Ta bắt gặp cách nghĩ, cách đánh giá về sự hy sinh, mất mát gắn với tâm thức truyền thống của người Việt. Hình ảnh những người lính trong trung đoàn K đã hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân, tất cả đã in đậm trong tiềm thức của Quỳ, họ xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn kính. Hiểu như thế ta mới cắt nghĩa được sự xúc động của Quỳ trước sự hy sinh của những người trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến vừa qua. Trên đường đi công tác, khi ngang qua một ngôi chùa, bắt gặp pho tượng ngàn tay ngàn mắt, Quỳ đã nghĩ đến tập thể những người lính trong trung đoàn K, “tôi đứng ngẩn ngơ trước bức tượng hồi lâu… lập tức tôi nghĩ ngay đến trung đoàn K, và anh ấy đang ở một nơi rất xa xôi cả hai vừa hoà chung vào nhau trong hình ảnh một con người có ngàn mắt ngàn tay” [82, 273]. Quỳ yêu Hoà tha thiết nên khi Hoà mất đi, một phần đời của Quỳ đã ra đi. “Như một con chim đã mất bạn … đến bây giờ tôi mới hiểu được, trong tất cả mọi sự mất mát thì mất một con người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được” [82, 283]. Nhân vật Quỳ gây ấn tượng trong người đọc không chỉ ở quan hệ tình cảm sâu nặng giữa chị và người trung đoàn trưởng tài ba, mà còn ở sự bao dung của người phụ nữ tưởng như rất khó lý giải, khó hiểu về động cơ hành động của chị. Giữa những ngày bom đạn tàn sát sự sống, hàng ngày thương binh ứ đọng nơi mặt trận, Quỳ bỗng nhận ra “Tôi hiểu được chính tôi bấy lâu nay. Tôi đã trông thấy trong một phút tất cả các phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: đó chính là bản năng chăm lo lấy sự sống của con người - chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra” [82]. Với chi tiết này, Nguyễn Minh Châu đã đụng đến vùng sâu thẳm nhất, nơi chất chứa những điều vừa thiêng liêng, vừa cao cả là còi tâm linh của con người.
Dưới hình thức của một giấc mơ, truyện ngắnMai (Thanh Quế) bộc lộ được những diễn biến tâm trạng nhân vật người cha sau nhiều ngày đi tìm mộ con bất thành. Thế rồi một buổi sáng khi ông vừa định trở dậy, thì
một cơn buồn ngủ ập đến nhức cả mắt kéo ông nằm xuống, sau đó một cơn mơ lạ kéo đến. Trong giấc mơ, ông đã gặp con gái mình ở một rừng dương và kì lạ thay giấc mơ ấy lại trùng với manh mối của quá trình đi tìm mộ. Và ông thấy việc tìm mộ con có điều gì thật bí ẩn, nó giống như trong giấc mơ. Phải chăng vong hồn cô con gái đã mách bảo cho người cha, hay đó chính là cái ánh sáng được phát ra từ thế giới bên trong như một sự mách bảo của tâm linh. Vốn không hề mê tín, nhưng hôm nay, tự nhiên ông thấy “trong lòng ông rạo rực, tai ông nóng bừng và chung quanh nhà ông lâu nay im ắng bỗng có một bầy chim lạ về chao hót” [170, 273]. Diễn tả khoảnh khắc biến động trong tâm hồn người cha từ đời sống tâm linh là một cách đi vào chiều sâu tâm hồn con người.
Trong truyện ngắn Những bông bần li (Dương Thu Hương) thì sự kết hợp của hai yếu tố thực và ảo cũng góp phần soi sáng chiều sâu tâm thức con người. Cuộc sống hiện tại với người chồng hờ hững vô tâm đem lại cho Ngân những bực bội, đau khổ. Ngược lại hình ảnh và sự hi sinh của Nghiêm (người yêu trong quá khứ của Ngân) đem đến cho chị những sự nâng đỡ. Dù rằng những tình cảm ấy chỉ như một tiếng sấm vọng về từ cuối trời xa, khi cơn giông đã đi qua lâu lắm, nhưng nó vẫn làm cho “người đàn bà ba mươi lăm tuổi ấy lần đầu tiên biết nghĩ đến đời mình một cách thấu đáo. Cũng là lần đầu tiên chị tìm thấy nguồn sáng riêng biệt cho đường đi của mình” [170, 157]. Sự soi rọi từ bóng hình của người chiến sĩ (đã hi sinh) có tác động làm thăng bằng và thanh lọc tâm hồn Ngân. Nó như một luồng ánh sáng mỏng manh trong còi vô thức xa xôi nhưng dần dần nó rò nét, lớn hơn và choán ngợp tâm hồn chị.
Như vậy, trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 phương diện đời sống tâm linh con người được khám phá có chiều sâu mà giai đoạn trước đó chưa đạt tới. Nó góp phần làm phong phú trong quan niệm nghệ thuật về con người và tạo ra những biến đổi quan trọng trong phương thức biểu hiện
nhân vật. Nhìn chung, “việc khám phá sâu vào lĩnh vực tâm linh, mở ra những miền phong phú, bí ẩn không cùng của con người chính là xuất phát từ một quan niệm không đơn giản, xuôi chiều về con người, từ ý muốn khám phá con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích” [62, 288].
Tiểu kết
Nhìn vào đời sống văn học từ sau 1975, có thể nói hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong nhận thức thẩm mỹ, trong cách quan niệm về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lòi tinh thần, là phương diện có tầm quan trọng hàng đầu để xác định trình độ, tài năng, sự đóng góp của nhà văn cho văn học và đời sống. Vấn đề này liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó còn đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hệ hình tư duy trong sáng tác của họ. Tiến trình lịch sử văn học cũng cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, chiều sâu của sự khám phá, lý giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn. Theo Trần Đình Sử: “chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu” [181, 198].
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 có cái nhìn khá toàn diện về con người và đời sống sau chiến tranh. Cùng với nhịp sống dần thay đổi của xã hội hậu chiến, con người luôn biết vận động ứng phó với đời sống và mưu cầu hạnh phúc. Trong cuộc sống mới, họ biết nhìn xa hơn để mưu sinh, tồn tại và phát triển; có lý tưởng, hoài bão, biết chung tay cùng với mọi người trong sự nghiệp của cộng đồng, đất nước; giữ gìn truyền thống và văn hoá dân tộc. Tuy vậy, trong một mảng tối của xã hội hậu
Có thể bạn quan tâm!
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 7
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 8
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 9
- Không Gian Bối Cảnh, Sinh Hoạt Là Môi Trường Hoạt Động Của Nhân Vật, Một Địa Điểm Nào Đó Có Đủ Các Yếu Tố Thiên Nhiên, Xã Hội, Con
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 12
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 13
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
chiến, các nhà văn cũng đã rất chú ý tới một bộ phận người tha hoá, thực dụng và cảnh báo để họ điều chỉnh, trở về với bản thiện chính mình. Từ đó mở ra những miền phong phú, bí ẩn không cùng của con người, có góc nhìn đa diện hơn về con người ở nhiều thang bậc giá trị, tạo tiền đề cho văn học đương đại (sau 1985) khai thác, khám phá con người ở những toạ độ, chiều kích khác nhau trong bản chất phức tạp vốn có của nó.
Chương 3
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1985
3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.1.1. Th i gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học, “thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [183, 63], là hình thức của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thời gian bộc lộ ý thức sáng tạo của nghệ thuật, nên nhà văn có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại, tương lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau và xuất hiện dưới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và như một hệ quy chiếu để phản ánh hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn với từng thể loại văn học, nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.
Trong văn học, yếu tố nào cũng có thời gian của nó và đều có thể biểu hiện thời gian, đặc biệt chú ý đến hai lớp thời gian cơ bản là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Truyện ngắn hiện đại thể hiện một cách sinh động và phong phú các dạng thời gian nghệ thuật khác nhau mà nổi bật là các kiểu thời gian khép kín, vận động theo các dữ kiện đã cho đến khi kết thúc; hay thời gian mở theo tiến trình sự kiện, xuất hiện những khả năng mới.
Các bình diện thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai đan quyện với nhau xuyên suốt các tác phẩm tạo nên một bức tranh thời gian nghệ thuật đặc sắc gắn bó mật thiết với hệ thống nhân vật.
3.1.1.1. Thời gian quanh co, gấp khúc là dạng không phát triển theo chiều hướng thuận hoặc đan cài hiện tại và quá khứ. Giai đoạn văn học 1945 -1975, thời gian nghệ thuật trong các sáng tác thường gắn liền với những giây phút chiến đấu, đi liền với khát vọng chung của cả đất nước. Nhưng sau 1975, các dạng kiểu thời gian biểu hiện trong tác phẩm phức tạp hơn, có khi được tính bằng những phút giây bất chợt. Nhà văn để cho nhân vật của mình tự nhận thức lại quá khứ và trăn trở với thực tại. Vì thế, thời gian có khi được thay đổi theo dòng ý thức của nhân vật. Nó mang tầm vi mô đa dạng và vô cùng phức tạp, gắn liền với suy nghĩ của con người. Cho nên việc phân tích tâm lí, nhân vật phải được đặt trong dòng thời gian, trong các khả năng lựa chọn và thích ứng, những nghịch lí của tồn tại, trong sự khác biệt của những người hôm qua và những người hôm nay. Nguyễn Văn Long cho rằng: “đặt nhân vật vào trong những chiều thời gian khác nhau, đan cài giữa hiện tại và quá khứ để làm nổi bật nghệ thuật này trong đời sống tinh thần và số phận mỗi con người khác nhau” [118, 218].
Thời gian trong truyện ngắn 1975 - 1985 là thời gian gắn liền với đời thường, mỗi cá nhân, thời gian bị chia khúc cắt nhỏ gắn liền với kí ức và hồi tưởng. Thời gian quá khứ được sử dụng nhiều trong những tác phẩm viết về chiến tranh, nó hiện ra đậm đặc từ những trang đầu đến trang cuối. “Mười hai năm về trước tôi tốt nghiệp lớp mười, từ chối không thiết đi học nữa mà khoác ba lô đi vào Trường Sơn… Vào những ngày cuối năm ấy… Những năm về sau, cho đến tận ngày chiến tranh chấm dứt…” [26, 173]. Trong cảm nhận của những người lính, thời gian quá khứ là những hồi ức về chiến tranh, là khoảng thời gian đã đứt gãy rất khó hàn gắn lại với hiện
tại. Vì thế, thời gian quá khứ và hiện tại là hai đại lượng đối nghịch nhau không thể cân bằng, không thể liền mạch, bởi trong nó tồn tại hai sắc thái khác nhau. Thời gian quá khứ sẽ gắn liền với chiến tranh, lửa đạn, chết chóc, nhưng cũng không ít những kỷ niệm tuyệt đẹp về tình đồng đội, tình yêu. Còn thời gian hiện tại là một quãng dài ngưng đọng, trì trệ trôi đi cùng với những dằn vặt, bất lực tuyệt vọng của con người. Đó là khoảng thời gian ngột ngạt mà con người muốn bứt ra khỏi nó để hồi tưởng quá khứ hay vọng tưởng tương lai.
Tương tự Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam như một bản kiểm điểm chân thành của nhân vật trước dòng chảy của thời cuộc. Nhà văn đặt nhân vật ở thời điểm hiện tại, ngoái nhìn lại quá khứ sau khi đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy ngày trở lại quê hương, nhưng ông An đã “sống trong hai chiều thời gian của mấy chục năm. Thời gian đã cật vấn ông, nhào nặn ông, phán xét và thúc đẩy ông” [170, 866]. “Nếu thời trẻ khi đi vào cách mạng lòng ông luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng đơn giản, dễ dàng thì khi cuộc sống trở về hoàn cảnh bình thường lại đặt ông trước bao mối quan hệ mới mẻ buộc phải lựa chọn” [170, 103]. Trước dòng đời, dòng thời gian, ông đã phải dừng lại để suy ngẫm “chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng, còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo hướng nào ?” [170, 850]. Vấn để thời gian ở truyện ngắn này giúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
Trong Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư), cái quá khứ trong veo, thoảng hương hoa loa kèn và âm hưởng của giọng nói vừa giễu cợt vừa trìu mến lại như một luồng gió tươi mát ùa vào tâm hồn mệt mỏi của Miên. Ở truyện ngắn này, cái ánh sáng rạng rỡ của ngày hôm qua vẫn tiếp tục chiếu rọi vào cuộc sống hàng ngày hôm nay như nâng bước cho con người trong cuộc sống hiện tại. Nhiều truyện ngắn khác cũng có cuộc hành trình ngược về quá khứ như tìm đến một nguồn sức mạnh tinh thần để đi tiếp
hành trình đến tương lai như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Gió từ miền cát
(Xuân Thiều).
Ngoài ra, có thể kể đến những truyện ngắn đã thành công trong việc sử dụng những chiều kích thời gian khác nhau như: Những bông bần li (Dương Thu Hương), Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân)… Ở các truyện ngắn này việc đan xen giữa hiện tại và quá khứ thể hiện sự phân thân trong đời sống tinh thần của con người. Giữa những bộn bề của cuộc sống đời thường sau chiến tranh, con người vẫn dành một phần tâm tưởng cho quá khứ. Ở Những bông bần li, nhiều lần hiện tại nhòa đi để cho quá khứ trở thành nỗi ám ảnh trong nhân vật Ngân. Quá khứ của chị với một người yêu đã hi sinh. Anh có đôi mắt nâu dài, khi cười như có nắng vẫn luôn theo chị, đặc biệt là những lời nói cuối cùng của anh trước khi ra đi “trong cuộc chiến đấu lâu dài này, tụi mình hi sinh phải lí hơn, tụi mình già rồi. Các cậu còn trẻ các cậu phải ở lại để đánh giặc cho tới lúc chiến thắng… Những bài học lịch sử…đó chính là luồng sáng lung linh nâng đỡ cuộc đời chị. Chị sẽ giáo dục các con chị, những học sinh nhỏ bé của chị, những thế hệ sau này biết rung động sâu xa trong đời sống chung, với những cội nguồn đem đến cuộc sống cho chúng” [170, 153-157]. Quá khứ như một sự thức tỉnh tâm hồn Ngân, giúp chị có lựa chọn đúng đắn hơn trong cuộc sống hiện tại, vì nó quá bức bối nhạt nhẽo.
3.1.1.2. Thời gian tâm lý như là những thủ pháp giúp nhà văn đi sâu hơn vào thế giới bên trong, vào những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp của con người. Truyện ngắn Thời gian của Cao Duy Thảo nhẹ nhàng mà sâu sắc. Truyện kể về một bà mẹ hơn 60 tuổi, lặn lội khắp nơi đi tìm đứa con bị nghi là đầu hàng kẻ thù. Đã gần chục năm trời, chưa tìm ra sự thực nhưng bà luôn luôn tin rằng con mình không phản bội Tổ quốc. Lần cuối cùng khi đến trận địa, nơi anh ấy mất tích, bà đã tìm thấy kỷ vật của con.