62
2.1.2. Sự hình thành thể loại tùy bút trong văn học từ 1900 đến 1930
Trong khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XX, khi nhiều tờ báo bằng chữ quốc ngữ lần lượt ra đời (Gia Định báo - 1865; Nông cổ mín đàm - 1901; Đại Việt công báo - 1905; Đông cổ tùng báo - 1907; Đông Dương tạp chí - 1913; Nam Phong tạp chí - 1917; An Nam tạp chí - 1922), thể loại ký đã có điều kiện phát triển với phương tiện sáng tác và bút pháp mới. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu: Hương Sơn hành trình ký (1914) của Nguyễn Văn Vĩnh; Mười ngày ở Huế (1918) và Một tháng ở Nam Kỳ (1919) của Phạm Quỳnh. Tuy đã có bước thay đổi đáng kể về văn tự nhưng tính quá độ và kế thừa của ký cận đại cũng biểu hiện rò: câu văn biền ngẫu còn khá phổ biến, cách bộc lộ bản ngã còn dè dặt; việc miêu tả vẫn thiên về sự, về ngoại cảnh hơn là bộc lộ nội tâm. Có thể xem đây là bước khởi đầu của thời kỳ chuyển tiếp từ ký trung đại sang ký hiện đại. Cách viết cũ không còn phù hợp nữa, nhưng những đặc điểm của một cách viết mới vẫn chưa được xác định.
Từ khoảng cuối năm 1920, khi Nam Phong tạp chí khởi đăng tác phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác, thuật lại cuộc viễn du trong sáu năm của tác giả qua Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, “ký đã bắt đầu trình làng như một thể loại độc lập” [34; 376]. Trong những năm tiếp theo của thập kỷ 20, ký khởi sắc với hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Bá Trác, Phạm Quỳnh, Đông Hồ, Tương Phố, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Thái Phong Vũ Khắc Tiệp,… đăng trên Nam Phong tạp chí. Bên cạnh những tác phẩm có tính chất du ký, thiên về biên khảo, ghi chép phong tục, đã xuất hiện các tác phẩm mang đậm chất trữ tình của Tương Phố, Đông Hồ. Giàu chất trữ tình và mang dáng dấp tùy bút rò nét hơn cả, phải kể đến Giọt lệ thu của Tương Phố.
Viết từ năm 1923, đăng báo năm 1928, Giọt lệ thu là áng văn chương diễm tình có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn độc giả Việt Nam nhiều thế hệ. Tác phẩm được sáng tác bằng một lối văn xuôi hết sức tự nhiên, xen kẽ có tám đoạn thơ lục bát và song thất lục bát. Cái mạch trữ tình với những rung động tinh tế, riêng tư đã được thể hiện ở bình diện thứ nhất. Đây là tiếng khóc não lòng của một thiếu phụ đang độ thanh xuân, khát khao hạnh phúc lứa đôi nhưng gặp phải cảnh ngộ éo le, ngang trái. Nàng lấy chồng từ năm 17 tuổi, gần nhau chưa trọn một năm, khi con thơ chưa được sáu ngày thì chồng sang Pháp du học. Sau ba năm vò vò mong chờ,
63
nàng phải đón chồng trở về cùng căn bệnh nan y (lao phổi), rồi âm dương cách trở đôi đường: “Thôi thế là thôi, một giải khăn tang, năm thân gấu sổ, trăm năm tâm sự, còn nói năng gì”. Từng dòng từng chữ như muốn giãi bày đến tận cùng nỗi đớn đau đang vò xé tâm can người quả phụ. Nỗi đau của người vợ mất chồng càng tăng lên gấp bội khi nó quyện vào nỗi sầu mùa thu: thu ân ái, thu biệt ly, thu tang tóc. Mùa thu vừa gợi nhắc những kỷ niệm lứa đôi: “Anh ơi, chung cảnh thu này em lại nhớ đến thu xưa (...). Đến với anh mùa thu, mất anh cũng lại mùa thu, cho nên năm năm cứ mỗi độ thu sang thì em bồi hồi nhớ trước tưởng sau mà lòng thu một tấm cũng ngây ngất sầu”, vừa tô đậm thêm tình cảnh lẻ loi, cô quạnh ở hiện tại: “nhà không nóc, mưa gió mai này, cuộc đời xoay sở biết liệu làm sao ?”.
Có thể bạn quan tâm!
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 6
- Phân Biệt Tùy Bút Với Bút Ký Và Thơ Văn Xuôi
- Sự Hình Thành Thể Loại Tùy Bút Trong Văn Học Việt Nam Trước 1930
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 10
- Những Tác Gia Và Tác Phẩm Tùy Bút Tiêu Biểu Trong Văn Học Việt Nam
- Nguyễn Tuân Là Nhà Văn Có Phong Cách Nghệ Thuật Riêng, Thật Độc Đáo.
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Có ý kiến cho rằng, đây là “những tiếng nói lãng mạn yếu ớt đầu mùa, nặng tính chất thoát ly và cũng còn bị cột trong khá nhiều thành kiến luân lý cổ” [58; 1907]. Nhưng rò ràng, giọt lệ ấy không hề xa lạ với con người, gói trọn trong đó nỗi sầu của người chinh phụ thuở xưa và những cung bậc xúc cảm nồng nàn, mãnh liệt của người thiếu phụ ở thời hiện đại. Cho nên, nó mang ý nghĩa tiền đề, góp phần báo hiệu sự trỗi dậy mạnh mẽ, tất yếu của ý thức cá nhân trong văn học giai đoạn 1930 - 1945. Trong Lời tựa ở đầu sách, Phạm Quỳnh tiên sinh, nguyên chủ bút Nam Phong tạp chí đã trân trọng ghi nhận bước phát triển của “quốc văn”, thể hiện qua tác phẩm này: “Vẫn biết tình thâm thì giọng thiết, nỗi khổ thì lời đau, nhưng tấm lòng ngổn ngang cũng phải có lời nói sẵn sàng mới thổ lộ ra được. Văn Tàu lão luyện đã đành, tiếng ta non nớt mà cũng mang được cái tình cảm nặng nề như thế, âu cũng là cái triệu quốc văn có tấn tới vậy”.
Như vậy, tính đến năm 1930, tùy bút vẫn chưa xuất hiện trong nền văn học Việt Nam với tư cách một thể loại riêng biệt. Ở chặng đầu của quá trình hiện đại hóa, hầu hết các thể loại đều có sự cách tân mạnh mẽ cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nhu cầu về một thể loại văn xuôi thực sự tự do, vừa có thể diễn tả được mọi trạng thái tình cảm phong phú đến phức tạp của con người thời hiện đại vừa thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ - mỗi lúc một trở nên bức thiết. Tính chất ghi chép, biên khảo trong các tác phẩm văn xuôi nhạt dần và chất trữ tình ngày càng đậm đà hơn. Đó chính là những tiền đề xã hội, tiền đề văn học
64
hết sức cần thiết cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thể loại tùy bút ở những giai đoạn tiếp theo.
2.2. Những chặng đường phát triển của thể loại tùy bút trong văn học
Việt Nam từ 1930 đến 1975
2.2.1. Từ 1930 đến 1945
Trong điều kiện lịch sử - xã hội thuận lợi, đến giai đoạn 1930 - 1945 những tác phẩm tùy bút có giá trị mới lần lượt ra đời, khẳng định sự góp mặt xứng đáng của thể loại này vào nền văn học Việt Nam hiện đại.
Hoàn cảnh xã hội buổi giao thời làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn: giữa phương Đông với phương Tây, giữa truyền thống với hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân với cộng đồng. Lý tưởng thẩm mỹ của thời đại đã thay đổi. Quan niệm đề cao con người cá nhân của phương Tây như làn gió mới, thổi bùng lên khát vọng giải phóng, khát vọng tự do trong tâm lý xã hội. Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trước hết được biểu hiện ở tầng lớp trí thức Tây học. Qua sách vở, qua những chuyến du học, họ có điều kiện tiếp xúc với đời sống văn minh. Tầm nhìn trở nên rộng thoáng hơn và cảm xúc, suy tư cũng không còn bó hẹp trong những định thức có sẵn. Sự gặp gỡ, giao thoa giữa chất phóng túng, cao ngạo của nhà nho tài tử phương Đông với cái tôi cá nhân được khẳng định từ các trường phái triết học tư sản phương Tây mới du nhập vào (chủ nghĩa siêu nhân, chủ nghĩa xê dịch,...) đã dẫn tới những chuyển biến trong cách cảm, cách nghĩ và nhu cầu của đời sống tinh thần con người Việt Nam.
Không khí thời đại đã có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn học. Sự bùng nổ của Thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cái Tôi cá nhân. Nếu lúc vừa mới thoát thai vào những năm đầu thế kỷ, cái Tôi ấy bơ vơ “như lạc loài nơi đất khách” thì giờ đây nó thật cứng cáp, tự tin, mạnh mẽ vì đã ý thức đầy đủ về vai trò lịch sử của mình trong đời sống tinh thần muôn màu muôn vẻ của con người Việt Nam ở một thời kỳ mới: “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối tân hôn. Mỗi ngày tới lại đem lại cho tôi một ngạc nhiên, bắt trí tò mò làm việc. Khi nào người ta không biết
65
sửng sốt nữa thì chỉ còn có cách trở lại nguyên bản của chính mình là bụi bặm”
(Nguyễn Tuân).
Thể loại tùy bút đã ra đời trong văn học Việt Nam hiện đại giữa bối cảnh lịch
sử - xã hội đặc biệt như thế.
Vậy thì tác phẩm nào là tùy bút đầu tiên ? Về vấn đề này, ở bài viết Thạch Lam, từ quan niệm về cái Đẹp đến những trang văn Hà Nội băm sáu phố phường (trong sách Thạch Lam - về tác gia, tác phẩm), Nguyễn Thành Thi đã có những nhận định đáng chú ý: “Tức là phải xem Thạch Lam cùng với Nguyễn Tuân là hai nhà văn có công đặt nền móng xây dựng thể văn này, đưa nó đến bước trưởng thành có thể vẻ vang ngang các thể loại khác”. Để đi đến kết luận như thế, ở đoạn trước, nhà nghiên cứu có phân tích cặn kẽ về trình tự ra đời của những sáng tác tùy bút tiêu biểu thời kỳ đầu:
“Thời Thạch Lam nổi tiếng trên văn đàn với các tập truyện ngắn của ông, tùy bút còn là một thể văn mới mẻ và hầu như chưa có thành tựu đáng kể (...). Nguyễn Tuân, nhà văn tùy bút số một hồi ấy cũng mãi đến khoảng 1941
- 1943 mới lần lượt trình chánh giữa làng văn mấy tập tùy bút nổi tiếng của mình. Cứ theo như năm xuất bản thì Hà Nội băm sáu phố phường in thành sách vào tháng 7 - 1943. Nhưng Thạch Lam mất vì bệnh lao phổi tháng 6 năm 1942, tập tùy bút này vì thế chỉ có thể hoàn thành muộn nhất vào cuối năm 1941, đầu năm 1942. Vậy nếu nói dè dặt nhất, thì cũng có thể khẳng định rằng Thạch Lam đã viết tùy bút đồng thời hoặc sau Nguyễn Tuân không xa (tập tùy bút sớm nhất của Nguyễn Tuân là Chiếc lư đồng mắt cua, năm 1941 và Tùy bút I cũng năm 1941)” [7; 199].
Có thể ghi nhận trong đoạn văn vừa trích dẫn hai luận điểm chính: 1- Hà Nội băm sáu phố phường và Chiếc lư đồng mắt cua là những tác phẩm tùy bút đầu tiên, cùng được sáng tác vào khoảng năm 1941; 2- Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai khai quốc công thần ở thể loại tùy bút.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với Nguyễn Thành Thi về vai trò tiên phong, chủ lực của Thạch Lam và Nguyễn Tuân ở thể loại tùy bút. Bởi cả hai nhà văn này cùng mở đường và đã góp được những viên đá tảng để đắp nền cho một thể loại văn
66
xuôi hiện đại tuy còn mới mẻ nhưng đầy triển vọng trong nền văn học nước nhà. Còn đối với việc xác định đâu là tác phẩm tùy bút đầu tiên, dưới đây chúng tôi xin được góp thêm mấy ý kiến.
Không phải “mãi đến khoảng 1941 - 1943” nhà văn Nguyễn Tuân mới “lần lượt trình chánh giữa làng văn mấy tập tùy bút của mình”. Giở lại Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, độc giả sẽ thấy ngay rằng tác phẩm tùy bút đầu tiên có tiêu đề Chơi thành Cổ Loa đã xuất hiện trên An Nam tạp chí số 5, mãi từ tháng 1 - 1932. Tiếp theo, nếu không kể Một chuyến đi là tùy bút - du ký (1938) thì trong hai năm 1938 - 1939, Nguyễn Tuân viết đến 9 tùy bút: Cháy (1938), Những ngày nhạt nhẽo (1938), Về quê (1938), Làm lại cuộc đời (1938), Muốn sống (1938), Phong vị tỉnh xép (1939), Mê sách (1939), Vui thêm được một ngày nữa (1939), Tấc gang mà lại gấp mười quan san (1939).
Như vậy, từ năm 1932, Nguyễn Tuân đã có trình chánh những trang tùy bút của mình. Trong khi đó, mặc dù bắt đầu cầm bút từ 1932 nhưng ở thời kỳ đầu Thạch Lam chủ yếu viết báo. Theo Phạm Thế Ngũ, “tác phẩm đầu tay của Thạch Lam hình như là đoản thiên Cô áo lụa hồng (báo Phong hóa, 1935, số ngày 4 -10)” [7; 65].
Cho nên, nếu cần truy nguyên về tùy bút đầu tiên thì trước hết phải nghĩ đến tác phẩm Chơi thành Cổ Loa (1932) của Nguyễn Tuân. Đây là một tùy bút ngắn. Trong khuôn khổ 4 trang sách in (từ trang 131 đến trang 134, Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1), tác giả miêu tả cảnh rêu phong hoang phế của Cổ Loa thành; từ đó, bộc lộ những hoài niệm về tấn bi kịch tình yêu trong truyền thuyết và nỗi ngậm ngùi, xót xa trước sức hủy hoại của thời gian:
“Than ôi ! Cái vật vô tri kia, giơ cái mình đất đỏ chịu cái sức phá hoại của thời gian đã hai nghìn năm nay, nếu nó có cảm giác nó cũng phải quằn quại cho nứt nẻ mặt thành mà tuôn một dòng nước (...). Không phải rằng tôi tiếc cho cái công trình kiến trúc đó ngày nay bị đổ nát. Có cái lâu đài nào mà đứng mãi được (...). Nhưng muốn hỏi cái thành xưa đó có biết rằng nó đã thấy bao nhiêu cuộc đổi thay ở trên miếng đất này (...). Gió thổi lá cây bay, sóng lòng lên xuống như ngọn nước triều. Du Tử bùi ngùi biết quay về phương nao mà gọi hồn người thiên cổ ?”.
67
Cũng còn viện dẫn điển tích (Du Tử bùi ngùi biết quay về phương nao), cũng còn dấu vết câu văn biền ngẫu (Lá vàng theo gió cuốn, bụi đỏ lại bay mù; Đường lối đã thuộc, dấu tích đã nhớ), nhưng rò ràng mạch trữ tình đã dào dạt lên ở bình diện thứ nhất và cái tôi cá nhân tài hoa, uyên bác với những rung cảm chân thành được tự nhiên bộc lộ. Giọng điệu văn chương biến hóa linh hoạt, như vừa say vừa tỉnh. Say với cảnh với tình và tỉnh táo, thâm thúy khi ngộ ra cái lẽ biến thiên diệu huyền của tạo hóa: “Đường lối đã thuộc, dấu tích đã nhớ, ta chỉ còn đem cặp mắt thu cái tàn đô của Cổ Loa, rồi đứng trước nếp thành cổ, nhớ lại người xưa, đem con tim khối óc mà cảm khái cuộc đời đổi thay !”.
Về điểm này, chúng tôi nhất trí với ý kiến của Trương Chính trong bài viết Đọc “Sông Đà” của Nguyễn Tuân: “Trong văn học cổ điển của ta có một tác phẩm gọi là Vũ trung tùy bút. Nhưng trong văn học hiện đại thì có lẽ Nguyễn Tuân là người đầu tiên dùng đến chữ tùy bút, và là nhà văn sở trường nhất về thể tài tùy bút” [22].
Ngoài tùy bút của Nguyễn Tuân và Thạch Lam (sẽ được trình bày rò hơn ở phần sau), giai đoạn này còn xuất hiện nhiều tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình và mang đậm dấu ấn của cái tôi cá nhân, hoàn toàn có thể xếp vào thể loại tùy bút. Đó là các tác phẩm : Phấn thông vàng (1939 - Xuân Diệu), Trường ca (1945 - Xuân Diệu), Vàng sao (1942 - Chế Lan Viên), Phút thoát trần (1942 - Lư Khê), Chơi giữa mùa trăng (1944 - Hàn Mặc Tử), Hoài vọng của lý trí (sáng tác trong giai đoạn 1930 – 1945, xuất bản năm 1966 - Đinh Gia Trinh).
Nguyễn Đăng Mạnh xem Phấn thông vàng là một “tập tùy bút tâm tình (…). Xen vào đấy có một ít truyện ngắn” [184; 98]. Tác phẩm gồm 16 đoản thiên văn xuôi, vẽ lại hiện thực buồn chán, tẻ nhạt thời bấy giờ, qua đó bộc lộ niềm thương cảm bao la và những rung động của một tâm hồn nghệ sĩ (Lời đưa duyên, Phấn thông vàng, Thương vay, Cái giây, Người học trò tốt, Cái giây không đứt, Thân thể, Sợ, Cái hỏa lò, Ba nàng công chúa, Mèo hoang, Chó hoang, Đứa ăn mày, Tỏa nhị Kiều, Thư tình mùa thu, Chuyện cái giường). Như chính tác giả đã thừa nhận: “Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn”, những sự việc trong tác phẩm được thu gọn lại để nhường chỗ cho mạch cảm xúc khi sục sôi, mãnh liệt: “Anh yêu em đứt ruột, yêu quặn lòng, điên dại, ghê gớm, yêu tưởng giết được người (…). Em có thấy
68
máu của hồn anh trên giấy chăng ?” (Sợ), lúc tha thiết, bồi hồi như ru hồn người trong một niềm yêu thương đằm thắm: “Tuổi nhỏ đấy ư ? Hai ta còn một đêm dài, ngồi đây em, nằm đây em, dựa đây em; ở lại đây, em đừng đi nữa nhé!” (Giã từ tuổi nhỏ).
Cảm hứng nhân đạo là một nét tư tưởng nổi bật trong Phấn thông vàng. Xuân Diệu cho rằng: “Bao giờ lòng thương người lại chẳng có duyên cớ ở trên cái đời cùng cực, đau đớn, khốn khổ, rách rưới, cô đơn này, mà những kẻ nghèo đói là những trang anh hùng, cắn chặt hai hàm răng ngậm giữ lấy đau thương”. Tình cảm thiết tha của nhà văn được thể hiện qua mối đồng cảm với những trắc trở, trái ngang trong tình yêu và lòng trắc ẩn trước những kiếp người hẩm hiu, bơ vơ, lạc lòng (Thương vay, Người học trò tốt, Tỏa nhị Kiều). Nhà văn xót xa trước tình cảnh “quá xấu số với tình yêu” của một chàng họa sĩ, vì “ba cuộc tình duyên chỉ để lại cho chàng những cay đắng” (Phấn thông vàng). Đặc biệt, trong văn xuôi Xuân Diệu, cái tôi trữ tình luôn yêu thương, gắn bó, tha thiết chứ không giữ mối bất hòa hay đối lập với đời, với người. Trái tim đa cảm của ông nhói đau trước cảnh một bà lão nhà quê nghèo khó thui thủi đi trong bóng tối trên con đường vắng. Lưng còng, mắt mờ, chân chậm, “Dáng đi run. Lặng thinh… không có một tiếng. Như ngủ”. Chẳng biết bà cụ đi về đâu đêm nay: “Nghèo như vậy, sao lại làm thinh mà đi, gặp khách không có xin tiền ? Cũng không nói, cũng không rên, cũng không ngừng. Cứ tha đôi chân vào mất trong tối. Chắc họ buồn lắm” (Thương vay). Ông ngậm ngùi trước tình cảnh một Người học trò tốt (anh Tư), đã “tự đày mình trong sự học hành, trong sự chinh phục ngôi thứ, bằng cấp và chỗ làm; và khi chàng thành công cũng chính là lúc chàng thất bại hẳn”. Khi anh đạt được ước nguyện về địa vị xã hội (giữ chức Tri huyện), thì cũng là lúc thời tuổi trẻ tươi đẹp không còn nữa: “nó đã khô từ khi nhỏ đến giờ (…). Ái tình đã ngoan ngoãn vâng theo chịu nén một bề, đã tàn rồi, không nở lại nữa”. Cuối cùng, anh hết sức đau đớn khi phải đối diện với sự thật: “Không ai khổ bằng tôi; tôi chưa thấy ai khổ bằng tôi”.
Chất thơ bàng bạc trên từng trang văn xuôi của Xuân Diệu, tạo nên ở Phấn thông vàng một giọng điệu riêng, ngọt ngào, da diết: “Nó là những bài thơ trường thiên không vần, không điệu, nó là những bài thơ tự do để phô diễn hết cả cảm tưởng của tác giả” [8; 676].
69
Cùng với Phấn thông vàng, Trường ca cũng là một tập tùy bút hay, thể hiện nét tài hoa, lãng mạn của văn xuôi Xuân Diệu. Tác phẩm gồm 7 bài, được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1945 (Lệnh, Chú lái khờ, Đẹp trai, Hoa học trò, Giã từ tuổi nhỏ, Thu, Trong vườn mơn trớn), chủ yếu ghi lại những rung động của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp tinh khôi, rạng rỡ của cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người. Năng lực liên tưởng, tưởng tượng phong phú, kết hợp với bút pháp trữ tình, lãng mạn, đã dệt nên những trang văn xuôi giàu hình ảnh, giàu chất nhạc, chất thơ:
“Vườn mà biết ngắm thì là vườn trời (…), mắt xanh trong vắt, cứ nhìn muôn vật, muôn vật rực rỡ hào quang (…). Thu cũng là một mùa xuân… Xuân với thu là hai bình minh trong một năm (…). Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi, đầu thu là bình minh mát của lòng tôi (…) và ấm hay mát, thu hay xuân, lòng tôi cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió” (Thu).
Có thể nói, với Phấn thông vàng và Trường ca, Xuân Diệu đã khẳng định tài năng và đóng góp có ý nghĩa của mình cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đầu. Ở mảng sáng tác này, người đọc còn cảm nhận được “một mảng hương sắc sâu xa” trong tâm hồn ông: “Cho nên, cái phần gắn bó với đời và hiểu biết về đời của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ hơn, đậm nét hơn trong văn xuôi” (Nguyễn Đăng Mạnh) [184; 100].
Từ sau tập thơ Điêu tàn, tư tưởng nghệ thuật của Chế Lan Viên mỗi lúc một chìm sâu vào còi siêu hình, thần bí. Vàng sao là tập “văn xuôi triết lý” gồm 7 tùy bút, bộc lộ những suy tư, day dứt của tác giả về vũ trụ, thời gian, sự sống và thân phận con người (Lệ, Chiều tin tưởng, Đêm giao thừa, Trốn lửa, Bỏ trường mà đi, Sòi tối, Vàng sao đêm tin tưởng). Nương nhờ vào đức tin tôn giáo là một giải pháp hữu hiệu để nâng đỡ những linh hồn bơ vơ, lạc lòng của người trí thức Việt Nam trong hoàn cảnh bế tắc, vô vọng, giai đoạn trước 1945. Nếu Hàn Mặc Tử tìm đến với Thiên Chúa giáo, Tản Đà, Quách Tấn tìm về với Nho giáo, Bích Khê, J. Leiba nghiêng về Phật giáo, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng ngả về Đạo giáo, thì có vẻ như Chế Lan Viên không đặt trọn niềm tin vào một đấng tối cao vô hình nào. Ông nhận ra cứu cánh của hầu hết tôn giáo là tìm hướng đi để cứu rỗi, giải thoát con