Không Gian Bối Cảnh, Sinh Hoạt Là Môi Trường Hoạt Động Của Nhân Vật, Một Địa Điểm Nào Đó Có Đủ Các Yếu Tố Thiên Nhiên, Xã Hội, Con

Sau đó không lâu, bà thanh thản nhắm mắt, vẫn không biết một sự thật được dấu kín. Bởi người đồng đội của con trai bà không muốn làm tan biến niềm tin, hy vọng bấy lâu của bà mẹ về hình ảnh người con trai. Sự thật đau lòng được giấu kín đã xoa dịu phần nào nỗi đau mất người thân trong chiến tranh của những người mẹ thời hậu chiến. Cách xử lý bi kịch của con người trong chiều dài thời gian sau chiến tranh như thế, đã chứng tỏ cái nhìn mới mẻ đầy tinh thần nhân đạo của nhà văn.

Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, vấn đề thời gian thường gắn liền với những sự kiện lớn lao hay thời gian vĩnh hằng trong dòng chảy thời cuộc. Còn giai đoạn sau 1975, thời gian là trong ý thức của cá nhân, ý thức về từng khoảnh khắc đang sống có nhiều ý nghĩa trong đời sống nội tâm con người. Đó là thời gian của những tâm trạng, gắn với những biến động trong đời sống mỗi con người cá nhân. Vì thế việc đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác nhau cũng là một cách để miêu tả sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người. Trong truyện ngắn của Dương Thu Hương, người đọc nhận thấy tình yêu chỉ thật sự đẹp khi người ta sống trọn vẹn, chân thành với nó. Còn khi có sự tính toán, tính chất vị kỷ len vào, thì hạnh phúc sẽ tan vỡ, như nhân vật Toàn (Tháng ba chua chát) sẵn sàng đánh đổi tình yêu để lấy một cô vợ có cuộc sống vật chất đầy đủ hay nhân vật Tôi (Một bờ cây đỏ thắm) luôn ghen tỵ nhỏ mọn… Tất cả những tình yêu đó đều không đem lại hạnh phúc thực sự. Dương Thu Hương tỏ ra sắc sảo khi nắm bắt được những sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ trước những biến động về tình cảm trong đời sống thường nhật. Những bông bần li là một trong những truyện được viết sớm nhất giai đoạn sau chiến tranh. Câu chuyện xuôi theo tâm trạng vui buồn của nhân vật Ngân qua chuyến đi vào Tây Nguyên bốc mộ cho em trai và người bạn trai trước đây. Chuyến đi đánh thức ở chị tình yêu nồng nàn với người chiến sỹ đã hy sinh. Đồng thời giúp chị nhận ra cuộc sống khó chịu bên người chồng hờ hững, lãnh đạm

với đời sống xã hội và với những nỗi đau của người thân. Qua chuyến đi, Ngân cũng chợt nhận ra rằng sau chiến tranh mỗi chúng ta giàu có lên, nhưng cũng mất mát nhiều tình cảm. Thái độ bàng quan của Khang (chồng chị) giống như một loài cây không gốc rễ, sống lợt lạt và lạnh lẽo. Chị thấy cuộc sống sung túc, bình ổn của mình quá chông chênh. Hóa ra hạnh phúc không phải ở những tiện nghi người ta giành được mà ở sự đồng điệu trong tâm hồn giữa con người với nhau, giữa con người với hoàn cảnh. Ngân đã có một tình yêu như thế, dù người chiến sỹ ấy đã hy sinh, nhưng anh đã trở về đúng lúc để nâng đỡ cho tâm hồn chị.

Thời gian tâm lí càng biểu hiện rò trong tình yêu của những người phụ nữ, luôn luôn mong muốn có được hạnh phúc thực sự, vì trái tim họ dường như bao giờ cũng nhạy cảm hơn. Nhân vật Minh (Người không đi cùng chuyến tàu - Nguyễn Quang Thân) khi phát hiện ra những điều ẩn trong cách nói dở dang, ậm ờ của chồng khiến chị vô cùng thất vọng. Vì chính cách nói lơ lửng ấy đã giúp anh giải quyết rất nhiều vấn đề với tất cả những cái lố bịch thảm hại. Và chị biết trái tim rạn nứt của mình sẽ không bao giờ còn được lành lặn như xưa. Từ khi chiến tranh kết thúc, mọi người ngỡ rằng có thể yên tâm mưu cầu tình yêu và hạnh phúc, nhưng thực tế lại không hề dễ dàng phẳng lặng, nhất là khi có những toan tính về vật chất, địa vị len lỏi vào. Nếu cái gì cũng muốn đạt được mà không chịu thiệt thòi như Giang (Lựa chọn- Nguyễn Bao) thì cả đời sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ hạnh phúc trọn vẹn. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận lợi, mỗi khi gặp khó khăn con người phải đứng trước nhiều lựa chọn. Sự lựa chọn của Giang, từ Thới sang Long rồi lại từ Long sang Thới và cuối cùng chẳng ai là người có thể đem lại hạnh phúc, trong khi cô đứng núi này trông núi nọ.

Thời gian nghệ thuật trong những nhân vật tự vấn bị dồn nén hoặc kéo căng ra với nhiều sắc thái tâm lý. Cảm xúc về những khoảng thời gian

dài trong quá khứ, những giây phút căng thẳng đấu tranh nội tâm của người hoạ sĩ (Bức tranh của Nguyễn Minh Châu), giờ khắc suy ngẫm của người thủ môn già (Dấu vết nghề nghiệp của Nguyễn Minh Châu), thời gian kể chuyện và hồi tưởng của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu)… Với Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra thờigian, không gian trần thuật tâm trạng. Nhân vật người kể chuyện ở đây là

một hoạ sĩ. Bức tranh ở đây không hoành tráng theo kiểu tạc tượng đài các

anh hùng thời đại, mà là bức vẽ về thế giới nội tâm đầy bí ẩn của tôi, là

“khuôn mặt bên trong của chính mình,… Tôi là một hoạ sĩ. Tôi không phải

là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu không hề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi bạn đọc một thái độ rộng lượng.

Ngay từ đầu, tôi phải nói như vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 11

viết truyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong”[152, 49]. Một sắc thái của thời gian tâm lý là thời gian cá nhân thường được thể hiện dạng nhật kí, thư từ. Đây là thời gian cụ thể của nhân vật, nơi họ đã từng sống, chiến đấu và thể hiện cảm xúc ở nhiều cung bậc. Ý thức về thời gian của con người hiện tại không phải là ý thức về đại lượng đo thời gian mà là dòng chảy của nó liền mạch với tâm trạng con người, với thời cuộc, biến cố sự kiện, với số phận của từng con người.


3.1.1.3. Thời gian ảo là dạng ước mộng và hiện thực đan cài với nhau. Với truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy thủ pháp này được tác giả sử dụng rất nhiều như: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau… Dòng ý thức chủ yếu khai thác chiều sâu trong tâm trạng, ngôn ngữ thường giàu chất thơ và có sự hòa quyện giữa thực - ảo. Hiện thực trong tác phẩm được nhìn nhận thông qua những giấc mơ, hồi tưởng, suy nghĩ bất chợt, vu vơ. Do đó, thời gian cũng mờ ảo không kém, nó đứt nối, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nội tâm và đời

thực. Điển hình như Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả đã để cho chị nhận thức lại cuộc đời mình thông qua những hồi tưởng về quá khứ. Ở đó hiện lên thời gian với Quỳ là những dòng hồi ức miên man đan xen giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. “Tuy mới 27 tuổi nhưng tôi đã sống trọn cuộc đời tôi cách đây nhiều năm” và cô cũng thú nhận “những năm về sau này, sau khi đã lấy chồng, những khi ngồi một mình và suy nghĩ thật bình tĩnh, tôi mới thấy rằng trong những ngày tháng ấy đã tập hợp lại trong cái cánh rừng Trường Sơn những con người đáng quý…” [30]. Quỳ là một phụ nữ tài năng, nhưng lại bị hành hạ bởi chứng mộng du, do những ngày tháng sau chiến tranh của cô là khoảng thời gian mà cô hoài niệm về quá khứ, với những kỉ niệm buồn vui lẫn lộn trong cô. Tác giả đã để cho nhân vật của mình tự kể lại những hồi ức về người bệnh cùng bệnh viện, về những quá khứ đã qua với nhiều tiếc nuối. Mặc dù hiện tại chồng cô là một kỹ sư cơ khí tài giỏi, anh cũng yêu quý cô và họ sống có hạnh phúc. Thông qua nhân vật Quỳ, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo đưa người đọc đi từ hiện tại về quá khứ rồi lại trở về hiện tại đầy ảo mộng.

Trong Khách ở quê ra, thời gian hiện tại và quá khứ đan cài vào nhau theo dòng chảy tâm trạng của nhân vật Khúng. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, Nguyễn Minh Châu đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về nội tâm của con người; khám phá được bản chất của con người ở nhiều phương diện khác nhau. Thời gian trong tác phẩm của ông có sự đa dạng và phức tạp. Nó gắn liền với đời tư của mỗi con người. Nó cũng không còn là những gì to lớn của vũ trụ mà đi liền với dòng ý thức trong nội tâm nhân vật. Sáng tạo mới về thời gian của Nguyễn Minh Châu rất đáng được ghi nhận và tạo tiền đề cho nhiều sáng tạo mới sau này. Mỗi con người là một mảnh đời trong chiều dài thời gian cuộc sống tạo nên những bi kịch cũng không trùng lặp. Trong Tháng ngày đã qua (Xuân Thiều), vì sự cứng nhắc của người chồng, khiến cho người vợ phải chịu bao ấm ức trong mộng ảo mãi cho đến

tận lúc hi sinh. Lại có bi kịch của một người vợ bị chồng phản bội, nhưng vẫn bảo vệ thanh danh cho chồng như dì Út (Dì Út - Thanh Quế); cũng có nỗi éo le trong hạnh phúc gia đình đến nỗi phát điên như Hải (Im lặng - Nguyễn Ngọc Tấn)… Thời gian mộng ảo trong những truyện ngắn trên là sản phẩm của lịch sử. Khi cuộc đấu tranh đang diễn ra, nó không có chỗ đứng, nhưng khi chiến tranh kết thúc, những mất mát, đau thương ngày càng lộ rò, nó trở thành một nguồn cảm hứng cần được khai thác cho những hồi ức, tiếc nuối, tưởng tượng. Tuy nhiên, đó không phải là biểu hiện hoàn toàn mà nó được chắt ra từ sự trải nghiệm, sự nhận thức sâu sắc, thấm thía của những nỗi đau đã trải qua chiến tranh tạo thành những chất giọng khác nhau. Thời gian ảo là môi trường để con người trong cuộc sống hiện tại nhận rò hơn những cái giá phải trả cho chiến thắng.

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn 1975 - 1985, được nhà văn đề cập một cách đa dạng và sâu sắc. Xoay quanh số phận cá nhân của mỗi con người là những kiểu thời gian gắn bó mật thiết và trở thành phương tiện biểu đạt tâm hồn con người. Quá khứ - hiện tại - tương lai hiện hữu trong cái chất người và chỉ có thể tồn tại trong bản chất đó. Cuộc đời cứ trôi mãi, thời gian cũng không bao giờ dừng lại, nhưng đôi khi nó lại tồn tại trong hữu hạn của con người. Tâm trạng, tư duy con người có thể lật ngược chiều của thời gian, dồn nén và kéo giãn thời gian theo chiều của cảm xúc. Thời gian giúp con người tồn tại, nhìn lại mình và mọi người rò ràng, chính xác hơn, thông qua đó, con người tự biết hoàn thiện chính mình.

Tóm lại, các kiểu thời gian biểu hiện trong truyện ngắn sau 1975 rất phong phú với nhiều dạng thức khác nhau. Sự phân chia của người viết như trên cũng chỉ là một hướng tiếp cận mang tính tương đối. Vì những sáng tác của các nhà văn là những chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc lấp lánh sắc màu tạo nên nhiều phong cách độc đáo. Để làm nên giá trị tác phẩm, bên cạnh xây dựng thời gian nghệ thuật, tác giả còn sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật khác.


3.1.2. Không gian nghệ thuật

Theo Trần Đình Sử, “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [183, 88-89]. Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, nó trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không gian - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị, để tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.

Trong truyện ngắn thời kì trước năm 1975, do yêu cầu của cách mạng nên không gian được phản ánh trong tác phẩm chủ yếu là hiện thực chiến tranh. Đó là không gian của cuộc sống chiến đấu họăc vừa chiến đấu vừa sản xuất mà đôi khi được nhà văn tráng một lớp men trữ tình. Nói như Nguyễn Minh Châu không gian của văn học có khi không phải là hiện thực đang tồn tại mà là cái mà mọi người đang hi vọng, đang mơ ước. Sau chiến tranh, khi cuộc sống thay đổi, tư duy nghệ thuật cũng dân chủ hơn thì biên độ của không gian ngày càng được mở rộng. Đó không chỉ là không gian về đời sống chiến tranh được miêu tả dưới cái nhìn mới mà còn là không gian về số phận của một cá nhân, một gia đình, một dòng họ sau những tổn thất

to lớn trong chiến tranh. Hay cũng có thể là không gian hiện thực cuộc sống trong thời kì khủng hoảng, bế tắc của xã hội. “Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn của con người hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi động quyết liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu ấm áp, vừa nhếch nhác lấm lem” [113, 12]. Sự thay đổi trong quan niệm về không gian nghệ thuật giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn hơn, chân thực hơn. Truyện ngắn vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, vào một cái nhìn đã định trước để mở ra khả năng phong phú vô tận trong việc khám phá và thể hiện đời sống. Nhà văn cũng có thể đi đến những miền khuất, những mặt trái của đời sống, đến với chiều sâu tâm tưởng, tâm linh của con người, những nơi mà trước đây trong chiến tranh họ ít hoặc không có điều kiện để khai vỡ.

Không gian trần thuật là người trần thuật nhập vào thế giới đang được trần thuật, là sống trong không gian của truyện. Khi kể chuyện, giữa người kể chuyện với thế giới xung quanh hình thành một khối không gian với nhiều mối tương quan lẫn nhau. Tương quan giữa người kể với thế giới các nhân vật, các sự kiện, các quan hệ…; giữa người kể và ngôn ngữ của nhân vật; giữa người kể với ngôn ngữ của chính mình. Tác phẩm văn chương có khả năng gợi ra một không gian liên tưởng và tưởng tượng có biên độ rộng lớn hơn không gian thực. Truyện ngắn có khả năng rút gọn hoặc kéo dài khoảng cách bằng sự tham gia của người kể vào từng hành vi, động tác của nhân vật. Không gian được trần thuật là không gian được kể, được tả trong truyện. Tựu trung gồm có không gian bối cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lí.


3.1.2.1. Không gian bối cảnh, sinh hoạt là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm nào đó có đủ các yếu tố thiên nhiên, xã hội, con

người. Không gian bối cảnh có hai loại: Không gian bối cảnh thiên nhiên: bao gồm những hiện tượng thiên nhiên quanh con người như: trời, đất, núi, sông…làm khung cảnh rộng lớn, đa dạng. Thiên nhiên một mặt gắn liền với nhân vật và hoạt động của nhân vật, mặt khác cũng gắn liền với tâm trạng người kể chuyện. Cùng viết về mùa thu nhưng khung cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến khác với khung cảnh mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, càng khác với khung cảnh mùa thu trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi. Bối cảnh mùa thu cũng gắn liền với tâm trạng khác nhau của từng nhân vật mà tác giả muốn thể hiện. Không gian bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người, từng cá nhân, từng thế hệ… tạo thành bầu không khí xã hội phức tạp. Bối cảnh xã hội của truyện ngắn Vợ nhặt là xã hội nghèo đói, loạn lạc những năm trước Cách mạng tháng Tám, bối cảnh của tác phẩm Chí Phèo là làng quê nông thôn Vũ Đại đầy những bất công, tăm tối.

Khảo sát những sáng tác trước năm 1975, chúng ta nhận thấy văn học đã cố gắng bám sát cuộc sống chiến đấu oanh liệt của dân tộc. Điểm mạnh trong các tác phẩm này là giàu tính thời sự, có sức động viên và cổ vũ lớn lao cho hai cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, sau chiến tranh lại mang trên mình những yêu cầu mới, là tái hiện lịch sử phải gắn liền với “đi sâu vào số phận và diễn biến của con người; viết về cuộc chiến tranh hôm qua phải đặt trong tương quan với những yêu cầu của cuộc sống hôm nay” [119, 209]. Với sứ mệnh đó và đặc thù của thể loại, truyện ngắn đã chưng cất những mảng không gian hiện thực của cuộc sống chiến tranh. Mặc dù phần lớn truyện ngắn giai đoạn hậu chiến viết về chiến tranh vẫn bám và lấy sự kiện làm trục chính, song cách triển khai vấn đề ở các truyện ngắn này cũng không còn như trước. Những hoàn cảnh ngặt nghèo, bi thương nhất của không gian chiến trận vẫn được khắc hoạ đậm nét trong nhiều truyện ngắn: Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng, Hai người trở lại trung đoàn của Thái

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí