Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 2

Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Dao có liên quan đến đề tài.

Khảo sát, thống kê, phân tích tư liệu về dân ca Dao Tuyển để đi đến những nhận định về giá trị của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.

Chỉ ra những nét đặc thù của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai trên cơ sở so sánh đối chiếu với thơ ca dân gian của các dân tộc khác.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.

Xem xét thêm một số yếu tố khác có liên quan đến nội dung đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai trong một số công trình đã được công bố:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1. Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cưới người Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

2. Trần Hữu Sơn (2005), Thơ ca dân gian người Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 2

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát, phân tích một số lời thơ dân gian của người Dao Tuyển và những tư liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã.

4.2.2.Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu nội dung cơ bản và một số yếu tố về thi pháp tiêu biểu trong phần lời của dân ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai ( những yếu tố khác dùng để phân tích tham khảo khi cần thiết).

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Phương pháp khảo sát thống kê.

Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh. Phương pháp điền dã.

6. Những đóng góp của luận văn

Lần đầu tiên thơ ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai được tìm hiểu một cách hệ thống trên các phương diện nội dung và thi pháp. Bước đầu làm rõ bản sắc riêng của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển so với thơ ca dân gian của các dân tộc khác trên địa bàn.

Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi sưu tầm được một số lời ca dân gian, dù lời lẽ còn thô mộc, nhưng những lời ca ấy chính là minh chứng sinh động cho sinh hoạt tinh thần phong phú rất đặc trưng của người Dao Tuyển.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương viết:

- Chương1: Khái quát về lịch sử, xã hội,văn hoá của người Dao Tuyển ở Lào Cai.

- Chương 2: Nội dung thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.

- Chương3: Đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.

Tài liệu tham khảo

Phần phụ lục của luận văn có một số tranh ảnh, bản đồ minh hoạ


NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI

1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của người Dao Tuyển 1.1.1.Vài nét về nguồn gốc lịch sử của người Dao Tuyển

Trong trường kì lịch sử, Lào Cai là điểm hội lưu văn hóa của các tộc người (Lào Cai có 27 dân tộc sinh sống), vì vậy diện mạo văn hoá của vùng biên ải này khá đa dạng. Tính đa dạng trong văn hoá Lào Cai được thể hiện rõ nét trong văn hóa các tộc người: “Lào Cai có mặt các cư dân của ba (trong số bốn) ngữ hệ lớn ở Việt Nam: Ngữ hệ Nam Á có các tộc người Việt, Mường, Kháng, H.Mông, Dao, La Chí, La Ha ; Ngữ hệ Hán –Tạng có các tộc người Hoa ( Xạ Phang), Hà Nhì , Phù Lá (cả nhóm Xá Phó ); Ngữ hệ Thái có các tộc người Tày (cả nhóm Pá Dí ), Thái , Giáy, Lào Lự , Bố Y”[48, tr.13].

Trong số các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, người Dao là một trong những tộc người có dân số khá đông (85.428 người, chiếm tỉ lệ 15,24% dân số toàn tỉnh - số liệu thống kê năm 2006), gồm 3 nhóm Dao khác nhau: Dao Đỏ, Dao Họ và Dao Tuyển. Nhóm Dao Tuyển ở Lào Cai có số dân 31.325 người. Theo nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn: “Dân tộc Dao Tuyển ở Việt Nam có khoảng

45.000 người”[50, tr.7]. Như vậy, xét theo mức độ tập trung dân cư, người Dao Tuyển ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Lào Cai.

Người Dao Tuyển cư trú trên một địa bàn rộng. Trên thế giới người Dao Tuyển sinh sống ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam, người Dao Tuyển cư trú tại 4 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Lai Châu. Tại Lào Cai, người Dao Tuyển cư trú tập trung tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Cam Đường, Bắc Hà và Mường

Khương. Dù ở các quốc gia khác nhau, sinh sống trên các vùng miền khác nhau nhưng tất cả người Dao Tuyển đều có chung một cội nguồn lịch sử, đều gần gũi nhau về các mặt như tên gọi, tiếng nói, văn hoá. Tuy nhiên, người Dao Tuyển ở mỗi vùng đều có những nét đặc thù riêng do nhiều nguyên nhân khách quan đem lại như điều kiện địa lí, môi trường sinh thái, giao lưu kinh tế, văn hóa với các tộc người anh em mà họ sinh sống trên cùng một địa bàn trong một thời gian dài.

Ở Việt Nam, dân tộc Dao Tuyển có nhiều tên gọi khác nhau như ở Lào Cai được gọi là Dao Tuyển; ở Phong Thổ Lai Châu người Dao Tuyển đuợc gọi là Dao Đầu Bằng; ở Hà Giang, Tuyên Quang người Dao Tuyển được gọi là Dao Aó Dài. Cho dù tên gọi ở các địa phương có khác nhau nhưng đó đều là tên gọi chỉ một bộ phận của nhóm Dao Làn Tiẻn (Dao Lan Điền).

Về nguồn gốc của người Dao nói chung, người Dao Tuyển nói riêng, cho đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ. Đó là câu chuyện giải thích về nguồn gốc của họ : Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần gian được Bình Hoàng yêu quý nuôi trong cung. Một hôm Bình Hoàng nhận được chiến thư của Cao Vương. Bình Hoàng liền họp bá quan văn võ để bàn mưu tính kế diệt họ Cao nhưng không ai tìm được kế gì . Trong khi đó thì con long khuyển Bàn Hồ từ trong kim điện nhảy ra sân rồng quỳ lạy xin đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ ra đi nhà vua có hứa, nếu thành công sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ bơi qua biển bảy ngày, bảy đêm mới tới nơi Cao Vương ở. Cao Vương thấy con chó đẹp tới phủ phục trước sân rồng thì cho đó là điềm lành, nên đem vào cung nuôi. Nhân một hôm Cao Vương say rượu Bàn Hồ cắn chết Cao Vương và ngoặm lấy đầu đem về báo công với Bình Hoàng. Bàn Hồ lấy được cung nữ đem vào núi Cối Kê ( Chiết Giang ) ở. Vợ chồng Bàn Hồ không bao lâu sinh được 6 con trai và 6 con gái. Bình Hoàng ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ, riêng người con cả được lấy

họ cha, còn các con thứ lấy tên làm họ, gồm các họ: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn Vường sinh sôi nảy nở mỗi ngày một nhiều và phân tán khắp nơi để sinh sống [6, tr.19]. Như vậy, Bàn Hồ là một nhân vật thần thoại, được người Dao thừa nhận là “ông tổ” của mình và được thờ cúng rất tôn nghiêm.

Ngoài ra, sử sách lưu truyền cũng có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của người Dao, nhưng tất cả đều thống nhất một quan điểm: người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư sang Việt Nam qua nhiều con đường khác nhau, trong một quá trình lâu dài. Quá trình thiên di của người Dao Tuyển tới Lào Cai đã được nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn trình bày một cách khá cụ thể

: Người Dao Tuyển di cư vào Việt Nam bằng hai con đường chính. Tuyến thứ nhất vào cuối Triều Minh (Thế kỉ 17), người Dao Làn Tiẻn từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh), qua Lục Ngạn sông Đuống đến Yên Bái, ngược sông Chảy lên Lào Cai. Tuyến thứ hai vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668), người Dao Tuyển đến Việt Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mộng Tự. Năm Tân Dậu triều Thanh (1801), người Dao từ Mộng Tự đến Kiến Thuỷ, Hà Khẩu theo sông Hồng vào Châu Thuỷ Vĩ (Lào Cai). Như vậy đầu thế kỉ XIX, người Dao Tuyển đã có mặt ở vùng sông Hồng Lào Cai. Liên tiếp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người Dao Tuyển đã có một số đợt thiên di đến vùng Bát Xát [51, tr.10].

Người Dao Tuyển bên cạnh những đặc điểm mang tính cội nguồn, còn có những đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội của vùng miền. Đến cư trú ở Lào Cai, người Dao Tuyển mong muốn có một cuộc sống ổn định, ấm no hạnh phúc. Thời kì mà người Dao đến Lào Cai là thời kì mà sự thống trị của triều đình phong kiến đối với những vùng xa xôi hẻo lánh không chặt chẽ. Trong điều kiện đó, người Dao làm ăn tương đối tự do. Vì vậy, mà đồng bào tin rằng Việt Nam là nơi có thể sinh sống tốt:

Thăm hết các nơi cùng ngõ hẻm

Đất nước Việt Nam lòng thấy vui Việt Nam giàu đẹp đừng quên nhé

Mau mau dọn nhà đến Việt Nam [6, tr.40].

Ngày nay, sống trong môi trường xã hội chủ nghĩa, nhờ có đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đời sống của người Dao Tuyển đã có những biến đổi sâu sắc: từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, có cuộc sống bình đẳng với các dân tộc anh em, mọi mặt đời sống được cải thiện rõ nét, bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát triển.

1.1.2. Một vài đặc điểm về văn hoá xã hội truyền thống của người Dao Tuyển

Như chúng tôi đã trình bày ở mục 1.1.1, người Dao Tuyển ở Lào Cai không cư trú tập trung mà phân tán ở hầu khắp các huyện. Môi trường sống của họ là vùng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện. Điều đó đã tạo ra sự ngăn cách và khép kín về kinh tế, văn hoá xã hội. Nhưng mặt khác, trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập và đi những bước đi vững chắc về mọi mặt, người Dao Tuyển ngày càng có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc anh em. Do vậy, đời sống kinh tế, văn hoá của họ đang từng bước được phát triển phong phú và đa dạng. Xét về đặc điểm văn hoá truyền thống của họ, có thể chia thành những khía cạnh sau:

1.1.2.1. Quan hệ xã hội, bản làng và gia đình

Người Dao Tuyển sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Quan niệm “trọng nông khinh thương” đã ăn sâu vào tâm lí của họ. Hình thái tâm lí văn hoá của người Dao Tuyển là luôn coi trọng luân lí đạo đức, coi trọng lợi ích cộng đồng dân tộc, tôn trọng ý thức cộng đồng, tôn trọng quan niệm giá trị an cư lạc nghiệp, không muốn tiến thủ ra bên ngoài.

Kết cấu xã hội của người Dao Tuyển gồm 3 cấp độ khác nhau: Cộng đồng theo địa vực cư trú (làng, bản), cộng đồng mang tính huyết thống (dòng họ) và cộng đồng gia đình.

Làng của người Dao Tuyển được gọi là “giăng”. Làng thường được lập trên các sườn núi. Người Dao Tuyển không cư trú xen kẽ với các dân tộc khác trong làng. Đứng đầu mỗi làng là trưởng làng “giăng châu”. Trưởng làng thông thường là người trưởng họ trong dòng họ lớn nhất trong làng, những cũng có nơi là người có uy tín, giỏi làm ăn. Họ là người nắm vững các luật tục, quy ước chung của làng, có khả năng tập hợp, chỉ đạo dân làng. Đồng thời, họ am hiểu pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước, có khả năng truyền đạt chủ trương chính sách đó đến với người dân. Bên cạnh trưởng làng, mỗi làng còn có một già làng. Đó là người am hiểu phong tục tập quán, biết nghi lễ cúng bái và có uy tín cao. Ngoài ra, già làng còn có vai trò giám sát thực hiện các nghi lễ chung của làng và của gia đình, hoặc giám sát việc cúng của thầy cúng ở nơi khác đến làm lễ cho các gia đình trong làng.

Mỗi làng của người Dao Tuyển có một hệ thống các luật tục như luật tục bảo vệ nguồn nước, luật tục về quan hệ giữa các thành viên, chống thả rông gia súc, bảo vệ mùa màng…Hệ thống luật tục của làng đều được dân làng dân chủ thảo luận. Luật tục đã trở thành một công cụ quản lí làng. Nếu ai vi phạm luật tục, sẽ bị dân làng phạt. Người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng quy định mức phạt như sau: Ai chặt phát một cây con ở rừng chung của làng bị phạt 5 đồng bạc trắng, chặt một cây to phạt 10 đồng bạc trắng, đốt rừng chung làm nương rẫy bị phạt 20 đồng bạc trắng [50, tr.31].

Người Dao Tuyển có 12 họ chính. Mỗi họ lại có nhiều dòng họ khác nhau. Dòng họ là những người có chung một ông tổ 6 đời. Mỗi dòng họ có một hệ thống 6 tên đệm riêng (mỗi tên đệm tương ứng với một thế hệ), có một ông trưởng họ - con trai trưởng của ngành trưởng. Trưởng họ phải là người am hiểu tôn giáo, tín ngưỡng, nếp sống của người Dao, có trách nhiệm chỉ

đạo các việc chung của dòng họ, đại diện cho dòng họ, giao tiếp, giao dịch với các dòng họ khác. Các thành viên trong dòng họ có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có công việc lớn như: làm nhà, cưới xin, ma chay,…

Gia đình người Dao Tuyển là gia đình phụ hệ, tính chất phụ hệ chi phối chặt chẽ quan hệ gia đình: Chủ gia đình là đàn ông, nếu bố chết thì con trai trưởng thay thế. Trong gia đình, người chồng giữ vị trí quan trọng, có trách nhiệm chỉ đạo sản xuất, đảm nhiệm toàn bộ những công việc nặng nhọc, thực hiện các nghi lễ gia đình, đồng thời có trách nhiệm giáo dục các con trai và quan hệ với người ngoài. Người vợ phụ trách các công việc nội trợ và giáo dục các con gái. Riêng công việc đồng áng và làm vườn thì dường như không có sự phân chia rõ ràng. Trong công việc hàng ngày thì tính chất phụ hệ và thứ bậc chi phối đậm nét trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: vợ phải nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị.

1.1.2.2. Tôn giáo tín ngưỡng

Tôn giáo tín ngưỡng có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Dao Tuyển. Điểm nổi trội trong tôn giáo tín ngưỡng của họ là chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tam giáo. Trong đó ảnh hưởng sâu đậm nhất là Đạo giáo.

Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc và đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Dao Tuyển, được họ tiếp thu và cải biến cho phù hợp với điều kiện xã hội của mình. Thực tế cho thấy: Hầu hết các vị thần linh của Đạo giáo đều trở thành hệ thống các vị thần linh của người Dao Tuyển như hệ thống miếu vạn thần là hệ thống miếu thờ thần của Đạo giáo. Ngoài ra, các hệ thống bùa chú, vũ khí trừ tà như đạo tiên (soi đạo), đồng linh (chuông đồng), thần trượng (gậy thần), đại lực xoa (đinh ba đại lực) đều là các khí cụ của Đạo giáo.

Bên cạnh Đạo giáo, Phật giáo cũng có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống của người Dao Tuyển. Những phép thuật của Phật như uống nước

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí