Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 12

PHẦN KẾT LUẬN

Qua những vấn đề nghiên cứu trong luận văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy:

1. Sự đổi mới về xã hội và văn học đặc biệt là đổi mới ở thể loại tiểu thuyết là những tiền đề quan trọng để vấn đề nhân vật được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc. Nhà văn từ bỏ vai trò của một nhà chép sử để quan sát những vận động của cuộc sống. Nhận thấy hiện thực cuộc sống chứa đựng những mâu thuẫn, phức tạp, nhà văn có cái nhìn đa dạng hơn, đầy đủ hơn về hiện thực. Và từ sự thay đổi tư duy nghệ thuật, các nhà tiểu thuyết đã tìm ra cách thức mới trong việc khám phá đời sống và con người. Con người lịch sử đã làm xong sứ mệnh của nó, thời đại ngày nay cần nhìn nhận con người ở góc độ cá nhân trong tính toàn vẹn và tổng thể. Điều này cũng phá vỡ kết cấu phân tuyến rạch ròi: tốt - xấu; cao cả - thấp hèn… Nhân vật thực sự là điểm mấu chốt, mang lại nhiều thành tựu trong sự đổi mới của văn học nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng.

2. Cùng với những thay đổi trong đời sống xã hội và văn học, thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới mang những đặc trưng cơ bản khác với giai đoạn trước. Trước hết đó là cái nhìn từ con người lịch sử sang con người cá nhân. Cùng với nó, con người không còn đơn tính cách mà là sự phức hợp của nhiều loại tính cách, rất khó tách bạch. Các nhà tiểu thuyết đã mang đến một thế giới nhân vật sống động với nhiều màu sắc, dạng vẻ trong một cái nhìn tổng thể và toàn vẹn. Và điểm khác biệt lớn nhất chính là việc nhân vật được xây dựng trên nhiều bình diện. Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ với đời thực, với mộng ảo; vượt thoát tầm kiểm soát của ý thức để thám hiểm vào cõi tiềm thức, vô thức; được xem xét, đánh giá lịch sử từ góc độ cá nhân. Chính điều này tạo nên tính đối thoại cho tác phẩm, một sự đối thoại nhiều ý nghĩa.

3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đương đại đã có những đổi mới cơ bản so với giai đoạn trước: thế giới nhân vật tiểu thuyết đa dạng và phong phú với nhiều kiểu dạng nhân vật, tính cách. Điều này thể hiện rõ hơn khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận và khai thác hiện thực của các nhà văn, đồng thời thấy được hiện thực cuộc sống

luôn bộn bề và phức tạp. Nó thể hiện cái nhìn toàn vẹn về đời sống và thể hiện bằng tính đa nguyên của nghệ thuật với nhiều kiểu nhân vật: Nhân vật bi kịch; Nhân vật tha hóa; Nhân vật sám hối, tự thú; Nhân vật cô đơn; Nhân vật dị biệt. Ở mỗi kiểu dạng nhân vật, chúng tôi cố gắng đi sâu phân tích, lí giải sự xuất hiện của kiểu nhân vật đó.

Như vậy, có thể thấy so với những thời kỳ trước, nhân vật trong tiểu thuyết đương đại đã có nhiều biến đổi để phù hợp với nhu cầu của thời đại. Sự phân chia để nhận diện các kiểu nhân vật trên chỉ mang tính chất tương đối. Giữa các nhân vật vẫn có sự chuyển hóa, đan cài lẫn nhau. Nhân vật lại trở lên "phức hợp", đa diện hơn với những nét tính cách đa dạng, nhiều chiều, thực hơn với con người của thời đại.

4. Sự xuất hiện của các kiểu nhân vật như một sự kế tiếp. Điều này mang đến nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, nó thể hiện một phần trong sự vận động của xã hội. Văn học như thiên chức từ ngàn đời nay của nó vẫn bám sát hiện thực, thể hiện một sự chiêm nghiệm sâu sắc về hiện thực. Xã hội tạo ra những kiểu người như vậy.

Thứ hai, chính do sự xuất hiện kế tiếp của các kiểu nhân vật, ta thấy có sự cách tân trong nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giai đoạn đầu của tiểu thuyết thời kì đổi mới, khám phá số phận con người là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, các vấn đề liên quan đến con người đều nằm trong sự nhận thức lại. Con người có cơ hội nhận thức lại chính mình, khi đó, nhận ra cái bi kịch của mình. Tuy ý thức rất rõ về bản thân nhưng có những lúc vì nguyên nhân này, nguyên nhân khác, con người vẫn không làm chủ được bản thân. Quá trình tha hóa vì thế mà diễn ra trong mỗi con người. Có sự tha hóa là do hoàn cảnh nhưng cũng có khi con người tha hóa vì chính những nhu cầu của bản thân. Để rồi, con người lại một lần nữa, nhận thức lại để tự thú, sám hối. Những kiểu dạng nhân vật này xuất hiện từ đầu thời đổi mới nhưng vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại. Ở thời đại nào cũng vậy, khi con người không thể rèn rũa bản thân, họ vẫn sẽ mắc vào bi kịch, vào sự tha hóa để cả cuộc đời phải sám hối, “sống mà nhớ lấy”. Trên ý nghĩa đó, những kiểu nhân vật này là đóng góp rất quan trọng của tiểu thuyết thời kì đổi mới, là thành tựu không thể không nhắc đến khi tổng kết văn học đương đại.

- Tiểu thuyết với ưu thế thể loại, luôn luôn vận động và nhạy bén trong tiếp thu những kĩ thuật tiểu thuyết mới. Việc tiếp thu những kĩ thuật phương Tây trong tiểu thuyết đương đại là không thể phủ nhận. Bằng chứng là kiểu nhân vật cô đơn và kiểu nhân dị biệt xuất hiện trong tiểu thuyết đương đại. Ở hai kiểu nhân vật này, yếu tố tiếp thu từ truyền thống cũng có song tựu chung lại, người ta vẫn thấy sự ảnh hưởng rất rõ ràng của văn học nước ngoài. Thực tế, ý thức bản thân cao độ đến mức thấy mình là con người cô đơn là sản phẩm của ý thức phương Tây hơn là phương Đông. Nhân vật dị biệt trước đây có thể xuất hiện trong các truyện truyền kì nhưng mục đích của tác giả không giống hiện tại. Với kiểu người này, ảnh hưởng từ văn học phi lí là rất rõ ràng.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 12

5. Để có sự xuất hiện các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới, vai trò của người viết là rất quan trọng. Các thế hệ nhà văn kế tiếp nhau, thay thế nhau. Giữa họ có điểm chung, nên có sự gặp gỡ trong việc xây dựng một số kiểu nhân vật. Nhưng thực tế cũng có điểm khác biệt của thế hệ những người cầm bút. Khác biệt trong cách tìm kiếm nhân vật, hiện thực xung quanh nhân vật. Các cây bút mới năng động hơn, ngày càng mạnh dạn thể nghiệm nhiều vấn đề mới mẻ, gai góc trong cuộc sống với một lối viết táo bạo. Chúng ta có thể kì vọng những kiểu nhân vật mới sẽ xuất hiện, giúp người đọc tiếp tục khám phá về đời sống và con người sâu sắc, triệt để và toàn diện hơn.

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh nội dung – nhận diện các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới. Còn một phần rất quan trọng và giá trị là các thủ pháp xây dựng nên những nhân vật đó, theo chúng tôi đó sẽ là một đề tài hấp dẫn mà chúng tôi có thể tiếp tục trong tương lai không xa, ở một cấp cao hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoài Anh, E.M. Forster bàn về nhân vật tiểu thuyết,

http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=3064&catid=6, 06.08.2009

2. Tạ Duy Anh (2002), Nhân vật, Nxb Dân tộc, Hà Nội.


3. Tạ Duy Anh, Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, 2008


4. Tạ Duy Anh (2002), Nhân vật-Tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.

6. Tạ Duy Anh (2008), Ngẫu hứng Sáng, Trưa, Chiều, Tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

7. Thái Phan Vàng Anh, Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại, http://vannghequandoi.com.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=5867:tiu-thuyt-vit-nam-u-th-k-xxi-t-goc-nhin-hu-hin-i&catid=1:-nhanvt- vn-skin&Itemid=2, 22 Tháng 7, 2010

8. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

10. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.


11. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận văn PTS Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội .

12. Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân (Sưu tầm và biên soạn), Đời sống văn nghệ đầu thời đổi mới.

http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi.htm

13. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Văn nghệ, (49 -50).

14. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

15. Nguyễn Văn Dân (1997), Dấu ấn phương tây trong văn học Việt Nam hiện đại-vài nhận xét tổng quan, Văn Học (2).

16. Nguyễn Thị Xuân Dung, Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996,

http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghiencuu/2008/03/3B9ADD12/, 29/2/2008

17. Đặng Anh Đào (2008), Việt Nam và Phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Tiến Đạt (2009), Thể xác lưu lạc, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.


19. Văn Giá (2004), Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây,

http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/phebinh/2004/12/3B9AD44A 6/12/2004

20. Hoàng Cẩm Giang, Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI,

http://khoavanhoc- ussh.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=804:vn-- nhan-vt-trong-tiu-thuyt-vit-nam-u-th-k-xxi&catid=83:ngh-thut hc&Itemid=247, 26/11/ 2010

21. Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa, http://www.sachhay.com/book/200811171589/co-hoi-cua-chua.aspx

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyên Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Phùng Hữu Hải, Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975.

http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=471&menu=75

24. Võ Thị Hảo, Giàn thiêu, NXB Phụ nữ, 2003.

25. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội .

26. Tô Hoài, Ba người khác, NXB Đà Nẵng, 2007.

27. Việt Hoài (2004), Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/48611/Ta-Duy-Anh-giua-lan-ranh-thien-ac.html, 19/09/2004

28. Nguyễn Hằng, Nhà văn Tạ Duy Anh, Tôi thích sự đơn độc, http://dantri.com.vn/c25/s23-66382/nha-van-ta-duy-anh-toi-thich-su-co- doc.htm ,18/7/2005

29. Đinh Thị Huyền, Nhân vật của tiểu thuyết “Hậu chiến” http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=513&menu=74&t=1

30. Trịnh Đặng Nguyên Hương, ảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận, http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/phe-binh/2010/11/9025-cam-thuc- lac-loai-trong-sang-tac-cua-thuan-2-2 / 30-10-2020

31. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Nguyễn Xuân Khánh, Mẫu Thượng Ngàn http://w1.60s.com.vn/ftruyen/884/M%E1%BA%ABu%20Th%C6%B0%E1% BB%A3ng%20Ng%C3%A0n.aspx .

33. Ma Văn Kháng, Côi cút giữa cảnh đời,

http://www.sachhay.com/book/200904102367/coi-cut-giua-canh-doi.aspx.

34. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội.

35. Ma Văn Kháng (2009), Một mình một ngựa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

36. Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn3nnn4n31n34 3tq83a3q3m3237nvn3n.

37. Thụy Khuê (1999), Phạm Thị Hoài – Thiên sứ, Sóng từ trường II http://thuykhue.free.fr/stt1/index.html

38. Thụy Khuê (2003), Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật, Sóng từ trường III, http://thuykhue.free.fr/stt3/index.html

39. Thụy Khuê, Nỗi buồn chiến tranh, Sóng từ trường http://thuykhue.free.fr/stt1/index.html

40. Milan Kundera (2001), (Nguyên Ngọc dịch) Tiểu luận, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

41. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

42. Chu Lai (2004), Ba lần và một lần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

43. Chu Lai (2004), Vòng tròn bội bạc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

44. Chu Lai (2003), Cuộc đời dài lắm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

45. Ngô Tự Lập (1999): Những đường bay của mê lộ, http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=0&catid=7 &ID=4028&shname=Nhung-duong-bay-cua-me-lo-Ve-Van-h-c-ky-ao 12/11/2009.

46. Phạm Thái Lê (2007) Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cuối tháng , (số 10) tr. 137- 140.

47. Nguyễn Văn Long- Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết, (2007) Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

49. Nhiều tác giả, Văn học hậu – đổi mới tại Việt Nam, nhìn từ Pháp http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwor k&artworkId=3542,

50. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.

51. Trần Thị Mai Nhân, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2000 , http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=371&menu=72&t=1

52. Trần Thị Mai Nhân, Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. http://www.phapluanonline.com/index.php?option=com_content&view=artic le&id=472:vn-tam-linh-trong-tiu-thuyt-vit-nam-thi-k-i-mi&catid=106:khao- cuu&Itemid=132 02-10-2008

53. Dạ Ngân (2006), Gia đình bé mọn, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

54. Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

55. Bảo Ninh, Viết văn để loại trừ sự giả dối, http://vnexpress.net/GL/Van- hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2004/11/3B9D8B3C. 19/11/2004.

56. Hồ Phương, “Đổi mới tư duy là yêu cầu tự thân”, Văn nghệ số 2, ngày 10.1.1987, Hà Nội

57. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, NXB Đà Nẵng.

58. Nguyễn Bình Phương (2006), Nguời đi vắng (tái bản lần 2), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

59. Nguyễn Bình Phương (2004), Thoạt kì thuỷ, tái bản lần thứ nhất, Nxb văn học, Hà Nội.

60. Nguyễn Bình Phương (2006), Trí nhớ suy tàn (tái bản lần 1), Nxb Văn học, Hà Nội.

61. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

62. Vân Thanh (1986), Một mảnh đời trong trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng trong vườn, Tạp chí Văn học (3).

63. Hồ Anh Thái (2003) Cõi người rung chuông tận thế - Tác phẩm và dư luận, Nxb Đà Nẵng.

64. Nguyễn Huy Thiệp (2001), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

65. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

66. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí