Ngôn Ngữ Giầu Chất Hiện Thực Đời Thường:

sống được cụ thể hóa, sống động hơn” [71]. Đó là thứ ngôn ngữ đời thường, không trau chuốt, không mỹ miều, không nặng tính triết luận như văn học giai đoạn trước 1975. Loại ngôn ngữ này tương xứng với mỹ cảm của con người hôm nay.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ giai đoạn đổi mới thường sắc sảo, tinh tế nhưng chi tiết vụn vặt như bản tính vốn có của họ. Dịu dàng, nền nã nhưng cũng dung dị đời thường là những đặc điểm dễ nhìn thấy trong ngôn ngữ của Đoàn Lê. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê, chúng tôi khảo sát trên một số đặc trưng ngôn ngữ như: ngôn ngữ giầu chất hiện thực đời thường thể hiện qua đối thoại, ngôn ngữ đậm chất trữ tình qua độc thoại nội tâm.

4.1. Ngôn ngữ giầu chất hiện thực đời thường:

Trong chiến tranh, với không khí sử thi và cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ thường được thi vị hóa hoặc mực thước trang trọng. Chuyển sang thời bình, cùng với sự chuyển hướng của nền văn học từ cảm hứng sử thi sang đời sống thế sự, truyện ngắn Đoàn Lê hướng tới những điều thường nhật trong đời sống con người. Hướng về những số phận đời tư, khám phá những cá tính và phía còn ẩn khuất trong mỗi con người, chất liệu đời thường đã ùa vào trong mỗi tác phẩm của bà. Điều đó tạo nên diện mạo mới của ngôn ngữ văn xuôi: từ ngôn ngữ mực thước, thi vị hóa trở về với ngôn ngữ giản dị, chính xác thường ngày

Ngôn ngữ đời thường trong truyện ngắn Đoàn Lê thể hiện qua lời đối thoại giữa các nhân vật, hoặc qua lời nhận xét đánh giá của người kể chuyện. Ví như một đoạn đối thoại trong truyện ngắn Đất xóm Chùa sau:

-Này, ông nghe nó sắp thiến làng chưa? Sỹ Thái Sư ngớ ra:

- Ai?

- Thằng hoạn lợn chứ ai.

Lão Bản xưa nay chỉ gọi tay Quảng chủ tịch xã bằng cái nghề nghiệp mới ngày nào anh ta còn hoạt động trong suốt mấy thôn. Gọi cách ấy lão biểu lộ sự ghét cay ghét đắng anh chủ tịch xã.

- Nó thiến hộ càng may. Như tôi với ông còn tiếc thương gì không vứt bố của nợ đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Thật chứ?

- Tôi đã nghĩ mãi ông ạ, hoạn lợn nó chỉ được hột đách lợn, chứ hoạn làng nó moi ra cây ra chỉ, mà làng lại không kêu được eng éc, êm thấm lắm, ông hiểu không?

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 14

- Tôi hiểu rồi.

Lão ghé sát tai ông lào thào:

- Nó sắp bán đứt đây. Ông Sỹ Duệ giật mình:

-Có quyết định bán chính thức rồi ư?

- Chứ gì, tẩu tán càng nhanh càng tốt. Ban quản lý hợp tác xã sắp đến nước giải tán, còn tí đất dôi dư nào bán nốt, thủ vào túi mấy thằng chính quyền với nhau. Giải tán, hòa cả làng.

Ông Bản đang nói tới khu vườn cây của các cụ phụ lão xóm Chùa, một khu đất ngon mắt, nằm hơ hớ cạnh đường quốc lộ như gái ngủ ngày, gần năm ngàn mét vuông...

- Ông nghe rõ chửa, bán cho dân thôn được bao nhiêu tiền đã sờ sờ đấy, còn đút túi khoản nào? Thằng hoạn lợn kỳ này tuyên bố giải quyết cho Viện cây giống nào đó lấy một tỉ hai...

- Chết chửa, tỉ hai...rẻ thối. Giá phải gấp hai ba lần.

- Dào ôi, nó bán mấy tỉ cho nhau, ai biết ma ăn cỗ ở đâu. Nó bảo sao, dân bào hao làm vậy. Chỉ ức rõ rành nó bán đấy, Viện cây giống cũng mua đấy, nhưng chúng mua bán dưới chiêu bài hợp pháp, dân trơ mắt ếch

- Phải. Thằng này cáo già, nó thoát bao nhiêu vụ bán đất cát của xóm Chùa mới tài chứ.

Ngôn ngữ trong đoạn đối thoại này là ngôn ngữ thân mật đến suồng sã, cách nói bỗ bã, trần trụi, kiểu xưng hô dân dã với các đại từ nhân xưng: Lão, nó, thằng hoạn lợn, thằng cáo già... Chất khẩu ngữ đậm đà thể hiện trong cách đối thoại và trong những cụm từ thường sử dụng trong cuộc sống thường ngày như: “thiến làng”, “hoạn làng”, “ngon mắt, nằm hơ hớ”, “rõ chửa, sờ sờ đấy”, “chết chửa, rẻ thối”, “ôi dào, ai biết ma ăn cỗ ở đâu..dân bào hao làm vậy...dân trơ mắt ếch”, và cả những thành ngữ được sử dụng “trơ mắt ếch”, “hơ hớ như gái ngủ ngày”, “ghét cay ghét đắng”...Lối sử dụng ngôn ngữ không kiểu cách, mực thước mà gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày không chỉ khiến cho những vấn đề mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm trở nên chân thực sinh động mà còn rất gần

gũi với đời sống hàng ngày của nhân dân. Những vấn đề mà nhà văn phê phán: sự tha hóa của đội ngũ cán bộ xã, những chuyện tiêu cực về đất cát đặt trong miệng lưỡi của nhân vật khiến nó khách quan mà cũng sắc nét hơn. Ngôn ngữ đối thoại khá gay gắt thể hiện sự bức xúc của các nhân vật với vấn đề được đề cập đến trong câu chuyện. Nhân vật nói với nhau thẳng thắn không cần giữ gìn, trực diện bày tỏ những nhận xét, đánh giá bằng ngôn ngữ báng bổ, suồng sã.

Những tác phẩm trực diện phản ánh, phê phán hiện thực của Đoàn lê thường sử dụng loại ngôn ngữ này: Đất xóm Chùa, xóm Chùa Ông, Trinh tiết xóm Chùa, A Tourism xóm Chùa...Việc sử dụng ngôn ngữ giầu tính hiện thực, khẩu ngữ cho phù hợp với hướng khai thác cuộc sống ở góc nhìn đời tư, số phận cá nhân trong các mối quan hệ phức tạp là một việc là có ý nghĩa của nhà văn. Điều đó khẳng định được phong cách hóm nhẹ mà sâu cay của Đoàn Lê. Nói như Nguyễn Minh Châu trong tiểu luận Chăm sóc câu văn: “Mỗi nhà văn có một cách viết riêng nhưng cuối cùng và trước hết đó là những con người có một thứ khả năng đem đến cho ngôn ngữ đời sống một thứ ma lực mà ta gọi là ngôn ngữ văn học, có thể chuyển tải được mọi thứ tình cảm tư tưởng của mình đến với mọi người”. Ngôn ngữ trong sáng tác của Đoàn Lê cũng là thứ ngôn ngữ có ma lực như vậy.

4.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được nhà văn sử dụng khi nhân vật có nhu cầu bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Đó là cuộc đấu tranh tâm lý thường có ở những nhân vật mang bi kịch. Độc thoại nội tâm giúp nhà văn bộc lộ những suy nghĩ của mình qua giọng của nhân vật hay bằng lời thuyết minh tâm lý. Ở những đoạn độc thoại nội tâm, nhà văn thường trao giọng điệu cho nhân vật để nhân vật tự giãi bày, bộc lộ nỗi niềm. Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật được hòa làm một: Đêm ngâu vào, Giường đôi xóm chùa, Trái táo nham nhở, Dấu hỏi gửi thượng đế, Ngôi nhà gỗ...Toàn truyện Đêm ngâu vào là dòng ký ức của nhân vật “tôi” khi nhớ về cuộc đời gần hai mươi năm của anh và nàng. Trong dòng ký ức ấy, nhà văn dành rất nhiều đoạn cho nhân vật độc thoại nội tâm, nhất là những khi anh ngồi vào bàn viết một mình đối diện với những chú khỉ gỗ. Dường như chúng luôn hiểu được mọi tâm tư, nỗi niềm của anh nên lúc thì chúng diễu cợt khiêu khích anh, lúc lại đồng cảm sẻ chia: “Ông vui à? Ông ngỡ có một cuộc thoát xác vừa xảy ra ở đây ư? Không, đó chẳng qua các người vừa

104

được thấm thía một chút mùi vị nô lệ của các người thôi”. Lời của những chú khỉ thực ra là những lời độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi”. Anh đã tự phân thân ra để trải nghiệm hết mọi trạng thái cảm xúc của mình: nỗi nhớ nhung mong chờ, niềm luyến tiếc, xót xa; cả sự ân hận day dứt vì để vuột mất tình yêu.

Hình thức độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Đoàn Lê khá đa dạng: khi là những dòng nhật ký (Dấu hỏi gửi thượng đế), lúc là những lời tự vấn lương tâm (Trái táo nham nhở). Qua những dạng độc thoại này, tâm lý tính cách của các nhân vật được bộc lộ. Từ hai cuốn nhật ký với những lời lẽ nồng nàn, đắm say của cô Huệ (Dấu hỏi gửi thượng đế), ta biết được khát khao tình yêu, hạnh phúc đến cháy bỏng của nhân vật. Trong cuốn nhật ký, người đàn bà gù tội nghiệp bỗng biến thành một nàng tiên xinh đẹp óng ả với những bộ trang phục thanh nhã nhất dạo chơi cùng người yêu: “Ta đi rất chậm. Gió từ lòng hồ làm bay tung hai tà áo vàng nhạt tựa như chút nắng mùa thu vương vất quanh ta. Những cặp mắt tò mò dõi theo. Ta muốn mỉm cười nhưng vờ thờ ơ. Ta đang hồi hộp thắt lòng, chờ đợi người ấy đến...” Đó là những giấc mơ tuyệt vời mà nàng đã tạo ra để thắng Thượng Đế khi cố tình dày vò tâm hồn nàng bằng sự khiếm khuyết của hình hài. Những người đàn ông trong những trang nhật ký của nàng đều là những trang nam nhi hào hoa lý tưởng. Đêm đêm họ vẫn đến bên gối nàng thủ thỉ cả ngàn lời âu yếm. Không ai gian đối, thô lận hay vô tình, mọi người đều tìm cách chiều lòng nàng, nhận sự dâng hiến của nàng như nhận một ân phước. Đêm đêm những vòng tay ân ái nâng niu đưa nàng vào giấc ngủ êm đềm... Tất cả là mơ tưởng, là huyễn hoặc để xoa dịu những năm tháng khao khát cháy bỏng tình yêu, hạnh phúc của nhân vật. Nhờ hình thức độc thoại qua nhật ký mà tâm lý, tính cách nhân vật cô Huệ được khắc họa chân thực, sống động và có chiều sâu.

Những lời tự vấn lương tâm của nhân vật “tôi” (Trái táo nham nhở) cũng có tác dụng đẩy nhanh tấn bi kịch của nhân vật đến hồi kết thúc. Nhờ có đoạn độc thoại- tự vấn lương tâm này mà nhân vật có điều kiện nhìn nhận lại mình, đánh giá đúng đắn khách quan về người khác để có cách ứng xử hợp lý. Với anh đó là quá trình tự thú để lòng được nhẹ nhõm, lương tâm được thanh thản sau gần hai chục năm sống trong tâm trạng day dứt vì phải đeo bộ mặt giả dối. “Trong chuyện này, anh hoàn toàn có lỗi với em. Nhưng anh không muốn dối trá lừa lọc mãi...Hãy tha tội cho anh. Cái gì người ta cũng có thể cố gắng,

nhưng không ai có thể cố gắng yêu...anh bị vắt kiệt lòng nhẫn nại lẫn sự dối trá, anh không thể tiếp tục mãi...”. Nhờ sự sám hối chân thành này mà nhân vật của Đoàn Lê còn xứng đáng là con người với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Còn chị, nhờ quá trình độc thoại tự- vấn lương tâm mà chị mới nhận ra được con người thực của anh. Thì ra trong suốt thời gian qua, chị đã bị tình yêu mù quáng làm mờ mắt, chị đã quá tâng bốc, lý tưởng hóa anh nên không nhận ra những khiếm khuyết của anh. Hoặc giả thử có nhận ra thì chị cũng nhắm mắt cho qua, vẫn yêu chiều anh hết mức. Đó chính là bi kịch dai dẳng của đời chị. Đến hôm nay khi chị bình tĩnh, tỉnh táo để xem xét anh từ chân tơ kẽ tóc: “Anh tưởng mình ghê gớm lắm sao? Thiên tài ư? Cao quý ư? Không tôi đã trả giá quá đắt bằng cả cuộc đời mình cho một kẻ tầm thường nhất trong vô vàn kẻ tầm thường, một thứ giẻ rách” thì tất cả đã quá muộn. Chị ngậm ngùi chấp nhận sự thật, chấp nhận sự dang dở của đời mình như chấp nhận trái đất không tròn trịa mà nham nhở như trái táo bị cắn dở.

Đứng ở những điểm nhìn trần thuật khác nhau, lời văn độc thoại cũng phụ thuộc vào từng điểm nhìn trần thuật cụ thể. Khi người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tính chất độc thoại bao giờ cũng rõ nét hơn. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Đoàn lê đã biểu đạt được sâu sắc thế giới tâm hồn, tình cảm của con người, góp phần làm phong phú thế giới ngôn ngữ của văn học thời kỳ đổi mới.

5. Giọng điệu nghệ thuật

Với một tác phẩm văn chương, giọng điệu nghệ thuật đóng vai trò dẫn dắt cảm xúc của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm, đồng thời là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là “yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể” [63, 355]. Tác phẩm văn học không thể thiếu giọng điệu, nó là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Giọng điệu văn học là hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Mỗi nhà có một giọng điệu chủ đạo bao trùm toàn bộ sáng tác làm nên nét phong cách khác biệt của họ so với những nhà văn khác. Cảm hứng nghệ thuật chủ đạo mà nhà văn sử dụng là yếu tố cơ bản để tạo nên các giọng điệu khác nhau. Bên cạnh cảm hứng nghệ thuật, giọng điệu trong tác phẩm văn học còn được thể hiện ở các “mô tuýp và hình tượng” (M.Bakhtin). Chẳng hạn, các mô tuýp nước mắt, nỗi đau, mối sầu là

cơ sở của giọng điệu cảm thương của chủ nghĩa tình cảm. Tùy theo từng giai đoạn văn học, từng môi trường văn hóa mà những tác phẩm có giá trị đích thực thể hiện được giọng điệu riêng của nó. Giọng cảm thương trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giọng đồng cảm, xót xa trong Chí Phèo của Nam Cao, Giọng châm biếm, mỉa mai trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc...Có khi trong cùng một tác phẩm, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau tạo nên sự phong phú trong cách biểu hiện, thái độ, tình cảm của nhà văn. Với những giọng điệu khác nhau xuất hiện trong cùng một tác phẩm thường phụ thuộc vào ngữ cảnh phong cách: “Mối quan hệ giữa ngữ cảnh phong cách này với ngữ cảnh phong cách khác làm nên cấu trúc chất giọng cho tác phẩm”( Nguyễn Thái Hòa, Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo).

Với các nhà văn nữ giai đoạn văn học đổi mới, giọng điệu nghệ thuật là một trong những yếu tố nghệ thuật rất được chú trọng. Khi các cây bút nữ đồng loạt xuất hiện thì trên văn đàn cũng xuất hiện nhiều giọng điệu nghệ thuật gần giống nhau. Nhỏ nhẹ, tinh tế nhưng cũng sắc sảo triết lý là những đặc điểm dễ dàng nhận thấy trong giọng điệu nghệ thuật của các cây bút nữ. Vì vậy để tìm cho mình một giọng điệu nghệ thuật riêng mà qua đó phong cách nghệ thuật của nhà văn được khẳng định là điều không dễ với các nhà văn nữ giai đoạn này. Dẫu vậy bằng niềm đam mê sáng tạo đến quên mình, Đoàn lê đã tìm tòi cho mình một chất giọng riêng, khẳng định được tiếng nói của mình trên văn đàn hôm nay. Đó là một cây bút đa giọng điệu. Người đọc có thể tìm thấy trong sáng tác của bà những chất giọng khác nhau: Khi là giọng điệu trữ tình (Người đẹp xóm chùa, Đêm ngâu vào, Ngôi nhà gỗ, Giường đôi xóm Chùa...),có lúc là giọng điệu mỉa mai, châm biếm, phê phán (Nghĩa địa xóm chùa, Trinh tiết xóm chù, Đất xóm Chùa, A Tourism xóm Chùa...),có giọng đồng cảm xót xa (Hạt vừng, Dấu hỏi gửi thượng đế, một ngày xứ em,Viên sỏi, Con bướm nhựa cánh xanh, Tình Guột.)..Sự phong phú về giọng điệu tạo cho sáng tác của Đoàn Lê sự đa âm trong cách thể hiện thái độ tình cảm cũng như lập trường tư tưởng của nhà văn.

5.1 Giọng điệu trữ tình.

Giọng điệu trữ tình là một trong những chất giọng cơ bản trong sáng tác của Đoàn Lê. Giọng điệu trữ tình chủ yếu được thể hiện ở ngôn ngữ nghệ thuật mà nhà văn sử dụng cũng như các yếu tố nghệ thuật khác như: mô típ, hình tượng nghệ thuật, hình ảnh, ngữ điệu, cách miêu tả nhân vật...Ngôn ngữ

trong tác phẩm thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật. Những chuyện viết về đề tài tình yêu, cuộc sống gia đình của Đoàn Lê thường sử dụng giọng điệu trữ tình (Dấu hỏi gửi thượng đế, Ngôi nhà gỗ, Tình Guột, Đêm ngâu vào). Những câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn là phông nền cơ bản cho giọng điệu trữ tình của tác phẩm. Có những truyện từ đầu đến cuối toàn là giọng tâm tình của nhân vật khi kể lại câu chuyện tình của đời mình (Ngôi nhà gỗ). Họ đến với nhau rất nhẹ nhàng và chia tay cũng thật lặng lẽ. Cốt truyện chẳng có gì đặc biệt, với giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ, nhà văn cứ nhẩn nha kể câu chuyện của “chị”, thói quen sợ dán, cả cuộc sống bình lặng nhưng khá thú vị của chị những ngày sống ở quê anh trong ngôi nhà gỗ. Rồi cũng chẳng có lí do gì đặc biệt họ đã chia tay nhau, chi tạm biệt ngôi nhà gỗ quê anh và chuyển về một xóm núi gần biển Hải Phòng, nơi con trai chị đang học đại học để sinh sống. Từ đó dường như chị quên hẳn anh và con vật đáng ghét ở quê anh. Truyện chỉ có thế, chẳng có biến cố gì đặc biệt nhưng những dư vị mà nó đọng lại trong lòng ta thật thấm thía. Chất trữ tình trong những tác phẩm của Đoàn Lê không chỉ hiện lên ở ngôn ngữ kể chuyện mà còn ở nhiều yếu tố như cách tạo bối cảnh không gian, thời gian cho câu chuyện được kể, cách diễn tả tâm lý, tâm trạng nhân vật... Truyện Đêm ngâu vào được bắt đầu bằng không gian của một buổi chiều mưa ngâu anh và nàng ngồi bên nhau ngắm mưa nhưng tâm trạng thì khác hẳn tâm trạng của hai mươi năm về trước. Hai mươi năm trước cũng vào chiều mưa như chiều nay, đáng ra anh phải nói với nàng tất cả những xúc cảm thổn thức của con tim thì anh lại do dự, dụt dè. Vì thế anh đã vĩnh viễn mất nàng để suốt đời phải sống trong sự hối tiếc. Và chiều nay khi anh được cận kề bên nàng thì tất cả đã quá muộn, thời gian còn lại của đời nàng còn quá ít. Anh chỉ còn kịp họa lại bức chân dung nàng trong khoảnh khắc của buổi chiều mưa ngâu. Toàn truyện thấm đẫm một nỗi buồn thương da diết. Chính không gian, tâm trạng, xúc cảm của nhân vật đã làm nên chất trữ tình sâu lắng cho truyện.

Bên cạnh những giọng điệu khác, giọng đồng cảm, xót xa cũng là một giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Đoàn Lê. Đó cũng là một khía cạnh của giọng điệu trữ tình. Giọng điệu này xuất phát từ niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với mỗi cuộc đời, số phận từng chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc đời riêng. Đó có thể là những số phận bất hạnh do sự thiếu hụt của hình hài (Dấu hỏi gửi thượng đế , Tình Guột), có khi là nỗi đau của những cô gái nhan

sắc phải bán thân nuôi miệng (Con bướm nhựa cánh xanh), cũng có lúc là nỗi đau của người thân khi mất đi người những người ruột thịt của mình (Viên sỏi, Hai bà mẹ và tôi)...Nhà văn đã thể hiện nỗi đau của nhân vật bằng tất cả tấm lòng đồng cảm, xót xa của mình. Mỗi câu chữ viết ra đều rưng rưng nước mắt. Nỗi niềm của nhà văn với nhân vật không chỉ ẩn sau mỗi cuộc đời, mỗi số phận mà còn thể hiện trực tiếp qua giọng điệu ngôn ngữ của tác phẩm.

Giọng đồng cảm, xót xa là giọng điệu chủ yếu làm nên giá trị nhân văn trong mỗi tác phẩm của Đoàn Lê.

5.2 Giọng mỉa mai, châm biếm, phê phán

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, phê phán xuất phát từ cảm hứng trào lộng và là căn nguyên tạo nên cái hài, cái bi trong văn học nghệ thuật. Theo Bakhtin, giọng điệu nói chung nhất là giọng điệu châm biếm, trào lộng bao giờ cũng gắn với tiếng cười, là sự “mâu thuẫn”, “Sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện thẩm mỹ- xã hội” [50]. Giọng mỉa mai, châm biếm có vai trò như một thứ vũ khí nhằm phê phán, đả kích cái ác, cái xấu của nhân tình thế thái. Văn học từ sau 1975 dần dần mất đi tính chất “trang nghiêm” của văn học giai đoạn trước và bắt đầu đưa yếu tố gây hài vào để cảm hứng trào lộng thành một dòng chảy mạnh mẽ.

Trong truyện ngắn của Đoàn Lê, giọng điệu châm biếm, mỉa mai, phê phán không thể hiện trực tiếp ồn ào, dồn dập, gấp gáp mà kín đáo, nhẹ nhàng đằng sau câu chữ nhưng thật thấm thía và sâu cay. Đó là những câu chuyện viết về hiện thực cuộc sống con người thời đổi mới. Cùng với sự thay đổi trong đời sống xã hội, nhiều thang bậc giá trị trong đời sống con người cũng theo đó mà thay đổi. Người ta thấy nhiều nét truyền thống nhân bản không còn phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian là vàng, thời đại nền kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên trên hết. Vì thế, trong xã hội xuất hiện loại người cơ hội, trục lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi tiêu chuẩn, nguyên tắc ở đời (A Tourism xóm Chùa). Để làm giầu Cường đã bất chấp mọi thủ đoạn: hắn đặt bom làm sập hang Dơi rồi tạo hiện trường giả tung tin về động xương người. Từ tin tức ấy, Cường cấp tốc xin ủy ban cho mở mấy quán ăn phục vụ khách du lịch, dần dà quán ăn phát triển thành những nhà hàng, bên ngoài có tiếng nhạc xập xình suốt ngày đêm, bên trong có tiếp viên ăn mặc xúng xính mắt xanh mỏ đỏ phục vụ các thượng đế. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, Cường bốc giầu

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí