Thạch Lam Với Hà Nội Băm Sáu Phố Phường

94


xanh phố cây đủ bóng to cũ và bóng mới trồng. Nhưng vẫn thấy tơ vương

cái chất diệp lục ở ven sông Thái ở chân đèo Mèo” (Nhật ký lên Mèo).


Hình ảnh con người trong tùy bútcủa Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách. Hình như đó là những hóa thân khác nhau của chàng Nguyễn - nhân vật trữ tình tồn tại xuyên suốt. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn thiết tha trân trọng những “đấng tài hoa” và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người về một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật. Đó là viên đao phủ Bát Lê với nghệ thuật “chém treo ngành” đẹp một cách rùng rợn (Bữa rượu máu), là ông Thông Phu lắm tài nhiều tật, cuối cùng đã gục chết trên một ván cờ đất vì thua cuộc (Chiếc lư đồng mắt cua), là ông cụ Sáu chỉ thích uống trà pha bằng nước lấy tận trên chùa Đồi Mai (Những chiếc ấm đất), là người lái đò quắc thước, trí dòng hơn người, luôn khắc chế được dòng sông hung hãn (Người lái đò sông Đà),… Sự chuyển dịch ý thức nghệ thuật theo hướng đưa văn học về với cuộc sống, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước từ sau 1945 đã dẫn tới việc mở rộng thế giới nhân vật trên trang viết Nguyễn Tuân. Nhưng không vì thế mà nhà văn đánh mất tính độc đáo, nhất quán của phong cách, vẫn còn đó niềm say mê phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của khí phách, của văn hóa Việt Nam:

“Quanh hồ Kiếm, ba người quan hai, quan ba, quan tư phi công Mỹ đi vòng, lặng lẽ mà nhòm mà ngóng. Trở về cái buồng khách sạn đã dành cho họ vừa được có tự do, họ cũng ăn giao thừa, bàn ăn có những món thật là cổ truyền của mâm ăn Việt Nam dịp Tết. Họ nói với một người mình chạy bàn tại khách sạn: “Nếu Giôn-Xơn mà được phép đi bộ giữa phố Hà Nội xem nhân dân Việt Nam mua hoa Tết, và thức rê-vây-ông đêm Tết như chúng tôi, thì ông ta sẽ lấy làm xấu hổ nhiều lắm. Hẳn ông ta phải tận mắt thấy rằng người Việt Nam lúc nào cũng sẵn sàng đánh Mỹ xâm lược, nhưng không vì thế mà họ quên, hoặc bỏ mất hoa và những mỹ tục cổ truyền của họ (…). Bao nhiêu Giôn-Xơn cũng không làm cho họ quên được mùa xuân hàng đời hàng năm của họ. Lúc nào bắn súng thì họ bắn, lúc ngừng bắn dịp Tết, thì họ cầm vào hoa mùa xuân. Thật là sự năng động có lô-gích và thật là có văn minh” (Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán).

95


Tìm đến với tùy bút cũng là con đường tất yếu của cá tính và phong cách Nguyễn Tuân. Dường như ông chỉ có thể gắn bó với lối văn thật sự tự do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Với ông, thể tùy bút đã đạt đến mức điêu luyện trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm con người. Xét đến cùng, cái duyên riêng không lẫn lộn, không ai bắt chước được của tùy bút Nguyễn Tuân là sự linh hoạt, phong phú đến thần tình của giọng điệu văn chương. Có chi tiết tưởng rất bình thường nhưng bằng giọng điệu độc đáo, khả năng quan sát sắc sảo, hóm hỉnh cộng với hệ thống lý lẽ khúc chiết và những triết lý có chiều sâu, nhà văn đã khiến nó trở nên lung linh kỳ ảo, gợi mở nhiều liên tưởng mới lạ. Giọng điệu của tùy bút Nguyễn Tuân thường là giọng kể. Người dẫn chuyện luôn đóng vai trò quan trọng, trực tiếp tham gia vào câu chuyện và có quan hệ thân mật, tin cậy với các nhân vật khác. Người ấy thường có giọng lịch lãm, đôi khi tỏ ra hoài nghi, đùa bỡn nhưng vẫn đảm bảo nét sắc sảo của trí tuệ và độ mãnh liệt của cảm xúc. Trong mọi tình huống, nhà văn luôn có cách nói phù hợp, không chung chung mà tạo được không khí cần thiết để bộc lộ ý đồ nghệ thuật của mình. Như dòng sông Đà “vừa hung bạo vừa trữ tình”, câu chữ của Nguyễn Tuân có lúc cuồn cuộn, ầm ào, dữ dội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa, rừng lửa càng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

Nhưng cũng có lúc giọng văn thật đằm thắm, sâu lắng, thiết tha:

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 13


“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ tranh đồi núi đang ra những nòn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà).

96


Trong tùy bút Nguyễn Tuân, lối ví von tài hoa và những hình ảnh so sánh chính xác, mới lạ luôn xuất hiện ở tần số cao. Sự vật được miêu tả trong những trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú; cảm giác chuyển đổi tinh tế, mang đến cho độc giả nhiều khoái cảm thẩm mỹ bất ngờ. Ở tùy bút Cô Tô, chỉ để miêu tả màu xanh của nước biển thôi mà nhà văn đã tung ra hàng loạt hình ảnh so sánh từ cụ thể đến trừu tượng, từ văn hóa ẩm thực đến nghệ thuật ngôn từ:

“Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy ? (...). Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ ? Xanh như lá chuối non ? Xanh như lá chuối già ? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng ? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh ? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không ? (...). Sóng cứ kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay mầu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng”.

Bi kịch hỏng thi của Tú Xương đâu phải là đề tài mới, nhưng Nguyễn Tuân có cách khai thác không giống ai để điểm vào đúng cái tâm trạng phẫn uất của một nhà nho lỡ vận:

“Cái biểu tượng bút chì ở Tú Xương, có lúc đã thành cơn mê sảng nặng:


Ba kỳ trọn vẹn thêm kỳ nữa


Ú, ớ, u, ơ, ngọn bút chì


Đọc lên nghe nó hãi hãi như phải nghe một ông dở người cắm đầu bút vào mồm thấm nước bọt cho đậm thêm nét bút chì, và lấy quá tay hóa ra hóc thỏi chì. Nghe nó ghê ghê như người cảm xúc quá khích vì bút chì, máu uất bốc lên, đâm cấm khẩu, giãy đành đạnh, và ú ớ be be, như có sự oan khiên càng cần nói ra lời thì lại càng thất thanh đi. Nghe còn thảm thương một cách

97


buồn cười như người hay chữ nằm mơ mơ, cuốn sách ấp vào ngực, bỗng bị

ma dốt bóp cổ và bịt mồm không cho cầu cứu” (Thời và thơ Tú Xương).


Văn Nguyễn Tuân vì thế rất kén độc giả. Nói như Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: “Chỉ người suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” [140; 439]. Nhà văn như mê mẩn trong ma lực của ngôn từ và truyền được trọn vẹn đến người đọc chất men say kỳ lạ ấy. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú do cần cù tích lũy cả đời với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Không chỉ góp nhặt những từ sẵn có, ông còn có ý thức sáng tạo từ mới và nét nghĩa mới cho từ. Rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc mòn sáo nhưng khi vào tay ông, nó chợt trở nên dồi dào sức biểu hiện. Ngoài ra, để làm phong phú thêm cho vốn từ của mình, Nguyễn Tuân còn sử dụng một cách có ý thức nhiều thủ pháp nghệ thuật như chuyển đổi từ loại, từ nghĩa, sắp xếp xen kẽ những từ cổ kính, cổ điển với những từ hiện đại. Câu văn của Nguyễn Tuân in đậm dấu ấn của sự sáng tạo linh hoạt, uyển chuyển. Có câu mang vẻ bình dị, mộc mạc (“Đoạn này khá lắm bác Tố ạ ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, mới càng hiện chất chó đểu của nó ra”), có câu mang phong vị cổ kính, cổ điển (“Bóng nắng gần tới đỉnh đầu. Sư cụ chùa Đồi Mai thủng thẳng trở về trai phòng. Nhà sư già gỡ chiếc nón tu lờ, sắp ngồi vào thụ trai thì có tiếng con trẻ gọi ngoài cổng chùa”); có câu đặc biệt, ngắn (“Mà tịnh không một bóng người”; “Huế vẫn mưa. Mưa xuân lửa”), nhưng cũng có câu cấu trúc trùng điệp, tầng tầng lớp lớp ý nghĩa (“Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên”).

2.3.1.4. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở vị trí tác gia lớn. Nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến “một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng (…) một nhà văn đặc Việt Nam, có tính hào hoa và có cái giọng khinh bạc đệ nhất trong văn giới Việt Nam hiện đại”, và “Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa” (Vũ Ngọc Phan) [140; 438, 439].

98


Không thể tưởng tượng nổi sẽ thưa vắng và tiêu điều đến mức nào nếu đại ngàn văn chương dân tộc thiếu những cây đại thụ như Nguyễn Tuân. Đặc biệt, Nguyễn Tuân lớn ở cả hai thời kỳ: vừa là cây bút nổi bật của xu hướng văn học lãng mạn trước năm 1945 vừa ở trong hàng ngũ những nhà văn thành tâm chào đón và chân thành đi theo Cách mạng. Trong hành trình gian khổ hơn nửa thế kỷ ấy nhà văn vẫn luôn giữ vẹn được nhân cách và bản ngã của mình. Cái ngông, suy đến cùng, lại như một giá trị bền vững được đảm bảo bởi tài hoa, sự uyên bác và nhân cách nghệ sĩ. Trên đỉnh cao sáng tạo vừa vinh quang vừa cực kỳ cheo leo hiểm trở đó, nhà văn phải dốc hết sức lực để luôn giữ được những nét phong cách nghệ thuật riêng của mình.

Vẻ đẹp của tùy bút Nguyễn Tuân là kết quả tất yếu từ một cách viết mang bề rộng, chiều sâu và tầm cao văn hóa. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt biểu hiện ở thái độ thành kính trân trọng tiếng mẹ đẻ và các giá trị truyền thống chính là động lực bên trong, thôi thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơi nguồn vốn cũ để sáng tạo nên các giá trị mới. Ông xứng đáng được mệnh danh là “người thợ kim hoàn của chữ” (Tố Hữu), là “người suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật” (Nguyễn Đình Thi), là “tổ sư của một môn phái mà cho đến nay ở miền Bắc Việt Nam chưa có môn đệ” (Phan Ngọc). Trong lâu đài văn chương nghệ thuật dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, người đọc rất dễ nhận ra phần chạm trổ tinh xảo của nhà nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy Nguyễn Tuân, đúng như Vương Trí Nhàn đã xác nhận: “Giờ đây, nhìn vào bất cứ cuốn từ điển thuật ngữ hoặc nói chung là bất cứ cuốn lịch sử văn học nào, hễ cứ nói đến tùy bút, là người ta phải nhắc đến Nguyễn Tuân. Và đó là điều tự nhiên, là phù hợp với sự thực lịch sử. Nguyễn Tuân xứng đáng được như vậy” [119; 148].

2.3.2. Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường


2.3.2.1. Thạch Lam là một thành viên xuất sắc của Tự Lực văn đoàn, có viết bài cho các báo Phong hoá, Ngày nay, với đủ các thể loại: từ bài phỏng vấn, phóng sự đến truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, tiểu luận và cả truyện cho thiếu nhi. Sự xuất hiện thật rạng rỡ rồi biến mất đột ngột của Thạch Lam (cũng như trường hợp của Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp) trong nền văn học Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX gần giống một vì sao băng tự đốt cháy mình để làm

99


nên thứ ánh sáng chói lòa, khác thường. Tuy quãng thời gian cầm bút quá ngắn ngủi (chỉ trong khoảng 10 năm, từ 1931 đến 1941), với số lượng tác phẩm thật ít ỏi (ba tập truyện ngắn, một cuốn truyện dài, một tùy bút và một tập tiểu luận), nhưng Thạch Lam đã kịp khẳng định một vị trí xứng đáng trên văn đàn nước nhà, đặc biệt ở hai thể loại: truyện ngắn và tùy bút.

Nhắc đến Thạch Lam, người ta nghĩ ngay đến một cây bút truyện ngắn có phong cách độc đáo. Nguyễn Hoành Khung nhận xét thật trân trọng: “Thạch Lam đã góp phần nâng cao truyện ngắn Việt Nam lên một bước” [7; 19]. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng khẳng định: “Đọc các văn phẩm của Thạch Lam, người ta thấy ông chỉ sở trường về truyện ngắn” [140; 1079]. Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện thật rò ràng. Câu chuyện cứ trôi theo dòng cảm xúc miên man của các nhân vật. Giọng văn đằm thắm, dịu nhẹ mà len thấm sâu vào hồn người như những cơn gió lạnh đầu mùa. Lối văn hiện đại và giàu chất thơ ấy đưa người đọc chìm vào thế giới của cảm xúc, với những rung động đẹp đẽ trước thiên nhiên tạo vật và những điều kỳ diệu của tâm hồn. Cùng với những cách tân đáng kể về nghệ thuật văn xuôi, tầm vóc và vị trí hàng đầu của Thạch Lam trong nền văn học còn được khẳng định nhờ vào lòng nhân ái thiết tha và thái độ trân trọng các giá trị thuộc về con người, đặc biệt là những con người trong tình cảnh khốn cùng.

2.3.2.2. Sau truyện ngắn, tùy bút là thể loại góp phần quan trọng để tôn vinh tên tuổi Thạch Lam. Cùng với Nguyễn Tuân, Thạch Lam là một trong những người có công lớn, đặt những viên đá tảng để xây nền móng cho lâu đài tùy bút Việt Nam trong thế kỷ XX. Thiên tùy bút đặc sắc Hà Nội băm sáu phố phường (được in thành sách vào năm 1943) vừa thể hiện một phong cách văn xuôi độc đáo vừa góp thêm góc nhìn có chiều sâu triết lý và tư tưởng về truyền thống văn hóa của vùng đất cố đô.

Thạch Lam viết Hà Nội băm sáu phố phường với niềm tự hào vô hạn về đất nước và dân tộc: “Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp nhất và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”, đồng thời còn để “khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong 36 phố phường đều có

100


tiếng vang ra khắp mọi nơi”. Tác phẩm gồm 24 tùy bút, đề cập đến khung cảnh, nếp sinh hoạt, tính cách con người và đặc biệt là các món ăn ngon, các thức quà Hà Nội: Những biển hàng, Người ta viết chữ Tây, Quà Hà Nội, Vẫn quà Hà Nội, Phụ thêm vào phở, Bún sườn và canh bún, “Mìn pháo” và “Giầy giò”, Còn quà Hà Nội, Bánh khảo, Bánh đậu, Những thứ chuyên môn, Vài thứ chuyên môn nữa,…

Văn hóa ẩm thực của thủ đô được đề cập một cách toàn diện và tinh tế. Vẫn những thứ thực phẩm làm nguyên liệu chính như cá, ốc, lươn, cua, tôm,… vẫn những món ăn quen thuộc với người Việt Nam khắp mọi miền đất nước như phở, bún, chả, riêu, cháo, miến, xôi,… nhưng hình như chỉ ở Hà Nội thì mọi thứ mới đậm đà hương vị, mới được nâng lên thành nghệ thuật. Hà Nội băm sáu phố phường đã mang đến “một bài học trông nhìn và thưởng thức” (Theo dòng - Thạch Lam), giúp con người biết phát hiện nét văn hóa quý báu ẩn tàng trong những sự việc hiện tượng tưởng như bình thường hàng ngày.

Buổi giao thời, khi văn minh sâm banh, sữa bò của phương Tây bắt đầu du nhập vào thì văn hóa ẩm thực truyền thống dần có sự pha tạp. Thực tế đáng buồn ấy có lẽ đã diễn ra trước ở những cao lâu, tửu lầu sang trọng. Những giá trị cổ xưa ít nhiều vẫn còn được lưu giữ trong đời sống sinh hoạt bình dị của quần chúng nhân dân. Các thứ quà bình dân ở Hà Nội, qua sự miêu tả đầy tính nghệ thuật của Thạch Lam, chợt trở nên đẹp đẽ, sang trọng, như hiển hiện ra từ tấm lòng thơm thảo và bàn tay tài hoa, khéo léo của con người đất kinh kỳ. Thử làm một phép thống kê nhanh, sẽ thấy chỉ trong 66 trang sách in (khổ nhỏ) của Hà Nội băm sáu phố phường mà Thạch Lam đã điểm qua gần 50 món ăn, thức uống; đủ cả quà mặn quà ngọt, bổ âm bổ dương, bán suốt sáng trưa chiều tối. Có thể kể: bún chả, bún riêu, bún ốc, bún bung, bún sườn, canh bún, bánh tôm, bánh bao, bánh ít, súi ỉn (bánh trôi nước), bánh đậu, bánh giò, bánh gai, bánh bàng, bánh lam, bánh dẻo, bánh cốm, bánh xu xê, bánh gấc, bánh khảo, bánh bò chê, bánh bò Tàu, bánh đúc, thang cuốn, nem chua, miến lươn, phở, mìn pháo, giầy giò, chả rán, chè sen, chè đậu đen, sa cốc mày (chè xôi nước), bát bảo lường xà, phán sì thòng (chè khoai), kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo bột, cháo hoa, cơm nắm, cốm…

Không chỉ tập trung miêu tả vị ngon của thành phẩm, Thạch Lam còn giúp

người đọc thưởng thức nét thú vị của món ăn ngay từ khâu chế biến và kỹ thuật bày

101


biện. Này đây bánh cuốn Thanh Trì “mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành”. Này đây là họ hàng nhà bún, với món bún chả “chẳng đâu ngon bằng ở kinh đô… ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi”; đến nỗi một ông đồ từ nhà quê khăn gói ra Hà Nội, ngửi thấy mùi khói chả đã ứng khẩu hai câu thơ khó quên: “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long / Bún chả là đây có phải không ?”. Bún bung cũng là “một thứ quà ngon lắm mà lại là một thứ quà rất Việt Nam”, được chế biến hết sức công phu. Văn hóa, suy đến cùng, phải là những giá trị được sáng tạo ra từ bàn tay và khối óc con người:

“Cái thứ rau này, sao mà đi với bún hơn thế ! Tựa như trời sinh ra để nấu bún, và cái hòa hợp dịu dàng không ở đâu là không có, trong một tác phẩm văn chương cũng như trong một nồi bung nấu khéo.

Cây sơn hà (cây mùng) vốn là một giống tựa như cây khoai mà lá to, củ thì nhỏ và tròn như quả trứng, luộc lên ăn cũng ngon. Dọc cây, người ta tước vỏ và chẻ nhỏ, nấu kỹ cho rò nhừ. Một vài miếng đầu mẩu sườn để lấy nước ngọt, một ít nghệ để nhuộm cái thức ăn ấy một màu vàng đầm ấm như màu vàng của ráng chiều những ngày mùa hạ. Thêm dăm quả cà chua đỏ, một vài miếng đu đủ cắt vuông, màu trong mỡ như ngọc quý. Chừng ấy thứ mà có sợi bún trắng vắt qua, như một cái dây liên lạc những thức thực xa nhau, mà vì sự sành ăn của loài người bỗng chốc lên gần gũi. Thế là bát bún không biết bao nhiêu vị điểm lẫn cho nhau như các tiếng của một bản đàn” (Bổ khuyết).

Thạch Lam cũng có viết về phở, nhưng không hay bằng Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân cũng có một tùy bút dài về cốm Vòng, nhưng vẫn không lột tả được hết cái thần thái “một thứ quà thanh nhã và tinh khiết của lúa non” - một “thức quà thần tiên” - như Thạch Lam. Những trang viết về cốm của Thạch Lam quả là tuyệt bút, là “những trang văn xanh màu cốm non” (Hoài Anh) [7; 161], có thể làm cho một kẻ phàm phu tục tử cũng chợt nhận ra rằng ăn uống đâu chỉ là hành vi ẩm thực bình thường mà còn là nghệ thuật, là tri thức, là biểu hiện của nhân cách văn hóa. Sáng tạo cái Đẹp là thiên chức riêng dành cho những bậc tài hoa, còn thưởng thức cái Đẹp là năng lực tự nhiên tiềm ẩn trong tất cả mọi người. Văn của Thạch Lam

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí