Tình Yêu Gắn Liền Với Lao Động Sản Xuất, Xây Dựng Gia Đình Hạnh Phúc Ấm No, Bản Làng Giàu Đẹp

Rửa mặt cũng mong rửa cùng chậu

Đêm ngủ cũng mong chung một gối [51, tr.188].

Vì khi đã nên vợ nên chồng thì phải thương yêu, phải đồng cam cộng khổ trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống:

Đắng cay cả hai cùng cam chịu

Phúc thì cùng hưởng, hoạ cùng cam [51, tr.194].

Quan niệm tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung đã trở thành ước nguyện không chỉ của thanh niên nam nữ mà của cả cộng đồng người Dao Tuyển. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Đạo giáo. Mặt khác, tính chất phụ hệ là một đặc điểm nổi trội trong truyền thống gia đình người Dao Tuyển xưa: Người vợ bao giờ cũng thuộc hẳn về người chồng, việc vợ li hôn chồng dường như không bao giờ đặt ra trong xã hội. Họ xem việc li hôn là tội lỗi. Hơn nữa, các chàng trai người Dao Tuyển vẫn thường nhắc nhở nhau câu nói: “ Nhà có hai vợ nhà chẳng vui – Nước có hai vua nước chẳng an”. Với truyền thống tư tưởng ấy người Dao Tuyển quan niệm rằng: Tình yêu phải gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung. Đã yêu nhau thì phải cùng vượt qua mọi gian khó để đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc. Đó chính là một trong những nét đẹp của tâm hồn con người đáng được trân trọng ngợi ca.

2.3.3. Tình yêu gắn liền với lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp

Tình yêu gắn liền với lao động, xây dựng gia đình thực chất là quan niệm thẩm mĩ của đồng bào Dao Tuyển về bản chất cái Đẹp gắn với con người và bản chất các quan hệ của con người trong cộng đồng người Dao Tuyển. Nói cách khác, con người đẹp ngoài những phẩm chất như có tình yêu thương chung thuỷ còn phải biết lao động để xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình, nói rộng ra là để bảo tồn cộng đồng.

Bản chất của người Dao Tuyển vốn cần cù, chịu khó, yêu lao động. Đến với bản làng của họ, ta dễ nhận thấy cuộc sống “ Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ” đã gắn chặt với cuộc đời mỗi con người. Họ luôn đề cao lao động, lấy lao động làm thước đo giá trị con người. Điều này được phản ánh đậm nét trong thơ ca dân gian. Hình ảnh con người lao động chăm chỉ hiện lên thật đẹp đẽ:

Con người lao động phải dậy sớm Gà gáy mình đã phải dậy rồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Cho gà, cho lợn ăn đã nuộm

Khi đến giờ thìn phải lên nương [51, tr.79].

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 7

Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu lao động luôn được trai gái bày tỏ trong những khúc hát giao duyên của mình:

Hết ngày xuân mới, tháng Nguyên Đán Hai bên dắt tay đi cấy cày

Chặt cây hái cỏ ta cùng làm Tra hạt hai ta thành một đôi

Xuống nước lên non tay dắt tay [51, tr.188].

Những câu hát ấy thể hiện niềm vui, tinh thần đoàn kết trong lao động, nhưng đằng sau nó ẩn chứa một quan niệm về tình yêu của con người. Dù có phải “ Xuống nước lên non” nhưng những đôi lứa yêu nhau vẫn tay trong tay vượt qua mọi gian khó. Trong khung cảnh lao động, trời nắng gắt như đổ lửa, các chàng trai cô gái vất vả tra lúa nương nhưng tiếng hát nam nữ như làn gió thoảng, như đám mây vẫn cất cao:

Mùa hè tra hạt trời nắng nóng Soi rát mặt người đẹp sắc tàn phai

Nếu người có thương nàng trẻ đẹp Ban cho mây lành che mặt trời Gió mát thổi nhẹ qua đỉnh núi

Trăm họ gieo trồng đỡ khó khăn Nếu không mây gió che nắng nóng

Có tiếng hát xa thoả tấm lòng [51, tr.27].

Khung cảnh lao động trên nương rẫy là nơi để nam nữ trao đổi tình cảm, tất cả từ hạt thóc, sợi bông, khung dệt, ruộng nương đều là nguyên cớ cho chàng trai, cô gái bày tỏ nỗi lòng được chung sống:

Lấy sợi dệt vải cả hai lần Sinh con nối dõi nhờ cả hai Đạo lí trời sinh mong làm bạn Đâu phải một bên ân tình sâu

Hạt giống mọc cây ta hợp duyên

Thóc lúa về bồ ta chung sống [51, tr.28].

Trong niềm vui gặp gỡ, các chàng trai, cô gái luôn mong kết duyên đôi lứa, khao khát nên duyên vợ chồng không chỉ đơn thuần là khao khát hạnh phúc lứa đôi, mà mong thành đôi lứa để cùng nhau chung tay lao động, bồi đắp cho tình yêu vững bền.

Đây là lời hát của cô gái trong hội hát xin cốm:

Nếu được vui vầy ngày đến ngày Dắt tay gặt lúa chẳng muốn rời Gặt hái lúa vàng trên đỉnh núi

Chẳng hết duyên ý, tình uyên ương [51, tr.217].

Còn đây là lời hát của chàng trai:

Lúa vàng năm nào được mùa về

Uyên ương năm nào cũng ngọt ngào Đêm nay cạn chén rượu Trùng Dương Ngọt như hoa quả ở Đào Nguyên

Hai bên ghi lòng đợi ngày sau

Cùng nhau lên núi để gặt lúa [51, tr.216].

Công việc lao động của người Dao Tuyển rất vất vả, ruộng ít, chủ yếu là nương rẫy nơi hốc đá, năng xuất lao động thấp. Đã bao đời cái nghèo, cái khó đè nặng lên cuộc đời những người dân lao động. Thế nhưng họ vẫn tin tưởng, lạc quan vào công việc lao động của mình sẽ cho kết quả tốt:

Hôm nay tra lúa hát cho hay

Năm nay nhất định được mùa vàng [51, tr.85].

Họ không lo đất xấu, rừng sâu, chỉ lo thiếu chăm chỉ:

Lười biếng vợ chồng ôm nhau ngủ

Chẳng cày, chẳng cấy lấy gì thu [51, tr.213].

Họ gắng sức lao động không phải chỉ để nuôi sống gia đình, bản thân mà còn để gìn giữ cho thể hệ tương lai:

Trên nương tất cả trai gái hát Trai gái cùng ca lòng càng vui Chung hát lời ca chung gắng sức

Nuôi sống đời sau cháu cháu con [51, tr.90].

Biết lao động để xây dựng gia đình, để gìn giữ thế hệ con cháu là một tiêu chuẩn quan trọng vì thực chất nó liên quan đến vấn đề sống còn của gia đình và cộng đồng. Khát vọng lao động để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no cũng chính là góp phần làm cho bản làng thêm tươi đẹp:

Mong cho thời tiết được thuận hoà Năm năm cày cấy mùa bội thu Vạn vật sinh sôi, người vui vẻ

Nam nữ gọi tình chẳng nghỉ ngơi [51, tr.177].

Vậy là, khát vọng xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi chàng trai, cô gái. Khát vọng ấy có giá trị nhân văn sâu sắc. Bởi con người chỉ đẹp khi có đủ những phẩm chất như lòng nhân ái, tình đoàn kết, sự thuỷ chung và cả tình yêu lao động nữa.

2.4. Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển là tấm gương phản chiếu đời sống tập quán tín ngưỡng của con người

Hiện nay, thơ ca nghi lễ phong tục của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai đã được sưu tập khá đầy đủ, tuy số lượng chưa phải là nhiều nhưng khá phong phú về tiêủ loại. Đặc biệt trong cuốn sưu tầm Thơ ca dân gian người Dao Tuyển của tác giả Trần Hữu Sơn, diện mạo thơ ca nghi lễ của tộc người này hiện lên khá rõ nét với các tiểu loại thơ ca trong lễ đặt tên con, thơ ca trong lễ cấp sắc , thơ ca trong lễ cưới, thơ ca trong tang lễ, và thơ ca trong một số nghi lễ khác như lễ gọi hồn lúa, hát gọi hồn lúa cái, thơ dâng hiến. Đọc các tiểu loại này, chúng tôi nhận thấy: đời sống tập quán tín ngưỡng của con người với một quan niệm nhân sinh tích cực được phản chiếu rất rõ trong thơ ca. Sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu một số tiểu loại ấy.

2.4.1. Thơ ca trong lễ đặt tên con

Khi đứa trẻ sinh ra được 3 ngày tuổi, người Dao Tuyển tổ chức lễ đặt tên con. Trong lễ đó, người cha đứa trẻ trực tiếp cúng và hát. Nội dung bài hát toát lên một quan niệm nhân sinh tích cực: cầu mong cho các bậc tổ tiên, thần thánh phù hộ, che chở cho đứa trẻ gặp điềm lành, không bị tà ma, khí độc quấy nhiễu:

Cầu che chở con được phúc Mang điềm lành đuổi tan ác dữ Dù đi đâu không gặp gió độc

Bước ra ngoài không mặt trời phơi.

Đặc biệt là cầu mong cho đứa trẻ mạnh mẽ chiến thắng được cái ác, cái xấu:

Gặp ma ác, ma phải cúi đầu Cái gì xấu bỏ đi nơi khác

Cái gì xấu không dám về gần [51, tr.91].

Hơn thế nữa, bài hát còn là ước mong của những người làm cha mẹ mong cho con mình trở thành người lương thiện, được mọi người yêu mến, biết làm ăn, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đồng thời bày tỏ niềm vui chung với mọi người khi gia đình có thêm thành viên mới:

Khi lớn lên không làm điều xấu Biết buôn bán gặp nhiều phúc dày Chắp tay khấn vái các thần trên Cúi đầu khấn vái các thần dưới Báo hôm nay có thêm một người

Niềm vui lớn ghi tên dòng họ [51, tr.92].

Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính về thế giới quan, nhân sinh quan truyền thống của người Dao tuyển. Qua đó ta thấy được phong tục thờ cúng, thấy được thái độ sống chan hoà với anh em với xóm làng, thấy được tinh thần hướng thiện, niềm tin vào tương lai của người Dao Tuyển.

2.4.2. Thơ ca trong lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc được người Dao Tuyển tổ chức khi người con trai chuẩn bị đến tuổi trưởng thành (trong khoảng từ 10 đến 17 tuổi), chủ yếu do thầy cúng diễn xướng các bài kinh dưới dạnh thơ ca. Thơ ca trong lễ cấp sắc thấm đẫm tinh thần Đạo giáo, Phật giáo. Lời lẽ trong các bài thơ có nhiều thuật ngữ kinh Phật, kinh Đạo khá trừu tượng:

Ba nén hương thơm mời Tam phẩm Thầy sư Tam phẩm nhận vô cùng Long não trình lên trước án ngọc

Tam nguyên trông thấy tủm tỉm cười [51, tr.94].

Song điều đáng quý là tư tưởng nhân sinh trong đó: ước nguyện cho đứa trẻ được trưởng thành, có cuộc sống sung sướng và trở thành con người tài giỏi, có ích cho cộng đồng. Điều này có thể có tìm thấy ở hầu hết các bài ca.

Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong phần “ Thụ giới ngũ đài ca” thể hiện rõ tư tưởng nhân sinh ấy.

Ngọc nữ hát bài lên đèn:

Mong thầy mang đèn soi sáng tỏ Đèn soi sáng cho từng đệ tử

Thân hình đẹp đẽ, dạ thông minh [51, tr.93].

Ngọc nữ hát bài lên hương:

Thầy truyền khuôn vàng như Đồng Nhi Ban cho ân mới được trường thọ

Văn võ giỏi dang như rồng bay [51, tr. 94].

Ngọc nữ hát khi ra ngoài:

Ta sẽ chuyển phép cấp sắc cho

Sau này thập phương mong hành hoá

Trừ tà, diệt quỷ cứu dân thường [51, tr.95].

Mặc dù lễ cấp sắc theo tinh thần của Đạo giáo và thơ ca trong lễ cấp sắc chủ yếu là các bài kinh do ông thầy diễn xướng nhưng cách trao truyền những bài thơ đó cho thế hệ sau thì hết sức độc đáo: gần kết thúc buối lễ, đứa trẻ được cấp sắc cũng phải đọc từng bài thơ như cấp nghiên mực, cấp bút lông…Người được cấp sắc muốn hát được phải học và như vậy, một cách tự nhiên những người đàn ông trong cộng đồng đã thuộc một số bài dân ca trong lễ cấp sắc. Đồng thời, những người dự lễ cấp sắc, vừa được thưởng thức, vừa có thể nhập tâm mà thuộc những bài ca đó. Điều này đã làm nên sự trường tồn của dân ca cấp sắc trong cộng đồng người Dao Tuyển.

2.4.3. Thơ ca trong lễ cưới

Trong các bài ca nghi lễ đám cưới của người Dao Tuyển, một kho tàng tri thức hết sức đồ sộ, uyên bác về lịch sử, văn hoá được trình bày bằng hệ thống các điển tích, điển cố dày đặc. ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Trung Hoa cổ đại và các tư tưởng Đạo, Phật, Nho trong các bài ca là rất rõ:

Cái gì mở được miệng phượng hoàng Lâu li mấy chén phụng âm dương

Núi non nào ai khai ruộng đất Ai cấy trồng thóc gạo đến nay?

Quả gáo mở được miệng phượng hoàng Lâu li sáu chén hiến âm dương

Lịch sơn Chu Công khai thành ruộng

Thần Nông thóc lúa truyền đến nay [51, tr.103].

Đây là điểm khác biệt của thơ ca đám cưới người Dao Tuyển so với thơ ca đám cưới của một số dân tộc khác như H.Mông, Giáy…Điều đặc biệt là thông qua cách nói đầy tính ước lệ trên, các bài ca nghi lễ đám cưới chủ yếu đề cập đến vấn đề sinh sôi nảy nở của vạn vật và con người:

Ai khơi nhẹ trong, đặt nặng đục Măng trúc thành rừng núi nào sinh? Người nào chỉ ra âm dương khí

Phù du dân yếu niệm thời nao [51, tr.100].


Mong mở ra, âm dương cùng dụng

Câu ơn được nhận đón rồng non [51, tr.105].

Nói về việc sinh sôi của vạn vật trong đám cưới chính là bày tỏ ước nguyện của con người về sự trường tồn của giống nòi, về sự sống tồn tại vĩnh viễn trên thế gian.

2.4.4. Thơ ca trong tang lễ

Trong đám tang của người Dao Tuyển, gia chủ phải mời người hát giỏi đến hát phụ hoạ cho tiếng khóc than; đồng thời thầy cúng cũng trở thành thầy hát, hát các bài ca nghi lễ. Tang ca ra đời luôn gắn liền với một quan niệm nhân sinh tích tực của đồng bào Dao Tuyển. Họ cho rằng, con người có linh hồn, khi chết linh hồn người chết vẫn ở bên cạnh người sống. Vì vậy, việc tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022