và hành động tươi vui. Các cô đã trở thành điểm nhấn đặc biệt tạo hồn cho bức tranh mùa xuân đầy chất thơ.

Ở bài khác, Cao Bá Quát đột ngột đưa vào thơ chữ Hán vốn trang trọng, quý phái chân dung “ngồ ngộ” của một thổ dân Hạ Châu ông gặp trong chuyến đi “dương trình hiệu lực”:

Trường sạn thôn đầu man tiểu cô, Lũ trư như diện tất như phu.

Bản kiều du biến mộ quy khứ, Tiếu hoán tân nhân tán cố phu.

(Man phụ hành)

(Trên lối đi bắc cây gỗ ở đầu xóm có cô người Hạ Châu nhỏ nhắn, Mặt như lợn nái, da (đen) như sơn.

Dạo chơi khắp các cầu ván, chiều quay về, Cười to gọi bạn mới về giúp chồng cũ.)

Cô gái thổ dân Hạ Châu xuất hiện khác biệt hoàn toàn với những người đàn bà “công, dung, ngôn, hạnh” trong truyền thống. Về dung, cô không hương sắc, yểu điệu. Cao Bá Quát dùng liên tiếp hai hình ảnh so sánh để gợi tả khuôn mặt và màu da của cô: mặt như lợn nái, da đen như sơn. Cô không phải là mĩ nữ. Nhưng trong so sánh, Cao Bá Quát chỉ đưa đối tượng (lợn nái, sơn), mà không đưa ra đặc điểm cụ thể. Do đó, người đọc không có ấn tượng về một người đàn bà “ma chê quỷ hờn”. Ngược lại, nó chỉ khiến người ta liên tưởng đến một dung nhan kì kì, khác lạ đến ngỡ ngàng! Về ngôn, đàn bà theo lễ giáo phải nhỏ nhẹ, ý nhị: “ngôn vô lộ xỉ, tiếu vô xuất thanh”. Còn người đàn bà “tiếu hoán tân nhân” - cười to gọi bạn mới. Về công, cô không ở trong “trướng phủ màn che” để thêu thùa, may vá, nội trợ… mà dạo chơi khắp các cầu ván! Vậy hạnh của cô ra sao? Không chêm xen lời bình, ngòi bút của Cao Bá Quát ghi lại khách quan một “hiện tượng lạ” để người đọc thoả sức tự “chiêm ngưỡng” và phẩm bình!

Những chân dung sống động đó cùng với hình ảnh thiếu phụ Tây dương trong Dương phụ hành chứng tỏ Cao Bá Quát có một đôi mắt nghệ sĩ ưa quan sát và nhạy cảm trước những hiện tượng tân kì của hiện thực khách quan. Hơn thế, ông còn có sự tiến bộ trong quan niệm, tư tưởng. Cao Bá Quát không kì thị những phụ nữ xa lạ so với truyền thống. Bằng nhãn quan tư tưởng và tâm hồn đi trước thời đại, ông đã để lại những đoạn

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí