Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 11

thôn với những nét nhân bản đáng quý sẽ đi về đâu trước cơn lốc của sự đổi thay đó?

Trinh tiết xóm Chùa cũng là một cốt truyện đặt ra được nhiều vấn đề của hiện thực làm nhức nhối lòng người. Cốt truyện xoay quanh một chuỗi sự việc làm nổi bật chủ đề “cơn sốt lấy chồng ngoại” đang rộ lên ở làng quê bấy giờ. Mọi chuyện bắt đầu từ việc cô Khờ, cháu cụ mõ, con ông chủ tịch bị người dụ dỗ bán vào lầu xanh tận Hồng Kông. Ở đó Khờ đã gặp được người giầu có gửi tiền vàng về xây nhà lầu, cải táng mộ phần cho các cụ. Lần này về chơi mục đích của Khờ là tuyển con gái đem xuất ngoại. Tiêu chuẩn phải xinh xắn, dễ coi trẻ khỏe, đặc biệt các chị em phải “còn xịn”. Khờ định tuyển một giàn gái đẹp để kinh doanh “trinh tiết” của họ kiếm lời nhưng núp dưới hình thức môi giới lấy chồng ngoại. Câu chuyện của Khờ làm bà Duệ đau đớn đến tan nát cõi lòng vì tiếc của. Con Hoa nhà bà xinh nức tiếng làng xã vừa tuổi mười tám, giá nó không bị thằng phó nháy ngoài phố “làm thịt” thì giờ cái Hoa đã thành mỏ vàng nhà bà. Nghe chuyện của Hoa, Khờ rỉ tai bà Duệ khiến bà sửng sốt “dì thu xếp cho con một khoản kha khá con có đường dây bí mật đưa em Hoa đi sửa sang lại… đến một cơ sở y khoa đặc biệt ở đó người ta nhận vá, người ta tân trang nguyên làng như cũ. Tân trang song con gái đã hư cũng trở thành “xịn”, lại rác, lại toạc, lại có quyền lên giá nhờ cái “trinh tiết y khoa” ấy”. Ôi chao, còn đâu xóm Chùa ngày xưa nữa! Giờ tha hồ con gái đóng mác xuất ngoại, con giai đu đưa ma túy ,ca-ve lẻn vào tận làng hoạt động kiếm tiền. Vì tiền người ta có thể đổi trắng thay đen, chà đạp cả thuần phong mỹ tục, hủy hoại cả nét nhân bản vốn quý ngàn đời của dân tộc. Truyện khép lại trong cảnh ông Sĩ Duệ - bố Hoa khi biết được câu chuyện của con gái đã “xây xẩm mặt mũi, ngã lăn vào lòng lão Bản. Hai tay ông vẫn chới với muốn níu giữ cái gì vô hình đang vuột mất”. Cái vô hình đang vuột mất kia phải chăng chính là những nét nhân bản truyền thống vốn quý của làng quê khi chưa bị sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường, chưa có sự chi phối của đồng tiền. Viết về hiện thực xóm Chùa cũng là hiện thực nông thôn thời mở cửa, hầu hết những cốt truyện của Đoàn Lê đều đưa ra một chuỗi những sự kiện, biến cố làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Những sự kiện, biến cố ấy không xoay quanh một nhân vật chính duy nhất như nhiếu cốt truiyện của truyện ngắn khác mà gắn nối với nhau bằng một sợi dây vô hình

là chủ đề tác phẩm. Kết thúc của những cốt truyện ấy thường là lối kết thúc mở gợi ra được những dư vị thấm thía cho lòng người.

Cốt truyện Thành hoàng làng xổ số lại xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật lão Khiển –một kẻ đam mê số đề đến mức “ngộ độc” chết một cách thảm thương. Nguyên nhân lão đến với số đề có phần hợp lý, chơi để cất lại căn nhà xiêu vẹo hiện tại và đặc biệt cải táng những ngôi mộ sắp trôi sông của tứ thân phụ mẫu. Vì thế mỗi tháng lão cố tằn tiện số lương văn thư ít ỏi vừa đủ mua một tấm vé số để cầu may. Dịp đó dường như thần tài đã thấu hiểu cảnh ngộ của lão mà cho lão trúng giải sáu được bảy trăm đồng. Từ đó lão Khiển càng quyết tâm lao vào xổ số, lão Khiển mua xổ số như điên, cứ có đồng nào trong túi lão mua tuốt như con bạc khát nước. Rồi lão mất xe, mất việc và mất luôn cả gia đình, dù lang thang lão vẫn xoay mọi cách để có tiền mua xổ số như bơm xe, giúp việc cho bà góa...Về sau kiếm ăn không nổi, lão chơi xổ số bằng tưởng tượng rồi bị “ngộ độc” và chết đau đớn. Với hình hài chỉ còn xương bọc da, lão Khiển đã chết đau, chết đói, chết rét, chết cô độc trên đường tìm về nhà. Khác với những cốt truyện trước, ở cốt truyện này nhà văn xây dựng rất nhiều biến cố, sự việc quanh cuộc đời lão Khiển để làm nổi bật ý nghĩa phê phán hiện thực xã hội một thời ở nước ta. Hiện thực về sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế thị trường kéo theo nó hàng loạt những vấn nạn. Một trong những tệ nạn bùng phát mạnh mẽ nhất ở khắp các vùng từ nông thôn đến thành thị khiến người dân không thiết tha làm ăn gì là nạn cờ bạc, số đề. Tệ nạn ấy không những đẩy bao gia đình vào cảnh nhà tan, cửa nát mà còn cướp đi mạng sống của bao người, làm đảo điên xã hội, suy thoái nền kinh tế. Hiện thực ấy được nhà văn thể hiện sâu sắc qua cuộc đời số phận của một con người.

Những truyện có cốt truyện của Đoàn Lê luôn ẩn chứa những vấn đề hiện thực sâu sắc gây ám ảnh lòng người. Những cốt truyện ấy thường không đao to búa lớn mà tự nhiên dung dị nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa thật sâu sa. Những vấn đề hiện thực mà nhà văn phản ánh qua mỗi cốt truyện ấy đều là những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc, những vấn đề làm nhức nhối lòng người: vấn đề “sốt đất” do mở đường cao tốc (Đất xóm Chùa), cơn sốt lấy chồng ngoại (Trinh tiết xóm Chùa), vấn đề mở khu du lịch sinh thái dởm (A Tourism xóm Chùa), nạn cờ bạc số đề (Thành hoàng làng xổ số)…và rất nhiều vấn đề hiện làm nhức nhối lòng người.

1.2. Cốt truyện tâm lý

Bên cạnh cốt truyện truyền thống, Đoàn Lê còn xây dựng một loại cốt truyện nữa: cốt truyện tâm lý. Loại truyện này chủ yếu đi sâu vào thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật. Chất “chuyện” mờ nhạt, khó tóm tắt, khó kể lại. Truyện ít có những chuyển động về hành động bên ngoài, nếu có cũng không tác động đến cốt truyện bao nhiêu. Ở loại này, những nguyên tắc truyền thống dường như biến hóa hơn. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động, suy nghĩ là chủ yếu. Vì thế loại truyện này thường được cảm nhận bằng suy nghĩ tâm trạng nhân vật hơn là những câu chuyện được tường thuật. Dẫu vậy, cốt truyện tâm lý vẫn thể hiện đầy đủ “hệ thống tính cách” và “những xung đột xã hội” mà một tác phẩm tự sự cần có. Hệ thống sự kiện của tác phẩm được sắp xếp theo dòng tâm lý nhân vật xung đột chủ yếu là xung đột tâm lý.

Cốt truyện tâm lý đã được một số nhà văn Việt Nam khai thác thành công từ những năm 1930-1945. Truyện thường không có cốt truyện gì đáng kể, sự kiện, biến cố là yếu tố cầu nối để nhà văn khai thác tâm lý nhân vật với những biến động tinh vi, chứa đựng những day dứy và ám ảnh. Tiêu biểu là những truyện như Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Đứa con đầu lòng, Tiếng chim kêu của Thạch Lam hay Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…của Nam Cao. Nhưng phải đến văn học giai đoạn sau đổi mới, kiểu cốt truyện này mới thực sự nở rộ. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã lý giải về bản chất truyện này như sau “Có những người viết truyện ngắn sau khi đã diễn tả cái diễn biến bên ngoài, hoặc tả hết sức tiết kiệm mà chỉ chuyên chú vào cái bên trong, vào cái mà nhân vật thu nhận được bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại, bằng những phản ứng tâm lý rất tinh tế. Vì thế đã đẻ ra một loại truyện ngắn mà ta thgường gọi là truyện ngắn không có truyện, chẳng qua chỉ là một thủ đoạn văn học cốt để nhân vật và phần nội tâm của nhân vật trực tiếp tiếp xúc với người đọc” [11, 256]. Đây là loại truyện có “cốt truyện bên trong” tức cốt truyện tâm lý diễn tả những tâm trạng điển hình của nhân vật.

Cốt truyện tâm lý của Đoàn Lê thường xuất hiện hai kiểu xung đột: xung đột giữa hoàn cảnh và tính cách; xung đột giữa tính cách với nhau. Những xung đột này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Xung đột còn giúp tác phẩm trải qua các giai đoạn phát triển của cốt truyện, từ đó chủ đề tác phẩm

được sáng tỏ. Có những tác phẩm toàn bộ cốt truyện diễn ra bằng mạch phát triển tâm lý của nhân vật như truyện Giường đôi xóm Chùa, Đêm ngâu vào…Cốt truyện Giường đôi xóm Chùa được phát triển bằng mạch ngầm tâm lý của nhân vật “Tôi”. Đó là một người phụ nữ đã từng có hai tám năm sống với một người chồng không hoàn toàn hòa hợp. Vì không hòa hợp nên gia đình ấy đã có bao phen sóng gió, tình cảm của họ đã rách tươm như lá cờ giữa trận tiền không thể vá víu được nữa. Và họ quyết định chia tay nhau khi đã có con cháu đủ đầy. Cốt truyện rất đơn giản, chỉ vài ba sự kiện tiêu biểu, chủ yếu là dòng ý thức, dòng tâm trạng của nhân vật „tôi”. Thời gian cốt truyện chỉ trong một đêm, trong một đêm nhân vật tôi nhớ lại câu chuyện của cả cuộc đời hai tám năm chung sống với người chồng ấy. Câu chuyện bắt đầu từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trên chiếc giường đôi đầy kỷ niệm của hai người, giờ đã có sự xuất hiện của người thứ ba xen vào làm tan nát mọi thứ. Từ đây mọi ý nghĩ của nhân vật tỏa đi các ngả không theo một trật tự nào hết. Nó diễn ra theo mạch diễn biến lô gích của suy tư. Đầu tiên là tâm trạng bàng hoàng của nhân vật “tôi” khi nhận lời thú tội của người chồng bội bạc. Rồi từ trong tâm trạng bàng hoàng ấy, chị nhớ lại những ngày đầu tiên khi anh ta thổ lộ tình yêu với chị, thật ngọt ngào và lãng mạn. Chị nhớ lại quãng đời chung sống với anh ta: vui cũng lắm mà buồn cũng nhiều, bao phen họ phải cố gắng giữ cho tổ ấm đứng vững trước sóng gió muôn mặt của đời thường. Tiếp đó chị dự tính những việc phải làm sau khi chia tay: chuyện con cái nhà cửa, chuyện căn phòng riêng của hai người…Trong dòng suy nghĩ ấy, chị nhớ lại chuyện về con trai, ngày nó lấy vợ, chuyện về đứa cháu nội- thiên thần bé bỏng của chị, chuyện niềm tin tâm linh vào những giấc mơ của chị, chuyện về cuộc đời tủi cực, cay đắng của mẹ chị, chuyện về người bạn trai tên Báu thủa nhỏ của chị…Dòng hồi ức đưa chị trở về với thời gian gần nhất cách đây một tháng khi chị chờ chuyện ly hôn ngã ngũ, chị đã làm một chuyến đến Quảng ninh làm một bộ phim tài liệu, cùng cuộc gặp gỡ với người tình cũ của chồng và chuyến thăm đảo khỉ đầy ý nghĩa. Truyện khép lại ở cảnh chị và chồng cùng trở mình khi gà đã gáy sáng. Có thể nói truyện không có cốt truyện gì đặc biệt, toàn chuyện là dòng ý thức của nhân vật “tôi” nhưng nhà văn vẫn đặt ra và giải quyết được rất nhiều vấn đề có ý nghĩa triết lý. Vấn đề về tình yêu, hôn nhân. Hôn nhân chỉ thực sự hạnh phúc khi có sự đồng cảm sẻ chia, hòa hợp của vợ chồng. Muốn làm được điều đó cả hai người cần phải luôn cố gắng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

vun đắp cho tình yêu, làm mới tình yêu đề cuộc sống chung không rơi vào sự nhàm tẻ.

Cốt truyện Đêm ngâu vào cũng xoay quanh dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”- một họa sỹ. Câu chuyện bắt đầu bằng một chiều mưa ngâu người họa sỹ ngồi lặng lẽ ngắm hình hài người thiếu phụ đang tiều tụy đi vì bệnh tật. Từ hiện thực đó, dòng ý thức đưa anh trở về những tháng ngày qúa khứ. Đầu tiên là mốc thời gian năm bốn mươi tuổi, anh mở một phòng tranh, tặng bức gạt tàn cho một người đàn ông và nhận lại ba con khỉ gỗ. Những lúc anh phiền muộn hay có tâm sự gì, ba con khỉ gỗ lại sẻ chia với anh. Rồi từ đó ký ức lại đưa anh trở về những tháng ngày anh quen nàng đã hơn hai mươi năm về trước. Đó là một ngày trời mưa định mệnh, sau ngày đó anh đã vĩnh viễn mất nàng . Sau khi nàng bị con “cá mập” cướp đi, anh đã dọn về ở nhà nàng- anh vốn là con nuôi của mẹ nàng. Anh đau đớn thấy mỗi lần nàng về thăm nhà lại thấy nàng nhỏ bé đi. Căn bệnh quái ác đang dần cướp nàng khỏi cuộc đời, anh lặng lẽ ngồi phác thảo nàng những ngày cuối mà nuốt thầm những giọt lệ vào trong. Sau khi nàng qua đời , anh đặt bức vẽ dở dang vào góc bàn có những chú khỉ gỗ rồi mừng rỡ đến nỗi “khóc nức lên, thật kỳ diệu!”. Toàn truyện dường như không có chuyện, đó là dòng tâm trạng, hồi ức của nhân vật người họa sỹ. Truyện không có nhiều tình tiết, biến cố ly kỳ nên rất khó tóm tắt hay kể lại. Cấu trúc của truyện rất lỏng lẻo, đó là dòng ý thức nên nó nhảy cóc, biến hóa rất linh hoạt rất phù hợp để thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của nhân vật người họa sỹ. Tất cả là một nỗi hối tiếc, sót xa tràn ngập cõi lòng. Chỉ vì một phút giây do dự mà anh đã để mất tình yêu và rồi mất luôn cả người yêu mãi mãi. Dư vị của sự nuối tiếc thấm đẫm những trang văn của Đoàn Lê.

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 11

Những truyện loại này, sự sắp xếp các đoạn trong mỗi tác phẩm thường không tuân theo thứ tự thời gian: có khi thuận theo chiều tuyến tính thời gian, khi bị đảo ngược. Đây chính là lối lắp ghép liên văn bản trong nghệ thuật xây dựng bố cục của nhà văn. Người đẹp xóm Chùa là một truyện ngắn rất tiêu biểu cho lối lắp ghép liên văn bản này. Cốt truyện rất đơn giản nếu không muốn nói là chẳng có gì đáng nói. Chuyện kể về một anh họa sỹ rất yêu quý, trân trọng cái đẹp. Vì thế, anh đã dành hầu hết những tháng năm sôi nổi của thời trai trẻ để lưu giữ cái đẹp bằng việc vẽ những bức tranh khỏa thân thiếu nữ và mở được một triển lãm tranh với “hai mươi mùa xuân” để ca ngợi vẻ đẹp kỳ diệu của họ. Chỉ

tiếc những kẻ phàm tục không hiểu được những cái đẹp quý giá mà anh tôn thờ, anh thấy sót xa cho cái đẹp. Rồi một hôm thằng bé anh vẫn nhờ trông cửa mỗi khi anh làm việc đã tha thiết nài nỉ anh cho vay tiền và trả bằng việc cho em gái nó làm mẫu vẽ cho anh. Người họa sỹ không muốn nhưng trước vẻ đẹp thiên thần của cô bé anh đã vẽ như điên không chỉ cái vẻ bề ngoài mà cả phẩm chất tâm hồn của cô bé ngoan hiếu thảo. Đó là bức vẽ anh dành định dành riêng cho mình mà nếu chết anh sẽ tặng cho cô bé. Mạch truyện đang ở dòng cảm xúc của người họa sỹ khi ngồi vẽ cô bé bỗng biến đổi linh hoạt nhảy cóc. Dường như nhà văn xen vào kể một câu chuyện khác không liên quan gì đến mạch chuyện chính. Chuyện về anh chàng bán tạp hóa có bức tranh khỏa thân do mua từ thiện của một ông họa sỹ nghèo để lấy tiền chôn cất ông ta. Bức khỏa thân ấy lại là mẹ cô gái bán bánh cuốn mà anh chàng bán tạp hóa yêu. Mẹ cô bé đang hấp hối, rất mong được nhìn bức tranh của mình lần cuối. Khi nhìn bức tranh khỏa thân cô như bị thôi miên, rồi cô đã đánh đổi cái quý giá nhất của đời người con gái để lấy bức tranh khỏa thân thỏa ước nguyện của mẹ cô trước khi qua đời. Sau khi mẹ mất, cô đã trả lại anh chàng tạp hóa bức tranh khỏa thân kèm một bức thư và rời bỏ mảnh đất ấy. Anh chàng tạp hóa tìm đến nhà cô, anh hết sức ngạc nhiên khi so sánh người đẹp trong tranh với bức ảnh người đàn bà già nua sầu muộn “hai hốc mắt tối sẫm, cái sọ trơ xương”. Cuộc đời quá phũ phàng đã tàn phá xô đẩy cái đẹp đến mức tiều tụy, xác xơ để bao người phải nghi ngờ “Hỡi ôi, cái đẹp có thực hay không thực?”. Đấy cũng là tấm lòng xót xa cho cái đẹp của nhà văn, cái đẹp vốn yểu mệnh. Nếu không được nâng niu, trân trọng, che chở, bảo vệ cái đẹp sẽ nhanh chóng bị tàn phai trước sóng gió muôn mặt của cuộc sống đời thường. Truyện khép lại trong cảnh nhân vật họa sỹ đối thoại với cô bé và đánh dấu một nốt son lên bức tranh để chứng thực đã có một nhan sắc như thế đi qua thế gian. Đây là cách kết thúc của kiểu truyện có bắt đầu mà không có kết thúc. Kết thúc ngỏ mở ra nhiều khoảng trống để người đọc tự suy nghĩ, phán đoán, tưởng tượng để lấp đầy. Bằng cách này truyện của Đoàn Lê đã phản ánh hiện thực cuộc sống không chỉ đa dạng, bề bộn mà đang còn dở dang, một hiện thực luôn trên dòng vận động không có dấu chấm cuối cùng.

Nhìn con người với diễn biến bên trong của dòng suy nghĩ, tâm trạng, Đoàn Lê đã khám khá được chiều sâu của cuộc sống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Với cách khám phá con người tâm lý, con người tâm trạng, truyện ngắn của

Đoàn Lê hòa chung với dòng chảy của truyện ngắn hiện đại góp phần làm phong phú thêm cho thể loại truyện ngắn này. Đồng thời cũng khẳng định được tên tuổi của Đoàn Lê trong nền văn học đương đại.

1.3 Cốt truyện kỳ ảo.

Nhà văn Ngô Tự Lập đề xuất cách dùng thuật ngữ truyện kỳ ảo như sau: “Truyện kỳ ảo đưa ra những sự kiện không thể giải thích nổi bằng những quy luật thông thường. Đó là một thế giới, nơi cái thực và cái ảo, cái tự nhiên và siêu nhiên xâm nhập lẫn nhau…” [75]. Ở thể loại truyện này, cái kỳ ảo là yếu tố cơ bản tham gia vào dẫn dắt cốt truyện. Cái kỳ ảo là thủ pháp làm đậm thêm hiện thực, soi chiếu những góc độ khác nhau của hiện thực. “Thế giới kỳ ảo không phải ở ngoài, cũng không phải ở trên, cũng không phải ở dưới, nó ở trong đáy lòng chúng ta, nó lay động đến tất cả, nó là linh hồn của tất cả sự thật, nó hiện diện trong tất cả sự việc, mỗi nhân vật tự mình mang nó và biểu hiệh nó theo cách của mình” [51, 117]. Cốt truyện ở thể loại này mang những yếu tố kỳ lạ, có tính chất ảo, làm người đọc kinh ngạc, thích thú, thậm chí là sợ hãi. Cốt truyện loại này, Đoàn Lê đề cập tới ở Nghĩa địa xóm Chùa, Lên Ruồi, Nhân Bản

Cốt truyện Nghĩa địa xóm Chùa xoay quanh việc nhầm lẫn thân nhân của một vị tướng với một tay thợ điện bậc ba đã về hưu. Từ tình huống vừa vui cười vừa bi thảm ấy, Đoàn Lê đã tưởng tượng cả một cốt truyện phong phú , sinh động về cõi âm. Cõi âm cũng tồn tại, sinh hoạt, đi lại, nói năng và tán chuyện với nhau y như cõi người vậy. Tối tối khối cộng đồng đông đúc của cõi âm lại rủ nhau đội mả chui lên mặt đất để sinh hoạt. Khối cộng đồng ấy đặc biệt sôi nổi trong những đêm đón tiếp hồn ma mới. Họ cũng bầu thứ hạng, cấp bậc lo quản lý khu nghĩa địa đâu ra đấy. Cả khu nghĩa địa đều nhao lên về chuyện hồn ma nằm trong quan tài kính sắp được chôn ở khu nghĩa địa của họ. Rồi đám ma cũ kéo nhau làm tình làm tội hồn ma mới, bắt anh ta tường trình toàn bộ chuyện nhầm lẫn kia rồi họ mới chịu tản về các nơi sinh hoạt như thường ngày. Thông qua câu chuyện cõi âm, nhà văn muốn làm đậm thêm một góc nhìn hiện thực: hiện thực về các loại phí dịch vụ đang hoành hành trong xã hội hiện đại “tiền lót tay tiêu cực phí”. Nếu không có khoản ấy “lót tay” cho bọn canh nhà xác, chúng sẵn sàng làm cái việc mất hết nhân tính là tráo đổi xác người quá cố. Bên cạnh đó còn hiện thực về tình thân, tình người đang bị xói mòn trước sức công phá của đồng tiền với vẻ hào nhoáng bề ngoài, rồi chuyện đút lót, hối lộ, bợ đỡ,

chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới”…Bằng cách tưưởng tượng một thế giới ảo, Đoàn Lê đã đặt ra và giải quyết được rất nhiều vấn đề của hiện thực đời sống thật chân thực và dí dỏm.

Cũng một cách giải quyết như vậy, ở truyện ngắn Lên Ruồi, Đoàn Lê đã bê y nguyên hiện thực cõi người lên cõi ruồi. Nói cách khác, cõi ruồi cũng thường tình như cõi người vậy. Cốt truyện xoay quanh cuộc đời, số phận của một nghệ sỹ nhào lộn. Anh đã đóng góp gần trọn cuộc đời cho nghệ thuật, giờ anh ly dị vợ không có chỗ ở, xin cấp một căn hộ theo tiêu chuẩn mà đi khắp các cửa kêu xin đều không được giải quyết còn bị biến thành ruồi. Trong kiếp sống ruồi, anh tưởng có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bức súc trong cõi người thì lại phải đối mặt với những vấn đề còn phức tạp hơn. Đó là vấn đề mưu sinh, nhà ở, phụ nữ…Cõi ruồi cũng có thứ hạng, cấp bậc, có ruồi Bộ trưởng, thứ trưởng, ruồi giámn đốc, trưởng phòng…Và không chóng thì chày lại chật đất ruồi rồi đâu lại vào đấy. Đúng là cái vòng luẩn quẩn, ở đâu người nghệ sỹ nhào lộn ấy cũng không thể thoát khỏi những vấn đề muôn thủa cho dẫu là chính đáng. Vấn đề của người nghệ sỹ nhào lộn cũng là vấn đề chung của đa số người dân trong thời buổi đất chật người đông, “mật ít ruồi nhiều” tìm đâu ra sự công bằng. Thời buổi có những người được cấp đến ba bốn lần nhà mà vẫn xin cấp nữa và vẫn được giải quyết, còn những người “thấp cổ bé họng” thì lời kêu của họ vẫn mãi “trời không thấu đất không hay”. Hiện thực nhức nhối này nhờ nghệ thuật ảo hóa của Đoàn Lê mà trở nên sinh động và có chiều sâu.

Nhân bản, nhà văn lại tưởng tượng một cốt truyện viễn tưởng thật rùng rợn. Chuyện về một phiên bản khác được tạo ra từ miếng da nách của một thi sỹ khi ông ta bị tai nạn phải dừng sự nghiệp sáng tác. Trước khi cho nhân bản mình, ông ta đã có vợ và một con trai. Khi cậu con trai lên ba thì họ chia tay, từ đó cậu bé thành trẻ bụi đời lang thang, lưu lạc tận chân trời góc biển. Vì thế, ông ta cho nhân bản mình nhằm lấy người kế tục thực hiện ước vọng lớn lao ông chưa đạt được lúc sinh thời. Rồi theo mạch tưởng tượng đó, nhà văn kể về cuộc sống mới của nhân bản. Điều khiến người đọc choáng váng, thót tim là nhân bản cũng biết yêu mãnh liệt. Nhân bản của ông thi sỹ lại tìm gặp đúng nhân bản người vợ kiếp trước của mình để yêu đến điên cuồng, mê muội đến mức họ lại sắp cho ra đời một đứa trẻ của bốn mươi năm về trước. Cầm chắc họ sẽ nhân bản truyền đời một cuộc chơi bi thảm kiếp trước, nước mắt, ly hôn…Rồi một

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí