tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học” [67, 99]. Tuy vậy, cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm mà chỉ tồn tại trong các sáng tác thuộc loại tự sự, kí và kịch. Trong một số tác phẩm thuộc loại kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ. Truyện ngắn đặc biệt đòi hỏi nhà văn phải xây dựng cốt truyện, từ đó thiết kế những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho việc triển khai tính cách nhân vật. “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại giữa chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [195, 81]. Trong việc xây dựng cốt truyện, hai khâu quan trọng đó là chi tiết và đoạn kết, nó góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng cốt truyện cho một truyện ngắn hay.
Cơ sở chung của cốt truyện là một xung đột đang vận động. Vì vậy, quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bước: hình thành, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả năm thành phần, đồng thời cũng không phải được trình bày theo thứ tự như trên. Ở một số cốt truyện, có thể thiếu mất một vài thành phần, có thể không có phần mở đầu hoặc nhiều khi lại bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc một biến cố gần với điểm đỉnh. Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hay thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức. Cần tìm hiểu và phân tích việc xây dựng cốt truyện có thể hiện được những xung đột xã hội, sự phát triển của nó có phù hợp với qui luật cuộc sống và ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không.
Trong loại cốt truyện đơn tuyến “hệ thống sự kiện được tác giả kể lại
gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa” [67, 100], tồn tại trong các truyện ngắn. Khảo sát truyện ngắn 1975 - 1985, có lẽ đây là giai đoạn mà truyện ngắn Việt Nam có dạng thức cốt truyện phong phú và biến chuyển phức tạp so với từ trước đến nay. Có thể nói, quán tính của văn học sử thi vẫn còn, nhưng luồng gió đổi mới đã bắt đầu lay động, tạo ra không gian văn học đa chiều sôi nổi chưa từng có. Người loay hoay, kẻ thì vùng vẫy trong đời sống văn học với sự phát triển đột phá của cá tính và phong cách. Ở loại hình văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn là sân chơi rộng rãi để các cây bút thể nghiệm và trổ ra những tìm tòi, phát kiến. Có khá nhiều những tuyên ngôn về văn chương được công bố, đi liền với nó là những sáng tác mang tính kiểm chứng. Qua quan sát tìm hiểu, người viết nhận thấy một số dạng thức cốt truyện tiêu biểu của truyện ngắn giai đoạn này, tựu trung gồm ba nhóm lớn: cốt truyện luận đề, cốt truyện kịch tính và cốt truyện tâm lý.
4.1.1.1. Cốt truyện luận đề là dạng thường được xây dựng và phát triển giống như quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bước: hình thành, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Truyện ngắn có cốt truyện luận đề thường chú trọng miêu tả sự kiện để hướng tới một khái quát mang tính luận đề, tác giả có xu hướng nói thay nhân vật, hay lồng vào trong lời thoại nhân vật, thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình về con người và thế giới. Cốt truyện luận đề là “một loại truyện tổng hợp loại thể, ở đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử dụng nhưng không nhằm diễn tả hành động, hay trạng thái cảm xúc mà trước hết là để phân tích, lý giải đời sống qua mối quan hệ của con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách. Với kiểu truyện ngắn này, tình huống truyện phổ biến là tình huống đời thường
và tình huống luận đề đánh dấu sự quay trở lại với cuộc sống đời thường của văn học, và từ tình huống ấy, nhân vật cũng như người đọc sẽ chiêm nghiệm ra những điều sâu sắc trong cuộc sống” [129]. Trong truyện, chức năng phân tích và giải thích trở thành nguyên tắc tự sự. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường tập trung vào việc phân tích, giải thích về tính cách, số phận một cách biện chứng trong quan hệ với hoàn cảnh nên nhân vật thường có chiều sâu và sức khái quát lớn. Phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương... tiêu biểu cho loại cốt truyện này, đều đã thể hiện sự tìm tòi trong nghệ thuật trần thuật, song nhìn chung kĩ thuật tự sự vẫn là sự đổi mới trên nền tảng truyền thống.
Trước năm 1975, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu trong truyện ngắn nói riêng và loại hình tự sự nói chung. Đặc thù hoàn cảnh chiến tranh đã quy định phần nào phương thức tiếp cận hiện thực của nhà văn, nên cốt truyện rất được xem trọng. Nó là phương diện chính để thể hiện cuộc sống và nghiên cứu tính cách nghệ thuật. Truyện ngắn chiến tranh thường chú ý tạo dựng những cốt truyện chặt chẽ với những tình huống gay cấn, căng thẳng. Kết cấu cốt truyện thường dựa trên hai tuyến mâu thuẫn địch - ta, tốt
- xấu, tích cực - tiêu cực với âm hưởng chủ đạo là ngợi ca và khẳng định. Nhưng khi cuộc chiến tranh kết thúc, đặc biệt là đầu những năm 1980 trở đi, khi văn học trở lại với hiện thực cuộc sống thường nhật, thì cái tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi, mà nó đi vào những tình huống đời thường, vào chiều sâu tâm hồn con người. Ở đó, những bước ngoặt trong trạng thái cảm xúc, những xung đột mang tính nội tâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Nó phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, đa dạng hơn ở nội dung phản ánh, tự do hơn trong cách thức dựng truyện. Người đọc có thể bắt gặp những cốt truyện giàu kịch tính nhưng cũng có những cốt truyện giàu tâm trạng. Có truyện kết cấu cốt truyện rò ràng cũng có truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép với kết thúc
mở. Trong cốt truyện cũng có sự tham gia của những yếu tố huyền ảo, tâm linh, tạo tiền đề cho giai đoạn sau năm 1985 phát triển thành cốt truyện huyền ảo, cổ tích hay giả tưởng. Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn giai đoạn này nhằm lý giải, phân tích những vấn đề phong phú, phức tạp của con người trong cuộc sống hậu chiến. Cùng với các yếu tố thi pháp khác, cốt truyện đã giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp cận hiện thực của nhà văn. Nó khởi động cho sự vận động thay đổi trong sự phát triển chung của thể loại.
Có thể bạn quan tâm!
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 13
- Ngôn Ngữ Đời Thường, Thông Tục Suồng Sã
- Ngôn Ngữ Độc Thoại, Đối Thoại
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 17
- Thi Pháp Xây Dựng Kết Cấu Và Trần Thuật
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 19
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Vẫn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ở giai đoạn này thường gặp hơn những cốt truyện chặt chẽ, có đầu cuối rò ràng với một hệ thống sự kiện, với độ căng của những biến cố như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh châu), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Ngày không bình thường (Phạm Hoa), Người đi xa để lại (Đào Vũ), Câu chuyện tình màu trắng (Tô Nhuận Vĩ)… Với loại truyện này, các tiêu chí trường độ, lát cắt của thể loại là quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Ở Hai người trở lại trung đoàn là tình huống Thanh bị hiểu lầm nên đánh mất tình yêu với Mây; rồi Trí thì phụ bạc mẹ con Mây để leo lên bậc thang danh vọng cao hơn. Do đặc trưng của thể loại, tác giả đã chỉ cưa lấy một khúc đời sống, nghĩa là chỉ chọn cái tình huống có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Tình huống thứ nhất đẩy Thanh và Mây xa nhau, còn tình huống thứ hai lại kéo họ đến với nhau và xóa tan mọi hiểu lầm.
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu có cốt truyện khá li kì với hàng loạt sự kiện nối tiếp. Xét về mặt dung lượng, truyện này là một truyện vừa và có sự thâm nhập chất tiểu thuyết. Cốt truyện dàn trải theo những cuộc phiêu lưu của nhân vật Quỳ trong tình yêu, mà mối tình của Quỳ với người trung đoàn trưởng là điểm tựa xuyên suốt truyện. Xoay quanh nó là rất nhiều mối tình với Hậu, với Ph và với bác sỹ
Thương. Nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn chú ý xây dựng những tình huống rắc rối, căng thẳng mục đích là để đi đến phản ánh chiều sâu tâm lý nhân vật. Ông từng nói rò quan điểm của mình: “Tôi muốn nhấn mạnh vai trò cốt truyện truyện ngắn không phải để tạo ra cốt truyện li kì, rắc rối một cách hình thức vô ích, nhưng là để tạo ra một sức chứa cho tính tư tưởng chủ đề” [29]. Mặc dù vậy nhưng cách viết của Nguyễn Minh Châu đã ít nhiều thay đổi, mang lại sự mới mẻ cho truyện ngắn trong cách dựng truyện. Vì thế các sáng tác của ông thường có sức chứa lớn hơn dung lượng của thể loại.
Trong Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) và Những bông bần li (Dương Thu Hương), cốt truyện đều được triển khai theo mạch cảm xúc của nhân vật chính. Ở Người không đi cùng chuyến tàu là câu chuyện về Thảo và Đính trong một chuyến tàu trở về nơi họ đã từng công tác. Qua hồi ức của người phụ nữ là Minh, các nhân vật hiện dần lên, tạo ra một cuộc đối sánh về tính cách giữa Thảo và Đính. Thảo là người năng động, biết tranh thủ mọi điều kiện để thực hiện những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời, còn Đính thì thâm trầm, nghiêm túc “thích mò mẫm trong những khoảng rừng gai để tìm ra con đường ngắn nhất chưa ai biết [198, 114]. Vì thế, Thảo ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng, Đính thì lặng lẽ sửa chữa, hoàn thiện những công việc dang dở. Cốt truyện dường như chẳng có gì to tát nhưng thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm là “cuộc sống rất cần những người không hững hờ với vẻ đẹp cũng như cái xấu nó” [198, 124]. Người ta thường chỉ muốn làm những cái tốt mà ít ai dũng cảm sửa chữa những cái xấu để nó ngày một hoàn thiện hơn.
Trong quá trình phát triển, truyện ngắn Việt Nam những năm 80 có những đổi mới đáng kể về cách phản ánh hiện thực, về tư duy nghệ thuật thông qua việc tạo dựng cốt truyện; song về cơ bản đa số tác phẩm vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khung cốt truyện truyền thống, nhưng có thể nói đã tạo những tiền đề cho sự đột phá từ năm 1986. Tư tưởng về hiện thực
ngày càng hiện đại hơn, dân chủ hơn, quan niệm thể loại đã ít nhiều thay đổi. Các nhà văn không còn cố gắng kể lại một câu chuyện sao cho mạch lạc nhất, giống với hiện thực nhất, mà đã biết hướng tới đối tượng bạn đọc, cắt nghĩa câu chuyện bằng lôgic đời sống, quan tâm đến đổi mới cách viết, cách kể và cách xây dựng cốt truyện.
4.1.1.2. Cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao là những truyện phải có phần lắt léo, kết thúc bất ngờ làm mọi người ngạc nhiên. Đó chính là tiền đề cho những truyện có các xung đột và tình huống có vấn đề. Loại cốt truyện có tính kịch “là các tác phẩm dùng thủ pháp của kịch để tạo ra một kiểu cấu trúc tự sự mới, trong đó vẫn có câu chuyện được kể lại nhưng chủ yếu gợi ra ấn tượng có một hành động đang tự diễn ra trong một môi trường xung đột đầy kịch tính. Đây là những truyện mang tính đặc trưng của truyện ngắn, truyện thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động. Những truyện ngắn được xây dựng theo hướng kịch hóa thường lấy một hành động nhân vật làm nồng cốt” [129]. Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính. Truyện thường có cốt truyện gay cấn với sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình nhất. Mâu thuẫn, xung đột thường được đẩy đến đỉnh điểm và đòi hỏi một kết thúc thật bất ngờ. Lời trần thuật thường ngắn gọn, tính khẩu ngữ và cá thể hóa ngôn ngữ rất đậm nét.
Mỗi con người có một hoàn cảnh riêng, một cuộc sống không lặp lại và cũng chừng ấy hành động, suy nghĩ, thế nên những bi kịch xảy ra với họ cũng không ai giống ai. Vì vậy, để phản ánh sát hiện thực đó, nhà văn xây dựng cốt truyện đậm yếu tố kịch cũng là điều không lạ. Trong Tháng ngày đã qua (Xuân Thiều) là bi kịch của một người chồng vì sự cứng nhắc của mình, khiến cho người vợ phải chịu bao ấm ức cho đến tận lúc hi sinh như Thể. Một người vợ bị chồng phản bội nhưng vẫn bảo vệ thanh danh cho
chồng như dì Út (Dì Út - Thanh Quế). Cũng có nỗi éo le trong hạnh phúc gia đình đến nỗi phát điên như Hải (Im lặng - Nguyễn Ngọc Tấn)… Tính kịch trong những truyện ngắn này là sản phẩm của lịch sử thời hậu chiến. Đó là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết trước hiện thực khốc liệt. Chiến tranh đã qua đi, nhưng những mất mát, đau thương vẫn còn đó, cộng với những ngổn ngang thời mở cửa. Vì vậy, nó tạo cho tình huống có sức nổ lớn, trở thành một nguồn cảm hứng cần được khai thác. Từ đó nhà văn nhận thức sâu sắc, thấm thía hơn những nỗi đau đã trải qua chiến tranh và có những chất giọng đa thanh khác nhau. Đằng sau chiến thắng lẫy lừng, con người trong cuộc sống hiện tại đã nhận thức rò hơn cái giá phải trả, đó là sự vật lộn với cơm áo gạo tiền.
Trong những sáng tác sau chiến tranh (1975), một số nhà văn không bằng lòng với việc miêu tả, đánh giá con người một cách đơn giản nữa mà thay vào đó là sự đa dạng ở nhiều phương diện, trong đó có phương diện kết cấu cốt truyện mang tính kịch. Nhà văn khéo léo kết hợp giữa những điều trông thấy với suy ngẫm về cuộc sống, về đời người, đan xen giữa việc miêu tả hiện tại và quá khứ, giữa tự sự và trữ tình. Tiêu biểu cho các kiểu cốt truyện này là truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và một vài tác phẩm khác. Trong tác phẩm, tác giả đã đan xen giữa quá khứ và hiện tại để đẩy cuộc đời của người phụ nữ tên Quỳ vào tình huống kịch. “Tuy mới 27 tuổi nhưng tôi đã sống trọn cuộc đời tôi cách đây nhiều năm” và cô cũng thú nhận “những năm về sau này, sau khi đã lấy chồng, những khi ngồi một mình và suy nghĩ thật bình tĩnh, tôi mới thấy rằng trong những ngày tháng ấy đã tập hợp lại trong cái cánh rừng Trường Sơn những con người đáng quý…” [30]. Quỳ là một phụ nữ tài năng nhưng bị hành hạ bởi chứng mộng du, do những ngày tháng sau chiến tranh, là khoảng thời gian mà cô hoài niệm về quá khứ, với những kỉ niệm buồn vui lẫn lộn, trong cô luôn có nhiều hối tiếc. Tác giả đã để cho nhân vật
của mình tự kể lại những hồi ức với người bệnh cùng bệnh viện về những quá khứ đã qua với nhiều tiếc nuối, mặc dù hiện tại cô có chồng, là một kỹ sư cơ khí tài giỏi, anh cũng yêu quý cô và họ sống rất hạnh phúc.
Cốt truyện kịch tính được xây dựng trên mảng đề tài thế sự đời tư, từng bi kịch gắn với nỗi buồn nhân sinh thế sự, qua đó thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi đau thương, điều mất mát, rủi ro bất hạnh của con người trong đời sống. Truyện ngắn Đợi chờ của Ma Văn Kháng là bi kịch về sự bất lực của lòng tốt, của những nghĩa tình ruột thịt thiêng liêng cao cả. Đó là tấm lòng của người cha, hi sinh mọi thứ để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con; nhưng người con thì nguội lạnh, hờ hững và vô tâm trước niềm yêu thương đó. Ma Văn Kháng đã báo hiệu xã hội càng văn minh hiện đại, thì tâm hồn con người càng trở nên nguội lạnh bắt đầu từ ô cửa gia đình. Với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, kịch tính đỉnh điểm là ở chỗ phiên tòa, Phùng nghĩ mình đã làm được một việc ý nghĩa, hóa ra đó lại là những việc ngớ ngẩn. Người đàn bà làng chài chấp nhận những đau đớn về thân thể để giành sự sống cho bản thân và các con mình trong cuộc mưu sinh sông nước đầy nhọc nhằn, vất vả. Trong nỗi đau riêng đó là niềm hạnh phúc của một người mẹ khi thấy con mình được ăn no, được sống yên ổn trước sóng to gió lớn.
Sau 1985, truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều sự kiện, mạch truyện, nhưng vẫn là truyện ngắn với những yêu cầu nghiêm ngặt về thể loại mang tính kịch cao. Mỗi truyện đều lấy điểm tựa là một lát cắt tình huống cụ thể, một sự kiện kịch gắn với một nhân vật trung tâm. Mọi vấn đề xoay xung quanh tình huống chính ấy dù phức tạp và kịch tính. Trong truyện Tướng về hưu là tình huống tướng Thuấn sau bao năm trận mạc về nghỉ hưu tại quê nhà, ông tiếp cận với cuộc sống đời thường và được chứng kiến biết bao bi - hài của thực tiễn cơ chế thời mở cửa. Hay tình huống của truyện Sang sông là đứa bé tinh nghịch đút tay vào chiếc bình cổ, làm cho