Bđkn Khuy Ết (Khuyết 8 Kn) Về Cơ Chế “Phiên Mã”


GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để giúp HS xác định được chủ đề mạch logic của nội dung ôn tập; giúp HS dễ dàng xác định được các KN trong chủ đề cũng như xác định được các từ nối để tự thiết kế bản đồ.

Bước 2: HS tự thiết kế BĐKN theo định hướng của GV.

Qua trả lời các câu hỏi với sự giúp đỡ của GV, HS tự nghiên cứu, phân tích tìm ra được chủ đề mạch logic của nội dung ôn tập. Tự xác định các KN, các từ nối trong nội dung và sắp xếp các KN trong mối quan hệ phù hợp để hoàn thiện việc thiết kế BĐKN.

Bước 3: HS báo cáo, thảo luận, sửa chữa.

Bước 4: GV đánh giá, kết luận và cung cấp BĐKN hoàn chỉnh.

Ví dụ: Tổ chức HS ôn tập các cơ chế di truyền bằng cách tự thiết kế BĐKN “Các cơ chế của hiện tượng di truyền”.

Bước 1: GV sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng HS thiết kế BĐKN.

GV sử dụng câu hỏi để tổ chức cho HS xác định chủ đề và mạch logic nội dung, xác định được các KN và tìm mối quan hệ giữa các KN ( tìm các từ nối).

Câu 1: Cơ sở vật chất của các cơ chế di truyền là gì? Mối quan hệ giữa các tổ chức vật chất đó?

Câu 2: Cơ chế truyền thông tin di truyền trong tế bào? Cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào? Cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể?

Bước 2: Các nhóm HS tự thiết kế BĐKN theo định hướng của GV.

- HS nghiên cứu, phân tích xác định chủ đề của nội dung ôn tập là “Các cơ chế của hiện tượng di truyền”.

- HS thông qua việc trả lời các câu hỏi tìm ra mạch logic của nội dung ôn tập. Cụ thể:

Câu 1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ADN, Gen, nhiễm sắc

thể. Mối quan hệ ADN là thành phần chính tạo nên nhiễm sắc thể; Gen là đơn vị hoạt động chức năng của ADN.


Câu 2.

+ Mối quan hệ ADN mARN Prôtêin Tính trạng qua cơ chế Phiên mã, dịch mã là cơ chế truyền thông tin di truyền trong tế bào.

+ Cơ chế tự sao của ADN kết hợp với nhân đôi của nhiễm sắc thể trong nguyên phân là cơ chế truyền thông tin di truyền (đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền) qua các thế hệ tế bào và qua thế hệ cơ thể (ở loài sinh sản vô tính).

+ Sự kết hợp 3 cơ chế giảm phân, thụ tinh nguyên phân là cơ chế

truyền thông tin di truyền (đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài) qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.

- HS xác định được mạch logic của n ội dung kiến thức: Cấu trúc vật chất di truyền (từ cấp độ phân tử - gen, ADN đến cấp độ tế bào - nhiễm sắc thể); sự vận động của vật chất di truyền (các cơ chế di truyền ở cấp phân tử như tự sao, phiên mã, dịch mã; các cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào như sự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể trong các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh).

- HS xác định được các KN trong chủ đề: Các KN về cấu trúc như KN “gen” trong mối quan hệ với KN “ADN” và KN “nhiễm sắc thể”; các KN về cơ chế của hiện tượ ng di truyền ở cấp độ phân tử như “tự sao”, “phiên mã” trong mối quan hệ với cơ chế “dịch mã ”; các cơ chế di truyền ở cấp tế bào có quan hệ mật thiết với nhau như “nhân đôi”, “phân li”, “tổ hợp” của nhiễm sắc thể trong các cơ chế “nguyên phân”, “giảm phân” và “thụ tinh”.

- HS sắp xếp các KN vào hệ thống để hoàn thiện việc thiết kế BĐKN

thông qua đó hoàn thiện tri thức về “Các cơ chế của hiện tượng di truyền”.

Bước 3: Các nhóm HS báo cáo, thảo luận, sửa chữa.

Bước 4: GV tổ chức đánh giá, GV kết luận và cung cấp BĐKN hoàn chỉnh về “Các cơ chế của hiện tượng di truyền” (phụ lục 1.1).

Lưu ý, để tổ chức HS tự thiết kế BĐKN qua đó hoàn thiện tri thức ( tức là ớng dẫn HS tự thiết kế BĐKN), GV cần lưu ý cho HS một số vấn đề sau:


- Các BĐKN được thiết kế chính là sản phẩm ghi tóm tắt các KN hoặc hệ thống hóa các KN. Để ghi tóm tắt kiến thức bằng BĐKN có hiệu quả, HS cần phải chú ý ba hoạt động đó là: lược bớt, thay thế, giữ lại. Lược bớt những thông tin không cần thiết, có thể thay thế một số thông tin và giữ lại những thông tin chính.

- Để thiết kế được một BĐKN đòi hỏi HS phải suy nghĩ để lựa chọn thông tin cần thu nhận, phần lớn các thông tin mà HS cần thu thập đã có sẵn trong SGK, nên HS cần đọc kỹ bài và tìm xem những KN nào quan trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc bút gạch chân các KN. Ngoài ra, HS có thể chủ động lựa chọn và tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn và từ nhiều hoạt động khác như: đọc sách, xem truyền hình, tra cứu từ Internet… Sau khi tiếp nhận thông tin, HS cần xử lý thông tin bằng cách sử dụng các câu hỏi: Nó là gì? Tại sao lại như thế? Điều đó có ý nghĩa gì? Nếu không thế thì sao?… để hiểu rõ thông tin mình thu nhận. Khi trả lời được các câu hỏi trên , nghĩa là đã xác định được câu hỏi trọng tâm, các KN then chốt để thiết kế BĐKN.

- Sau khi HS đã tự thiết kế được các BĐKN, HS có thể thể hiện sản phẩm tri thức của mình bằng cách trao đổi, thảo luận, thuyết trình, tranh luận… trực tiếp với thầy cô, bạn bè. Nếu HS sử dụng phần mềm Cmap Tools thì có thể trao đổi trực tuyến (học hợp tác) với những thành viên sử dụng Cmap Tools khác qua mạng Internet nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức (hướng dẫn học hợp tác trên mạng Internet, xem phụ lục 6).

- Sau khi tự thể hiện, HS tự so sánh đối chiếu, tự kiểm tra đánh giá, tự sửa sai để hoàn chỉnh lại sản phẩm của mình; từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh về cách thức tự học.

HS tự đánh giá bản thân căn cứ vào sự đánh giá của GV, mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, qua nhận xét của tập thể, qua việc tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu…


2.4.3. Sử dụng BĐKN trong kiểm tra, đánh giá

Quy trình gồm các bước sau:


Hình 2 10 Quy trình sử dụng BĐKN trong kiểm tra đánh giá Bước 1 GV cung cấp 1

Hình 2.10. Quy trình sử dụng BĐKN trong kiểm tra đánh giá

Bước 1: GV cung cấp BĐKN và các câu hỏi , bài tập để kiểm tra mức độ nhận thức của HS.

- GV cung cấp các dạng BĐKN (BĐKN khuyết hoặc BĐKN câm hoặc BĐKN có các lỗi) và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để điền BĐKN khuyết, xây dựng BĐKN câm hoặc sửa các lỗi trên bản đồ đảm bảo sự chính xác các KN cũng như đảm bảo tính logic giữa các KN trong bản đồ.

- GV sử dụng câu hỏi và bài tập để kiểm tra mức độ nhận thức của HS. GV cung cấp các câu hỏi và bài tập liên quan đến nội dung kiến thức trong BĐKN để kiểm tra khả năng nhận thức của HS ở các mức độ khác nhau như nhớ, hiểu, vận dụng…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ như hoàn chỉnh bản đồ khuyết, BĐKN câm hoặc sửa lỗi của bản đồ và trả lời một số câu hỏi có liên quan.

Bước 3: GV đánh giá, cho điểm. Việc đánh giá có thể thực hiện ở hai mức độ sau:

- Mức 1: GV đánh giá, cho điểm.

- Mức 2: GV cung cấp đáp án hoàn chỉnh để HS tự đánh giá và cho điểm, GV điều chỉnh.


Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết trong kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức về cơ chế “Phiên mã” (kiểm tra 15 phút).

Bước 1: GV cung cấp BĐKN khuyết (hình 2.11). Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tương ứng với câu 1:


Hình 2.11. BĐKN khuyết (khuyết 8 KN) về cơ chế “Phiên mã”

Câu 1 (4 điểm): Em hãy điền đầy đủ các KN còn khuyết để hoàn thiện BĐKN về cơ chế “Phiên mã” (từ KN 1 đến KN 8).

- Sử dụng câu hỏi kiểm tra mức độ nhận thức của HS (câu 2, câu 3):

Câu 2 (3 điểm): Sự tổng hợp mARN dựa trên nguyên tắc nào? Sự tổng hợp mARN theo nguyên tắc đó có ý nghĩa gì?

Câu 3 (3 điểm). Ở sinh vật nhân thực, tiền mARN được hoàn thiện như thế nào để trở thành mARN trưởng thành ? Chỉ ra ý nghĩa cơ bản nhất của việc


hoàn thiện mARN ở sinh vật nhân thực?

Bước 2: HS tư duy và thực hiện các nhiệm vụ được giao với sự cố gắng cao nhất như hoàn chỉnh bản đồ khuyết về cơ chế “Phiên mã” và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: GV đánh giá, cho điểm và cung cấp đáp án. Hoặc GV cung cấp đáp án, HS đánh giá, cho điểm; GV điều chỉnh.

Nội dung đáp án:


Câu

Nội dung

Điểm

1.

- Hoàn thiện BĐKN “Phiên mã” (phụ lục 1.5.2).

- Điền KN: Gen, enzim ARN Pol, nguyên liệu, nguyên tắc bổ sung, mũ đầu 5’, đuôi poli A, Intron, Exon.

4 điểm (mỗi KN

0.5 điểm)

2.

- Sự tổng hợp mARN dựa trên nguyên tắc bổ sung.

- Ý nghĩa là tạo ra mARN là có trình tự ribo nuclêôtit giống hệt mạch không làm khuôn mẫu (chỉ khác T được thay bằng U) như vậy thông tin di truyền trên gen đã được “sao” lại trên mARN.

1 điểm


2 điểm

3

- Hoàn thiện tiền mARN gồm:

1,5 điểm


+ Gắn mũ đầu 5’



+ Gắn đuôi Poli A đầu 3’



+ Cắt bỏ các Intron và nối các Exon.



- Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã xảy ra trong

1,5 điểm


nhân, dịch mã xảy ra ở tế bào chất , nơi có nhiều enzim



thủy phân nên phải đảm bảo an toàn cho mARN khi ra tế



bào chất để thực hiện chức năng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


TỔNG LUẬN CHƯƠNG 2

Việc thiết kế BĐKN trong quá trình DH được thực hiện dựa trên những căn cứ có cơ sở khoa học là 3 nguyên tắc chính bao gồm: nguyên tắc tiếp cận cấu trúc hệ thống, nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện trong quá trình DH, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức của HS. Việc thiết kế được diễn ra theo một quy trình khoa học với 6 bước chặt chẽ.

Việc sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) là để tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thận thức của HS, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Qua đó không những giúp HS nắm vững kiến thức, kĩ năng, phát triển nhân cách mà còn rèn luyện cho HS cách học theo hướng tiếp cận lý thuyết hệ thống.

Có thể sử dụng BĐKN trong quá trình DH bao gồm: dạy kiến thức mới, hoàn thiện tri thức và trong kiểm tra đánh giá. Việc sử dụng BĐKN theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng DH bộ môn SH ở trường THPT.


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Triển khai trong thực tiễn DH để kiểm chứng giả thuyết khoa học của luận án đã nêu ra: Nếu xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) một cách hợp lý theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học SH ở trường THPT.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với các bài trong giới hạn mà nội dung cho phép thiết kế và sử dụng BĐKN.

Đkhảo sát kết quả học tập của HS nhằm rút ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng BĐKN, chúng tôi đã tổ chức dạy TN hầu hết các bài trong chương 1, chương 2 phần DTH của SH 12, trong đó chúng tôi chọn một số bài để đánh giá sau:


TT

Bài

Tên bài

1.

1

Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN

2.

2

Phiên mã và dịch mã

3.

4

Đột biến gen

4.

6

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

5.

10

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

6.

12

Di truyền liên kết với giới tính và di truyề n ngoài nhân

3.3. Tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BĐKN thông qua khả năng nhận thức của HS trong DH. Dựa theo hệ thống phân loại của Benjamin Bloom để đánh giá khả năng nhận thức của HS khi DH bằng BĐKN.

Theo B. S. Bloom (1948) hệ thống phân loại các mục tiêu giáo dục gồm

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí