Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 2

mến của người đọc. Chính vì vậy, trong khoảng hơn 20 năm qua, thơ của chị đã có khá nhiều bài viết giới thiệu, phê bình và trong nhiều công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc nhắc tới, điểm tới. Bước đầu khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số bài, một số nhận xét cụ thể về thơ chị như sau:

2.1.Trong các công trình trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam hiện của các nhà nghiên nhà nghiên cứu, lí luận phê bình như: Lâm Tiến, Trần Thị Việt Trung, Phạm Quang Trung, Hoàng An, Lộc Bích Kiệm, Cao Thị Hảo... khi viết khái quát về thơ ca các DTTS đều đã nhắc đến cây bút thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai với những lời trân trọng, đều khẳng định chị là một trong các nhà thơ DTTS trẻ tiêu biểu thế hệ 7x, có giọng điệu thơ riêng đậm chất Mường.

- Tác giả Lâm Tiến trong bài nghiên cứu chung về Thơ văn dân tộc thiểu số sáu năm đầu thế kỷ XXI, khi nhận định về tập thơ Ngược gió năm 2006 của nhà thơ Y Phương đã khẳng định những sáng tạo mới của nhà thơ và đã nhắc tới nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai như một sự gặp gỡ về sự đổi mới tư duy trong sáng tác của hai nhà thơ này: “ Với thể thơ tự do, ông đã đưa vào những suy tưởng mới về con người, cuộc sống, về nhân tình thế thái. Có thẻ thấy tư duy mới đó ở cây bút trẻ Bùi Thị Tuyết Mai” [45;555].

- Tác giả Trần Thị Việt Trung trong cuốn Nghiên cứu, lí luận phê bình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại- Diện mạo và đặc điểm đã nhận định: “Bùi Thị Tuyết Mai (Hòa Bình) là nhà thơ nữ dân tộc Mường đầu tiên, với các tập thơ: Mưa trong nhà, Trầu đỏ môi ai, Nơi cất rượu… với phong cách mới có hơi thở Thường, Rang, Bộ, Mẹng” [52;207] .

- Tác giả Lộc Bích Kiệm trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số một bộ phận đặc thù của văn học Việt Nam cũng đã viết: “Nhà thơ Bùi Tuyết Mai với cảm xúc về cội nguồn luôn thường trực, cháy bỏng, da diết khiến trong thơ chị luôn chứa đựng một không gian sinh hoạt Mường. Không gian Mường luôn ám ảnh chị để rồi mỗi bài thơ, tứ thơ, câu thơ đều thấm đẫm tình Mường” [35;60].

- Phạm Quang Trung trong cuốn Hồn cây sắc núi nhận định: “Mai đã vươn lên đứng ở hàng đầu những nhà thơ trẻ Việt Nam dầy triển vọng. Mai lại có cái nhiều nhà thơ trẻ khác không có điều kiện có: chất dân tộc và miền núi của mình” [50;146].

2.2. Trong các bài viết trực tiếp về tác giả Bùi Thị Tuyết Mai và các tác phẩm của chị. Có các bài viết của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Quang Thiều, Mai Liễu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lady Borton, Nguyên Bình, Thiếu Khanh ... Cụ thể như: Trong lời tựa tập thơ Nơi cất rượu của Bùi Thị Tuyết Mai nhà thơ Phạm tiến Duật đã trân trọng giới thiệu sự có mặt của nữ nhà thơ DTTS trẻ tuổi này: “Thế là kho tàng thơ của các nhà thơ hiện đại Việt Nam lại có thêm một tập thơ hay và đội ngũ các cây bút người dân tộc thiểu số có thêm một nhà thơ nữ với rất nhiều hứa hẹn của một chặng đường đóng góp” [22;7]. - Trong lời giới thiệu cho tập Mưa trong nhà (NXB Văn hóa dân tộc 1998) nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Thơ Bùi Tuyết Mai có ba phẩm chất nổi trội và quan trọng. Đó là sự thảng thốt, Tính ý tưởng và trí tưởng tượng, và một phẩm chất đương nhiên mà dù chị không cố tình phô bày, nó cứ nằm trong nhiều câu thơ, đôi khi chi phối toàn bộ bài thơ. Đó là cách cảm, cách nghĩ và thổ ngữ của dân tộc Mường của chị” [20;6]. - Nhà thơ Mai Liễu khi đọc bài thơ Hi vọng của Bùi Thị Tuyết Mai đã phát hiện: “Thơ Bùi Tuyết Mai độc đáo ở sự suy tư, một hiện tượng ít gặp ở các tác giả thơ nữ dân tộc thiểu số. Cũng nói về nỗi cô đơn, về tình yêu tan vỡ, thơ chị không ủy mỵ, cũng không man mác buồn đau mà luôn lấp lánh những kỉ niệm, hồi ức và hy vọng, Đó là một tính cách mạnh mẽ tự tin, biết chấp nhạn và cũng dám dâng hiến” [56]. -Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong bài Văn học hiện đại dân tộc Mường: Những khuôn mặt đã có những nhận xét: “Còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghiệp, Bùi Thị Tuyết Mai không rụt rè như phần lớn phụ nữ dân tộc thường kín đáo đến rụt rè. Vẫn là cô gái Mường thuần khiết và ý nhị, chị luôn hướng sự tìm tòi mới mẻ đến táo bạo trong thơ.” [57]- Trần Vũ Long đã viết về thơ Bùi Thị Tuyết Mai với một giọng điệu dầy khẳng định, ngợi ca:

Bùi Thị Tuyết Mai đã chinh phục người đọc bằng một giọng thơ trong trẻo, mới lạ, hồn nhiên, giàu hình ảnh, trữ tình, mềm mại, mang đậm bản sắc văn hóa Mường nhưng vẫn hiện đại. Với tình yêu văn hóa dân tộc, bằng cách cảm cách nghĩ tinh tế và nhuần nhị, chị đã dẫn dắt người đọc bước vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc Mường” [58]. - Tác giả Nguyên Bình Trong bài Nhà thơ Bùi Tuyết Mai: Tôi sinh ra giữa vũ trụ Mường đã đưa ra một số nhận xét, nhận định rất chính xác về đặc điểm thơ Bùi Thị Tuyết Mai: “Thơ của chị đậm chất Mường. Một chất Mường vừa nguyên sơ vừa hiện đại. Chất Mường ấy thể hiện ở mọi phương diện, từ thi liệu tới giọng điệu, từ hình ảnh đến lối cảm, lối nghĩ… có ý kiến từng nhận xét: thơ của chị rất lạ; lạ vì trong trẻo; lạ vì cái chất sống hồn nhiên, tuy phải va chạm với thành thị; và lạ vì có một không khí núi đồi nương rẫy phủ lên ngôn từ thi ca” [59]. - Thu Huyền trong bài Bùi Thị Tuyết Mai đến với phố phường thi ca bằng vị chanh non đã chỉ ra nét đặc sắc riêng của thơ Bùi Thị Tuyết Mai: “Thơ chị ăm ắp sự sống của người vùng cao, nhưng không thô mộc mà lại nên thơ, tươi tắn; bởi thế nó đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên. Ấn tượng về thơ chị không đến từ cái âm hưởng của sự táo bạo, quyết liệt như một số nhà thơ nữ trước và cùng kì như Dư Thị Hoàn, Vi Thùy Linh … mà đến từ cái “vị chanh non” thơm mát, từ cái duyên dáng của con nai nhỏ nơi núi rừng Hòa Bình quê chị” [60]. - Nhà phê bình Thiếu Khanh trong bài Binh Boong- một cung điệu lạ đã nhận định: “Thơ Bùi Tuyết Mai mang đậm tinh thần văn hóa Mường. Đó là điều hiển nhiên. Và có lẽ tinh thần văn hóa độc đáo đó đã thấm nhuần vào tâm hồn và máu thịt chị làm nên sự khác biệt và độc đáo trong thơ của chị.” [61]. - Tác giả Nguyễn Chí Hoàn cũng đã viết: “Nghệ thuật của Bùi Thị Tuyết Mai khi biểu đạt những tình yêu ấy có thể nói gọn trong hai chữ “tự nhiên”, nương theo một khía cạnh hồn nhiên tự bản chất của con người truyền thống vùng sơn cước. Nhưng đó là một sự hồn nhiên lắng đọng và chắt lọc trên ngôn từ, bằng thứ ngôn ngữ đặc trưng của thơ ca. Năm mươi bảy bài thơ trong vòng một trăm trang sách. Hầu hết là những bài thơ ngắn mà âm

vang, thực sự âm vang như tiếng chiêng Mường” [62]. - Phúc Vĩnh trong bài viết “Người đẹp trên núi” làm thơ có nhận định: Cánh đồng thi ca Việt Nam thỉnh thoảng lại phát lộ đôi ba “hương lá” lạ đến từ rẻo đất miền cao. Không chỉ là “người đẹp trên núi” làm thơ, những áng thơ của Bùi Tuyết Mai thực sự là tiếng nói tâm tình của người Mường” [63]. - Nguyên Bình trên trang dongvan.gov.vn nhận định: “... “Tất cả nội lực văn hoá, ngôn ngữ đó của dân tộc Mường in đậm lên hồn thơ Bùi Thị Tuyết Mai, làm cho thơ chị vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc”[64] - Trúc Thông đánh giá về bài Mưa Xuân Trong cuốn Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi như sau: “Những cảm giác, những rạo rực nguyên sơ, nguyên bản (chưa bị văn minh hiện đại đánh bóng, làm lì) thức dậy trong những âm thanh, hình ảnh, qua những dạng thức của con người và thiên nhiên” [54;288]. - Nhà thơ Hữu Thỉnh trong cuốn Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ cuộc đời và tác phẩm đã nhận định về nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai như sau : “Tác giả Bùi Tuyết Mai là nhà thơ đang nổi của dân tộc Mường, chị rất có ý thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [27;11]. - Tác giả Dương Thanh Tùng trong bài viết Tiếng “gà Mường” giữa phố cổ Hội An – Tác giả Bùi Thị Tuyết Mai có viết: Hồn nhiên, trắc ẩn. Thơ Bùi Tuyết Mai có hơi thở của núi rừng cao chín tầng mây, có mùi khét khê của đám nương vừa đốt và có tiếng hát của con gà mái Mường Mừ, cứ lảnh lót trong đêm trăng rằm phố Hội…” [65]- Theo Lady Borton (Xuân Oanh dịch) trong Tuyển tập song ngữ- Bilingual anthology, Thơ nữ Việt Nam từ xưa đến nay nhận định: “Bài “Mời rượu” của Bùi Thị Tuyết Mai có tiếng gọi quyến rũ vươn tới mọi nền văn hóa”[55;85].

Qua những nhận định, đánh giá trên, chúng ta nhận thấy: Hầu hết các tác giả đều khẳng định Bùi Thị Tuyết Mai là một nhà thơ DTTS tiêu biểu đã có những đóng góp đáng trân trọng vào việc phản ánh và thể hiện sinh động bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong đời sống thơ ca DTTS thời kỳ. Các sáng tác của chị đã thể hiện một tâm hồn tha thiết, tự hào về vẻ đẹp quê hương con người miền núi và bản sắc văn hóa Mường; một cái Tôi cá nhân mang vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

truyền thống kết hợp với cá tính và bản lĩnh của người phụ nữ DTTS hiện đại. Với những tác phẩm thơ đậm sắc Mường của mình, chị đã đóng góp thêm một hương sắc lạ làm phong phú thêm cung điệu và màu sắc của thơ nữ DTTS nói riêng, thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại nói chung.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nhận xét đánh giá, những bài viết riêng lẻ chưa có tính hệ thống và toàn diện. Vì vậy, nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc, những giá trị, những đóng góp đáng trân trọng, có ý nghĩa của Bùi Thị Tuyết Mai cho văn học DTTS nói chung, với thơ nữ DTTS nói riêng thì cần thiết phải có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, nghiên cứu một cách khá đầy đủ và thấu đáo hơn về thơ Bùi Thị Tuyết Mai- để chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, những nét đặc sắc, những giá trị nhiều mặt về thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Vì những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu Thơ Bùi Tuyết Mai để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu: Cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật trong 05 tập thơ của Bùi Thị Tuyết Mai.

1- Mưa trong nhà (thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, 1998. 2- Trầu đỏ môi ai (thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, 1999. 3- Nơi cất rượu (thơ), Nxb Văn học, 2003.

4- Mường trong (thơ), Nxb Hội Nhà văn, 2005. 5- Binh boong (thơ), Nxb Lao động, 2008.

- Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ tiến hành, khảo sát một số sáng tác của một số nhà thơ DTTS khác để so sánh, đối chiếu với thơ Bùi Thị Tuyết Mai.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, nghiên cứu khái quát về thơ nữ DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại.

- Tìm hiểu về con người, sự nghiệp và quan niệm sáng tác thơ Bùi Thị Tuyết Mai.

- Làm rõ những đặc điểm cơ bản, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Thị Tuyết Mai (qua những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai).

- Chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của nữ nhà thơ Mường trong bộ phận thơ nữ DTTS nói riêng, thơ ca các DTTS Việt Nam nói chung.

- Qua việc nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn về vẻ đẹp, nét đặc sắc của thơ ca DTTS nói chung và thơ ca nữ DTTS nói riêng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê phân loại (thống kê tần số xuất hiện các hình ảnh, tính chất, đặc điểm… của người phụ nữ trong sáng tác của nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai)

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại (ứng dụng vào việc phân tích các tác phẩm thơ ở hai phương diện (cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật).

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (có sử dụng kiến thức về văn hóa học, dân tộc học để phục vụ cho việc nghiên cứu về tâm lí, tính cách, văn hóa của con người miền núi).

- Phương pháp so sánh đối chiếu (đặt thơ Bùi Thị Tuyết Mai trong trường so sánh với các nhà thơ nữ DTTS khác để thấy được tính truyền thống và hiện đại trong thơ chị).

- Phương pháp vận dụng Thi pháp học (luận văn đã sử dụng một số thao tác nghiên cứu của Thi pháp học như: nghiên cứu về giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ của Bùi Thị Tuyết Mai để chỉ rõ những đặc điểm đặc sắc trong thơ chị).

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện ở cả hai phương diện: Những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những nét đặc sắc, đóng góp cụ thể của thơ Bùi Thị Tuyết Mai đối với thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đồng thời, góp phần bổ sung tài liệu tham khảo cụ thể về các sáng tác của một trường hợp nhà thơ DTTS cụ thể trong mảng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, phục vụ công tác học tập, giảng dạy về văn học DTTS Việt Nam trong nhà trường.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về Thơ nữ dân tộc thiểu số và nữ nhà thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai.

Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết

Mai.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1

THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NỮ NHÀ THƠ DÂN TỘC MƯỜNG- BÙI THỊ TUYẾT MAI

1.1. Vài nét khái quát về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại

Thơ ca các DTTS đã tạo cho mình một màu sắc riêng biệt trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại, trong số đó có sự góp mặt của khá nhiều các nhà thơ nữ DTTS. Họ là các nhà thơ nữ thuộc các DTTS khác nhau. Ví dụ như: Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn Ngọc Minh, Hoàng Diệu Tuyết (Tày); Dư Thị Hoàn (Hoa); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì); Cầm Thị Lả, Sầm Nga Di (Thái), Hà Thị Cẩm Anh, (Mường)...

Các nhà thơ nữ Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống thi ca dân tộc từ thời trung đại, phong kiến, nhưng đến những năm 80 của thế kỷ XX, thì các cây bút nữ DTTS mới xuất hiện trong đời sống thơ ca dân tộc. Tuy nhiên, mặc dù xuất hiện khá chậm, muộn hơn trong nền thơ ca dân tộc nói chung, thơ ca dân tộc miền núi nói riêng nhưng họ đã có sự phát triển nhanh chóng và mau lẹ về đội ngũ, về số lượng và chất lượng tác phẩm của họ cũng đã được dư luận độc giả đánh giá cao.

Từ năm trước và sau 1986 những nhà thơ nữ mới chỉ được biết đến qua các tác giả như: Vi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Trần Thị thu Nhiễu, Nông Thị Ngọc Hòa,Hoàng Diệu Tuyết (Tày); Dư Thị Hoàn (Hoa); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì).... nối tiếp là Thu Bình, Hoàng Kim Dung, Tạ Thu Huyền (Tày); Cầm Thị Lả, Sầm Nga Di (Thái); và đặc biệt là sự có mặt của thế hệ các nhà thơ trẻ như Bế Phương Mai, Đinh Thị Mai Lan, Hà Thị Hải Yến, Nông Thị Hưng, (Tày), Tòng Thị Hân, ... Đây có thể coi là giai đoạn thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng nhất về đội ngũ sáng tác (tuy nhiên một số dân tộc vẫn chưa có nhà thơ nữ của dân tộc mình).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023