linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ vùng miền và nhất là với cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, người trần thuật có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, dẫn dắt mạch truyện. Trong truyện ngắn, người đọc nhận thấy sự đan xen của nhiều giọng điệu, ngay trong một tác giả, một tác phẩm tính chất này cũng ngày càng bộc lộ rò. Có thể coi Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là trường hợp tiêu biểu về sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Ở truyện ngắn này, giọng điệu tác giả và giọng điệu nhân vật nhiều lúc rất khó phân biệt. Sự hoà quyện ấy vang lên trong cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật, qua đó ghi lại những diễn biến tâm trạng một cách chân thực. Cuộc đối thoại khi thì mang giọng điệu mỉa mai, giễu cợt thói đạo đức giả của chính nhân vật: “A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả…Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi” [30, 127]; khi thì mang giọng tự biện minh cho chính mình “Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần… Anh chỉ là một cá nhân, với cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu khó để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn” [30, 127]; khi lại đanh thép kết tội mình là đồ dối trá. Những giọng này vừa đan xen, vừa luân chuyển theo những biến đổi tâm trạng của nhân vật.
Tính chất đa giọng điệu ấy tiếp tục được sử dụng triệt để hơn trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Ở thiên truyện này luôn vang lên nhiều tiếng nói khác nhau, những cuộc đối thoại đan cài, xen kẽ vào nhau. Tiêu biểu là những đối thoại của Quỳ trong những giằng xé, trăn trở, mộng du trên đường tìm chân lí cuộc sống. Đó là những cuộc đối thoại giữa nhân vật người dẫn chuyện với Quỳ, giữa Quỳ và Hòa, rồi giữa Quỳ với vong linh những người lính đã từng yêu thương cô. “Chính tính chất đa giọng điệu đã tạo ra sức gợi mở và tính tranh luận để kiếm tìm chân lí. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của xu hướng dân chủ hoá trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu đầu những năm 80” [140, 109]. Khi đi vào
cuộc sống của những con người đời thường, giọng điệu của nhà văn biến đổi linh hoạt cho phù hợp tuỳ theo từng kiểu người. Ở Sắm vai, khi miêu tả sự lố bịch, kệch cỡm trong hành động của nhà văn T, Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng điệu hài hước. Ở Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp thì giọng trở nên nghiêm nghị, xót xa trước những sự vô tâm của con người trong cuộc sống; rồi chuyển sang trầm tĩnh, day dứt đầy triết lí trong Bức tranh và Dấu vết nghề nghiệp; giọng điệu suồng sã, đời thường với nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra...
Khi nhà văn vững tin vào đạo đức và chân lý cuộc sống, thì giọng điệu trần thuật trở nên điềm nhiên, trầm tĩnh và đôn hậu. Quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi nên tất yếu giọng điệu trần thuật cũng không còn hào sảng, say mê, bay bổng mà trở nên trầm tĩnh hơn, xen lẫn chút chiêm nghiệm và suy ngẫm. Sau 1985, các nhân vật của Nguyễn Minh Châu càng suy tư, trăn trở hơn khi nói về mình và mọi người. Trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở miền Nam, người đọc dự một cuộc gặp gỡ sau hai mươi năm giữa hai mẹ con, đáng lẽ vui mừng cảm động thì lại giống như một phiên tòa đại hình. Vì cảm thấy “lòng mình bị tổn thương nặng nề và hình như cả con người tôi tự nhiên bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người… con người có những lúc rất cần cô độc, cũng là để đi trốn cái thế giới loài người đầy nhiễu sự và cũng để sống hết với con người mình” [30, 817].
4.2.2.3. Trần thuật bằng ký ức nội tâm là kiểu trần thuật trao vai trò kể chuyện cho nhiều người. Với cách trần thuật này, mọi chuyện diễn ra trong dòng chảy ký ức hoặc dòng chảy nội tâm. Đây cũng là cách để tác giả khách quan hoá nội dung hiện thực trong tác phẩm hoặc tha hồ khám phá miền ẩn khuất bên trong tâm hồn con người như các sáng tác của Vũ Tú Nam, Nguyễn Minh Châu… Với cách thể hiện này, tác giả muốn chứng
minh, trong con người ta ai cũng có hai con người. Một con người với thân xác hiện hữu cùng với muôn mối ràng buộc của nghĩa vụ và trách nhiệm và một con người bên trong thầm kín với những suy nghĩ, việc làm chỉ mình mình biết. Con người bên trong ấy có đời sống riêng và luôn tìm cách chống lại con người cụ thể với thân xác hiện hữu. Phải chăng, đó cũng là nhận thức và khám phá về sự phức tạp của con người. Kiểu trần thuật dòng ký ức nội tâm bắt đầu được những cây bút hậu chiến khai thác, có lẽ vì nhu cầu tìm hiểu cuộc sống ngổn ngang sau chiến tranh, khám phá con người ở hai đầu chiến tuyến luôn là nhu cầu của xã hội giai đoạn này.
Truyện Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam tiêu biểu cho kiểu trần thuật bằng dòng ký ức nội tâm này. Đó sự đan xen giữa hai mạch truyện về quá khứ và hiện tại của ông An. Hành trình thứ nhất của ông là trở về với quê hương, gia đình, dòng họ. Ông ấy đã bị xáo trộn dữ dội trong tâm hồn, phá vỡ thế cân bằng tinh thần mà ông luôn muốn có. Nhưng sau khi chiêm nghiệm chặng đường 30 năm ấy, ông bình tâm trở lại để đi tiếp hành trình thứ hai, từ hiện tại đến tương lai. Chỉ mấy ngày về quê ông đã sống với hai chiều thời gian của mấy chục năm, suy nghĩ về các thế hệ trong dòng chảy của thời cuộc. “Chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng. Còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo hướng nào?” [131]. Cách trần thuật như thế khiến người đọc luôn cảm thấy có sự tiếp nối giữa các thế hệ, quá khứ và hiện tại. Vì thế câu chuyện thường đem lại những nhận thức mới cho con người trong cuộc sống hôm nay.
Có thể coi Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là truyện ngắn tiêu biểu về kiểu trần thuật này. Giọng điệu trần thuật của tác giả và giọng điệu nhân vật nhiều lúc rất khó phân biệt, tạo ra một cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật qua đó ghi lại những diễn biến tâm trạng một cách chân thực. Cuộc đối thoại nội tâm nhưng đầy mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính nhân vật: “Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên
anh quên tôi đi hả…Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi… Anh chỉ là một cá nhân, với cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu khó để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn” [30, 127]; rồi lại đanh thép tự kết tội mình là đồ dối trá. Những dòng kí ức nội tâm này vừa đan xen, vừa luân chuyển theo những biến đổi tâm trạng của nhân vật. Nhưng nổi bật và xuyên suốt trong tác phẩm vẫn là một giọng điệu thâm trầm của một tâm hồn đang diễn ra những biến cố dữ dội. Kiểu trần thuật bằng dòng ký ức nội tâm liên tục và sâu sắc hơn trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Xuyên suốt thiên truyện là nhiều tiếng nói khác nhau, những cuộc đối thoại đan cài, xen kẽ vào nhau. Tiêu biểu là những đối thoại bằng dòng ký ức nội tâm của Quỳ trong những giằng xé, trăn trở, mộng du trên đường tìm đến chân lí cuộc sống. Đó là những cuộc đối thoại giữa nhân vật người dẫn chuyện với Quỳ, giữa Quỳ với Hòa và với vong linh những người lính đã từng yêu thương cô.
Có thể bạn quan tâm!
- Thi Pháp Xây Dựng Kết Cấu Và Trần Thuật
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 19
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 20
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 22
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 23
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 24
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Với lối trần thuật này, sau 1985, truyện của Nguyễn Minh Châu như những cuộc tự thú, trần thuật từ những yếu tố bên trong nhân vật đã làm vang lên hành trình nhọc nhằn của lão Khúng (Phiên chợ Giát) những giọng điệu khác nhau. Có lúc người kể rất cảm thông và chia sẻ với tâm trạng của lão, còn riêng lão, trong cuộc đối thoại với chính mình có lúc rất trìu mến với con khoang đen, lúc thì sợ hãi khi nghĩ về việc phải nói với những đứa con về hành động bán bò. Hình ảnh lão Khúng đối thoại với các vì sao hay đánh giá về thành tích của ông bí thư huyện rất nhẹ nhàng mà thâm thúy. Nhìn ông như những ông sao, “vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay.., ngôi sao mà chúng cứ ngỡ mình đang soi sáng mặt đất, không có mình thì mặt đất biến thành hũ nút, hàng nghìn, hàng triệu người mở mắt cũng không nhìn thấy lối mà đi” [30]. Trong lời nhân vật có sự đối lập cùng với sự giễu cợt, những chi tiết giễu cợt độc đáo được biểu hiện trong hình ảnh lão và con Khoang đen đi trong đêm tối mà không bị lạc. Đó
là cách con Khoang đen đối đãi với ông Bời, đặc biệt ở chi tiết: “nó đá vị chủ tịch huyện một phát vào giữa bụng khiến cho ông ta ngã bổ nhào, úp cả khuôn mặt phương phi đầy cởi mở vào giữa đám ruộng” [30]. Như vậy, với việc sử dụng biện pháp độc thoại, ký ức nội tâm, con người được nhà văn xem xét, đánh giá trong tác phẩm là chủ thể có đời sống riêng, có quan niệm riêng về cuộc đời và có cách nhìn thế giới và bản thân theo cách riêng của mình.
Cuộc sống trong chiến tranh ồn ào náo động nhưng có cái đơn giản của nó, còn trong hoà bình lại chất chứa nhiều sóng ngầm gió xoáy (Nguyễn Khải). Đứng trước những vấn đề xã hội nhân sinh mới mẻ, đòi hỏi nhà văn phải có những cách tiếp cận mới, góc nhìn mới và cách giải quyết mới khác với thời chiến. Từ một giọng sang đa giọng, đa điểm nhìn, truyện ngắn sau 1975 đã có những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. Về với đời thường, nhà văn đã dẫn người đọc thâm nhập vào cái bên trong đầy bí ẩn, chứa đựng cái bản ngã của mỗi người. Trong những mặt đối lập, phức tạp tính cách của nó, các tác giả hầu hết đã thay đổi điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, tạo bước tiến mới trong tổ chức trần thuật nói riêng, thi pháp truyện ngắn nói chung, chuyển động và phát triển rực rỡ từ sau 1985.
Tiểu kết
Thi pháp truyện ngắn thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) cũng có nhiều điều đáng ghi nhận. Cốt truyện trong quá trình phát triển đa số không theo trình tự các bước như: hình thành, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc mà thứ tự thường bị đảo lộn hoặc được lược bỏ, có khi xuôi theo dòng phát triển tâm lý của nhân vật hoặc người trần thuật. Những kiểu kết cấu cốt truyện này, giúp nhà văn đi sâu và khám phá nội tâm nhân vật, tạo nên những bức tranh tâm lý sinh động, cuốn hút độc giả. Tình huống truyện
cũng có sự cách tân, tác giả đã tạo ra những tình thế bất ngờ, kịch tính. Với những cốt truyện tâm lí, thì tình huống cũng tạo ra những điểm nhấn tâm trạng khá lí thú, sâu sắc. Tuy nhiên một vài truyện không tránh khỏi sự đơn giản hoặc cổ điển trong việc xây dựng kết cấu và tình huống làm cho câu chuyện trở nên máy móc, tẻ nhạt. Nghệ thuật trần thuật có chuyển biến nhưng rất dè dặt, mãi cho đến những năm 80 mới có đột phá đặc biệt trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương. Qua lối kể chuyện của những nhà văn này, hiện lên cái bức bối, hoang mang của đại bộ phận lớp trẻ và xã hội, trong họ có nhiều khát vọng, hoài bão, nhưng cũng không ít nỗi băn khoăn, hoài nghi. Đó là điều không thể tránh khỏi trong một xã hội sau chiến tranh, với những quan điểm sai lầm đang kìm hãm sự phát triển, luôn tồn tại song song nhiều thái cực đối nghịch nhau. Nhưng cũng chính những yếu tố này đã làm tiền đề, kích thích cho sự nở rộ của vườn hoa văn học từ năm 1986.
KẾT LUẬN
1. Chiến tranh kết thúc, văn học Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chuyển đổi nhiều mặt của xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của con người và thời đại. Truyện ngắn là thể loại có sự vận động, biến đổi tương đối nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác. Đó là sự vận động mang tính tất yếu của nền văn học từ thời chiến sang thời bình. Những thay đổi trong xã hội, với nhiều phức tạp trong cuộc sống thường nhật và sự đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới của thể loại. Với khát vọng dân chủ hóa văn học, nhà văn học tập, giao lưu với văn học thế giới, dẫn đến những biến đổi quan trọng, sâu sắc trong quan điểm nghệ thuật về con người, góp phần cách tân trên bình diện thi pháp. Truyện ngắn từng bước bứt phá những quy phạm thể loại, hạn hẹp trong phạm vi hiện thực, đáp ứng kịp thời và phản ánh sinh động những vấn đề của xã hội thời hậu chiến. Đây là chặng khởi động của hành trình đổi mới, các sáng tác chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ thuật, nhưng là bước tiền trạm trên những vùng đất mới, có tác động mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của nhà văn và tâm lí tiếp nhận của bạn đọc.
2. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 là một hiện tượng được gọi là bản lề cho bước phát triển của văn học đương đại sau 1985. Từ góc nhìn thi pháp, luận án nhận thấy truyện ngắn thời kỳ này thật sự đổi mới bắt đầu từ những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Thái Bá Lợi, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng…, họ đã tạo tiền đề, điểm nhấn cho giai đoạn từ năm 1986. Đặt nền móng vững chắc cho văn học đổi mới cũng cần kể thêm những cây bút truyện ngắn tiêu biểu như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,… góp phần bổ
khuyết cho bức tranh văn học Việt Nam thế kỉ XX. Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ này ra đời trong bối cảnh đất nước sau chiến tranh, vì thế ít nhiều bị trượt theo quán tính của nền văn học minh hoạ. Tuy vậy, vẫn có những đổi mới đáng kể về thi pháp, tạo đà cho truyện ngắn Việt Nam đương đại (sau 1985) có những cách tân quan trọng, góp phần tích cực đưa nền văn học nước nhà tiến lên một bước, làm nên một dòng chảy liền mạch cho truyện ngắn Việt Nam.
3. Sự cách tân trong truyện ngắn giai đoạn này bắt đầu từ cái nhìn nghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ, đó là quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới đến phương thức biểu hiện. Từ quan niệm nghệ thuật về con người mang tính nước đôi, không gian cộng đồng đến đời tư, thời gian nhiều chiều, cho thấy cái cũ chưa hoàn toàn mất đi, cái mới cũng chưa thật sự hình thành. Tuy nhiên, qua hình tượng nhân vật, ta nhận thấy tính chất sống động, phồn tạp của con người và cuộc sống trong truyện ngắn thời kỳ hậu chiến. Đó là Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Những bông bần li của Dương Thu Hương… Rò ràng đây là dấu hiệu của sự đổi mới mang tính thể nghiệm, được xem như những bước dò tìm cần thiết để chuẩn bị cho quá trình đổi mới sẽ diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn sau. Mặc dù vậy, những sáng tác của các nhà văn lớn đã góp thêm tiếng nói thức tỉnh lương tri, là sự trăn trở, là động cơ thúc đẩy cho sự phát triển xé rào, đưa đến một nhân sinh quan chân thực, một thế giới quan sinh động hơn. Cốt truyện ngày càng xa dần lối kể lể dài dòng với những biến cố dữ dội mà ngắn gọn, cô đúc hơn trong phương thức biểu hiện. Vai trò của cốt truyện chặt chẽ gay cấn có xu hướng nhường chỗ cho những cốt truyện tâm lí. Vì thế, truyện ngắn có sức khái quát cao hơn, đi vào chiều sâu thế giới bên trong tâm hồn con người. Điều đó cho thấy nhà văn nhận thức về con người đã dần đạt đến một tư duy mới, biểu hiện con người gần với bản chất người hơn. Điểm nhìn người trần thuật và điểm nhìn