Sự Hình Thành Thể Loại Tùy Bút Trong Văn Học Việt Nam Trước 1930

54


như mùa thu ngả cốm làng Vòng ? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái màu áo của Kim Trọng trong tiết Thanh Minh ? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang mầu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không ? (...). Sóng cứ kế tiếp cái màu xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay mầu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng...”.

(Cô Tô - tùy bútcủa Nguyễn Tuân)


Suy đến cùng, phân biệt tùy bút với thơ văn xuôi chính là phân biệt giữa một thể văn xuôi giàu chất thơ với một thể thơ có hình thức biểu hiện gần như văn xuôi. Trong văn xuôi, mọi biện pháp nghệ thuật đều tập trung vào việc làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của người viết. Còn trong thơ, chính tứ thơ mới là điểm quy chiếu, chi phối cách nghĩ, cách cảm và cách thể hiện của tác giả. Tứ thơ là khái niệm trừu tượng để chỉ một chớp sáng tư tưởng, cảm xúc bất chợt thăng hoa trong quá trình suy tư, nghiền ngẫm của người nghệ sĩ. Vì thế, ngôn từ và hình ảnh trong thơ văn xuôi bao giờ cũng miết vào chiều sâu chứ không trải ra bề rộng như trong tùy bút. Có thể xem cách triển khai hình ảnh, ngữ điệu xoay quanh cái tứ Lúa mới của nhà thơ Huy Cận trong đoạn thơ văn xuôi sau đây như một ví dụ minh họa:

Lúa mới gặt rồi đang phơi dàn trên sân rộng


Những hạt lúa nhám và thơm như má hồng tơ của chàng trai mười tám Những hạt lúa căng tròn như ngực mới, nở nang, ôm sự sống bồi hồi Những hạt lúa đúc nắng sữa mùa thu, những hạt lúa tháng mười !

Cất tiếng hát anh em ơi, ca ngợi mùa lúa mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


... Lúa ! Lúa ! vui ríu rít như răng cười, bông đầy hạt mẩy

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 8


Lúa lao xao như nói chuyện thầm thì, lúa như đàn ong vàng đậu thành

từng cụm


Khi mùa xuân về từ tổ cũ san đi.


* * *

55


Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, kết hợp với những suy luận và kiến giải của cá nhân, chúng tôi vừa trình bày một số vấn đề khái quát, mang tính chất lý thuyết, xung quanh thể loại tùy bút. Có thể chưa thật đầy đủ, sáng rò như mong muốn, nhưng rò ràng công việc giới thuyết về một thể loại trong thực tế văn học sinh động không bao giờ là dễ dàng và luôn cần sự góp sức của nhiều người, thậm chí nhiều thế hệ. Trên tinh thần khách quan khoa học, hy vọng những ý kiến hợp lý sẽ được chấp nhận; ngược lại, những điểm chưa thỏa đáng sẽ được góp ý, bổ sung để cơ sở lý thuyết về thể loại tùy bút ngày càng hoàn chỉnh và có sức thuyết phục hơn.

56


Chương 2:


QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TÙY BÚT VIỆT NAM

TỪ 1930 ĐẾN 1975


2.1. Sự hình thành thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam trước 1930


Thể loại tùy bút đã có đóng góp to lớn cho nền văn xuôi hiện đại bằng nhiều tác phẩm hay, nhiều cây bút nổi tiếng. Nhưng lâu nay, đây là một mảng sáng tác chưa có được sự quan tâm đúng mức từ các nhà nghiên cứu. Trong khi có thể tìm thấy khá nhiều định nghĩa về tùy bút, của cả người sáng tác lẫn nhà lý luận phê bình, thì công việc xác định toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thể loại này hình như vẫn còn bỏ ngỏ, hoặc chưa được nghiên cứu thật đầy đủ.

Trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân [45], Nguyễn Thị Hồng Hà có dành gần 7 trang để điểm lướt qua Tiến trình tùy bút ở Việt Nam. Bằng việc giới thiệu những tác gia, tác phẩm cụ thể, kết hợp với thao tác phân tích, khái quát, tác giả giúp người đọc hình dung trên những nét đại thể diện mạo của thể loại tùy bút, từ những phác thảo ban đầu trong trung đại rồi rò nét dần ở thời kỳ hiện đại. Đây là những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, là tư liệu tham khảo quý giá đối với chúng tôi.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu tiến trình tùy bút Việt Nam không phải là mục đích chính của Luận án, mà chỉ nhằm đảm bảo tính hệ thống cho việc khảo sát đặc trưng của tùy bút Nguyễn Tuân trong các phần sau. Vì thế, những nhận định về thể loại tùy bút ở đây chỉ mang ý nghĩa gợi mở bước đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác, với quan niệm Tùy bút là một thể tài thuộc thể loại ký, tác giả đã khảo sát những chặng đường hình thành và phát triển của nó (nhất là ở thời kỳ trung đại) trong tương quan mật thiết với thể loại .

Chúng tôi chỉ nhất trí một phần với cách đặt vấn đề như thế. Tuy vẫn còn dấu vết phái sinh từ , nghĩa là không thể phủ nhận những nét gần gũi giữa tùy bút với , nhưng cần thiết phải xem xét sự góp mặt của tùy bút trong nền văn học Việt

57


Nam ở một vị trí tương đối độc lập hơn. Thực tế sáng tác đã khẳng định rằng tùy bút là một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lưỡng hợp, nằm trung gian giữa tự sự và trữ tình. Phải xuất phát từ định hướng khách quan, dứt khoát như vậy mới có thể phát hiện được những quy luật vận động và phát triển riêng của nó trong hệ thống thể loại của nền văn chương dân tộc.

Theo Nguyễn Văn Hạnh, loại và thể văn học “hình thành và phát triển một cách lịch sử trong các nền văn học dân tộc, do đó, mang những đặc điểm lịch sử và dân tộc rò nét. Có những thể loại có ở thời kỳ lịch sử này, ở nền văn học dân tộc này, nhưng lại không có ở thời kỳ lịch sử khác, trong nền văn học dân tộc khác[54; 190]. Là thể loại văn xuôi mang đậm màu sắc chủ quan, tùy bút chỉ có thể phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật ở thời kỳ hiện đại, trên cơ sở những tiền đề cần thiết về bối cảnh, tâm lý xã hội và thực tiễn sáng tác văn học. Trong tùy bút, bản ngã của người nghệ sĩ được tự do bộc lộ và mọi trạng thái cảm xúc của cái tôi cá nhân có điều kiện giãi bày gần giống như ở thơ trữ tình. Những phẩm chất đó chỉ được dễ dàng thừa nhận trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi ý thức cá nhân được khẳng định và sự độc đáo của cá tính sáng tạo được tôn vinh như một giá trị nhân văn đích thực.

Mặt khác, mọi sự phát triển muốn ổn định, bền vững đều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: kế thừa và cách tân. Sự góp mặt của thể loại tùy bút trong nền văn chương dân tộc cũng không ngoại lệ. Nó phát triển mạnh mẽ ở thời hiện đại, nhưng những tác phẩm được viết bằng một thứ văn xuôi linh hoạt, phóng túng, ở đó dào dạt lên mạch cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, kết hợp được cả hai phương thức tự sự và trữ tình - đã thấy xuất hiện từ thời kỳ trung đại.

2.1.1. Sự hình thành thể loại tùy bút trong văn học trung đại


Có thể khẳng định ngay rằng trên phương diện lý thuyết, chưa có sự tồn tại của thể loại tùy bút với đầy đủ những nét đặc trưng nghệ thuật như ngày nay, trong văn xuôi Việt Nam thời trung đại. Bởi hoàn cảnh lịch sử và cơ sở tâm lý xã hội lúc bấy giờ ưu tiên hơn cho loại văn chương phi ngã. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ phát huy nhiều hơn ở bình diện nghệ thuật thể hiện, còn nội dung tư tưởng, cảm xúc thì phần lớn phải phục tùng những quy phạm của lễ giáo phong kiến. Văn

58


chương đáng thờ trước hết là phương tiện để tải đạo, nghĩa là nhằm phụng sự cho việc duy trì những chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch. Phần chủ yếu trong cảm xúc, suy tư của nhân vật văn học là các dạng thức tồn tại hoặc những biến tấu khác nhau của tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức. Trong bài viết Nguyễn Tuân - tên tuổi còn mãi với thể tùy bút, Vương Trí Nhàn đã khẳng định: Do những nguyên cớ khác nhau và trước tiên, do những hạn chế ngặt nghèo đối với sự tự do của người nghệ sĩ, nền văn học trung cổ Việt Nam chưa thể biết tới thể tùy bút, như ngày nay con người hiện đại quan niệm” [129].

Nhưng bao giờ cũng vậy, người nghệ sĩ chân chính không chỉ tồn tại trong cuộc đời với thuần túy một tư cách là thư ký trung thành của thời đại. Văn chương trước hết là tiếng nói thiết tha của tình cảm, là nỗi ray rứt không thể không giải tỏa. Nó cụ thể hóa một khía cạnh quan trọng nhu cầu giao tiếp tinh thần ở con người. Về điểm này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những phát biểu đầy tâm huyết: Với nhà văn viết ký, cũng như với bất kỳ người lao động nghệ thuật nào khác, vẫn còn mãi câu hỏi tự vấn này: trước khi chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như một dòng máu chưa ?[185; 177].

Cho nên, mặc dù bị câu thúc giữa vòng vây của thi pháp trung đại, không ít cây bút văn xuôi vẫn tìm được phương cách phù hợp ngỏ hầu bộc lộ những suy tư, xúc cảm cá nhân. Không thể phát triển thành dòng thành mạch như ở thời hiện đại, song chất trữ tình vẫn luôn tồn tại ở dạng tiềm ẩn, nhất là trong sáng tác của các nhà nho tài tử.

Trong văn xuôi trung đại, là thể loại mang những biểu hiện của yếu tố trữ tình rò nét hơn cả. Đồng thời với việc ghi chép những biến cố lịch sử, tái hiện chân thực bức tranh đời sống, miêu tả sinh động cảnh sắc thiên nhiên, các tác giả cũng ít nhiều bộc lộ quan điểm đánh giá, những suy ngẫm chủ quan và những rung động nảy sinh từ chính trái tim mình. (Phải chăng nhờ đặc điểm này mà là thể loại hiếm hoi của văn xuôi trung đại đã nhanh chóng thích nghi và có được vị trí vững chắc ở thời kỳ hiện đại ? ).

Để khảo sát tính chất, mức độ của yếu tố trữ tình xuất hiện trong trung đại, Nguyễn Thị Hồng Hà đã điểm qua bốn tác phẩm tiêu biểu: Thanh Hư động ký của Nguyễn Phi Khanh (1384), Trần Khiêm Đường niên phả lục của Trần Tiến

59


(1764), Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1783) và Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (khoảng cuối thế kỷ XVIII). Ở Thanh Hư động ký, qua những biểu hiện của quan điểm, cảm xúc cá nhân trong khi khắc họa nhân vật và miêu tả cảnh vật, có thể nhận thấy tác giả đã có chỗ vượt lên được hạn chế chung của ký đầu thời trung đại... để có thể bình phẩm một cách chủ động với ít nhiều sắc thái riêng của mình. Đến Trần Khiêm Đường niên phả lục, tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại ký tự thuật, thì người viết ý thức được về mình đến một trình độ cần thiết, để lấy chính mình làm đối tượng tự sự, tiến thêm một bước đáng kể về thể loại đến tùy bút hiện đại”.

“Phải mất gần 20 năm sau - Nguyễn Thị Hồng Hà khẳng định - cột mốc xứng đáng đánh dấu cho một tác phẩm ký nghệ thuật đích thực đầu tiên rò nét nhiều yếu tố tùy bút hiện đại của văn học nước ta” mới xuất hiện, đó chính là tác phẩm Thượng kinh ký sự. Ở tác phẩm này, “tinh thần then chốt” của tùy bút đã được thể hiện: người viết đã trực tiếp phản ánh được thực tại bằng cảm quan thể nghiệm của chính mình (...). Mọi cảnh ngộ, sự việc trong tập ký đều được quy tụ về cá nhân người viết”. Tiếp theo, với sự “đa dạng cả về bút pháp lẫn đề tài”, Vũ trung tùy bút là tác phẩm “gần với thể tùy bút hiện đại hơn cả” [45; 14,15,16].

Trong tác phẩm Chuyện văn, chuyện đời, Nguyễn Văn Hạnh cũng đã chỉ rò: “Khái niệm tùy bút được nêu lên trực tiếp trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ” [54; 218]. Như vậy, phải đến đầu triều Nguyễn (khoảng cuối thế kỷ XVIII), trong văn chương trung đại Việt Nam mới thấy xuất hiện một tác phẩm được ghi hẳn hoi là tùy bút. Nhưng vì thực tiễn sáng tác chưa đủ cơ sở để đúc kết thành lý thuyết về thể loại nên khái niệm tùy bút lúc bấy giờ có lẽ chỉ được sử dụng để định danh cho một lối viết tự do, không phải chịu sự câu thúc về đề tài, kết cấu, bút pháp, vốn khá nghiêm ngặt trong thi pháp trung đại. Đó là cái thời mà từ quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ cho tới việc tiếp nhận của độc giả đều phải tuân thủ những nguyên tắc thể loại chặt chẽ. Do vậy, ở thời kỳ này có một hiện tượng khá phổ biến là các tác giả thường ghi kèm cả thể loại vào tựa đề tác phẩm: Lam Sơn thực lục, Thượng kinh ký sự, Truyền kỳ mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí,… Quan niệm về lúc bấy giờ rất gần với ghi chép đời sống sinh hoạt hoặc biên khảo lại các biến cố chính trị - xã hội theo một hệ thống rành mạch. Thành ra, có vẻ như

60


nhà văn Phạm Đình Hổ chưa biết xếp những trang viết có phần tản mạn và lãng mạn theo kiểu tùy hứng trong cơn mưa ấy vào thể loại nào cho thật sự phù hợp. Gọi đứa con tinh thần của mình là tùy bút, tác giả muốn xác định tính chất của cảm hứng sáng tác nhiều hơn là minh định về thể loại. Về hiện tượng văn học này, Vương Trí Nhàn đã có những kiến giải thật xác đáng: “Thuở vua Lê chúa Trịnh, tức là những năm tháng hỗn loạn của chế độ phong kiến, cũng đã có một quyển sách mang tên Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ra đời, nhưng chữ tùy bút ở đây không phải là để chỉ thể loại của tác phẩm mà là có liên quan tới cách viết, cũng là cái phóng túng trong công việc cầm bút” [129].

Vũ trung tùy bút gồm 86 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép lại những sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và thời Tây Sơn. Đề tài của tác phẩm hết sức phong phú và đa dạng: từ cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa và các thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của giai cấp thống trị (Trịnh phủ cố sự, Vò Thái Phi) đến cuộc sống cùng quẫn của nhân dân (Lục hải, Phiêu thiết); từ phong tục tập quán và sự biến thiên của nó qua các thời đại (Tiểu nhi phúc thần, Mã công chúa miếu) đến những vấn đề học thuật, nghiên cứu (Chế nghĩa văn thể, Tứ lục văn thể, Thi thể). Đặc biệt, đồng thời với thuật sự, tác giả còn gửi gắm vào trang viết những nỗi niềm tâm sự, những suy tư sâu sắc về cuộc đời, về nhân tình thế thái. Ngòi bút của tác giả tỏ ra thật tài tình ở mảng truyện miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (Tây tự cảnh, Trung thu vọng nguyệt). Thiên nhiên được cảm nhận trong sự gắn bó hài hòa với con người và thấm đẫm tình yêu quê hương. Vũ trung tùy bút được sáng tác bằng bút pháp linh hoạt, vừa phản ánh chân thực đời sống vừa bộc lộ mạch cảm xúc đậm màu sắc chủ quan nên tác phẩm mang khá rò dấu ấn phong cách cá nhân. Đây là một cái mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thể loại tùy bút ở nước ta.

Sau các tác phẩm bằng chữ Hán, vào những năm cuối thế kỷ XIX đã thấy xuất hiện tác phẩm du ký bằng chữ quốc ngữ. Trong các tác phẩm đó, yếu tố chủ quan của người viết (cả về tư tưởng và cảm xúc) dần được bộc lộ đậm nét. Tiêu biểu hơn cả là Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký. Tác phẩm không chỉ có giá trị tư liệu mà còn đánh dấu một bước phát triển mới về mặt thể loại. Gồm 32 trang, xen kẽ 4 bài thơ tả phong cảnh, tác phẩm ghi lại khá cặn kẽ những điều mắt thấy tai nghe nhân chuyến du ngoạn ra Bắc. Mỗi địa điểm dừng

61


chân đều có mục riêng ghi chép tỉ mỉ thời gian đến và lưu lại (dù có nơi chỉ vài tiếng đồng hồ). Ngoài giá trị sử liệu về địa chí, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 còn là tập tư liệu sinh động về phong tục tập quán, về các giá trị văn hóa cổ truyền như: trang phục của phụ nữ, tục hát nhà trò, hát đúm, các trò chơi dân gian mang ý nghĩa phồn thực. Điều đó chứng tỏ tác giả là người có năng lực quan sát tinh nhạy và kiến thức uyên bác trên các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, dân tộc học,... Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với người viết tùy bút. Có thể xem đoạn văn tả chân dung và cách phục sức của phụ nữ nông thôn miền Bắc thời bấy giờ như một ví dụ để minh họa: “Đàn bà mặc áo có thắt lưng làm bìu (bọc), yếm đỏ, không gài nút,... dưới mặc váy, chân đi dép sơn, nước da mịn màng trắng trẻo, má hồng da ửng, gót son, phốp pháp người, răng nhuộm đen cánh gián”.

Đặc biệt, cùng với thuật sự, chất trữ tình đã được thể hiện khá rò qua bút pháp nghệ thuật. Đã có sự kết hợp một cách linh hoạt, tự nhiên giữa quan sát, ghi chép tư liệu với biểu lộ cảm xúc, ấn tượng chủ quan:

“Giờ thứ 4 rưỡi chiều ngày 20 tới tỉnh Hải Dương. Đi ngả ấy có qua cái thác. Tức cười cái mụ đò ! Ai nấy lên bờ đi bộ bớt cho nhẹ thuyền; mình với thầy ba Hớn ở lại để coi nó xuống thác thế nào cho biết. Thấy nước chảy thật nên gớm ! Thuyền tới gần thác, mụ đò thắp nhang, đốt giấy vàng bạc, vái lớn tiếng cách trang nghiêm tề chỉnh. Rồi hai mẹ con ôm chèo kềm lái cho vững để nước tống chiếc thuyền chạy trượt xuống một cách gọn gàng”.

Ngoài ra, còn có thể tìm thấy dấu ấn cá nhân của tác giả trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 qua cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, “phần nào diễn tả được trọn vẹn ý đồ tư tưởng và tình cảm của người viết” [34; 376] - dù đang buổi sơ khai của văn xuôi quốc ngữ.

Từ kết quả khảo sát ở phần trên, có thể khẳng định rằng: mặc dù đã thấy xuất hiện những tác phẩm mang đặc điểm của tùy bút càng lúc càng rò nét, nhất là ở giai đoạn cuối, khi nhu cầu khẳng định ý thức cá nhân được làn gió Tây học thổi bùng lên, nhưng trong suốt mười thế kỷ văn chương trung đại Việt Nam, tùy bút vẫn còn ẩn mình trong chứ chưa đủ điều kiện “ra ở riêng”, tồn tại như một thể loại độc lập. Dù sao, những biểu hiện đó cũng là tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thể loại này ở thời kỳ hiện đại.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí