Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 12

Bá Lợi, Người trong cuộc của Trung Trung Đỉnh, Ngày không bình thường của Phạm Hoa... Ở đó, những phẩm chất anh hùng sáng ngời của người lính vẫn được khẳng định, tuy nhiên chiến tranh cũng là một cuộc kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với con người, sàng lọc mọi giá trị con người. Truyện có anh hùng nhưng cũng lắm những kẻ hèn nhát, phản bội hay gắng gỏi leo lên những bậc thang danh vọng. Nhân vật Trí (Hai người trở lại trung đoàn) vừa là một con người dũng cảm, thông minh trên chiến trận nhưng lại là kẻ thủ đoạn trong tình yêu; khi có được tình yêu thì sẵn sàng rũ bỏ nó, kể cả đứa con mình để leo lên địa vị trung đoàn trưởng. Không gian chiến tranh ở truyện ngắn này không còn chiếm địa vị độc tôn mà luôn song hành, đan xen với hành trình đi tìm hạnh phúc của các nhân vật. Chiến tranh nhiều lúc chỉ là cái nền để nhân vật bộc lộ tính cách của mình.

Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh để từ đó các nhà văn trình bày những diễn biến và số phận không giản đơn của từng con người. Âm hưởng chung ở những truyện ngắn này dù vẫn thiên về ca ngợi cái cao cả, cái anh hùng của con người nhưng đằng sau đó là hình ảnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường. Truyện ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng kể về hai vợ chồng người phóng viên phương Tây được một anh lính lái xe người Việt Nam đưa qua biên giới Campuchia. Hành trình tuy không dài nhưng họ luôn phải đối diện với những nguy hiểm khôn lường bởi sự tấn công bất ngờ, hiểm ác của tàn quân Pônpốt. Khi chiếc xe gần đến trạm gác cuối cùng thì bị tấn công, người lái xe bị trúng ba viên đạn. Trước khi bọn tàn quân sắp sửa phóng một quả B41 để huỷ diệt cả xe thì “anh nghển lên giống như quằn quại...chân vẫn đặt hờ trên chân ga, tay vẫn nắm chặt vành tay lái” [188, 427] đưa chiếc xe vuợt qua còi chết, cứu sống vợ chồng người phóng viên. Hành động của anh khiến họ hiểu ra rằng “một dân tộc vị tha, sống chết vì người khác, điều đó đã trở thành một đạo lí, một nguồn năng lượng vô tận” [188, 428], một sức mạnh diệu kì để vượt

qua mọi gian khổ.

Không gian chiến trường trong kí ức của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu) không có tiếng bom rơi đạn nổ, cây cối đốn ngã, đất đá cày xới… mà tĩnh lặng trong thâm nghiêm rừng già. Ở đó có ngôi chùa, hang đá chứa đầy những chiếc ba lô của những người lính đã hy sinh, trong đó lưu giữ những kỉ vật, những trang nhật kí, trang thơ viết dành tặng cho Quỳ. Chính tại những nơi này năm xưa, Quỳ đã suy ngẫm và cảm nhận ra nhiều điều, “tôi đã tìm thấy trong những chiếc ba lô sờn cũ ấy cách nhìn cuộc đời và cả quan niệm sống của tôi về sau này, rồi có lẽ cho cả suốt cuộc đời tôi…” [26, 165]. Về cuộc đời thường nhưng trái tim của Quỳ vẫn gửi lại cánh rừng xưa, cánh rừng xanh mướt được tạo bởi “các chiến sĩ và cán bộ trung đoàn K sau khi chôn cất anh, mỗi người xén một vuông cỏ đem lát lên nấm mộ và thế là tự nhiên hàng ngàn con người đã lát kín vạt rừng bằng cái màu xanh mơn mởn” [26, 165]. Trong những cơn mộng du, trên chuyến tàu ốc hành tâm tưởng, Quỳ thường xuyên trở về những cánh rừng “trong một ngày cuối năm, chị hối hả quay trở lại rừng…” [26, 166]. Những con người nặng lòng với quá khứ như chị, không thể quên những miền đất năm xưa, nơi chị đã từng sống, nơi đồng đội đã mãi mãi không quay về.

Không gian bối cảnh xã hội được Dương Thu Hương triển khai một cách sâu sắc hơn trong truyện ngắn Ban mai yên ả. Người lính từ chiến trường trở về hòa nhập vào đời sống bình thường ở hậu phương đã vấp phải bao khốn khó. Lối sống tỉnh lẻ nhếch nhác, tuỳ tiện, một số cán bộ dửng dưng, vô trách nhiệm. Tất cả như một thứ keo đặc quánh vây bủa lấy anh, như thứ ao tù đọng đã làm thui chột những ý định tốt lành trong anh. Vì vậy anh chỉ muốn sống cho lương thiện, nhưng điều đó đã làm phiền đến bao nhiêu người và gây cho họ không ít sự bực bội. Dương Thu Hương chẳng ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật đời sống, bỏ qua cái vẻ bề ngoài để đi

thẳng vào những gì thuộc về bản chất của các sự vật hiện tượng. Vì thế người đọc dễ dàng thấy rò mặt trái, phần khuất lấp của cuộc sống con người. Trong nhiều truyện ngắn khác của chị như: Loài hoa biến sắc, Ngôi nhà trên cát, Chuyện nghe thấy mà không nhìn thấy, Một khúc ca buồn... chúng ta sẽ gặp lại phong cách sắc lạnh này.


3.1.2.2. Không gian sự kiện, xung đột là những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày có thể tác động đến đời sống nhân vật, gây ra những sự kiện khác nhau theo quan hệ nhân quả thành một chuỗi sự kiện mà có khi, truyện chỉ là một mắt xích quan trọng trong sự kiện ấy. Trong truyện Những bông bần li của Dương Thu Hương, là những sự kiện nối tiếp nhau đến với Ngân khi chị đi Tây Nguyên bốc mộ cho em trai và cho người bạn trai trước đây. Chuyến đi là không gian sự kiện đánh thức tình yêu nồng nàn của chị với người chiến sĩ đã hy sinh và cũng đồng thời giúp chị nhận ra cuộc sống vợ chồng của mình hiện tại thật là vô vị, nhạt nhẽo. Mặc dù Nguyễn Minh Châu đang sống ở buổi đầu của thời kì tiền đổi mới, nhưng ông đã nhìn thấy những vấn đề của thời kinh tế thị trường. Đó là sự phân hoá của các thế hệ trong mỗi gia đình (Giao thừa), vấn đề môi trường sinh thái trong quá trình đô thị hoá (Sống mãi với cây xanh), là ý chí khát vọng làm giàu của người nông dân (Khách ở quê ra), sự du nhập của lối sống phương Tây vào các gia đình truyền thống (Sắm vai)... Xã hội Việt Nam những năm đầu thập niên 80 là thời điểm bắt đầu đổi mới, cái cũ chưa mất đi, cái mới đang trong hành trình tìm tòi, thử nghiệm. Nguyễn Minh Châu không viết cái nhìn thấy mà viết cái cảm thấy. Ông “như một người đi biển lành nghề đã nghe thấy trong hơi gió và tiếng sóng những điềm báo về một cơn lốc mới mà ảnh hưởng của nó đến các mặt sẽ trở thành phổ biển trong đời sống xã hội vào những năm chín mươi” [113, 67].

Khi hướng sự quan tâm vào mảng hiện thực đời thường, Ma Văn

Kháng cũng tìm thấy từ trong đó muôn hình vạn trạng những sắc thái trữ tình cùng những vẻ đẹp nhân sinh có sức toả sáng. Trong tập truyện Ngày đẹp trời, nhà văn đã khắc hoạ nhiều vẻ đẹp khác nhau của con người trong cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm (Kiểm- chú bé- con người), mặc dù bị thiếu thốn, bất hạnh nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu thương người khác. Đó là giọt nước mắt muộn màng nhưng rất đáng trân trọng của ông Luyến (Mất điện). Những giọt nước mắt ấy là sự chiến thắng cái trì trệ, thờ ơ, vô trách nhiệm của con người trước hiện thực cuộc sống… Tập truyện là thông điệp của tác giả muốn nhắn gởi đến con người trong cuộc sống hiện tại là cần phải giữ cái mầm nhân bản, phải bảo tồn được khả năng yêu thương đồng loại ở mỗi con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Từ những năm 80 trở đi không gian hiện thực thế sự, đời tư chiếm một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong đời sống văn xuôi. Nguyễn Minh Châu là nhà văn sớm có những tác phẩm thành công ở mảng hiện thực này. Qua hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê của ông, người đọc có dịp nhận rò hình ảnh của cuộc sống bình thường. Trong dòng sự kiện của cuộc sống, con người thường hướng tới những điểm sáng, những sự kiện lớn, lại dễ bỏ sót những đốm sáng nhỏ nhoi của cuộc sống. Từ những chuyện tưởng rất bình thường nhỏ nhặt như: Một lần đối chứng, Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Đứa ăn cắp, Một người đàn bà tốt bụng, Sống mãi với cây xanh..., Nguyễn Minh Châu vẫn tìm ra được các khía cạnh sắc sảo của thế thái nhân tình, của những vấn đề vừa nhỏ bé, vừa rộng lớn trong số phận cá nhân. Từ đó, nhà văn đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho mỗi người, bồi đắp thêm ý thức trách nhiệm với đồng loại và nhân lên lòng yêu cuộc sống.

Không gian nghệ thuật trong văn học mang tính tượng trưng và mang tính quan niệm. Tính quan niệm này xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng thiên nhiên trong hội hoạ, đó là luật thấu thị - nhìn sự vật theo tỉ lệ xa gần,

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 12

sáng tối trong hội hoạ. Chính khoảng cách xa - gần trong cách nhìn cũng góp phần thể hiện quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu được khám phá theo khoảng cách xa gần. Ban đầu khi chiếc thuyền ở ngoài xa, thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy đó là cảnh tượng đẹp, thơ mộng giống như một bức tranh cổ, một cảnh đắt. Nhưng Nguyễn Minh Châu đã thật sâu sắc, ông kéo con thuyền nghệ thuật lại gần hơn để tìm hiểu. Cảnh tượng diễn ra khi chiếc thuyền không còn ở ngoài xa nữa thật đối lập với cảnh tượng ban đầu. Thì ra, đằng sau vẻ đẹp ấy lại là hiện thực cuộc sống đầy cay đắng của con người, là những vết xước trong tâm hồn con người.

Trong không gian chung của tác phẩm, không gian riêng của nhân vật là một khoảng không tự do tương đối. Khoảng không gian đó là nơi nhân vật tìm về để trú ẩn, nó như một lớp vỏ bọc riêng tư của mỗi con người. Khoảng không gian này rất ít thay đổi, ngoại trừ sự biến đổi trong trạng thái mỗi nhân vật. Khi nào còn không gian cá nhân, thì nhân vật còn nơi để tự do tâm hồn, ngược lại không còn không gian cá nhân, thì nhân vật đó cũng đồng thời đánh mất chính bản thân mình. Nhà văn T đã mệt nhoài khi phải sắm vai người chồng lịch lãm, sành chơi. Căn phòng của anh trước kia luôn có một khoảng trống, bây giờ “không còn lối mà đi lại nữa. Không còn không khí mà thở nữa. Chỉ thấy đồ đạc và đồ đạc...” [26, 282]. Vì vậy, không thể sắm vai được lâu, anh đã phải chạy trốn sang nhà hàng xóm, ngồi nhờ một thời gian. Với không gian mới, nhưng anh viết say mê đến nỗi “dù bom nổ, sét đánh hay động đất thì cũng không thế nhấc anh quẳng ra khỏi cái bàn làm việc” [26, 282]. Khoảng tự do riêng tư bị tước bỏ, nhà văn T đã chạy trốn khỏi căn buồng tiện nghi của mình, đến nhờ khoảng không gian của bạn để được là chính mình.

3.1.2.3. Không gian tâm trạng là thế giới nội tâm của nhân vật, đó có thể là những dòng hồi ức, niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, ám ảnh, băn khoăn được miêu tả trong tác phẩm. Cụ thể như bối cảnh tâm trạng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, là sự buồn chán, cô đơn, lặng lẽ của hai đứa bé nơi phố chợ; trong Chí Phèo của Nam Cao là những ước mơ, khao khát của Chí Phèo có cuộc sống lương thiện như bao người nông dân khác.

Không gian tâm trạng là những trạng thái tâm lí của nhân vật mà chủ yếu là những tâm trạng: trạng thái tình cảm vui buồn, hồi ức, mộng mị, ám thị, mơ hồ. Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu là tác

giả đầu tiên có ý thức về đổi mới không gian nghệ thuật. Truyện Bức tranh

với nhân vật người kể chuyện là một hoạ sĩ, không gian là một bức tranh

mà anh đã vẽ. Tác giả tranh không nhập vai người chiến thắng để hát ca,

không nhân danh kẻ sở đắc chân lí để thuyết giảng, dạy bảo, mà trò chuyện

với cử toạ bằng mặt nạ ngôn ngữ của một tội đồ sám hối, tự phán xét bản

thân. “Tôi là một hoạ sĩ. Tôi không phải là một người viết văn… tôi viết

truyện này ra đây là viết cho tôi,… viết cho một người thứ hai…, một người

thợ cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra đây cũng chỉ là những lời tự thú”[152, 49].

Những trang truyện ngắn sau 1975 dựng nên những nghịch cảnh về

người lính, những người may mắn sống sót đi qua cuộc chiến, giờ đây

không thể hoà nhập với cuộc sống đời thường, bởi kí ức chiến tranh giằngkéo. Những người nằm lại chiến trường thì không được yên nghỉ, bởi luôn

bị nỗi nhớ thương của người thân kéo họ trở lại với cuộc đời. Vì thế, không

gian tâm tưởng được các nhà văn sử dụng nhiều để tạo miền đất sống cho

loại nhân vật này. Không gian như một yếu tố nghệ thuật linh hoạt để tạo

dựng cuộc sống tâm hồn phong phú, đầy trắc ẩn của những số phận này. Ta

dễ dàng bắt gặp những cảnh vật, “một không gian huyền thoại với cánh

rừng mướt xanh cất giữ trái tim Quỳ” [26, 166]. Nhiều truyện ngắn dùng không gian chiến tranh làm tấm gương lớn để phản chiếu con người, để họ tự soi ngắm lại chính mình và những người xung quanh. Trong truyện ngắn Cơn giông, Nguyễn Minh Châu đã lí giải sự chiêu hồi của Quang, nhà văn cho rằng y là một con người luôn luôn tìm cách thoả mãn mọi thèm khát của bản thân mình, nên khi cách mạng gặp khó khăn, y thành kẻ chiêu hồi. Điều này được tác giả triển khai nhất quán trong mọi việc làm, hành động trong suốt chiều dài cuộc đời y.

Trong thế giới nội tâm con người, không gian cá nhân luôn co giãn, có thể bị lấn chiếm, dồn đuổi ở nơi này, nhưng lại tìm cách chiếm hữu, chứng tỏ ở một nơi khác. Một không gian lạ, không thuộc sở hữu tự nguyện của nhân vật, thường dẫn đến kết cục bi thảm cho nhân vật. Cử chỉ lúng túng ngơ ngác của lão Khúng (Khách ở quê ra - Nguyễn Minh Châu) làm chúng

ta bật cười. Lão nhận biết đường đi rất giỏi trong bóng tối rừng hoang,

nhưng để đến được căn nhà 6 tầng ở một chung cư Hà Nội, lão đi lạc, phải

mò mẫm hàng tiếng đồng hồ. “Rò thật quân man di mọi rợ, nhà với cửa cứ

y như một cái hộp sắt tây đậy kín mít, bên trong nhạc xập xình như đang có

đám cưới, lại thấy các dây quần áo đang phơi, lại thấy cả những mặt người

ló ra y như một lũ chim bồ câu đang gù trong các tầng chuồng, có người ở

chứ không phải nhà đã đi vắng hết, vậy mà tìm mãi chẳng thấy cổng ngò

đâu cả…” [27, 548]. Những suy nghĩ của lão mới thoạt nghe thấy ngộ

nghĩnh, song ngẫm lại thấy đúng với tâm lí những người đã quen sống ởlàng quê. Có thể thấy, qua không gian trong các sáng tác của mình, Nguyễn

Minh Châu thể hiện khát vọng đổi mới quan niệm nghệ thuật văn học, tuy

không thể thực hiện triệt để, nhưng trở thành nhịp cầu nối hai thời đại vănhọc hay nói cách khác là làm bản lề cho một sự phát triển rực rỡ của văn

học từ năm 1986 mà đặc biệt là thể loại truyện ngắn.

Bảo Ninh thì miêu tả không gian hiện thực chiến tranh bằng cách đi

vào những góc khuất của tâm trạng, những bi thương của chiến trận trong những hoàn cảnh đặc biệt. Truyện ngắn Trại bảy chú lùn viết về cuộc sống của những người lính hậu cần bị bỏ quên khi họ làm nhiệm vụ coi kho ở Trường Sơn. Không gian chiến tranh ở đây không có tiếng súng, không có kẻ thù cụ thể nhưng giữa rừng già cô độc, họ đã phải chiến đấu với chính bản thân mình để giữ vững tấm lòng nhân bản của người lính cũng như tâm hồn nhân văn của họ. Tư tưởng đó sau này còn được nhà văn tiếp tục ở một khía cạnh khác sâu sắc hơn trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Chính cách nhìn chiến tranh bằng nhãn quan văn học một cách nhân bản như thế đã đem lại sự mới mẻ so với các tác phẩm viết về chiến tranh trước đây (1975). Ngược lại, với Năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang, nhân vật nữ phóng viên tiếp cận không gian chiến tranh ác liệt. Chị đến với mặt trận Tây Nam, nơi có những người lính dũng cảm mà giản dị, khiêm nhường. Nơi đó đã giúp chị nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Như vậy, chiến tranh không chỉ là thước đo giá trị con người mà đồng thời cũng giúp con người nhận thức về bản thân mình, về cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn.

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật, không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. Truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 phản ánh khá đa dạng và rò nét không gian cuộc sống. Sự phân chia các kiểu không gian của người viết chỉ mang tính tương đối. Nhưng qua đó, có thể thấy các kiểu không gian này đã khơi gợi nhiều vấn đề đáng suy nghĩ của cuộc sống sau chiến tranh đầy bộn bề và tăm tối.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí