Thi Pháp Xây Dựng Kết Cấu Và Trần Thuật

khứ, làm một phép thử đối với nhân vật. Do vậy xung đột giữa người hoạ sỹ và người thợ cắt tóc đã chuyển thành xung đột nội tâm người hoạ sỹ. “Là cuộc truy đuổi róng riết và đơn phương, thực tế là người hoạ sỹ tự truy đuổi chính mình, truy đuổi đến tận cùng nguồn lạch và góc khuất của lối mòn công thức, sự cao ngạo, vô tâm, thói xấu và sự nguỵ biện” [172, 196].

Tình huống trong Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng hướng tới những mảng đời sống hiện tại với nhiều mâu thuẫn, cảnh ngộ của một thời kỳ hậu chiến đang chuyển động. Vấn đề đạo đức nhân cách của con người được đặt ra một cách sâu sắc với nhiều diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội và tinh thần con người. Nhà văn dự báo giúp mọi người khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời trong bản chất phong phú và phức tạp của nó. Trong truyện ngắnĐợi chờ, người bố hết lòng thương yêu và sẵn sàng hy sinh cho đứa con gái độc nhất. Điều ấy cộng với sự thiếu tỉnh táo của mình, ông đã làm cho con trở thành người vị kỉ, chỉ biết hưởng thụ, thỏa mãn mọi đòi hỏi mà không biết quan tâm và hy sinh cho người khác. Kết thúc sau 6 năm học tập nước ngoài trở về, cô con gái đã quên người thân, kể cả người cha đang lâm bệnh nặng. Trong phút lâm chung ông chua chát nghĩ rằng: “tình yêu và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vô bổ ở thời hiện đại ở lớp trẻ bây giờ chăng?” [98, 4]. Đó là lối sống thu mình, vô trách nhiệm với mọi người xung quanh như Luyến trong tình huống Mất điện. Một xã hội sau chiến tranh với cơ chế quan liêu, nơi dung chứa cái ác, cái xấu sẽ mặc sức hoành hành. Thì ở một xó xỉnh nào đó cũng sẵn có một vài người chuyên cản trở, phá phách là không thể tránh khỏi. Những người khôn ngoan một cách hèn nhát, chỉ biết vun vén cho cá nhân mình. Luyến sẵn sàng chà đạp lên bất kỳ ai với quan niệm “Thời buổi này, tốt nhất là không đụng chạm vào ai cả” [98, 128]. Vợ Luyến thì khác, chị không thể sống theo cái triết lý của chồng và đã quyết đưa hắn về đúng chỗ của hắn là nhà thương điên. Đó còn là sự bội bạc trong tình cảm của Phú (Quê nội), là

sự tha hóa của một nữ giáo viên do đuổi theo danh vọng và uy tín cá nhân như cô Thảnh (Cô giáo chủ nhiệm)… Tuy nhiên tất cả những trường hợp này không phải là phổ biến mà chỉ là những hiện tượng cá biệt. Trong xã hội còn không ít người sống thiếu trách nhiệm và lương tâm nhưng cũng không thiếu những tấm gương tốt để giúp con người tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Nếu Luyến thờ ơ khi cả khu tập thể mất điện thì vợ anh lại sẵn sàng lo tìm cách sửa chữa dù cho cô chỉ là thợ điện nghiệp dư. Chính trách nhiệm trong lối sống của vợ Luyến đã soi sáng tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm: “Hoàn cảnh có thể làm cho con người hèn hạ đi và nỗi khổ đau lớn nhất của con người là để mất khả năng thẩm định và sự gắng gỏi trong hành động” [98, 130].

Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi) là tình huống Thanh bị hiểu lầm nên đánh mất tình yêu với Mây và tình huống Trí phụ bạc mẹ con Mây để leo lên bậc thang danh vọng cao hơn. Do đặc trưng thể loại, tác giả chỉ chọn những tình huống có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Tình huống thứ nhất đẩy Thanh và Mây xa nhau, còn tình huống thứ hai là họ đến với nhau và xóa tan mọi hiểu lầm. Vẫn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ở giai đoạn này thường gặp hơn những tình huống kịch, có nhiều sự kiện với độ căng của những biến cố như: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh châu), Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Ngày không bình thường (Phạm Hoa), Người đi xa để lại (Đào Vũ), Câu chuyện tình màu trắng (Tô Nhuận Vĩ)… Với loại truyện này, các tiêu chí cao độ, lát cắt là quan trọng trong diễn biến cốt truyện, cũng như xây dựng được một tình huống hay.

Sau 1985, dạng tình huống này ít nhiều đã chuyển tải nội dung cái nhìn khắc khoải của nhà văn về thân phận con người. Chính những sự cố hay những bất trắc ấy là nguyên nhân đưa đến những dâu bể thăng trầm trong cuộc đời về sau của các nhân vật. Có thể dẫn ra đây vài trường hợp

tiêu biểu là Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh, là xung đột kịch của bố và con gái. Một ông bố vốn rất đạo mạo, mô phạm nhưng lại đi viết thư hẹn hò với một người phụ nữ bị con gái bắt gặp. Tình huống truyện Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp là đứa bé tinh nghịch đút tay vào chiếc bình cổ. Tình huống đưa ra là chặt tay đứa bé hoặc đập vỡ chiếc bình cổ. Hay trong Chuồn chuồn đạp nước của Nguyễn Ngọc Tư, người đàn ông đã tư vấn sai cho con gái mình câu hỏi chuồn chuồn đạp nước có ý nghĩa gì trong một gameshow trên truyền hình. Vì vậy, ông tự dằn vặt mình và tự ty với những người thân trong gia đình, từ đó những dằn vặt của nhân vật cha cứ đeo bám suốt chiều dài câu chuyện.


4.1.2.2. Tình huống tâm trạng theo nhà văn Nguyễn Minh Châu thì: “có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày, ai cũng đã nhiều lần trải qua và các tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng, tính cách nhận vật” [29, 255]. Loại tình huống này ta thường gặp trong truyện không có chuyện hay nói cách khác là không có cốt truyện, nhưng sâu sắc về tâm lý, đòi hỏi người đọc hết sức chú ý mới có thể nhận ra. Sáng tạo nên loại tình huống này phải kể đến Thạch Lam, những thiên truyện của ông tưởng như vu vơ, nhưng đa sắc thái và giàu ý nghĩa. Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ là những truyện ngắn giàu chất thơ, miêu tả tinh tế tâm trạng nhân vật. Hay Lặng lẽ Sapa, Nguyễn Thành Long đã tạo nên một tình huống tâm trạng hay. Anh kỹ sư khí tượng làm việc trên độ cao hai nghìa sáu trăm mét, lâu ngày thèm gặp người, nên xuống chặn xe để được gặp người.

Trong những truyện như: Bến quê, Mẹ con chị Hằng, Sắm vai…của Nguyễn Minh Châu, người đọc cũng gặp cách tạo dựng tình huống một cách tự nhiên như hơi thở cuộc sống mà ở đó tác giả đã cố ý bớt đi độ căng của truyện. Một người sắp giã từ còi đời thì việc nhìn sang cái bờ bên kia

sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình để cảm nhận hết vẻ quen thuộc của nó tưởng như chẳng có gì gọi là tình huống. Nhưng với Nhĩ (Bến quê) đó thực sự là một biến động trong tâm hồn. Bởi anh là người từng đi không sót một nơi nào trên trái đất, nhưng bây giờ mới phát hiện ra mình chưa bao giờ đặt chân đến cái bãi bờ bên kia sông Hồng. Phải đến bây giờ anh mới thấy hết sự trù phú và vẻ đẹp của một bãi bồi, tiêu sơ. Chính điều anh vừa khám phá ra trở thành niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Truyện Những bông bần li (Dương Thu Hương) xuôi theo những vui buồn trong tâm hồn của một người phụ nữ đầy nhạy cảm trong hạnh phúc, tình yêu. Nếu chiến tranh là môi trường thử thách phẩm giá con người thì cuộc sống hòa bình trong những tình huống phức tạp gay cấn cũng có những phức tạp riêng của nó. Việc đối diện với lương tâm mình để từ đó khẳng định một cách sống xứng đáng với con người mới xã hội mới. Ở đó tình huống tâm lý, nới lỏng, ít chất truyện dễ đi vào những vấn đề tưởng như nhỏ bé nhưng lại có ý nghiã xã hội sâu sắc. Trong truyện ngắn sau 1975 đã ít đi những tình huống xung đột mà chủ yếu là tình huống nội tâm. Đó là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống, nhưng được nhà văn sử dụng như những cái cớ cho nhân vật tự đối thoại, tự thú với chính mình. Vì thế, dù câu chuyện ít những biến cố, kịch tính, nhưng vẫn tạo ra những đột biến trong tâm hồn con người.

Trong Đường ngoằn nghèo nguy hiểm (Ma Văn Kháng) là một tình huống với đầy lương tâm và trách nhiệm. Là người lái xe lâu năm, Thiết luôn thận trọng trên từng km, chưa từng để một bất cẩn nào, nhưng trong một chuyến công tác tai nạn bất ngờ đã xảy ra. Với tình thế của hiện trường, có thể đẩy trách nhiệm cho người khác, nhưng anh đã tự giác nhận lỗi về mình, đã sống đúng với lương tâm trong sạch. Dẫu là vô tình nhưng anh cũng trở thành kẻ phạm tội và phải trả cái giá thật đắt. Đặt song song mặt

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 18

tốt và mặt xấu bên cạnh nhau, tình huống trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng tạo ra cho người đọc khả năng tự đánh giá, tự nhận thức những vấn đề nóng trong đời sống xã hội và con người. Hướng tiếp cận đời thường từ ô cửa gia đình, với ánh sáng của lý tưởng nhân đạo, nhà văn cổ vũ cho con người sống tốt hơn và trở nên dũng cảm hơn là sức lôi cuốn trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Trong những truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Thân, Bùi Hiển, Nhật Tuấn, vấn đề đạo đức của con người cũng được đặt ra trong một số tình huống khá gây gắt. Đó là sự tráo trở của Huấn với người thầy của mình (Chân dung - Nguyễn Quang Thân), là sự kỷ luật cán bộ một cách tùy tiện của ông trưởng phòng hành chính (Bọn họ - Nhật Tuấn), là việc tranh giành của cải trong gia đình (Căn nhà ở phố - Nam Ninh)…

Ngoài ra, còn có dạng tình huống tượng trưng là những dạng “tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng, sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sương mờ huyễn hoặc. Theo nghĩa rộng thì tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện ký hiệu, là ký hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng, phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, chỉ sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa với hình tượng, vừa không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng. Nghệ thuật dân gian vốn giàu tính ước lệ, tượng trưng. Nhập vào tượng trưng hình tượng sẽ trở nên trong suốt, qua nó trở thành nghĩa hàm, có chiều sâu. Nghĩa của tượng trưng là cái không thể giải mã chỉ bằng nỗ lực trí tuệ, nó đòi hỏi sự thâm nhập” [195, 123].

Sau 1985, dạng tình huống này mà trong đó ý nghĩa của hình tượng thể hiện cái nhìn của nhà văn về những vấn đề tượng trưng, khái quát, là một mảng nội dung khá quan trọng trong truyện ngắn. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều sự kiện, mạch truyện, nhưng vẫn là truyện ngắn với những yêu cầu nghiêm ngặt về thể loại. Mỗi truyện đều lấy điểm tựa là một tình huống cụ thể, một sự kiện chính gắn với một nhân vật trung tâm.

Chẳng hạn, truyện Tướng về hưu là tình huống tướng Thuấn sau bao năm trận mạc về nghỉ hưu tại quê nhà. Trong những ngày được tiếp cận với cuộc sống đời thường, vị tướng được chứng kiến thực tiễn ngổn ngang của thời mở cửa. Hay tình huống của truyện Thương nhớ đồng quê là sự kiện cô cháu họ xa về thăm quê. Trước mắt cô gái, từ bé đã sống ở thị thành, từng du học ở Mỹ, con người và đồng quê Việt Nam thật là một thế giới mới lạ đối với cô. Ngoài ra, Muối của rừng, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp) hay Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu cũng là những truyện ngắn có sức xoáy sức nổ lớn từ những tình huống tượng trưng này.

Trên đây là những dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn thời kỳ hậu chiến (1975 - 1985). Dĩ nhiên sự phân loại và gọi tên những dạng tình huống ở trên chỉ có tính chất tương đối. Sở dĩ người viết nói như thế là vì vẫn còn một số ít truyện ngắn không nằm trong các dạng tình huống trên. Ngoài ra, ở góc nhìn nào đó có một số truyện ngắn, nếu chúng ta xếp vào dạng tình huống này hoặc dạng tình huống kia đều có thể chấp nhận được.


4.2. Thi pháp xây dựng kết cấu và trần thuật

4.2.1. Kết cấu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt bố cục với kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách; tổ chức thời gian và

không gian nghệ thuật; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần của cốt truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [67, 156].

Tác phẩm văn học trước hết là một văn bản, một phức thể cấu thành nên từ những cấp độ vật liệu khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tác phẩm, nhận diện những lớp thành tố cấu thành nên phức thể và kết cấu chính là những nguyên tắc kết hợp các lớp thành tố cấu thành đó. Với quan niệm như vậy, thì kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đến khi nghiên cứu tác phẩm văn học về mặt ngữ nghĩa cũng như về mặt hình thức nghệ thuật. Và cũng chính vì tầm quan trọng nói trên, nên tất cả những giáo trình lý luận văn học khi đề cập đến bản chất nội tại của tác phẩm văn học đều đề cập đến phạm trù kết cấu. Bởi nó là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, trình bày hấp dẫn cốt truyện và điểm nhìn trần thuật của tác giả. Vì vậy, kết cấu tạo ra tính toàn vẹn thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật và bộc lộ tài năng, phong cách nhà văn.

Như vậy, để làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thẩm mỹ và sinh động, thì kết cấu là một nhiệm vụ nghệ thuật khó khăn mà nhà văn cần đạt tới. Với truyện ngắn, yêu cầu tìm tòi, sáng tạo kết cấu lại càng trở nên quan trọng. Nhà văn Nguyễn Kiên nói: “Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải diễn ra trên một mặt phẳng nên các mẩu nhỏ đó vẫn là một khối – hơn nữa một khối chuyển động”. Nhà văn Ma Văn Kháng thì cho rằng: “Vấn đề là anh tổ chức sao cho truyện của anh thành một lát cắt gọn ghẽ. Như người ta vẫn nói, toàn truyện là một vòng khép kín, không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Nếu tiểu thuyết là một

đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời”. Quả thật như vậy, với kỹ thuật tinh xảo, cấu trúc, tổ chức nghiêm ngặt, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã làm cho ông trở thành người mở đường cho truyện ngắn sau năm 1975 mà đặc biệt là giai đoạn 1975 - 1985. Trong đó có nhiều truyện có kết cấu phức tạp và khá độc đáo, cùng với một số nhà văn giai đoạn này, ông đã kích hoạt cho sự chuyển động phát triển của kết cấu truyện ngắn cụ thể như sau.


4.2.1.1. Kết cấu thời gian tuyến tính là dạng kết cấu truyền thống, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai. Đây là một trong những hình thức kết cấu quen thuộc mà truyện ngắn thời kỳ hậu chiến (1975 - 1985) nối tiếp các giai đoạn trước. Những cốt truyện chặt chẽ, có đầu cuối rò ràng với một hệ thống sự kiện, với độ căng như: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh châu), Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Ngày không bình thường (Phạm Hoa), Người đi xa để lại (Đào Vũ), Câu chuyện tình màu trắng (Tô Nhuận Vĩ)… Với loại truyện này, các tiêu chí trường độ, lát cắt của thể loại là quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Kết cấu truyện Hai người trở lại trung đoàn là tình huống Thanh bị hiểu lầm nên đánh mất tình yêu với Mây. Đó cũng là tình huống Trí phụ bạc mẹ con Mây để leo lên bậc thang danh vọng cao hơn. Do đặc trưng của thể loại, tác giả đã chỉ cưa lấy một khúc đời sống, nghĩa là chỉ chọn cái tình huống có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Tình huống thứ nhất đẩy Thanh và Mây xa nhau, còn tình huống thứ hai lại kéo họ đến với nhau và xóa tan mọi hiểu lầm, khúc mắc.

Xét về mặt cốt truyện, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu có dung lượng của một truyện vừa, vừa có sự thâm nhập chất tiểu thuyết vào truyện ngắn. Kết cấu cốt truyện dàn trải theo

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí