Hình 2.5. BĐKN khuyết về “ Nhân đôi của ADN” (ôn lại kiến thức SH lớp 9)
Câu 1. Hãy nêu các sự kiện chính trong nhân đôi ADN, nêu tên các thành phần tham gia và vai trò của chúng trong nhân đôi ADN.
Câu 2. ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Nguyên tắc kết cặp bổ sung của các bazơ nitrôgen có vai trò như thế nào trong sao chép ADN?
Nhiệm vụ 2 (trọng tâm):
+ Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK (SH 12, tr. 8-9), quan sát hình vẽ về quá trình nhân đôi ADN (hình 1.2 , SH 12) và cho biết:
Câu 1. Chỉ ra các enzim và vai trò của các enzim trong việc thực hiện các sự kiện chính trong nhân đôi của ADN?
Câu 2. sự giống và khác nhau giữa tổng hợp mạch dẫn đầu và tổng hợp mạch theo sau? Cho biết tại sao có sự khác biệt đó?
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên T Ắc Thống Nhất Giữa Mục Ti Êu - N Ội Dung - Phương Pháp - Phương Ti Ện Dạy Học
- Sơ Đ Ồ Q Uy Trình Thi Ết Kế Bđkn Trong Dh Sinh Học
- Một Số Chức Năng Cơ Bản Của Phần Mềm Cmap Tools
- Bđkn Khuy Ết (Khuyết 8 Kn) Về Cơ Chế “Phiên Mã”
- Biểu Đồ Tần Suất Điểm Kiểm Tra Trắc Nghiệm Trong Tn (Đợt 1)
- Kiểm Định X Điểm Kiểm Tra Trắc Nghiệm Trong Tn (Đợt 1)
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Câu 3. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra lại giống ADN mẹ. Ý nghĩa của sự giống nhau đó?
+ Yêu cầu HS xác định các KN mới và hoàn thiện BĐKN khuyết về
“Nhân đôi của ADN” SH 12 (hình 2.6).
- HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) thực hiện nhiệm vụ qua đó lĩnh hội kiến thức:
+ HS nhớ lại kiến thức SH 9, nghiên cứu BĐKN khuyết và trả lời câu hỏi.
+ HS điền KN vào BĐKN (hình 2.5): t ừ việc trả lời câu 1, điền KN 1 và KN 2 (nuclêôtit, enzim); trả lời câu 2, điền KN 3, KN 4 và KN 5 (nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn, nguyên tắc khuôn mẫu).
+ HS suy nghĩ và xếp các KN vào vị trí 1 -5 trên BĐKN để đưa các KN vào hệ thống, hoàn thiện KN “Nhân đôi của ADN” ở SH 9.
+ HS thực hiện nhiệm vụ 2, thông qua đó lĩnh hội được các KN mới: các sự kiện như “Tháo xoắn ADN mẹ”, “Tổng hợp mạch mới”… trong đó có vai trò của các enzim như enzim tháo xoắn (Helicaza) xúc tác cho hoạt động ADN “mẹ” là tháo xoắn và tách mạch; enzim ADN Pol xúc tác tổng hợp mạch dẫn đầu và mạch theo sau, enzim nối (Ligaza) nối các đoạn Okazaki. Hai mạch ADN mới đều tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung và được kéo dài theo chiều là 5’-3’ theo kiểu đối song song với mạch ADN “mẹ”. Sự khác biệt về sự tổng hợp hai mạch ADN mới là một mạch được tổng hợp liên tục và một mạch được tổng hợp từng đoạn theo hướng ngược lại. Kết quả tạo ra 2 ADN “con” giống ADN “mẹ” (vì sự tổng hợp ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn).
+ HS xác định được các KN mới vừa làm rõ: KN “enzim Helicaza”, KN
“enzim ADN Polimeaza”, KN “enzim Ligaza” với mối liên quan với chức năng như tổng hợp “mạch dẫn đầu”, tổng hợp “mạch theo sau” và nối các “đoạn Okazaki”.
+ HS điền các KN (từ KN 1- KN 6) vào hình 2.6 để hoàn thiện BĐKN “Nhân đôi của ADN” ở SH 12.
Hình 2.6. BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN” ở SH 12
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận các kết quả mà HS đã làm. GV có thể bổ sung các kiến thức hoặc giải thích chi tiết hơn một số nội dung khó (giải thích vì sao sự tổng hợp 2 mạch ADN mới là khác nhau).
- GV điều chỉnh, kết luận và cung cấp BĐKN hoàn chỉnh (phụ lục 1.3 .2).
Bước 3: Luyện tập và vận dụng KN. Có thể sử dụng bài tập sau để luyện tập và vận dụng KN “Nhân đôi của ADN”.
Bài tập: Cho 1 đoạn ADN (chứa 1 gen cấu trúc) có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’ ATGGXTAAA...GGXTTATAG 3’
3’ TAXXGATTT...XGGAATATX 5’
Hãy xác định cấu trúc của 2 ADN “con” được tạo thành (chú ý cần chỉ rõ mạch ADN mẹ với mạch mới được tổng hợp) .
Bước 4: Đề ra các hướng phát triển KN tiếp theo để HS tự nghiên cứu. Trong giờ học, GV chỉ có thể tổ chức HS lĩnh hội được các KN cơ bản về “Nhân đôi của ADN”. GV cho HS thấy rằng: các sinh vật đều có quá trình “Nhân đôi của ADN” tạo ra ADN “con” giống ADN “mẹ”, đây là cơ chế truyền thông tin di truyền ở cấp độ phân tử và đều diễn ra với sự tham gia của các yếu tố cũng như nguyên tắ c chi phối. Nếu trong quá trình tái bản ADN mà xảy ra sự vi phạm nguyên tắc bổ sung thì hậu quả sẽ như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì? Hoặc “Nhân đôi của ADN” ở sinh vật nhân thực có những đặc điểm khác với “Nhân đôi của ADN” ở sinh vật nhân sơ và vi rút. Vậy đó là những đặc điểm gì và vì sao có đặc điểm đó? Với việc đặt vấn đề như vậy sẽ kích thích và tạo hứng thú cho HS tiếp tục nghiên cứu các tài liệu , giúp HS tích cực tự học để phát triển KN “Nhân đôi của ADN” ở các đối tuợng sinh vật khác nhau như sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và vi rút.
Như vậy trong quá trình dạy bài mới, BĐKN được sử dụng như một công cụ hỗ trợ GV trong việc tổ chức HS ôn lại kiến thức có liên quan cũng như hỗ trợ GV trong tổ chức cho HS chiếm lĩnh các KN mới trong mối quan hệ với các KN đã học. Qua đó giúp HS nắm vững, hiểu biết nhiều hơn về KN và mối quan hệ giữa các KN, từ đó HS ghi nhớ tốt hơn, vận dụng tốt hơn. Thông qua việc tổ chức dạy bài mới bằng BĐKN, GV sẽ rèn luyện cho HS phương pháp tư duy logic khoa học và phương pháp học tập hiệu quả, qua đó tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho HS. Tuy nhiên, cần lưu ý : tùy thuộc vào nội dung bài, tùy thuộc vào trình độ HS mà GV tổ chức DH ở các dạng khác nhau và mức độ khác nhau cho phù hợp.
2.4.2. Sử dụng BĐKN trong hoàn thiện tri thức
2.4.2.1. Sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động ôn tập, củng cố kiến thức
Quy trình chung gồm các bước sau:
Hình 2.7. Quy trình sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động ôn tập, củng cố kiến thức của HS
Bước 1: GV cung cấp BĐKN, các nhiệm vụ để HS thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ đó.
Các nhiệm vụ thường cung cấp dưới dạng phiếu học tập kèm theo hệ thống câu hỏi ở các mức độ phù hợp với các đối tượng HS. Ở bước này, GV cần thực hiện được hai nhiệm vụ chính là:
Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức (hệ thống hóa kiến thức) thông qua việc tham gia thiết kế và hoàn thiện BĐKN. Cụ thể GV hướng dẫn HS:
+ Xác định các KN đã học trong nội dung kiến thức củng cố.
+ Xác định các KN còn thiếu trong BĐKN và hoàn thiện bản đồ.
+ Xác định mức độ chính xác của các KN cũng như vị trí của các KN trong BĐKN. Nếu có lỗi thì sửa lại cho chính xác.
Nhiệm vụ 2: Tổ chức HS vừa hoàn chỉnh BĐKN vừa khai thác BĐKN để trả lời các câu hỏi và bài tập qua đó nắm vững kiến thức (thực chất là hướng dẫn HS chuyển từ ngôn ngữ “bản đồ” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa” để vận dụng).
+ Hướng dẫn HS sử dụng kiến thức trong BĐKN để giải đáp các câu hỏi và bài tập.
+ Trả lời các câu hỏi có liên quan để củng cố, ôn tập kiế n thức.
+ Tự đặt ra các câu hỏi để củng cố, ôn tập.
Bước 2: HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ như đọc nội dung bản đồ, hoàn thiện bản đồ, sửa các lỗi và trả lời các câu hỏi có liên quan... Qua đó hiểu sâu và nắm vững kiến thức.
Bước 3: HS thảo luận, báo cáo, sửa chữa.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và đề ra hướng ôn tập tiếp theo để HS tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.
Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã ” trong hoạt động củng cố sau khi dạy bài 2 (SH 12).
Bước 1: GV cung cấp BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã” (hình 2.8), đề ra các nhiệm vụ để HS thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ đó. Các nhiệm vụ được thể hiện trong phiếu học tập kèm theo hệ thống câu hỏi. Ở bước này, GV cần thực hiện được hai nhiệm vụ chính là:
- GV tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về cơ chế dịch mã thông qua việc tham gia thiết kế và hoàn thiện BĐKN về cơ chế dịch mã.
- Tổ chức HS khai thác BĐKN “Dịch mã” vừa hoàn chỉnh để trả lời các câu hỏi và bài tập qua đó nắm vững kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy vận dụng kiến thức đã học về cơ chế “Dịch mã” để hoàn thành các nhiệm vụ sau trong thời gian 5 phút:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã” (hình 2.8), từ kiến thức đã học, em hãy kiểm tra mức độ chính xác của những KN đã có, đồng thời bổ sung các KN còn thiếu từ KN 1 -6 để hoàn thiện BĐKN.
Hình 2.8. BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã”
Nhiệm vụ 2: Từ BĐKN đã hoàn chỉnh, hãy tìm nội dung trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Dịch mã là gì? Nêu vai trò của các yếu tố cơ bản tham gia dịch mã?
Câu 2. Kết quả của quá trình dịch mã? Giải thích vì sao chuỗi polipeptit được tổng hợp là bản dịch chính xác từ mARN?
Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa ADN (gen) – mARN – Prôtêin – Tính trạng. Bước 2: HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) vận dụng các kiến thức đã học về dịch mã để thực hiện các nhiệm vụ như xác định các KN trong cơ chế dịch mã; xác định các KN còn thiếu ( ARN, ribôxôm, axit amin, hình thành chuỗi pôlipeptit, nguyên tắc bổ sung); hoàn thiện bản đồ, đọc nội dung bản đồ, sửa các lỗi và trả lời các câu hỏi có liên quan... Qua đó hiểu sâu và
nắm vững kiến thức về cơ chế dịch mã.
Bước 3: HS thảo luận, báo cáo, sửa chữa.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và đề ra hướng ôn tập tiếp theo để HS tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.
2.4.2.2. Tổ chức HS ôn tập, củng cố bằng cách tự thiết kế BĐKN
Quy trình chung gồm các bước sau:
Hình 2.9. Quy trình tổ chức HS tự thiết kế BĐKN trong củng cố, ôn tập
Bước 1: GV sử dụng hệ thống câu hỏi để định hướng HS thiết kế BĐKN.