Vai Trò Thi Hành Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai


thành việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Có như vậy thì mọi quyết định giải quyết khiếu nại mới được thực hiện trên thực tế và mục đích của việc giải quyết khiếu nại mới đạt được như mong muốn của nhà quản lý. Do đó, xét cả về khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn thì việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật là chế định bắt buộc của pháp luật khiếu nại. Tuy nhiên, với thiết kế quy định “thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” tại một mục riêng (mục 4) trong Luật Khiếu nại năm 2011 cho thấy, nhà làm luật đã xác định đây là một thủ tục tách biệt với thủ tục giải quyết khiếu nại và thủ tục này chỉ được thực hiện khi quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật [18]. Do đó, tác giả cho rằng, giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo trình tự các bước: Thụ lý giải quyết; thẩm tra, xác minh; kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

1.4. Vai trò thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện. Dù trong thực tế, mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế - xã hội.

Thi hành pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng:

- Là hoạt động để hiện thực hóa kết quả của hoạt động lập pháp, lập quy trong thực tiễn. Vì thế, nó là đầu ra quan trọng nhất của hoạt động lập


pháp, đảm bảo cho sản phẩm của hoạt động lập pháp có hiệu lực và hiệu quả trong thực tế.

- Là hoạt động hàng đầu của cơ quan thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo cho Hiến pháp, luật giữ địa vị thống trị trong nhà nước pháp quyền, phát huy đầy đủ vai trò của mình trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo cho nguyên tắc pháp quyền được thực thi trong hoạt động hành pháp.

- Thông qua việc tổ chức thi hành pháp luật mà phát hiện những lỗ hổng, những quy định pháp luật không phù hợp, không đi vào cuộc sống, góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và lập quy, đảm bảo cho nguyên tắc pháp quyền được thực thi đầy đủ trong hoạt động lập pháp và lập quy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

Thứ nhất, yếu tố chính trị: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Các nguyên tắc, định hướng, đường lối, quan điểm trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác khiếu njai và giải quyết khiếu nại.

- Mức độ hoàn thiện của pháp luật: Mức độ hoàn thiện của pháp luật nói chung là yếu tố đảm bảo cho pháp luật đó đi vào cuộc sống xã hội. Thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai sẽ đạt hiệu quả nếu các quy phạm pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại đất đai được xây dựng khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

- Năng lực tổ chức và nguồn nhân lực thi hành pháp luật: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai đó là bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức


gắn với những yêu cầu về kiến thức, năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo đức…

Về phía xã hội, các tổ chức, đơn vị, cá nhân thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai cũng phải dựa trên một nền tảng năng lực nhận thức pháp luật, hiểu biết xã hội để thực thi các chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Các yếu tố đảm bảo về điều kiện vật chất: Các yếu tố này là điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ… đây là những điều kiện hiện thực làm cho hoạt động Nhà nước minh bạch, gần dân, đảm bảo cho tổ chức, cá nhân thi hành pháp luật một cách tích cực, hiệu quả.

- Yếu tố văn hóa, xã hội, ý thức pháp luật: Văn hóa là tất cả các sản phẩm hoạt động của con người bao gồm vật chất và tinh thần, các giá trị được tạo dựng trong quá trình hoạt động gồm các khuôn mẫu và quy phạm hành vi đã được thừa nhận, được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó văn hóa pháp lý là trật tự tư tưởng, được Nhà nước, xã hội định hướng đến sự hình thành và phát triển ý thức chính trị và ý thức pháp luật của mọi người. Yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý có ảnh hưởng lớn đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật của thi hành pháp luật.


Tiểu kết chương 1

Tại Chương I, tác giả đã hệ thống những khái niệm cơ bản có liên quan đến thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai như: khái niệm đất đai; khái niệm khiếu nại, khiếu nại đất đai; khái niệm giải quyết khiếu nại đất đai, khái niệm thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai…Để từ đó đưa ra cơ sở lý luận về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai một cách khái quát nhất.

Trên cơ sở những khái niệm đã đưa ra, tác giả đã làm rõ vai trò của thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai. Trong đó, nổi bật nhất là vai trò đóng góp cơ sở tạo hành lang pháp lý an toàn, môi trường đầu tư tốt để thu hút đầu tư, phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả tiếp tục đưa ra các nội dung cũng như hình thức của thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai.

Ngoài ra, tác giả đã đưa nội dung về thẩm quyền thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai vào luận văn của mình để một lần nữa xác định rõ phạm vi, đối tượng của luận văn làm cơ sở phân tích thực trạng tại Chương II một cách khách quan, chính xác nhất.


Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ


2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai

2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019; UBND cấp tỉnh có vị trí pháp lý như sau:

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tính đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật cùa các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý lãnh thổ.

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tập thể Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai. Bộ máy giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: cơ quan thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.



CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT 1


CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI


2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Cơ quan Thanh tra tỉnh với cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật Thanh tra, bao gồm Văn phòng và các phòng chức năng chuyên môn. Thanh tra là cơ quan được quy định cụ thể trong pháp luật có thẩm quyền tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết khiếu nại, mà cụ thể là thực hiện việc thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại đất đai khi được giao. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên


môn của Thanh tra Chính phủ; Sở Tài nguyên và Môi trường mặc dù không được quy định chính thức trong pháp luật khiếu nại về thẩm quyền tham mưu giải quyết khiếu nại đất đai nhưng với nhiệm vụ chuyên môn chuyên sâu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc đắc lực cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại đất đai. Thanh tra Sở là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Sở trong công tác tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại đất đai; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, với cơ cấu tổ chức gồm các phòng chuyên môn là cơ quan giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như theo dõi, đôn đốc Thanh tra tỉnh và các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại; thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại của cơ quan chuyên ngành; sắp xếp, tổ chức các cuộc họp, đối thoại...của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình giải quyết khiếu nại; Ngoài ra, các sở, ngành chuyên môn liên quan, Hội đồng Bồi thường cấp tỉnh... cũng là các cơ quan giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai tùy theo vụ việc cụ thể mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

2.2. Thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Thứ nhất, nội dung khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Đây


là nội dung nảy sinh nhiều khiếu nại và khiếu nại của đoàn đông người. Trong đó nổi lên là khiếu nại các quyết định thu hồi đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi; chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, định giá thấp hơn so với giá thị trường; phương án bồi thường được phê duyệt không đúng về nguồn gốc, diện tích, loại đất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm do bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp không thỏa đáng; không được bố trí tái định cư hoặc nơi tái định cư không có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ theo quy định pháp luật.

Điển hình có thể kể đến Dự án Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Việt Trì được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2012, với diện tích gần 60ha, địa điểm xây dựng phường Minh Nông; giao cho Công ty cổ phần đầu tư BĐS Dầu khí Toàn Cầu (Cty Toàn Cầu) làm chủ đầu tư tại Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2013; Quyết định số 1117/QĐ- UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 của tỉnh chấp thuận đầu tư giai đoạn 1 dự án (diện tích 19,98 ha, với quy mô 56 căn biệt thự và hơn 462 căn liền kề, 2 tòa nhà chung cư). Ban bồi thường giải phóng mặt bằng (UBND TP. Việt Trì) có thông báo số 38/TB-QLDA của CTy Toàn Cầu về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ dự án. Theo đó, diện tích đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, với kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 550,000 đồng/m2 tuy nhiên người dân chưa đồng thuận. Không đồng ý với việc thu hồi hỗ trợ đền bù “áp đặt”, nhiều lần người dân tại xã Minh Nông, thành phố Việt Trì đã làm đơn “tố” tập thể gửi đến cơ quan chức năng đề nghị làm rõ việc thu hồi đất và áp giá bồi thường.

Hay như vụ việc Công ty TNHH Bethel Quốc tế khiếu nại về việc thủ tục thu hồi đất và bồi thường giá trị còn lại trên đất của Công ty TNHH

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí