Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 10

70


người khỏi những lụy phiền ở còi nhân gian. Nhưng để đạt đến cảnh giới sáng đẹp ấy, con người cần có sự nỗ lực tự thân chứ không nên trông chờ vào hoàn cảnh:

“Những nơi phụng thờ ! Những nơi tế tự ! Trời ơi ! Sao chẳng ai san phẳng đi cho (...). Lời kinh cao siêu để thốt ra há cần đến miệng lưỡi quá người của chúng. Tha cho tôi cái hình phạt ấy đi. Mẹ yêu con, con thương mẹ, lòng tin phải là một cảm xúc tự nhiên, xa hết cả mọi sự khuyên mời, dạy dỗ. Khắp không gian bây giờ đang xuống một buổi chiều. Khắp trời đất, một thứ Sương Tôn giáo (…). Vả chăng, hương thơm nến thánh trong hồn đã thắp sẵn (…). Bởi thế, tuy mơ tưởng tới Tây phương trân châu, xà cừ, mã não… tôi vẫn một niềm, để băn khoăn tự hỏi: Có ai đem thánh giá đến lòng chăng ? Khi lòng tôi sụp xuống thành một huyệt sâu… Lời kêu gọi thì ở chân trời, nhưng biết đâu sự cứu vớt lại chẳng tìm thấy ở nơi tôi” (Chiều tin tưởng).

Từ quan niệm như thế, Chế Lan Viên chủ trương một sự hòa hợp, hội tụ tinh thần: góp nhặt tinh hoa của các tôn giáo - như hái sao của trời - để làm nên “một ít ngọc vàng” tư tưởng cho riêng mình. Qua khung cửa nhận thức thế giới khách quan bằng trực giác và linh cảm, người nghệ sĩ mong ước được khám phá bản thể sự vật ẩn đằng sau lớp vỏ vô tri: “Thế rồi cũng có một lúc nào - cái vỏ che đậy của chúng vỡ ra, trên mỗi cục sạn trên mỗi chiếc lá, trên mỗi cành hoa, như một lối trời, hé ra một khung cửa nhỏ. Phóng trực giác chúng ta qua đấy như một con dao, chúng ta sẽ đâm trúng linh hồn sự vật. Đưa linh hồn ta qua khỏi đó ta sẽ tìm ra những gì đã mất ban đầu” (Khai bút).

Vàng sao được viết bằng một giọng điệu riêng, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của tác giả. Đó là giọng triết luận, suy tưởng, nửa say nửa tỉnh: say mùi Đạo và tỉnh thức với nỗi dằn vặt rất thực giữa Đời. Chính quá trình tự nhận thức của cái tôi trữ tình mang ý nghĩa xã hội điển hình đã làm nên chất triết lý và chiều sâu, tầm cao tư tưởng trong tùy bútChế Lan Viên. Niềm tin và ý thức hài hòa với nhau. Hiện thực chủ yếu là hiện thực tâm hồn, trải ra giữa một dòng mạch suy tư, cảm xúc triền miên. Vì thế, có thể khẳng định Vàng sao mang đầy đủ những đặc điểm của một tập tùy bút. Tác phẩm vừa biểu hiện sinh động nỗi đau đời vừa là “ngọn nguồn của tư tưởng triết lý Chế Lan Viên” (Hoài Anh) [6; 445].

71


Trong nhóm Hà Tiên tứ tuyệt (gồm Đông Hồ, Lư Khê, Trúc Hà, Mộng Tuyết), Lư Khê được biết đến nhiều hơn với tư cách một nhà thơ, một người làm công tác xuất bản ở Nam kỳ, thuộc thế hệ đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Tập văn xuôi Phút thoát trần của ông (LUK xuất bản, 1942) mang đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật của một tập tùy bút, dù tác giả đã xác định nó thuộc thể loại “nhàn tưởng”. Ngoài phần Đọc thay tựa, tác phẩm gồm 19 bài viết ngắn, thể hiện sự quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống (Để hiểu lòng nhau, Tôn giáo và chiến tranh, Buôn…thơ, Quyển sách nát, Trước bể khơi, Quả tim của thi sĩ, Tranh mỹ nhân, Một ác mộng, Chân lý - của chung muôn đời, Bài học trong nghĩa địa, Trí và bất trí, Người điên với tượng thánh, Cô độc, Mẹ tôi - người đàn bà quê, Tình yêu trong tôn giáo, Cái đói của kẻ nghèo, Khen - chê, Sắc đẹp với tuổi già, Tình thầy trò). Không chỉ ghi lại cảm xúc trước những điều mắt thấy tai nghe, tác giả còn bộc lộ những ưu tư, trăn trở giàu chất triết lý về đức tin và lẽ sống, về truyền thống và hiện đại, về ý nghĩa của nghệ thuật và thiên chức của nghệ sĩ, về sự nghiệt ngã của thời gian và nỗi phù du của kiếp người,…

Ấn tượng rò nét nhất khi đọc Phút thoát trần là ấn tượng về cái tôi - chủ thể trữ tình. Nó hiện diện thường trực, quán xuyến toàn bộ mạch tư tưởng, cảm xúc trong tác phẩm. Đó là một cái tôi có đời sống tinh thần phong phú, mạnh mẽ, đang khao khát được khẳng định, được trải lòng với đời, với người. Tâm hồn người nghệ sĩ luôn được mở rộng, hướng về phía cuộc đời để đón nhận, giãi bày: “tôi thấy tôi còn ham sống quá”, “lòng tôi như se lại”, “tôi bỗng có một cái cuồng-tưởng”, “tôi bỗng ngậm-ngùi nhớ lại”, “tôi cứ mong-ước được thấy”, “tôi muốn nghe” (Tôn giáo và chiến tranh); “Tôi tưởng chừng đang xa cả thế-gian”, “tôi càng thêm khổ- sở”, “tôi sung-sướng quá”, “tôi đã tỉnh-ngộ… tôi tập biết say-đắm với cái lẽ cao- siêu của trời đất”, “lòng tôi bỗng ngậm-ngùi” (Quyển sách nát); “tôi mơ-hồ thích miền bãi bể hơn miền núi non. Tôi thích ngắm mặt bể hơn cánh đồng hoang đầy hoa cỏ”. “tôi chẳng bao giờ quên”, “tôi rùng mình trước cái cao rộng của bao-la”, “tôi thấy lòng mơn-man” (Trước bể khơi),…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Đề tài của tác phẩm thật đa dạng. Mọi trạng huống, sự vật, hiện tượng xung quanh đều có thể trở thành đối tượng để cảm nhận và suy tư. Những biểu hiện đời

72

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 10


sống, vì thế, chỉ đóng vai trò trung gian, là chất xúc tác, nhằm khơi gợi lên những chiều kích sâu thẳm của cái hiện thực thứ hai: hiện thực tâm hồn người nghệ sĩ.

Trong không khí “hòa-bình thiêng-liêng, yên-tĩnh và thanh-khiết”, với những tín đồ “hiền-hậu, dễ thương” nơi giáo đường, nhà văn xót xa nghĩ đến cảnh tương tàn thảm khốc của chiến tranh: “Giá, lúc nãy, có một tiếng súng đại-bác hay một quả bom rơi ngay vào nơi đó, thì bao nhiêu gương mặt hiền-từ, dễ dạy ấy cũng kinh-hoảng như tôi, hay cứ điềm-nhiên quên mình để khẩn-cầu cho nhân-loại?” (Tôn giáo và chiến tranh).

Khi đối diện với biển khơi, nhà văn chợt “rùng mình trước cái cao rộng của

bao-la”, rồi liên tưởng đến những cảnh “ưu thắng liệt bại ở đời”:


“Tôi bỗng nghĩ đến cái ý-nghĩa thua, được, mất, còn trên thế-gian, giữa nhân-loại. Cảnh ba-đào giữa bể khơi hiện ra cảnh phong-ba ở thế-tục. Bể cao, sóng động chung quy không có mục-đích gì, vậy mà từ muôn nghìn thuở, vẫn xao-động không ngừng. Còn ở dưới đáy bể sâu, muôn loài vẫn tranh quyền lấn sức. Thế thì có khác chi đâu, giữa đời, tai-nạn, gian-nan, phong-ba, bão-tố cứ dập dồi không ngớt, còn loài người mãi tranh giành nhau để tạo cho mình một nắm bụi vàng. Vậy mà cuộc chiến-đấu vẫn vô cùng bất quyện” (Trước bể khơi).

Giữa nghĩa trang đìu hiu, lạnh vắng, nhà văn cảm thấy bồi hồi xót xa cho kiếp người ngắn ngủi và rút ra “bài học” về sự bạc bẽo của thế thái nhân tình. Dường như những giọt nước mắt ấm nóng tình người hôm nay đã tìm được sự đồng cảm với nỗi đau đời của tiền nhân:

“Ngày nay tôi khóc cho người, ngày mai ai khóc cho tôi ? Có chăng, tôi đâu biết ! Mà tôi có cần biết làm gì. Vì, nếu tình đời thực đáng bao nhiêu nước mắt như ông lão trong nghĩa-địa đã bảo hôm ấy, thì dẫu có khóc cạn lệ đi nữa thì cũng chưa hẳn sửa được tình đời. Như thế, giọt nước mắt tôi để làm gì mà không khóc cho một cảnh chẳng ai biết khóc giùm cho ?” (Bài học trong nghĩa địa).

Bút pháp lãng mạn được sử dụng chủ yếu trong toàn bộ tác phẩm, thể hiện ở khuynh hướng thi vị hóa, lý tưởng hóa khi nhà văn cảm nhận và suy tư trước hiện

73


thực. Cái Đẹp được xem như chuẩn mực của các giá trị trong tự nhiên và đời sống. Thiên chức của người nghệ sĩ là không ngừng khám phá, sáng tạo, bằng tình yêu thương, để làm giàu có thêm di sản tinh thần cho con người:

“Sống giữa đất-trời, thi-nhân là một bọn nhạc-công, sống hôm nay không hề bận đến ngày mai. Thi-nhân không ham của cải, chỉ có một quả tim. Nhưng quả tim rộng rãi quá; cho cùng, tặng cùng ! Đối với quả tim của thi-sĩ, tạo vật không có giới hạn. Nơi nào thuần-phong, mỹ-tục, nơi nào sắc đẹp mời đón, thi-sĩ sẽ gửi tình-yêu. Giàu nhất là tình-yêu, cho nên thi-nhân tha hồ phung-phí: đưa ra, đưa ra; gửi ra, gửi ra… ngộp cả bốn phương trời” (Quả tim của thi sĩ).

Phút thoát trần được viết bằng một lối văn thật trau chuốt, đượm chất thơ; khác hẳn với cách viết nôm na, bình dân, thô mộc thường thấy trong sáng tác của nhiều cây bút ở Nam kỳ lúc bấy giờ. Trong bối cảnh nền văn học giai đoạn 1930 - 1945, khi cái tôi cá nhân vừa mới được giải phóng khỏi những định thức cứng nhắc của thi pháp trung đại, còn đang hết sức bỡ ngỡ trước khung trời tự do, thì việc cố gắng nắm bắt và diễn tả thật tài tình những rung động tinh khôi, muôn màu muôn vẻ trong tâm trí con người Việt Nam bằng một hình thức văn xuôi quốc ngữ mới mẻ, quả là một đóng góp quý báu của nhà văn Lư Khê.

Chơi giữa mùa trăng gồm 10 đoản khúc văn xuôi, được in thành sách vào năm 1944, bốn năm sau ngày mất của Hàn Mặc Tử. Ngoài 2 bài thơ văn xuôi (Thơ, Ra đời) và 2 bài tiểu luận (Quan niệm thơ, Chiêm bao với sự thực), 6 tác phẩm còn lại (Chơi giữa mùa trăng, Mùa thu đã tới, Kêu gọi, Khao khát, Tình, La Pureté de l’âme - Linh hồn thanh khiết) có thể được xem như “những bài tùy bút được viết theo thể văn xuôi thi vị hóa” [33; 359]. Trong số đó, Chơi giữa mùa trăng tùy bút đặc sắc hơn cả. Tác phẩm “chứa đựng một trong những nguồn tư tưởng thiết yếu của Hàn Mặc Tử, thứ tư tưởng trong sạch thánh thiện được biểu dương bằng ánh trăng vàng. Nó còn bày tỏ cái tư tưởng siêu thoát của Hàn Mặc Tử, kẻ vốn muốn xa lánh những cảnh đời ô trọc, trầm luân của cuộc sống thực tế, nên thường hay tạo cho mình những còi Mộng riêng để mà ẩn náu trong đó” (Lê Huy Oanh) [33; 361].

74


Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả đã ghi lại những cung bậc cảm xúc, cảm giác và những ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp huyền diệu của ánh trăng, khi cùng với một người chị gái chèo thuyền dạo chơi giữa đêm rằm trung thu. Có đến 28 lần từ “trăng” được sử dụng trong tác phẩm. Trăng ngập tràn, lai láng khắp nơi, tưởng như có thể làm “ngập lụt” cả trần gian ! Ngoại cảnh, tâm cảnh hòa quyện vào nhau, làm thăng hoa bao vẻ đẹp mơ hồ của tạo vật và trong sâu thẳm còi lòng người:

“Thuyền đi êm ái quá, chúng tôi cứ ngờ là đi trong vũng chiêm bao, và say sưa và ngây ngất vì ánh sáng, hai chị em như đê mê không còn biết có mình và nhận ra mình là ai nữa. Huyền ảo khởi sự. Mỗi phút trăng lên mỗi cao, khí hậu cũng tăng sức ôn hòa lên mấy độ, và trí tuệ, và mộng, và thơ, và nước, và thuyền dâng lên, đồng dâng lên như khói (…). Đi trong thuyền chúng tôi có cái cảm tưởng lý thú là đương chở một thuyền hào quang, một thuyền châu ngọc, vì luôn có những vì tinh tú hình như rơi rụng xuống thuyền…”

Trong tâm trí Hàn Mặc Tử, trăng vừa là đối tượng thẩm mỹ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh khiết vừa là nỗi ám ảnh thường trực. Niềm đớn đau, dày vò ấy không phải là sự cảm nhận của thể xác, mà sâu xa hơn, là tiếng kêu thảng thốt, là tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ mặc cảm thân phận. Trăng đẹp quá, thơ mộng quá, nhưng với Hàn Mặc Tử, nó như một thứ hạnh phúc mong manh sắp vượt ra ngoài tầm tay với. Muốn say với trăng, muốn tan biến đi để được phiêu diêu trong cái không gian huyền ảo dệt bằng những sợi tơ vàng, nhưng hơn ai hết, ông biết rằng không thể tự huyễn hoặc mãi. Thành ra, đằng sau những trang văn ngập tràn ánh sáng ấy cứ nhoi nhói một niềm đau:

“Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là bực tinh truyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa (…). Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu tức cười làm sao: “ Có phải chị không hở chị ?”. Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: Chị tôi là một nàng Ngọc Nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa”.

75


Tác phẩm Chơi giữa mùa trăng được viết bằng cảm hứng trữ tình và đậm đà màu sắc lãng mạn. Bút pháp thi vị hóa vẽ lên một hình tượng không gian mang vẻ đẹp kỳ vĩ, lạ thường. Tâm hồn con người với những rung cảm mơ hồ, những nỗi niềm tâm sự thầm kín được diễn tả thật trọn vẹn và sâu sắc. Tác phẩm góp phần khẳng định tài năng và tư tưởng nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử - một thi sĩ tài hoa bạc mệnh.

Tập văn xuôi Hoài vọng của lý trí (Nxb Văn học - 1996) tập hợp những sáng tác của Đinh Gia Trinh đăng trên tạp chí Thanh Nghị từ trước 1945, trong đó có 12 tùy bút (Những tư tưởng buổi chiều, Đi, Đông phương và Tây phương, Kỷ niệm Phan Thiết, Tư tưởng ngẫu nhiên, Dấu chân cũ, Nhớ, Con đường thiên thai, Sống và viết, Lửa bên trong, Hoài vọng của lý trí, Đối thoại giữa ba nghệ sĩ). Tuy sở trường ở lĩnh vực lý luận - phê bình, nhưng Đinh Gia Trinh còn thể hiện tài năng sáng tác qua những trang văn xuôi đậm đà màu sắc trữ tình, lãng mạn. Tùy bút của ông diễn tả tài tình những rung động sâu xa trong tâm hồn con người trước vẻ kỳ thú của tự nhiên. Đồng thời, độc giả còn bắt gặp ở đó những nỗi niềm trắc ẩn, xót xa, đầy ý thức trách nhiệm của một trí thức dân tộc trong xã hội nhiễu nhương, loạn lạc buổi giao thời. Những trang tùy bút trong Hoài vọng của lý trí chứa đựng thật nhiều mơ mộng của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc. Tâm hồn con người như được chắp cánh bay lên bằng hoài vọng quá khứ và kỳ vọng vào sự vĩnh hằng của cái đẹp trong cuộc sống, vượt khỏi giới hạn của lòng hận thù, nhỏ nhen, tàn nhẫn.

Tính đến 1945, nền văn học Việt Nam đã cơ bản hoàn tất quá trình thai nghén và sinh thành thể loại tùy bút. Chỉ trong vòng 15 năm mà tiến trình hiện đại hóa đã sải những bước dài. Cùng với thơ mới, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, tùy bút là thể loại có đóng góp đáng kể để làm nên một thời đại văn chương rực rỡ. Những sáng tác tùy bút đã góp phần khẳng định vị trí quan trọng của cái tôi cá nhân trong đời sống tinh thần con người Việt Nam thời hiện đại. Hai ngòi bút chủ lực ở giai đoạn này là Nguyễn Tuân và Thạch Lam. Ngoài ra, còn phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lư Khê, Đinh Gia Trinh… Tuy viết không nhiều nhưng đóng góp của họ đối với sự phát triển của thể loại tùy bút ở thời kỳ đầu là thực sự có ý nghĩa. Qua các tác phẩm tiêu biểu (Tùy bút I, Chiếc lư đồng mắt cua, Hà Nội băm sáu phố phường, Phấn thông vàng, Trường ca, Vàng sao, Chơi giữa

76


mùa trăng, Phút thoát trần, Hoài vọng của lý trí), những nét cơ bản của diện mạo thể loại tùy bút hiện đại đã định hình. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Lê Dục Tú đã nhìn nhận: “Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại ký tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi bật của ký giai đoạn 1930 - 1945” [34; 408].

2.2.2. Từ 1945 đến 1975


Trong hoàn cảnh khốc liệt của 30 năm chiến tranh vệ quốc, khi mà số phận mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự tồn vong của cả cộng đồng và phục vụ công nông binh trở thành yêu cầu cốt tử, văn học Cách mạng vừa kế thừa thành tựu của văn học các giai đoạn trước vừa mang đặc điểm riêng biệt cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Do sự chi phối của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, văn học thời kỳ này dành phần ưu tiên cho những vấn đề lớn có liên quan đến dân tộc, thời đại. Những vấn đề cá nhân ít được đề cập hoặc chỉ xuất hiện ở hàng thứ yếu trong thế giới tinh thần của con người. Cái Tôi riêng tư chìm khuất trong cái Ta cộng đồng. Trữ tình công dân thành âm hưởng chủ đạo. Tiếng khóc, câu cười vì những nỗi niềm riêng dù có thiết tha và ám ảnh đến đâu cũng trở nên lạc lòng, không dễ được chấp nhận.

Là một thể loại văn xuôi hiện đại, tùy bút thích ứng khá nhanh với yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử để tiếp tục phát triển, ngày càng phong phú về đề tài và đa dạng về giọng điệu, phong cách. Mang vẻ đẹp lưỡng hợp của thể loại nằm trung gian giữa tự sự với trữ tình, tùy bút vừa có thể theo sát từng bước thăng trầm của phong trào đấu tranh Cách mạng vừa kịp thời ghi lại những suy tư sâu sắc, những cung bậc cảm xúc mãnh liệt, những khoảnh khắc rung động tinh tế của tâm hồn con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đau thương mà vô cùng anh dũng. Không khí lãng mạn từ thời đại và âm hưởng hùng ca của cả nền văn học là điều kiện thuận lợi để mạch cảm xúc trữ tình, chủ quan trong tùy bút thăng hoa, dào dạt lên.

Đó là niềm rưng rưng hạnh phúc khi được đổi đời, được hồi sinh trong cuộc

sống mới từ sau Cách mạng tháng Tám:


“Nhìn đám khói đống rác trước nhà, Nguyễn cũng thấy rằng đấy cũng là hình ảnh của đời sống. Buổi chiều, ánh nắng quái in vài bóng lá nhòe lên tường nhà bên cạnh. Một tiếng chó sủa khách. Một câu ru em láng giềng.

77


Những tiếng loong coong xe ngựa đài tải trong sương chiều. Đời sống thật là muôn vẻ (...). Nguyễn thấy cái gì cũng là thú vị cả, miễn là nó ở quanh mình, nó ở trong cuộc đời mà ta nhìn được, nghe được, rờ mó được (...). Con chuồn chuồn kim đang phân vân trong khói lam chiều, đậu tạm lên một tầu lá cau” (Lột xác - Nguyễn Tuân).

Đó là cảm giác ấm áp, là lòng tri ân, xen lẫn chút ngậm ngùi xót xa trước

nghĩa cử cao cả của nhân dân trong đời sống kháng chiến:


“Người tiểu tư sản, thị thành, trí thức, lúc mới vào dân, khổ lắm. Sợ từ con đỉa sợ đi. Sợ con trâu trắng chưa từng thấy bao giờ. Mình đang ngủ, có khi người ta vén mùng lên xem mình ngủ hay thức ? (...). Nhưng rồi, nửa đêm con mình ốm, mình chỉ nằm đó thở than, đồng bào đã chạy đi tìm thầy, hái lá. Khi máy bay đến ném bom, chủ nhà nhường cái hầm sâu nhất cho mình (...). Và khi ta rời đồng bào ra đi, đồng bào đã khóc, mang xách, gồng gánh giúp, tiễn ta hàng mấy chục cây số đường. Dần dần chúng tôi thấy cái bạc nhược, ích kỷ của người tiểu tư sản. Và thấy cái lớn lao vĩ đại của nhân dân” (Mất nỗi đau riêng và được cái vui chung - Chế Lan Viên).

Bám thật chắc vào hiện thực đời sống, một mảng lớn tùy bút thời kỳ này đã kịp thời ghi lại những biểu hiện bi hùng từ đời sống tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam giữa khói lửa chiến tranh. Đó là tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, là nỗi đau xé lòng trước cảnh loạn ly tang tóc, là lòng căm thù giặc sâu sắc, là quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập tự do. Trong tác phẩm Bài ca về những con người và những vùng đất anh hùng (tập tùy bút Không có gì quý hơn độc lập tự do), Đặng Văn Nhưng đã bày tỏ niềm ngưỡng phục trước ý chí, nghị lực phi thường và sức sống bất diệt của con người, của Tổ quốc Việt Nam:

“Ôi yêu thương là những vùng đất ấy. Một cánh đồng ở Mỹ Tho, vùng đồng bằng sông Cửu Long bỗng trở thành tình yêu, trở thành nỗi nhớ của cả nước, khi một mình Lê Thị Hồng Gấm với hai mươi viên đạn, đã tổ chức một cuộc tiến công bất ngờ và mãnh liệt vào quân thù. Chiến thắng đã đưa chị tới đỉnh cao vinh quang của cuộc sống. Và, cánh đồng nơi chị ngã xuống bỗng thành vùng đất thiêng liêng (...). Cuộc đời của một người con gái 19 tuổi đã trở thành tiếng ru, mà tiếng ru thì không bao giờ tắt, ngàn năm

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí