Cảnh Khắc Nghiệt, Dữ Dội, Thất Thường, Huỷ Diệt


(Gió nhẹ điều hoà không khí ban trưa, Lại có mưa rây quanh ao.

Cành trúc (như bút) viết xuống từng giọt sạch trong, Hoa chầm chậm toả hương.)

Cảnh âm u, mờ tối:


Ngạn trách phan nguy đặng, Huề hồ tứ viễn du.

Bán nhai tàng tự trách, Nhất kính nhập sơn u.

(Dạ du Bối Am động tuý hậu chấp chúc đề bích)

(Bờ tối như trùm khăn, vin từng bậc đá lên cao, Ôm bầu rượu làm cuộc viễn du phóng túng.

Lưng núi đá ẩn giấu ngôi chùa nhỏ, Một lối nhỏ dẫn vào núi âm u.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Lúc đơn lẻ, phiêu dạt, nổi trôi:


Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 14

Uỷ ba vô định ảnh, Trước lộ bất thăng hàn. Ỷ trạo cô vân viễn,

Thôi bồng bích thuỷ khoan. (Chu trung đối nguyệt)

(Ánh trăng đẩy đưa theo sóng không có bóng hình ổn định, Sương đêm thấm lạnh xiết bao!

Tựa mái chèo (trông) chòm mây lẻ trôi xa,

Xua đám cỏ bồng cho vùng nước biếc thêm rộng.) Cảnh thôn quê bình dị:

Khinh khinh vân ám độ, Đạm đạm nguyệt vi quang. Yên tán văn cầm tĩnh,

Phong từ điểu vận trường. Đình không giao phục dực, Tường ảnh vũ sơ lang.


Hứng đáo vong ngôn xứ, Du nhiên hứng diệc vong.

(Cửu toạ)

(Nhè nhẹ mây bay qua, Nhàn nhạt trăng mờ toả.

Khói sương tan, xua đi tiếng đàn của muỗi,

Gió hiu hiu, kéo dài thanh vận (tiếng hót) của chim. Sân trống đôi cánh dơi giao nhau,

Cau thưa múa bóng trên tường. Cơn hứng đạt đến chỗ quên lời, Ung dung quên cả hứng luôn.)

Đây là một trong những bài thơ hấp dẫn của Cao Bá Quát về cảnh thiên nhiên thôn quê nên thơ. Cao Bá Quát đã mở đầu bài thơ bằng lối viết rất lạ: đưa vào hai từ láy khinh khinh, đạm đạm kết hợp với hình thức đối tương quan (thơ Đường luật thường chỉ đối câu 3 - 4, 5 - 6). Cách thức ấy khiến câu 1 - 2 không chỉ giới thiệu mà là lột tả thần thái của cảnh vật: dịu nhẹ, toả lan. Câu 3 - 4 được tiếp nối ấn tượng:

Yên tán văn cầm tĩnh,

Phong từ điểu vận trường.

(Khói sương tan, xua đi tiếng đàn của muỗi,

Gió hiu hiu, kéo dài thanh vận (tiếng hót) của chim.)


Ở đây, có sự tác động tự nhiên, khéo léo của sự vật, hiện tượng. Tiếng của đàn muỗi - âm thanh không thuận tai - khói sương xua đi. Nhường vào chỗ đó là sự kéo dài âm thanh kì diệu của tiếng chim hót nhờ làn gió. Không gian được thanh lọc, chỉ còn thuần điệu nhạc vui tươi. Sự chuyển đổi cảm giác thi vị này chỉ có được ở những tâm hồn nghệ sĩ lớn. Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng có những câu thơ diễn tả cảm giác hay như vậy:

Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,

Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao. (Chu trung ngẫu thành)

(Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra,

Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời lại được đẩy cao hơn.)


Điểm lạ và tài hoa của Cao Bá Quát bộc lộ đặc biệt trong hai câu 5 - 6:


Đình không giao phục dực, Tường ảnh vũ sơ lang.

(Sân trống đôi cánh dơi giao nhau, Cau thưa múa bóng trên tường.)

Cái hay, mới lạ ở đây không chỉ là những hình ảnh rất đơn sơ, đời thường - mảnh sân, bức tường, con dơi, hàng cau - được đưa vào hình thức thơ chữ Hán vốn dành cho những đề tài ước lệ, trang trọng, mà còn chính là ở sự sinh động, vui mắt của cảnh vật, ở sự kết hợp giữa thế động với thế tĩnh, giữa hữu hình với ảo ảnh… Sự vật, hiện tượng có đôi, sự vật nọ làm nền cho sự vật kia và xuất hiện uyển chuyển, đẹp mắt qua sự biểu hiện của hai động từ giao, vũ.

Ở một bài thơ khác, cảnh thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát lại sinh động, vui vẻ với những hoạt động ngộ nghĩnh của các côn trùng bé nhỏ và bác nông phu lúc trời sắp mưa:

Tàn thiền cao khiếu mộ giang thiên, Thiên khí khinh âm tác tiểu nghiên. Tây nhật bán trầm vân tự bạng, Nam phong hốt lãnh điện như tiên. Nhất thanh oa tử xao tùng mãng,

Vạn điểm thanh đình sướng dã yên. Điền tẩu quy lai hà thái hỉ!

Đồn đề liệu lí hạ phong niên. (Tương vũ hí tác)

(Tiếng ve cuối mùa vút cao vào khoảng trời sông ban chiều, Khí trời dịu nhẹ làm cho cảnh vật thêm xinh đẹp.

Mặt trời phía Tây lặn còn một nửa, đám mây tựa hình con trai, Gió nam chợt thổi lạnh, tia chớp trông giống chiếc roi da.

Tiếng ếch kêu vang trong bụi rậm,

Muôn đốm chuồn chuồn nhởn nhơ bay trong làn khói ngoài đồng. Lão nông phu trở về, hớn hở làm sao,

(Có) chân giò lợn chuẩn bị mừng năm được mùa.)


Cao Bá Quát dùng tiếng ve cuối mùa để giới thiệu thời gian: cuối hè, đầu thu. Hai chữ "tàn thiền" thường được người xưa dùng trong thi văn để chỉ con ve mùa thu, khi mùa hạ của chúng đã qua. Chiều xuống, mây đen ùn ùn từng lọn (như hình con trai), gió lớn, chớp giật. Khí trời thay đổi đột, báo hiệu sắp có mưa lớn. Loại côn trùng rất nhạy, nên có phản ứng rất thú vị. Ếch kêu ồm ộp làm rung động bụi rậm. Vô số chuồn chuồn xuất hiện, bay lượn nhởn nhơ trên đồng. Loài vật dường như cũng đang háo hức chờ đón một cơn mưa lớn nhất định sẽ đổ xuống. Bác nông dân trên đồng trở về nhà trong tư thái hết sức vui mừng, hớn hở. Bác ta nghĩ ngay đến chiếc giò lợn ăn mừng vì một mùa bội thu (miễn có mưa lớn thì nhất định sẽ được mùa). Cảnh tượng lúc sắp mưa trong thơ Cao Bá Quát rộn ràng hình ảnh, âm thanh sinh động, khác biệt hoàn toàn với thơ Lê Thánh Tông. Ở thế kỉ XV, thơ Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn đầy ắp tự hào vì chế độ thịnh trị. Ở thơ Cao Bá Quát là cảnh sắc tự nhiên và là niềm vui của dân thường, thoát khỏi tính khuôn sáo.

Rõ ràng, thơ chữ Hán Cao Bá Quát không còn công thức ước lệ. Thay vào đó là những chất liệu từ phong cảnh hiện thực. Thơ ông cũng không còn sắc thái thuần theo cảm thức của nhà nho như văn chương giai đoạn trước nữa.

Cao Bá Quát khắc hoạ thiên nhiên chủ yếu bằng bút pháp tả, ít khi dùng bút pháp vịnh. Đây cũng là một hướng đổi mới trong cách tiếp cận chủ đề thiên nhiên của thi sĩ. Thơ xưa thường dùng bút pháp vịnh, hình ảnh thiên nhiên thường không thuần là nó mà mang theo tâm sự “tỏ lòng”, “ngôn chí” của tác giả. Đến Cao Bá Quát phần nhiều cảnh sắc thiên nhiên đã là chính nó với những hương vị, màu sắc, hình khối tự nhiên.

3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, huỷ diệt


Đặc biệt, Cao Bá Quát thường chú ý đến sự khắc nghiệt của tự nhiên. Ở phương diện này, ông vừa tiếp nối Nguyễn Du, vừa có con đường mới của mình.

Có những vùng đất thực là cảnh chết, toàn cát là cát, đất đai cằn lụi, không chút màu mỡ: Tứ vọng hoàng sa thiên vạn điệp/ Thử sinh quán kiến tiếu tiêu hồn (Bốn phía cát vàng muôn ngàn lớp/ Cuộc sống ở đây vẫn thế, đúng là đáng kinh sợ - Thuận Trạch chu hành Động Hải). Có những tiết lạnh, buốt thấu xương: Bạch lộ, thanh sương sảo xâm cốt (Móc trắng, sương trong đã bắt đầu lạnh buốt đến xương - Trà giang thu nguyệt ca). Có cảnh khô hạn lâu (Cửu hạn), khi mưa lại dầm dề không tạnh (Tích vũ thán). Có cảnh mưa gió dữ dội, điên cuồng: Bạo vũ khuynh thiên lậu/ Phi đào táp địa lai (Mưa dữ như


nghiêng trời đổ xuống/ Sóng tung toé ngập tràn mặt đất - Đối vũ), Bắc phong phi vũ tẩu kinh sa (Gió bấc mưa bay cát kinh hãi chạy - Bắc phong). Có cảnh lụt lội khủng khiếp: Đông phong mộ xuy kính/ Nộ lãng vô đình hào/ Dạ giác thế chuyển hoạnh? Ổng ổng bách khê trướng/ Tẩu chú dữ trào cạnh/ Nghịch đào tẩu bành phái/ Phún bạc khí vị định/ Hạo hãn thiên vạn thôn/ Khoảnh khắc xuyên hải tính (Gió đông thổi rất mạnh về chiều/ Sóng giận dữ không ngừng gào thét/ Đêm đến thế càng hung hãn/ Nước trăm khe ồ ạt dâng cao/ Trút về giành giật với thuỷ triều/ Sóng ngược chạy ầm ầm/ Phun hơi mỏng không ngừng/ Muôn nghìn xóm mênh mông/ Khoảnh khắc bị sông biển nuốt - Dạ lạo)… Với những câu thơ này, thế giới tự nhiên trong thơ Cao Bá Quát được khắc hoạ ở mặt trái của nó. Nó hiện hình lên sự dữ dội, độc ác, đe doạ cuộc sống của con người. Nó khiến ta cảm thấy con người thực nhỏ bé, yếu ớt trước sự cuồng bạo của tự nhiên.

Không chỉ là những trận rét như cắt, nóng như than lửa, rồi mưa dữ, sấm sét, cuồng phong, lũ lụt…, sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát còn thể hiện ở sự thất thường của nó. Những trận gió giật, mưa tuôn, nóng lạnh đột ngột xuất hiện: Nam phong tạc dạ nộ đào thanh (Đang đêm nổi gió nồm, sóng gầm dữ dội - Quá Bình Định dương phận vọng Cù Mông sơn), Mộ kiến đông phương minh/ Vân căn thổ hoa nguyệt/ Sạ kinh giang thượng phong/ Sậu vũ tán phi đột (Tối thấy phương Đông sáng/ Trăng ló phía chân mây/ Bỗng gió giật trên sông/ Mưa rào tuôn đột ngột - Trung thu nguyệt), Tàn nhật hàn vân bế/ Bạc mộ hốt vi minh (Cả ngày đóng chặt cửa vì mưa rét/ Xẩm tối thoạt nhiên ánh sáng lại loé lên - Hàn vũ sảo tức, dạ ngẫu kiến nguyệt, hoạ Phương Đình). Nó thay đổi khủng khiếp đến mức không thể ngờ, đi từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác: Tạc dạ sậu hàn sinh/ Kiết kiết nghiêm phong thích/ Hiểu lai sương lộ thấu y thường/ Mạch thượng bất kiến hành nhân tích/ Kim nhật thoái hàn uy/ Liệt liệt lưu hy hách/ Phiền thâm nhiệt trọng bất thăng sam/ Ỷ trụ bồi hồi hãn như trích (Đêm trước trận rét bất thình lình/ Ào ào cơn giớ thổi lạnh buốt/ Sáng ngày ra sương móc thấm áo xiêm/ Trên đường không thấy vết chân người đi lại/ Hôm nay hết rét rồi/ Ánh mặt trời hừng hực toả ra/ Bức bối, khó chịu, chiếc áo lót mình cũng không dám mặc/Tựa cột bồn chồn mồ hôi nhỏ giọt - Kim nhật hành)…

Đáng nói là sự thất thường ấy không phải chỉ là trong chốc lát, ngày này ngày khác mà kéo dài liên tục, thậm chí cả năm trời, từ đầu năm đến cuối năm: Xuân lai tích lịch thịnh/ Xứ xứ hữu áp tử/Phong long thực bất liêm/ Cao thu thượng thuỳ sử (Xuân sang đã sét nhiều/ Nơi nơi đều có người bị đánh chết/ Thần phong long thực không biết


điều/ Cuối thu rồi, ai khiến làm thế nữa - Trung dạ thập tứ vận). Những sự thất thường của thiên nhiên mang đến cho con người tai hoạ khủng khiếp. Không thể lường trước nên cũng không thể đối phó. Thiên nhiên hiện hình thành một thế lực đáng sợ khủng khiếp!

Chưa hết, Cao Bá Quát còn nhận thấy sự mất mát, huỷ diệt ở thiên nhiên. Trong thơ ông, thiên nhiên đã có những hình ảnh đi về phía tàn lụi: Đỗ quyên thanh lí vũ mông mông/ Nhất dạ chi đầu khấp lạc hồng/ Xuân sắc khả liên lưu bất trú/ Tiếu tha bạc hãnh giá đông phong (Mây bay lất phất trong tiếng quyên kêu/ Tiếng khóc (đỗ quyên) làm rơi hết màu đỏ đầu cành/ Đau thương là không giữ được màu xuân/ Cười cho chúng bệnh gả nhằm gió đông - Lạc hoa), Linh lạc yên hồng kỉ kỉ chi/ Đỗ quyên thanh khổ điệp hồn chi (Vài cánh hồng xinh đẹp rơi rụng/ Tiếng đỗ quyên kêu nghe đau khổ, hồn bướm mê dại - Mộ xuân quá Mã thị viên lâm), Lạc diệp phân phân nhi (Lá cây rụng đang phơ phất - Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân), Nhất lâm hoàng diệp yểm sài phi (Lá rụng phủ kín cả cửa sài - Kinh độc thư xứ), Hàn diệp thu vân vô hạn sự (Lá rụng mây thu kể ra biết bao nhiêu chuyện - Kí hận), Hoàng diệp lâm phong lư bối lãnh (Lá vàng rụng, gió rừng lạnh lưng lừa - Nghĩa Quảng phố tảo phát), Đoạn bồng khô mạn liệu li tà (Cỏ bồng gãy, dây khô héo viền quanh tấm phên giậu xiêu vẹo - Xuân nhật tuyệt cú thập thủ, kì thất)…

Nói chung, thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát gắn liền với hiện thực môi trường khách quan. Thơ ông cũng có những cảnh phế tích thành trì của các hoàng triều đời trước song không thiên về cảnh nghĩa địa, gò hoang, phế tích, dâu bể, thảm thương của cõi trần ai như Nguyễn Du. Thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát là những cảnh sắc trải trước đôi mắt thơ và tâm hồn suy tưởng của tác giả.

Tiểu kết


Nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát có nhiều điểm mới về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Về phản ánh hiện thực xã hội, thơ chữ Hán Cao Quát không chỉ dừng lại ở sự phản ánh hiện thực khách quan mà là thể hiện một tầm nhận thức, đánh giá hiện thực có chiều sâu của một trí thức uyên thâm, sắc sảo, tiến bộ. Tác giả chỉ ra thấm thía sự lạc hậu của tình hình đất nước trong việc tổ chức chính sự theo con đường Nho giáo từ hàng nghìn năm. Ông không chỉ bằng thị giác thấy những sự khác biệt về con người, nghề nghiệp,


cuộc sống trời Tây mà còn có sự ngạc nhiên, cảm phục và tiên đoán chính xác xu thế của thời cuộc.

Về giá trị nhân đạo, Cao Bá Quát đã nâng sự “chuyên chú ở con người” của văn học trung đại lên một tầm cao mới. Ở nỗi thống khổ của con người, ông còn thấy thêm một nguyên nhân nữa mà thi ca chữ Hán trung đại Việt Nam chưa đề cập tới: sự rủi ro trong cuộc đời (nội dung này được văn học hiện đại chú ý). Thơ ông không chỉ là niềm thương cảm mà còn có sự trân trọng đối với mọi kiếp người. Ông đưa chữ “tình” của thơ ca về với cuộc sống đời thường, về với những con người, sự vật gần gũi, gắn bó, thân thương trong cuộc đời (gia đình, anh em, bạn bè, quê hương…) khiến cho thơ ông giảm gần hết tính chất ước lệ, quý tộc của văn chương trung đại. Ông còn đặc biệt đáng quý khi đưa những hình ảnh phụ nữ phi truyền thống vào thơ ca, thấy được sự thay đổi tâm lí rất đời thường của những người đàn bà. Trong thơ Cao Bá Quát, họ là những con người của cuộc đời, không phải là con người của sách vở, của những chuẩn mực đạo đức.

Về chủ đề thiên nhiên, Cao Bá Quát tiếp nối con đường của Nguyễn Du, nhưng không phải nhìn bằng đôi mắt nặng quan điểm tang thương, dâu bể, chết chóc, dữ dằn. Cao Bá Quát khắc hoạ thiên nhiên phần nhiều bằng bút pháp tả, sinh động, đưa muôn màu muôn sắc của thiên nhiên vào văn chương.

Với những thay đổi ấy, thơ Cao Bá Quát có sức hấp dẫn đặc biệt. Thơ ông đã manh nha báo hiệu sự chuyển mình của văn học trung đại sang văn học hiện đại


Chương 4

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT


4.1. Không gian, thời gian đời tư


“Tìm hiểu thời gian, không gian nghệ thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ ở trong đó” [111,6].

Không gian, thời gian trong văn học trung đại chủ yếu là không gian, thời gian vũ trụ. Văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX có thiên hướng đi về phía không gian, thời gian đời thường. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát ngoài dấu ấn không gian, thời gian vũ trụ còn có một mảng lớn thơ ca viết về không gian, thời gian đời thường, trong đó lắng sâu vào khoảng không gian, thời gian đời tư. Ở đó, người đọc vừa thấy được con người riêng tư của tác giả vừa nhận ra sự vận động theo xu hướng đổi mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong dòng văn học Việt Nam thời trung đại.

4.1.1. Không gian đời tư


Không gian đời tư là không gian của cá nhân, mang tính chất cá nhân. Không gian đời tư thể hiện rõ nét trạng thái tinh thần của cá nhân nhân vật và chịu sự quy định chặt chẽ bởi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Phân tích các đặc tính của không gian đời tư giúp người nghiên cứu một mặt khám phá thế giới khách thể, một mặt khác, khám phá chính cái nhìn thế giới của chủ thể.

Không gian đời tư thay đổi ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm lý của nhân vật. Kiểu không gian này được quy định bởi trạng thái bên trong của con người. Đó là môi trường để nhà thơ tự khám phá thế giới nội tâm mình với những góc độ, khía cạnh khác nhau. Không gian đời tư là không gian con người sống thật nhất với chính mình.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát bên cạnh kiểu không gian vũ trụ quy phạm của văn học trung đại còn xuất hiện khá nhiều không gian đời tư gắn liền với con người tác giả, biểu đạt sâu sắc tâm trạng cảm xúc của chính tác giả.

4.1.1.1. Không gian đời tư - nơi quê nhà thân thiết


Trong sự so sánh với thơ chữ Nôm, thơ chữ Hán thường nặng về tính khái quát, trang nhã, hoài cổ. Đề tài của nó thường là những vấn đề trọng đại ở tầm vĩ mô: xã tắc và tư tưởng lễ giáo tam cương, ngũ thường, chí hướng tu thân, tề gia, trị quốc… Gắn với nó là những hình tượng nghệ thuật mang tính quy phạm, ước lệ, cao quý…

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí