Truyện Có Cốt Truyện (Cốt Truyện Truyền Thống)

bề ngoài, trọng hình thức hơn là nội dung bên trong. Người ta thích thể hiện cái vẻ hào nhoáng để người khác nhìn vào hơn là phải sống thực với lòng mình. Đấy cũng là hiện thực xô bồ của tiền tài danh vọng, chức tước đầy chua chát trong xã hội hiện đại.

Còn thế giới ảo trong truyện chính là cõi ma. Nơi đó những hồn ma cũng đi lại nói năng, kháo chuyện như khi họ còn sống. Cõi ma cũng có luật lệ, lề lối, đẳng cấp, thứ bậc. Họ cũng sống và sinh hoạt theo họ hàng, làng xóm…Nghĩa là mọi thứ của họ giống hệt như cõi người. Nói cách khác thế giới nhân vật ảo trong cõi ma thực ra là để nói cõi người nhằm tô đậm thêm hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội mà nhà văn hướng đến. Đó là hiện thực về tình thân, tình làng nghĩa xóm, cả những vấn đề muôn thủa “ma cũ bắt nạt ma mới”, hiện thực về thứ hạng, cấp bậc trong xã hội, cả hiện thực nóng bỏng về chuyện tham nhũng, đút lót và đủ các khoản phí… Tất cả những vấn đề hiện thực mà Đoàn Lê phản ánh trong tác phẩm đều là những vấn đề nóng hổi đang tồn tại trong xã hội hiện đại gây nhức nhối lòng người. Những vấn đề ấy được nhà văn thể hiện dưới thủ pháp lạ hóa-cõi âm khiến câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn. Nói như lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú thì “Đoàn Lê nghi có mầm bệnh ung thư trong người, người ốm mới dám viết những chuyện ma quái khủng khiếp như vậy”.

Khi xây dựng nhân vật, Đoàn Lê rất chú trọng đến yếu tố kỳ ảo, dù đó là nhân vật hiện thực hay nhân vật ảo. Với nhân vật hiện thực, yếu tố kỳ ảo xuất hiện dưới dạng những giấc mơ hoặc những niềm tin tâm linh. Nhân vật của Đoàn Lê thường đeo đẳng những giấc mơ về hạnh phúc với niềm tin tâm linh sẽ có điều kỳ diệu xuất hiện. “Chờ nhật thực” là truyện như thế. Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhà văn đã sâu chuỗi một câu chuyện tình qua nhiều kiếp ở hai phương trời khác nhau. Câu chuyện được bắt đầu bằng một đêm nhân vật “tôi” “Chờ nhật thực”. Anh thắp hương trên bàn thờ người trinh nữ đoản mệnh của anh và tin tưởng chắc chắn rằng nàng sẽ về cùng anh đón nhật thực. Rồi trong không gian đượm mùi hương mơ màng, anh tưởng tượng kiếp trước của anh và nàng. Nàng chính là một nữ tướng con một vị võ quan đã quên mình cứu công chúa.. Trước khi quên thân nàng không khỏi day dứt về tấm tình mà chàng đã dành cho mình, nàng cầu xin trời đất kiếp sau cho mình được đền đáp chàng. Cảm động về sự thủy chung đó, trời đất đã cho họ gặp lại nhau dưới hình hài

hôm nay. “Em cũng là Hoa như ngày xưa, em chỉ được hưởng dương đến năm 19 tuổi, xin chàng đừng thương tiếc một kiếp trinh nữ bạc phận…Duyên số của em với chàng là thế. Chúng ta khao khát mãi trong vòng luân hồi nhân gian.” Niềm tin tâm linh giống như một cứu cánh tinh thần giúp con người vượt qua nỗi cô đơn và tiếp tục hy vọng vào cuộc sống, vào tình yêu. Yếu tố huyền ảo được sử dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng của con người đồng thời cũng tô đậm những yếu tố hiện thực và lịch sử của tác phẩm.

Thế giới nhân vật ảo của Đoàn Lê còn một kiểu nhân vật đặc biệt gần như là nhân vật dị hình. Khi xây dựng kiểu nhân vật này, Đoàn Lê đã có sự gặp gỡ với truyện cổ dân gian (mô típ xấu xí dị dạng ở Sọ Dừa, Chàng Cóc, Trương Chi). Đặc điểm của loại nhân vật này là ngoại hình xấu xí. Đó là những con người bị biến dạng về hình hài do sức ép của hoàn cảnh. “Lên ruồi” là truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Truyện kể về một nghệ sỹ nhào lộn có tuổi ly dị vợ, muốn xin cấp một căn hộ nhưng không được giải quyết và bị biến thành ruồi. Từ đó anh ta sống kiếp ruồi, nhưng trong cả kiếp sống này anh vẫn không thoát được mối lo về chỗ ở, phụ nữ và vấn đề sinh tồn. Bằng trí tưởng tượng phong phú, Đoàn Lê đã tạo ra một thế giới những nhân vật tưởng tượng sinh động. Ở đó toàn bộ thế giới người, dường như được nhà văn bê y nguyên sang thế giới ruồi để phản ánh nhiều vấn đề nhức nhối của hiện thực xã hội: vấn đề nhà đất và rộng hơn là vấn đề cư trú của con người hiện đại. Trong thời buổi đất chật, người đông, kiếm được một chỗ chui ra chui vào không phải dễ. Thậm chí đến hơn 40 năm trong nghề diễn viên xiếc, già nửa đời người đã phấn đấu và cống hiến cho nhà nước, nay vì li thân vợ không có chỗ ở người nghệ sỹ muốn xin cấp nhà ở mà dăm lần bảy lượt không xong, ông đề đơn lên tận Bộ trưởng cũng không được giải quyết còn bị biến thành ruồi. Trong khi đó biết bao nhiêu kẻ lợi dụng chức quyền được cấp đến ba lần nhà ở. Trong kiếp sống Ruồi, người nghệ sỹ ấy tưởng sẽ thoát khỏi vòng thống khổ của đơn từ nhà đất, cùng hàng loạt những mối dây giàng buộc phức tạp khác của kiếp nhân sinh nhọc nhằn. Ai dè, trong kiếp ruồi ông vẫn phải tham gia các đại hội – Đại hội khối ruồi nhà đất

– nơi tụ họp những người trong giới văn nghệ sỹ nghèo kiết của ông, nơi ấy tất cả mọi người đều không có nổi một chỗ chui ra chui vào, đâm đơn xin xỏ khắp nơi và rồi đều bị biến thành ruồi tuốt. Trong kiếp ruồi tất thảy họ đều bất bình và

tìm cách trả thù theo cách của họ những kẻ “sâu mọt” chuyên lợi dụng chức quyền để trục lợi trong khi biết bao người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nhà nước mà vẫn không có nổi một chỗ dung thân. “Ruồi nhào lộn” ban đầu tưởng rằng không còn một nhu cầu vật chất nào đè nặng tâm tư, cũng không có chuyện lừa lọc phụ bạc, ngoại tình ly hôn, oán trách, do vậy sẽ không có tòa án, nhà tù ruồi, không có chiến tranh trận mạc, chỉ còn mỗi việc sống vui vẻ. Nhưng rồi khi nghĩ đến quy luật sinh tồn trong tự nhiên con nọ ăn thịt con kia, với họ nhà ruồi ban ngày tránh các loài chim chóc trên cao, cóc nhái, thằn lằn ở dưới đất, bụi cỏ, ban đêm dơi nhện thạch sùng thì anh ta lại ớn lạnh cả xương sống. Rốt cục ngay cả khi sống trong kiếp ruồi anh ta vẫn cần một nơi trú ẩn an toàn. Và vẫn cần có đàn bà bên cạnh. Thật là một cái vòng lẩn quẩn. Trong kiếp ruồi anh còn gặp Ruồi thứ trưởng, Ruồi trưởng phòng, Ruồi giám đốc, Ruồi Bộ trưởng.. “không chóng thì chày ruồi ra chật đất. Chật đất ruồi, rồi chính anh lại phải chuyển sang kiếp khác”.

Viết về thế giới ruồi, Đoàn Lê đã bê nguyên xi cõi người lên cõi ruồi. Bởi vậy tất cả những rắc rối mà người nghệ sỹ nhào lộn gặp phải trong cõi người thì khi lên cõi ruồi anh lại phải đối mặt với chính những vấn đề ấy: đó là vấn đề nhà ở, vấn đề phụ nữ, vấn đề mưu sinh. Cõi người anh từng thấy rất nhiều những chuyện tiêu cực, chuyện tham nhũng của những kẻ lạm dụng chức quyền thì lên cõi ruồi anh lại gặp họ cũng tham lam vô lý như thế.

Thông qua hệ thống nhân vật dị hình Đoàn Lê đã đặt ra và giải quyết được rất nhiều vấn đề hiện thực đời sống, hiện thực xã hội làm nhức nhối lòng người. Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm khiến nhiều kẻ giật mình, tái mặt khi nhìn thấy bóng dáng của mình trong đó. Ở phương diện này tác phẩm của Đoàn Lê có ý nghĩa như một hồi chuông cảnh tỉnh với những kẻ bàng quan vô trách nhiệm trước lời kêu cứu của con dân, đặc biệt là những kẻ chuyên lợi dụng chức quan để tham nhũng, thao túng đất đai trục lợi. Đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm sẻ chia chân thành với cuộc sống còn bộn bề những khó khăn, thiếu thốn của giới văn nghệ sỹ đương thời.

Xây dựng nhân vật ảo, nhà văn đã sử dụng các thủ pháp huyền ảo. Thủ pháp này được nhà văn “mượn” từ hình thức nghệ thuật của văn học dân gian. Những yếu tố flolklore được nhà văn sử dụng khá đậm đặc và hiệu quả, trong đó môtíp biến hóa được nhà văn sử dụng thành công. Đó chính là sự chuyển kiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

của nhân vật: từ kiếp người chuyển sang kiếp ruồi. Sự chuyển kiếp này giống với những truyện cổ tích về các con vật (Sự tích con muỗi). Nhưng khác với những truyện cổ, sự chuyển kiếp này là sự giải thoát khỏi những rắc rối, khổ sở đời thường của nhân vật hay đậm thêm một hiện thực nào đó chứ không phải để giải thích nguồn gốc một loài vật như trong truyện cổ tích.

Tóm lại khi khắc họa nhân vật ảo với thủ pháp ảo, nhà văn đã làm cho ý nghĩa cuả tác phẩm nâng lên nhiều lần. Vì vậy cùng viết về một hiện thực như thế nhưng truyện của Đoàn Lê bao giờ cũng có sức cuốn hút lay động lòng người. Cái không khí hư hư thực thực vừa thể hiện sinh động hiện thực lại vừa giúp nhà văn mở rộng, khắc sâu những tầng ý nghĩa của tác phẩm.

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 10

CHƯƠNG III.

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ

1. Cốt truyện

Cốt truyện là cái lõi diễn biến của hành động truyện từ lúc xảy ra đến khi kết thúc, là cái tóm tắt những điểm chủ yếu làm thành một câu chuyện ngắn hơn nhiều lần so với toàn tác phẩm. Cốt truyện giúp nhà văn tổ chức, sắp xếp các sự kiện biến cố theo một trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhờ cốt truyện mà truyện có khả năng chứa đựng một nội dung khá lớn mà không bị rơi vào tình trạng rối rắm. Cốt truyện còn là một hệ thống những biến cố, sự kiện được hình thành từ các hành động nhân vật, từ sự vận động của không gian thời gian của cái được nhà văn miêu tả. Cốt truyện được tạo nên là do hành động của các nhân vật. Có hành động bên ngoài và cũng có hành động bên trong nên cũng có cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Trong tác phẩm, cốt truyện thực hiện một vai trò đặc biệt: liên kết các mối quan hệ giữa các nhân vật, tổ chức sắp xếp các sự việc xảy ra trong truyện. Ở dạng này hay dạng khác bao giờ cốt truyện cũng là cái “cốt lõi của văn tự sự”. Cốt truyện của truyện ngắn có nhiều điểm khác biệt so với cốt truyện của tiểu thuyết. Truyện ngắn gần với tiểu thuyết ở hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời nhưng điểm khác biệt giữa hai thể loại này là ở “cách nắm bắt cuộc sống của thể loại, tác giả truyện ngắn thường hướng tới sự khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người”[59, 240]. Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa những điều thú vị, sâu sắc trong hình thức nhỏ xinh, gọn ghẽ. Đây là thể loại văn học có nội khí “một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy”. Đó là một “thể loại có đẳng cấp tinh vi và toàn bích” của văn học. Cốt truyện của truyện ngắn cũng phụ thuộc khá nhiều vào hình thức thể loại. Vì ngắn nên cốt truyện phải đảm bảo tính trọn vẹn của nội dung lẫn hình thức. Muốn vậy, cốt truyện của truyện ngắn ngoài đặc điểm nổi bật là hấp dẫn, nó còn có chức năng “nhận ra cái gì đó”[59, 240]. Từ những năm 1986, thực tiễn văn học đã chứng minh cái gây nên sự hấp dẫn lôi cuốn ở truyện ngắn không phải là tình huống ly kỳ, độ căng của những cảnh ngộ éo le mà ở chỗ truyện ngắn đã hướng đến những tình huống đời thường, đi vào chiều sâu tâm hồn con người. Chính những bước ngoặt của trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Truyện ngắn từ sau đổi mới có khuynh hướng

tự nới rộng, tự vượt thoát khỏi khung thể loại. Nó phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, đa dạng hơn ở nội dung phản ánh, tự do hơn ở cách thức dựng truyện. Có những cốt truyện đầy kịch tính. Cũng có những cốt truyện nghèo sự kiện nhưng giầu tâm trạng. Có những cốt truyện rõ ràng, có mở đầu, có kết thúc. Cũng có những cốt truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở. Có những truyện phản ánh hiện thực cuộc sống hôm nay, cũng có những truyện có cốt truyện huyền ảo, cổ tích…Tất cả những dạng thức ấy đều nhằm phân tích lý giải những vấn đề phức tạp của con người và của cuộc sống hiện đại.

Cốt truyện trong truyện ngắn của Đoàn Lê không nằm ngoài những đặc điểm của cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại. Truyện của bà đa số là những truyện hiện đại nên bên cạnh những yếu tố truyền thống, cách xây dựng cốt truyện của nhà văn còn có những yếu tố mới mẻ, cách tân. Càng về sau bà càng xây dựng những truyện ngắn theo mạch suy ngẫm tình cảm của con người theo kiểu cốt truyện tâm lý, cốt truyện triết lý nhân sinh. Khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Đoàn Lê thấy có hai kiểu cốt truyện cơ bản nhà văn thường sử dụng: truyện có cốt truyện và cốt truyện dòng ý thức.

1.1. Truyện có cốt truyện (cốt truyện truyền thống)

Cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tác của nhà văn. Cốt truyện thể hiện tài năng, phong cách, quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Cốt truyện góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Nếu cốt truyện sơ lược nhàm chán , nhạt nhẽo thì sự hoạt động của tính cách cũng trở nên buồn tẻ, chủ đề tưởng của tác phẩm sẽ trở thành một thứ lý thuyết suông, hoàn toàn áp đặt với người đọc. Bởi thế sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm chính là ở cốt truyện: ở các sự kiện, biến cố, tình tiết của truyện. Trong tác phẩm, hệ thống sự kiện được xây dựng theo yêu cầu của việc khẳng định rõ nét các tính cách qua một quá trình diễn biến của cuộc sống. Những diễn biến đó có thể yên ả, bình lặng, là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của cuộc sống: cái xấu và cái tốt, cái cũ và cái mới, sự sống và cái chết, tích cực và tiêu cực…Cuộc đấu tranh đó diễn ra trong từng con người, từng sự vật, hiện tượng, có khi giữa các nhóm người, giai cấp dân tộc. Đó chính là các xung đột xã hội. Miêu tả một cách nghệ thuật sự vận động của những tính cách qua những xung đột xã hội ấy để nêu bật chủ đề- tư tưởng của tác phẩm. Đối với những truyện có cốt truyện thì việc chỉ ra được cốt truyện để làm nổi bật chủ đề tư tưởng, những điều mà

75

nhà văn gửi gắm qua mỗi trang viết của mình lại càng cần thiết hơn. Nói như nhà văn Nga A. Tônxtôi thì “Cần tìm cho được cốt truyện. Đôi khi xảy ra trong chốc lát vài giây thôi nhưng giống như một thứ thuốc thử đậm đặc, những cốt truyện hay có khả năng khiến cho những tư tưởng, những quan sát và hiểu biết chồng chất, hỗn loạn hiện ra thành lớp lang rành mạch” [67, 103]. Đa số truyện ngắn của Đoàn Lê là truyện có cốt truyện. Đây là kiểu truyện truyền thống rất phổ biến trong văn học của ta. Tuy nhiên kiểu cốt truyện này khi đi vào sáng tác của Đoàn Lê không còn cứng nhắc, nghiêm ngặt kiểu có đầu cuối rõ ràng nữa mà đã biến đổi hết sức sinh động, linh hoạt nhằm phát huy tối ta vai trò của nó trong việc bộc lộ tính cách, tái hiện các xung đột xã hội, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bởi thế trong những cốt truyện này, nhà văn thường tạo ra được hệ thống các sự kiện, biến cố có kịch tính, diễn biến theo trình tự của sự kiện để tâm lý tính cách nhân vật được bộc lộ. Truyện ngắn Đoàn Lê hấp dẫn người đọc không phải ở những tình huống gay cấn, ly kỳ mà ở chính những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người thời đổi mới. Đó là sự thay đổi nếp cảm, nếp nghĩ, thói quen, lối sống của con người do sự hiện đại hóa của đồ vật, vấn đề sốt đất do mở đường cao tốc, phá hang làm khu du lịch, cơn sốt lấy chồng ngoại, vấn đề tình yêu, hạnh phúc, vấn đề mưu sinh...( Xóm Chùa Ông, Đất xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa, A Tourism xóm Chùa, Thành hoàng làng xố số, Tình Guột, Dấu hỏi gửi thượng đế…)

Truyện ngắn Xóm Chùa Ông được xây dựng dựa trên một chuỗi những sự kiện làm biến đổi nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý thói quen của người dân nơi một xóm nhỏ ở ngoại ô thành phố cũng như ở tất cả những vùng quê nghèo dưới sự tác động của nền kinh tế mở. Sự kiện đầu tiên gây trấn động tâm lý người dân xóm Chùa là sự xuất hiện của chiếc cát-sét của ông Sĩ Duệ nơi xóm Chùa Ông. Chiếc cát-sét tham dự vào nhiều hoạt động của đời sống, trước hết là trong đám cưới, tiếp đến là đám ma với đủ các băng khóc cha khóc mẹ, băng dành cho con rể, con dâu, con nuôi, cả những băng chuông mõ, tụng kinh niệm phật dành cho đối tượng đang thập tử nhất sinh... Tiếp đến là sự xuất hiện chiếc ti vi đầu tiên nơi doanh trại bộ đội bên kia sông mang về. Dù cách xa đến ba cây số nhưng dân thôn cả xóm không đêm nào không lũ lượt kéo nhau đi xem khiến xóm Chùa Ông vắng ngắt vắng ngơ. Sự kiện đặc biệt làm xôn xao cả làng trên xóm dưới là sự kiện bà Chiu bán rượu nếp trên phố bị người tây móc vào và được đền

bù tới 400 đô la khiến nhiều người ao ước được như bà. Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh lão Bạch mù- người duy nhất của xóm Chùa không bị cuốn vào cơn lốc của sự đổi thay mang cây đàn bầu ra gẩy khúc nhạc quê hương. Cốt truyện là một chuỗi những sự kiện được kể bằng giọng văn ngỡ như bình thản, lạnh lùng mà đằng sau chứa bao bùi ngùi tiếc nuối của nhà văn. Còn đâu xóm Chùa ngày xưa nữa, Xóm Chùa giờ đã thay đổi từ cội rễ, không còn cảnh sống bình yên thủa trước nữa. Kết thúc mở của tác phẩm gợi cho người đọc biết bao suy tư, trăn trở.

Trong truyện Đất xóm Chùa, cốt truyện lại xoay quanh việc tái hiện cơn “sốt đất” của xóm Chùa do việc mở đường cao tốc qua làng. Câu chuyện bắt đầu bằng sự kiện cô gái lai tây tên Mừng chuyên hủ hóa với trai làng rồi quy đổi ra gạo. Đó là kết quả của nền kinh tế thị trường với liên doanh thương mại, mọi thứ phải được trả giá sòng phẳng, không có tiền thì quy đổi ra gạo. Rồi tác giả quay ngược thời gian về trước ba năm để kể về cơn sốt đất của xóm Chùa. Nó được bắt đầu bằng việc hai anh chàng trên tỉnh về đo đạc cắm cột mốc nói rằng đường cao tốc sẽ đi qua làng, thế là cả làng rộ lên. Cả làng ngã ngửa người ra khi thằng Hà bán đầm mực của làng với giá cắt cổ. Chỉ trong vòng nửa tháng cả làng mắc dịch “sốt đất”: bố con, vợ chồng, anh em, hàng xóm láng giềng đánh cãi chửi nhau tranh chấp vài tấc đất. Không ai thiết làm ăn gì nữa, chỉ nháo nhác chuyện mua bán đất. Nhà nào cũng cố co lại cho thật bé, thật hẹp để dư tí đất bán. Trong chuỗi những sự kiện đó nhà văn chọn một sự kiện tiêu biểu lấy làm điểm nhấn để làm nổi bật chủ đề-tư tưởng của thiên truyện. Đó là câu chuyện cuộc đời lão Hớn- người chuyên sản xuất tiền vàng đô la âm phủ. Lão nghèo nhưng có hẳn bốn bà vợ và mười hai người con. Trong cơn sốt đất lão “gom cư dân” lên hết nhà trên để cắt nhà ngang cùng nửa khoảnh sân bán cho gã buôn ngoài tỉnh với giá ba cây, định dùng tiền để mua chỗ khác “giãn dân”. Nhưng trong cơn sốt đất, lão chẳng tìm đâu được mảnh đất với giá tiền ấy. Lão buột miệng ao ước “Để có rẻo mặt đường dưới âm, cần phải chết sớm tôi xin chết ngay”. Sau khi biết chuyện mất ba cây vàng lão đã treo cổ tự vẫn, kết thúc cuộc đời khổ cực tăm tối của mình. Kết thúc tác phẩm của Đoàn lê thật buồn thảm bi ai như chính hiện thực cuộc sống mà nhà văn chứng kiến. Sau kết thúc này nhà văn như muốn gieo vào lòng người đọc những ám ảnh về hiện thực cuộc sống ở những vùng nông thôn trước tốc độ đô thị hóa của nền kinh tế thị trường. Không biết nông

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí