Thị trường tài chính Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 2

Tùy theo trách nhiệm và quyền hạn của cổ đông đối với công ty cổ phần mà cổ phiếu chia làm 2 loại: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

1.1. Cổ phiếu thường (commom stock)

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm

Cổ phiếu thường là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, lợi tức cổ phiếu được trả vào cuối năm để quyết toán gọi là cổ tức17.

- Đặc điểm

+ Lợi tức của cổ phiếu không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty.

+ Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi.

+ Thời hạn của cổ phiếu là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời gian hoạt động của công ty.

+ Việc trả cổ tức của cổ phiếu thường có thể thực hiện bằng các hình thức sau: trả bằng tiền mặt; trả bằng chính cổ phiếu của công ty; trả bằng tài sản của công ty- hình thức này ít sử dụng trong thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

1.1.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông

- Quyền lợi

Thị trường tài chính Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 2

+ Quyền bỏ phiếu: Cổ đông có quyền bỏ phiếu biểu quyết để bầu cử Hội đồng quản trị hay để biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.

+ Quyền nhận cổ tức: Nếu Hội đồng quản trị công bố có lãi và chia lãi, cổ tức cổ phiếu thường có thể được trả bằng tiền, bằng cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của doanh nghiệp.

+ Quyền được chia tài sản thanh lý: Trong trường hợp rủi ro công ty bị giải thể, cổ đông cũng được chia phần giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sản còn lại khi thanh lý.

+ Quyền mua cổ phiếu mới: Khi có đợt phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông cũ được quyền ưu tiên mua trước toàn bộ hay từng phần cổ phiếu sắp phát hành.

+ Quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp, quyền bán, trao đổi, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường.

- Nghĩa vụ

+ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp;

+ Phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn không được rút lại, lúc cần có quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán CP cho một nhà đầu tư khác.


17 . PGS.TS. Lê Văn Tư, Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê, 2006. Trang 69.

1.1.3. Các loại giá cổ phiếu

- Mệnh giá (par- value): Mệnh giá của cổ phiếu là giá được ghi trên bề mặt của cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa không liên quan trực tiếp đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Khi công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:


Vốn điều lệ công ty cổ phần Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành = -----------------------------------

Tổng số cổ phần đăng ký phát hành

Ví dụ: Năm 2009, công ty cổ phần A thành lập với số vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, số cổ phần đăng ký phát hành là 8.000.000. Hãy xác định mệnh giá của mỗi cổ phiếu của công ty trên.


Mệnh giá mỗi cổ phiếu là:

Giải:

80.000.000 .000 10.000 đ / cp

8.000.000

Vốn cổ phần

Thư giá cổ phiếu = ---------------------------------------

Số cổ phần thường đang lưu hành

- Thư giá (book value): Là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Thư giá được tính theo công thức sau:


Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, năm 2011, công ty A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu vẫn là 10.000 đồng nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường lúc này là 35.000 đồng. Biết rằng quỹ tích lũy dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối năm 2011 là 10 tỷ đồng.

Yêu cầu: Xác định thư giá của mỗi cổ phiếu.

Giải:

Trên sổ sách kế toán ngày 31/12/2011 như sau:

Vốn cổ phần theo mệnh giá: 10.000đ x 9 tr CP = 90 tỷ đồng Vốn thặng dư: (35.000đ – 10.000đ) x 1 tr.CP = 25 tỷ đồng Quỹ tích lũy: 10 tỷ đồng

Tổng số vốn cổ phần = 90 + 25 + 10 = 125 tỷ đồng

Vậy, thư giá mỗi cổ phiếu:

125.000.000.000

9.000.000

13.889 đ / cp

Tuy nhiên, trên thị trường người ta không giao dịch theo mệnh giá hay thư giá cổ phiếu mà theo giá thị trường.

- Thị giá (Market value): Là giá cả cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Đó là giá mà người mua phải trả và người bán nhận được. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Thị giá thay đổi hàng giờ hoặc chỉ ổn định trong một thời

gian ngắn, tuỳ theo tình hình cung cầu chứng khoán ở từng thời điểm nhất định. Thị giá chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội…trong đó yếu tố quan trọng nhất là giá trị thị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó.

1.1.4. Lợi tức và rủi ro của cổ phiếu thường

- Lợi tức của cổ phiếu thường

Nhà đầu tư mua cổ phiếu được hưởng lợi tức từ 2 nguồn:

+ Cổ tức: Là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ.

+ Lợi tức do chênh lệch giá: Phần lớn các nhà đầu tư với chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ bán cổ phiếu ngay khi cổ phiếu thăng để kiếm lời chênh lệch giá.

- Rủi ro của cổ phiếu thường

Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro. Rủi ro không chỉ là mất mát thuần túy mà nó còn hàm chứa cả việc không đạt được kỳ vọng của nhà đầu tư. Sau đây là những rủi ro thường gặp trong đầu tư cổ phiếu.

a. Rủi ro hệ thống: Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro hệ thống bao gồm những rủi ro cơ bản sau:

- Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, như các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty.

Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất.

- Rủi ro thị trường xảy ra khi nền kinh tế suy thoái hoặc thị trường chứng khoán có nhiều biến động bất thường.

Diễn biến giá chứng khoán bị chi phối bởi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ), yếu tố bên ngoài (tình hình thế giới, thiên tai). Đặc biệt, rủi ro thị trường cũng biến động theo những kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, rủi ro thị trường rất khó nắm bắt. Nhà đầu tư chỉ có thể tính toán và ước lượng rủi ro thị trường ở mức độ tương đối.

Các sự kiện vô hình là các sự kiện nãy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sụt giảm đầu tiên của giá chứng khoán trên thị trường là nguyên nhân gây ra sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn bằng cách bán chứng khoán. Những phản ứng

4dây truyền làm tăng số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ bị rơi xuống thấp so với giá trị nội tại của chứng khoán.

- Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Khi một người mua cổ phiếu anh ta đã bỏ qua cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã mất một phần sức mua. Yếu tố lạm phát (giảm phát) sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động tới giá cả chứng khoán.

- Rủi ro tỷ giá: rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm

b. Rủi ro phi hệ thống: Những rủi ro do những yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động tới một ngành hay tới một công ty, một hoặc một số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống.

Rủi ro không hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó. Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và nhiều yếu tố khác nữa là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty. Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh toán của công ty có thể là do môi trường của hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của công ty. Những rủi ro này có thể gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, rủi ro quản lý.

- Rủi ro kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi sản phẩm, dịch vụ đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được thị hiếu của khác hàng. Hoặc công ty làm ăn sa sút vì chiến lược phát triển và đầu tư không phù hợp. Trường hợp đội ngũ quản trị của công ty non yếu, rủi ro kinh doanh càng cao.

- Rủi ro tài chính liên quan tới việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi. Và vì những nghĩa vụ trả lãi này phải được thanh toán trước khi trả cổ tức cho CPthường nên nó có tác động đến cổ tức. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính.

- Rủi ro quản lý: Là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lý doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán.

1.2. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vốn mà người nắm giữ nó so với người nắm giữ cổ phiếu thường thì được ưu tiên về mặt tài chính, nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty.

Hay nói một cách khác, cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức cố định và được ghi rõ trên cổ phiếu lúc phát hành. Với cổ phiếu này thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty.

- Đặc điểm

+ Cổ đông của cổ phiếu được hưởng những ưu tiên hơn so với cổ đông của cổ phiếu thường;

+ Được hưởng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính chất cố định hàng năm;

+ Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước loại cổ phiếu thường;

+ Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ phiếu thường;

+ Cổ phiếu chuyển đổi ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường;

+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý công ty;

+ Trên thị trường giá của cổ phiếu ưu đãi ít biến động hơn so với giá cổ phiếu thường.

1.2.2. Các loại cổ phiếu ưu đãi

Để tạo sự hấp dẫn hơn cho cổ phiếu ưu đãi, phù hợp với tâm lý của các nhà đầu tư, cổ phiếu ưu đãi được đa dạng hoá và phân chia thành nhiều loại khác nhau:

- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và cổ phiếu ưu đãi không tích lũy:

+ Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi trong đó doanh nghiệp phát hành bảo đảm trả đầy đủ cổ tức cho người sở hữu.

+ Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có lãi đến đâu trả lãi đến đó. Phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau.

- Cổ phiếu ưu đãi dự phần và cổ phiếu ưu đãi không dự phần:

+ Cổ phiếu ưu đãi dự phần: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông được hưởng một phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn phát đạt và có lãi vượt bật.

+ Cổ phiếu ưu đãi không dự phần: là loại cổ phiếu mà cổ đông chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi, ngoài ra không được hưởng thêm bất kỳ một khoản lợi nào, ngay cả khi công ty làm ăn phát đạt vượt bậc.

- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: Đây là loại cổ phiếu cho phép người chủ sở hữu cổ phiếu được chuyển đổi chúng thành một số lượng cổ phiếu thông thường nhất định trong một thời gian nhất định.

- Cổ phiếu ưu đãi thu hồi: là loại cổ phiếu cho phép công ty phát hành ra chúng có quyền thu hồi và trả lại vốn cho cổ đông hoặc đổi sang cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỷ suất có mức tỷ suất phù hợp với lãi suất thị trường.

Với những đặc trưng của mình, cổ phiếu đã cho các công ty cổ phần những ưu thế tuyệt diệu: có khả năng huy động tập trung một khối lượng vốn khổng lồ cho sự phát

triển kinh tế từ những số vốn lẻ tẻ trong dân. Nhờ có cổ phiếu vốn đầu tư không bị bất động mà nó di chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ công ty này sang công ty khác bằng cách mua bán cổ phiêud trên thị trường chứng khoán thứ cấp.

2. Trái phiếu

2.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu

- Khái niệm

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận một khoản vốn cho vay và quyền được hưởng mức thu nhập theo định kỳ. Người mua trái phiếu là chủ nợ của đơn vị phát hành và sẽ được hoàn lại vốn khi đến hạn.

Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 ngày 29/06/2006: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”.

Trái phiếu là hàng hóa được mua bán trên thị trường, vì vậy khi phát hành cũng như khi đầu tư, người phát hành và người đầu tư cần hiểu rõ các thuật ngữ sau:

+ Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. Mệnh giá trái phiếu của Việt Nam tối thiểu là 100.000 VNĐ.18

+ Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.

+ Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.

+ Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần.

+ Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp.

- Đặc điểm

Khác với cổ phiếu là chứng khoán vốn thì trái phiếu là một chứng khoán nợ của chủ thể phát hành nên nó có những đặc điểm sau:

+ Chủ thể phát hành không chỉ có công ty, mà còn có chính phủ hoặc chính quyền địa phương;

+ Người mua trái phiếu là chủ nợ của chủ thể phát hành;


18 Quy định tại Điều 10 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11.

+ Thu nhập của chủ sở hữu trái phiếu là cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành;

+ Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người sở hữu trái phiếu được ưu tiên trả nợ trước cổ đông.

2.2. Phân loại trái phiếu

Tùy theo mục đích nghiên cứu, trái phiếu có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

- Phân loại trái phiếu theo hình thức pháp lý:

+ Trái phiếu vô danh (Trái phiếu không ghi tên): Là loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ trái phiếu.

Loại trái phiếu này được chuyển nhượng dễ dàng, không cần những thủ tục xác nhận của tổ chức phát hành hoặc cơ quan công chứng. Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã được xác định.

+ Trái phiếu ghi danh (Trái phiếu có ghi tên): Là loại trái phiếu ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trên sổ theo dõi mua trái phiếu.

Loại trái phiếu này được phép chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán nhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể. Nếu muốn chuyển nhượng người sở hữu phải chứng minh mình là người được phép và có quyền chuyển nhượng (xác nhận chữ ký, chứng minh thư).

Qua cách phân loại này, chúng ta thấy trái phiếu vô danh được lưu thông dễ dàng hơn trái phiếu ghi danh.

- Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành:

+ Trái phiếu chính phủ: Do ngân sách chính quyền trung ương hay địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư ngân sách Nhà nước, quản lý lạm phát hoặc tài trợ cho các dự án, công trình của Nhà nước.

+ Trái phiếu chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ một năm trở lên, do chính quyền địa phương ủy quyền cho Kho bạc hoặc pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát hành với mục đích huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình mang tính công cộng như: đườnhg sá, trường học, bến cảng, bệnh viên…

+ Trái phiếu công ty: là trái phiếu do các công ty phát hành với mục đích đầu tư dài hạn cho công ty, mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh.

- Phân loại trái phiếu theo lợi tức của trái phiếu

+ Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight bonds): Là loại trái phiếu có lãi suất ổn định và được trả định kỳ, sáu tháng hoặc một năm một lần. Vốn gốc của trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu được trả một lần khi đáo hạn.

+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bonds): Là loại trái phiếu mà lãi suất của nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường (Lãi suất tín dụng).

+ Trái phiếu chiết khấu khống (Zero- Coupon bonds): Là loại trái phiếu lãi suất được trả ngay khi phát hành, được khấu trừ vào tiền mua trái phiếu. Do đó giá bán thường rất thấp so với mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại vốn gốc bằng mệnh giá

của trái phiếu. Nói cách khác, đây là loại trái phiếu không trả lãi và được bán theo nguyên tắc chiết khấu nên được gọi là trái phiếu chiết khấu.

+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá cổ phiếu được ấn định trước gọi là giá chuyển đổi.

* Cách tính giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi:

- Giá chuyển đổi (Conversion Price): Là giá của cổ phiếu thường mà trái phiếu chuyển đổi lấy làm căn cứ trong việc chuyển đổi.

Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi

Giá chuyển đổi =

Tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1.000.000 đồng được quy định sẽ đổi thành 50 cổ phiếu thường. Vậy giá chuyển đổi là: 1.000.000/ 50 = 200.000 đồng.

* Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Ratio): Là số cổ phiếu thường được chuyển đổi ra từ một trái phiếu


Tỷ lệ chuyển đổi =

Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi



Giá chuyển đổi

Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi của VIS có mệnh giá 100.000 đồng, quy định được chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá chuyển đổi bằng mệnh giá

10.000 đồng. Khi đó:

Giải:

Tỷ lệ chuyển đổi = 100.000 đồng/10.000 = 10 cổ phiếu. Nghĩa là 1 trái phiếu đổi thành 10 cổ phiếu thường

2.3. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu

- Lợi tức

+ Tiền lãi định kỳ: thường được trả 1năm/lần, 6tháng/lần. Số tiền này được xác định trên cơ sở lãi suất cuống phiếu được quy định trước nhân với mệnh giá trái phiếu;

+ Chênh lệch giá: Là phần chênh lệch giữa giá bán so giá mua trái phiếu;

+ Lãi của lãi: Trong trường hợp nhà đầu tư lãnh tiền lãi định kỳ và tái đầu tư ngay, tiền lãi này sẽ sinh ra lãi gọi là lãi tái đầu tư.

- Rủi ro

+ Rủi ro lãi suất (interest rate risk): Khi lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm. Khi lãi suất thị trường càng giảm, giá trái phiếu sẽ càng tăng. Nguyên nhân chính là do lãi suất của trái phiếu đã được ấn định từ trước nên khi lãi suất thị trường giảm, trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng hay giảm giá càng cao.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí