Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 19

những cuộc phiêu lưu của Quỳ, mối tình của cô với người trung đoàn trưởng là điểm tựa xuyên suốt truyện. Xoay quanh nó là rất nhiều mối tình với Hậu, với bác sỹ Thương, với Ph. Nguyễn Minh Châu vẫn chú ý xây dựng những tình huống rắc rối, căng thẳng nhưng là để đi đến phản ánh chiều sâu tâm lý nhân vật. Ông từng nói rò quan điểm của mình về vai trò kết cấu truyện ngắn không phải để tạo ra cốt truyện li kì, rắc rối một cách hình thức mà là để tạo ra một sức chứa cho tính tư tưởng chủ đề. Ngoài Nguyễn Minh Châu, ta bắt gặp Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Trần Mạnh Hảo đã ít nhiều thay đổi, mang lại sự mới mẻ cho truyện ngắn trong cách dựng truyện.

Nhiều truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh theo kết cấu kiểu này, các nhà văn giúp người đọc nhận rò sự khốc liệt của cuộc chiến. Đằng sau những chiến công chói lọi là bao sự hy sinh thầm lặng, đau thương mất mát. Tuy nhiên vượt lên những nỗi đau đó, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện tấm lòng nhân ái, bao dung của mình, nhất là đối với những người đã từng đứng ở bên kia chiến tuyến. Nhiều truyện ngắn viết sau chiến tranh đã đi vào khía cạnh này, để qua đó vừa tiếp tục khẳng định lòng nhân đạo cao cả của người chiến sỹ cách mạng, đồng thời bộc lộ niềm tin đối với những người đã một thời lầm lạc. Truyện Cơn Giông của Nguyễn Minh Châu, Quang là một kẻt phản bội Tổ quốc ngay trong lúc cuộc kháng chiến của ta đang ở bước khó khăn nhất. Là một người tài hoa nên hắn nghĩ hắn không thể sống thiếu thốn, không thể chịu được những hoàn cảnh khắc nghiệt. Hắn có thể trở thành một người tốt, một nhà cách mạng kiên định, nếu cách mạng đang ở trong bước thuận lợi và thoả mãn những thèm khát của hắn. Vì vậy, khi cách mạng gặp khó khăn, anh ta đã không do dự đầu hàng kẻ thù và từng dốc sức giúp kẻ địch bắt, tra tấn đồng đội mình một cách thâm độc. Hoà bình, được đi học tập ở trại cải tạo, bất ngờ hắn gặp lại Thăng, một thời là đồng chí. Chính hắn từng bắt Thăng, rồi cũng là người mở

đường để anh bò về căn cứ, trong lúc đang bị thương nặng, với thâm ý của hắn là để cho Thăng sẽ tự kiệt sức mà chết trên đường trốn chạy. Nhưng hắn cũng thể ngờ rằng, Thăng đã kiên cường trở về được với hàng ngũ của mình, hơn thế, bây giờ anh còn là một tiểu đoàn trưởng. Trong phút gặp gỡ bất ngờ, Thăng không hề muốn khơi lại chuyện cũ và cũng không hề nói điều gì trong quá khứ vợ hắn, mà còn động viên chị giúp chồng cải tạo. Đó cũng chính là niềm tin vào con người mà Nguyễn Minh Châu đã gửi vào trong hầu như các tác phẩm của mình, đặc biệt là truyện có kết cấu tuyến tính.

Tiếp theo với kiểu kết cấu này được Xuân Thiều xây dựng trong truyện ngắn Khoảng cách tình cảm. Chuyện kể về mối tình của Hải và Vân, hồi còn là học sinh trường Quốc học. Hai người từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên Huế đấu tranh chống Mỹ- Thiệu. Khi phong trào bị đàn áp, trong lúc Vân bỏ về quê để tham gia du kích, thì Hải bị động viên vào lính ngụy đóng ở đồn Mang Cá. Và sau đó, chính Vân là người móc nối để xây dựng Hải thành cơ sở nội tuyến, biết được một số tin tức quan trọng của địch ở khu Mang Cá chuyển cho Cách mạng. Sau cuộc tổng công kích, Vân hy sinh, nên việc làm đó của Hải chỉ có Thái Văn - tổ trưởng tổ trinh sát biết. Sau giải phóng, Hải đã nhiều lần đi tìm Thái Văn với nỗi băn khoăn, nghi hoặc, không biết anh ta có chứng nhận phần công lao của mình. Bất ngờ, Hải tìm được Thái Văn và được anh chứng nhận những gì thuộc về phần công lao mà Hải đã đóng góp cho cách mạng. Nhưng những gì thuộc về tình cảm riêng với Vân, Thái Văn giữ thái độ im lặng. Sẽ trở lên nhẫn tâm nếu nói toạc ra sự thật về mối liện hệ phức tạp ấy, Thái Văn để cho Hải được sống với ảo giác của mình, được sung sướng mỗi lần nhớ lại kỉ niệm về mối tình đơn phương với Vân. “Kỷ niệm đẹp đẽ nào cũng góp sức mạnh cho mình trong cuộc sống hiện đang sống. Hẳn là chút kỷ niệm kia sẽ giúp ích cho Hải, nếu anh thực sự muốn rút ngắn dần quãng cách tình cảm giữa

anh và cách mạng” [170,167].


4.2.1.2. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện là những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện. Đó là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ nhân tới quả). Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự đảo lộn trật tự nghệ thuật các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại. Chí Phèo của Nam Cao là một dẫn chứng sinh động, kết cấu của truyện đi thẳng vào ngay lúc cao trào Hắn vừa đi vừa chửi. Trong những sáng tác sau 1975, một số nhà văn không bằng lòng với việc miêu tả, đánh giá con người một cách đơn giản nữa mà thay vào đó là sự đa dạng ở nhiều phương diện, trong đó có phương diện kết cấu đảo lộn thời gian. Nhà văn khéo léo kết hợp giữa những điều trông thấy với suy ngẫm về cuộc sống, về đời người, đan xen giữa việc miêu tả hiện tại và quá khứ, giữa tự sự và trữ tình... Tiêu biểu cho các kiểu sáng tác này là truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với một vài tác phẩm tiêu biểu của ông.

Kết cấu, tình huống trong Đứa ăn cắp (Nguyễn Minh Châu) lại khiến người đọc phải giật mình, vì đôi lúc con người trở nên tàn ác một cách rất hồn nhiên. Cái chết bất ngờ của Thoan, khiến mọi người trong khu tập thể bàng hoàng, nhưng chỉ vài tháng trước đó chính họ không ngớt lời chỉ trích mong cho Thoan ra khỏi cơ quan để khỏi phải sống với một đứa ăn cắp. Lại cũng chính họ đã từng bịn rịn trong phút chia tay Thoan trở về quê. Và giờ đây là những tiếng thở dài, những lời thương xót, những giọt nước mắt. Vì vậy, để hiểu đúng về một con người quả là không đơn giản. Với kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện, người đọc nhận thấy Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những tính cách cao cả, cái cao cả trong những tình thế, khơi gợi những

vấn đề rất người. Bởi kiểu kết cấu này dễ đi sâu nắm bắt những mảnh đời, tâm trạng, những tình huống tiêu biểu, dễ tạo ra hiệu quả cao trong nhận thức. Những truyện ngắn hay trong giai đoạn 1975 - 1985 đều khai thác được những cảnh ngộ, những tình huống giàu tình người, gợi nhiều suy nghĩ cảm thương hay căm giận, phẫn uất: Một bờ cây đỏ thắm (Dương Thu Hương), Mẹ và Con (Ma Văn Kháng) , Bến Quê, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Những trang bản thảo (Hồ Thuỷ Giang), Mặt trời bé con của tôi (Thuỳ Linh), Người về hưu (Anh Đức), Đi đón cơn mưa (Vũ Tú Nam)… là những truỵên ngắn đem đến cho người đọc nhiều nhận thức về nhân tình thế thái, về cách ứng xử trong cuộc sống.

Thuỳ Linh đã cho ta thấy cái đôn hậu của cây bút thông qua sự quan sát nét tinh tế và khả năng nắm bắt những chi tiết đời thường trong những truyện viết về hạnh phúc gia đình, về trẻ em. Bởi thế, Mặt trời bé con của tôi, chan chứa tình yêu thương con người. Qua truyện ngắn này, người đọc nhận ra “khoảng cách có thể xa nhưng ranh giới giữa tình yêu và sự căm thù quả là mong manh” [170, 299]. Điều đáng sợ là cuộc sống hiện đại dễ làm cho tình yêu ngày một cạn đi, vì vậy, chúng ta cần phải vun đắp tình cảm nhân bản trong con người. Nhiều truyện ngắn sau 1975 khai thác nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân trong cuộc sống đời thường. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề vận mệnh của dân tộc, sự tồn vong của quốc gia chi phối đến từng cá nhân, bởi cá nhân là thành viên của cộng đồng, niềm vui, nỗi buồn của cá nhân cũng hoà chung vui buồn với cộng đồng. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc, con người trở về với cuộc sống bình thường thì tình yêu, hạnh phúc cá nhân lại trở thành vấn đề đáng quan tâm. Nó không đơn thuần chỉ là vấn đề hưởng thụ hay giải phóng nhu cầu tình cảm con người sau một chặng đường dài vì chiến tranh, mà là sự đồng cảm chia sẻ trước sự biến động, va đập trong thực tế đầy phức tạp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nắm bắt nhu cầu hạnh phúc của con người trong cuộc sống đời thường nhà văn dễ dàng đi sâu vào kết cấu nhiều truyện ngắn: Mẹ và con (Ma Văn Kháng), Lựa chọn (Nguyễn Bao), Những bông bần li, Tháng ba chua chát (DươngThu Hương)…

Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng, dường như trong khi bám vào những gì xảy ra hôm nay, nhà văn vẫn muốn tìm vào những điều nằm tận sâu trong cội nguồn của nhân dân, của đất nước như có lần ông tâm sự. Ông Thiềng là một người lính, giờ công tác ở một trạm khí tượng, những năm tháng chiến tranh đã lấy đi của ông cả thể xác và đời sống tình cảm. Ông thường xuyên phải chống trả với bệnh tật đang rình rập quật ngã, nhưng khó khăn hơn là phải trốn chạy một tình yêu đã chìm trong dĩ vãng gần 15 năm. Rồi bất ngờ, ông gặp lại người con gái ngày xưa, sau bao năm tháng đợi chờ và tìm kiếm ông ở khắp nơi. Bây giờ cô đã có gia đình, nhưng vẫn luôn nhớ thương và kính trọng ông, kể cả người chồng của cô cũng vậy. Đến lúc này, ông Thiềng chợt nhận ra một điều hết sức giản dị là “Lòng yêu thương cao thượng là phẩm chất chung, vốn có của con người. Nếu anh là một người tốt biết tự trọng thì xung quanh anh không thiếu những người như thế” [98, 111]. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện đã mang đến cho truyện ngắn của Ma Văn Kháng những tình tiết bất ngờ đầy nhân văn. Với truyện ngắn của Dương Thu Hương chị lại cho người đọc bắt gặp những khuôn mặt khác nhau của nỗi bất hạnh, những thất bại trong tình yêu, song ý muốn vươn tới hạnh phúc thì không hề nguôi giảm. Kết cấu của nhiều truyện ngắn, nhà văn này luôn cho người đọc cái cảm tưởng chỉ có hạnh phúc thực sự ở một thời thơ ấu, một kỷ niệm đã qua hay khi nhớ về mối tình đầu đẹp đẽ. Quay nhìn vào hiện tại không thấy cái vui, lấy cái buồn để nói tới cái vui, nhưng quan trọng hơn là đòi hỏi sự trong sáng thanh cao, chính trực trong nhân cách của mỗi con người. Như vậy, nhìn ở khía cạnh nào đó, với kiểu kết cấu này, Dương Thu Hương đã lật xới những bi kịch

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 19

với niềm xót xa nhức nhối về thân phận con người, mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn cho mỗi tác phẩm.


4.2.1.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện là một kiểu kết cấu cũng thường thấy trong truyện ngắn các giai đoạn trước. Truyện gồm hai cốt truyện, hai tuyến nhân vật song song hoặc lồng ghép vào nhau hay gọi là lắp ghép liên văn bản. Truyện ngắn triển khai theo xu hướng này là một trong những yếu tố không thể không kể đến của thi pháp kết cấu truyện ngắn. “Truyện được viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống, được hình thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ của tác giả, tạo ra truyện trong truyện. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau” [80]. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, tư duy nghệ thuật trong sự quy ước vừa chặt chẽ, vừa co giãn của cấu trúc thể loại.

Có thể xem Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thư là một thành công nghệ thuật độc đáo với kết cấu lắp ghép, truyện lồng truyện. Câu truyện được triển khai trên hai cốt truyện song hành. Một cốt truyện với mảng hiện thực đời thường trong nhiều mối quan tâm về cuộc sống, một mảng hiện thực của những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, hy sinh nhưng cũng có những phút bình yên và vẻ đẹp cao cả. Hai mảng hiện thực này như hai bức tranh độc lập cả về màu sắc và chất liệu. Cách kết cấu hai mạch truyện này như một dòng chảy nối liền quá khứ và hiện tại, hiện tại và tương lai. Từng mảng không gian, thời gian cũng đan quyện vào nhau, khiến cho câu chuyện sinh động hơn, thể hiện được nhiều khoảnh khắc của cuộc sống. Cách lắp ghép này còn tạo ra sự đa thanh cho tác phẩm: vừa trí tuệ vừa cảm xúc, vừa cao cả lại vừa đời thường, vừa hiện thực lại vô cùng lãng mạn, vừa mang cảm hứng ngợi ca lại vừa phê phán một cách nhẹ

nhàng và tinh tế. Từ đó bật lên tư tưởng của tác phẩm trong chiều sâu của nhận thức. Đó là sự khác nhau về lối sống và cách suy nghĩ của con người trong chiến tranh và con người trong thời bình.

Tương tự, Chuyện nhỏ đất Củ Chi của Nguyễn Quang Sáng, Hành khúc ngày và đêm của Nguyễn Mạnh Tuấn cũng có kết cấu truyện lồng truyện. Trong truyện, nhân vật đóng vai người trần thuật kể về một câu chuyện khác. Hai câu chuyện quyện vào nhau, liên kết với nhau ở nhiều mắc xích, nhằm chuyển tải những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Kết cấu một số truyện của Nguyễn Minh Châu như mảnh ghép khiến người đọc có cảm giác không có chất truyện, cũng chẳng có mở đầu, chẳng có kết thúc. Với khả năng nhìn đâu cũng ra truyện, nhiều khi truyện ngắn của ông chỉ như một mảnh ghép trong vô số những mảnh ghép của cuộc sống. Mẹ con chị Hằng là chuyện thường ngày của một bà mẹ lạc hậu, nhưng hết lòng yêu thương con. Bà đến để chăm con gái mới sinh, nhưng chưa được đầy tháng thì bà lại tiếp tục làm đại sứ lưu động cho đứa con khác. Truyện kết thúc là những cuộc đến và cuộc đi hàng ngày của con người. Nó khiến cho người đọc có cảm giác hành trình nhân vật hay vòng quay của đời người.

Trong truyện ngắn Huyền thoại về chim phượng của Trần Thùy Mai là hai câu chuyện lồng vào nhau, lúc thì ông Ninh làm việc với cô Phượng, khi lại nhớ về Bội Hoàn, hai câu chuyện xưa và nay của thành Huế. Truyện kể về việc đi khảo cổ, nhưng kết thúc câu chuyện thì tác giả sử dụng một truyền thuyết về chim phượng. “Khi về già sẽ bay đến những vách đá cao, lót cho mình một cái tổ bằng nhựa hồi và cánh quế. Chim nằm ở đó, tắt thở cùng với mặt trời lặn. Khi mùa xuân đến, quả trứng nở thành chim phượng non, lộng lẫy, dũng mãnh, gấp bao lần tiền thân của nó” [170, 325]. Với kết thúc bằng câu chuyện huyền thoại, tác phẩm mang một ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa mà tác giả không muốn nói ra một cách trực tiếp. Hình ảnh con chim tắt

thở phải chăng là Bội Hoàn, còn con chim phượng non lộng lẫy và dũng mãnh là hình ảnh của Phượng ! Và Phượng cũng chính là người sẽ đi tiếp quãng đường phía trước đầy tươi mới, sức trẻ của thành Huế hôm nay.


4.2.1.4. Kết cấu theo mạch phát triển tâm lý là kiểu kết cấu chiếm số lượng khá nhiều trong truyện ngắn Việt Nam thời hậu chiến (1975 - 1985). Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện tâm lí nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người. Trong những truyện này, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thọai nội tâm. Nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi cho dòng chảy tâm lý. Kiểu kết cấu này phải kể đến Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) và Những bông bần li (Dương Thu Hương). Hai truyện giống nhau ở chỗ cốt truyện được triển khai theo mạch cảm xúc của nhân vật chính. Người không đi cùng chuyến tàu là câu chuyện về hai nhân vật Thảo và Đính trên một chuyến tàu trở về nơi họ đã từng công tác. Thông qua hồi ức của người phụ nữ tên là Minh, các nhân vật hiện dần lên, làm một cuộc đối sánh về tính cách giữa Thảo và Đính. Là người năng động, tháo vát, biết tranh thủ mọi điều kiện, Thảo đã thực hiện những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời, anh ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng. Còn Đính thâm trầm, lặng lẽ sửa chữa, hoàn thiện những công việc dang dở, nghiêm túc “mò mẫm trong những khoảng rừng gai để tìm ra con đường ngắn nhất chưa ai biết” [198, 114]. Cốt truyện dường như chẳng có gì to tát, nhưng vẫn bộc lộ rò chủ đề tư tưởng, đó là “cuộc sống rất cần những người không bao giờ hững hờ với vẻ đẹp cũng như cái xấu nó” [198, 124]. Người ta thường chỉ muốn làm những cái tốt mà ít ai dũng cảm sửa chữa những cái xấu để nó ngày một hoàn thiện hơn.

Cốt truyện Những bông bần li lại men theo những vui buồn trong tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022