với phần vốn góp chỉ với công ty hợp danh. Do đó cần có những quy định cụ thể về thế chấp phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần [34]. Không chỉ vậy, Luật doanh nghiệp vẫn còn thiếu vắng các quy định về việc chấp thuận giao dịch thế chấp phần vốn góp. Luật doanh nghiệp chỉ quy định việc chấp thuận thành viên mới của công ty trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp hay sử dụng phần vốn góp để trả nợ. Vậy nên việc thế chấp phần vốn góp cũng phải tôn trọng nguyên tắc này.
Ngoài ra, cần có những quy định nhằm hạn chế tối đa cho bên nhận thế chấp khi thẩm định quyền sở hữu, định giá tài sản đối với phần vốn góp nói chung và tài sản nói chung. Phần vốn góp là tài sản vô hình, do đó, việc thẩm định, định giá tài sản này nếu giao vào bên thế chấp sẽ mang tính chất không khách quan. Do đó, cần quy định trách nhiệm hay thẩm quyền định giá, thẩm định tài sản sẽ do bê nhận thế chấp hoặc một cơ sở thứ ba định giá chuyên nghiệp do hai bên thỏa thuận. Đồng thời, do tính chất đặc thù của phần vốn góp trong công ty là quyền tài sản (tài sản vô hình) nên cần áp dụng việc đăng ký thế chấp là một trong những thủ tục bắt buộc để công bố quyền trên tài sản. Không chỉ vậy, cần có kênh cung cấp, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong các giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng; những tổ chức trung gian tại Việt Nam làm công tác tư vấn trong hoạt động thiết lập các giao dịch nói chung. Ở các quốc gia phát triển các tổ chức trung gian đóng vai trò là người tạo lập thị trường, tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thông tin phục vụ hoạt động về giao dịch của doanh nghiệp nói chung và các giao dịch bảo đảm tài sản. Đối với Việt Nam, hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, ngân hàng, tư vấn tài chính… tham gia hoạt động trung gian cho các bên trong hoạt động thế chấp. Đây là điều Việt Nam nên học hỏi.
Thứ hai, đối với hoạt động xử lý tài sản thì cần có những quy định nhằm tăng quyền chủ động của bên nhận thế chấp khi thực hiện quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý. Chúng ta cần tham khảo cách thức thu giữ tài sản thế chấp hiệu quả sau đây của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức [18]: Khi giao kết hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp thu giữ, cưỡng chế tài sản thế chấp ngay cả khi có sự chống đối của bên thế chấp vào thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Nội dung thỏa thuận này cần được công chứng và căn cứ vào đó công chứng viên ra quyết định công nhận và trao quyết định đó cho bên nhận thế chấp giữ. Pháp luật Đức công nhận quyết định này của công chứng viên có hiệu lực thi hành như bản án của Tòa án. Giải pháp này giúp bên nhận thế chấp có quyền chủ động khi xử lý tài sản thế chấp đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí của quá trình xử lý tài sản thế chấp. Trong tình huống này, phần vốn góp của người phải thi hành án là một phần trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì việc tăng, giảm vốn điều lệ được quy định rất chặt chẽ và phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định. Do đó, cần có các quy định cụ thể về các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định thủ tục tố tụng dân sự rút gọn khi việc xử lý tài sản thế chấp được tiến hành theo thủ tục tư pháp tại Tòa án: Pháp luật cần có những quy định về thủ tục đơn giản khi xử lý tài sản thế chấp nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí. Pháp luật cần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thế chấp nói chung về việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản thế chấp. Cần xây dựng những quy định cụ thể hướng dẫn thứ tự các bước để xử lý phần vốn góp nhằm hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động xử lý tài sản.
Đồng thời, cần xây dựng các quy định bảo vệ quyền của bên thế chấp trong quá trình xử lý phần vốn góp trong công ty trong hoạt động thế chấp: Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp bị hạn chế quyền sở hữu trong khía cạnh định đoạt số phận của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều các trường hợp bên nhận thế chấp đã gây ra các khó khăn cho bên thế chấp tài sản trong việc thụ hưởng quyền sở hữu hạn chế của mình. Do đó, cần xây dựng những cơ chế bảo vệ bên thế chấp mà cụ thể là bên thế chấp có quyền gửi đơn đến Tòa án phản đối quyền xử lý tài sản của bên nhận thế chấp nếu cung cấp được các chứng cứ nhằm bảo về lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp của mình khi quyền lợi của bên thế chấp bị xâm hại.
Cuối cùng, các quy định về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp trong công ty theo như các quy định trong các văn bản pháp luật như BLDS năm 2005 đã được phần nào hạn chế bởi sự thay đổi của BLDS năm 2015 sắp có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Do đó, chúng ta vẫn cần phải có quá trình xem xét và nghiên cứu các hạn chế mới có thể phát sinh trong thời gian sắp tới.
3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng. Chính phủ thống nhất và định hướng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về thế chấp phần vốn góp của công ty đối với các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế. Chính phủ có thể đưa ra các quyết định mang tính định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động thế chấp phần vốn góp. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong vấn đề
kiểm soát hoạt động thế chấp phần vốn góp thông qua thủ tục đăng kí tài sản thế chấp cần được đề cao. Chính phủ và bộ tư pháp cần tiến hành các hoạt động nhằm xây dựng một cơ chế đăng kí tài sản thế chấp một cách nhanh chóng để đảm bảo cho thời gian của chủ thể tiến hành giao dịch đảm bảo. Không chỉ vậy, cơ quan này còn phải có quy định về vấn đề báo cáo theo quý hay theo năm để kiểm soát tài sản đảm bảo là phần vốn góp. Do phần vốn góp là tài sản vô hình, do đó, giá trị của tài sản vô hình này phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thay đổi liên tục theo thời gian. Vậy nên các thủ tục này cần nhanh chóng, chính xác để bảo đảm lợi ích của xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Thế Chấp Phần Vốn Góp Trong Công Ty Tại Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Các Quy Định Của Việt Nam Về Thế Chấp Phần Vốn Góp Trong Công Ty
- Hoàn Thiện Quy Định Về Thế Chấp Phần Vốn Góp Nhằm Đảm Bảo Nhu Cầu Phát Triển Nền Kinh Tế, Phù Hợp Với Sự Phát Triển Trong Và Ngoài Nước
- Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Đề ra những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị, máy móc phương tiện kỹ thuật, phát huy có hiệu quả việc cung cấp thông tin về thế chấp phần vốn góp cho các doanh nghiệp. Việc đề ra những biện pháp hỗ từ phía các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định tâm lý trong hoạt động này. Mục đích của hoạt động thế chấp phần vốn góp này cũng dựa trên chức năng là để giúp công ty có thể huy động thêm nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu đó. Việc này sẽ giúp đảm bảo tài sản thế chấp của doanh nghiệp có thể ổn định không gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong tương lai.
Xây dựng và đào tạo đội ngũ luật sư, cán bộ, chuyên gia tư vấn đối với hoạt động thế chấp nói chung nhằm mục đích tư vấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết. Quá trình thực hiện quy định của Việt Nam về thế chấp phần vốn góp trong công ty rất cần có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi. Tuy nhiên, trước tình hình đội ngũ cán bộ, chuyên gia và luật sư chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động chống bán phá giá cũng như có thể đảm đương được vai trò bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp
nói riêng và các ngành sản xuất nói chung. Vì vậy, cần đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành về các giao dịch bảo đảm, qua đó sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào các hoạt động thương mại trong nước và ngoài nước.
Hoạt động thế chấp phần vốn góp là hoạt động có đối tượng thế chấp đặc biệt, giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế - xã hội. Pháp luật
– công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thế chấp. Nhìn chung, sự sửa đổi, bổ sung những quy định về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng của BLDS 2015, LDN 2014…. đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết cho hoạt động này. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định bảo vệ quyền và lợi ích của bên thế chấp và bên nhận thế chấp chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về thủ tục, điều kiện…vẫn còn phổ biến. Do đó, bản thân các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thế chấp cũng như các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để tôn trọng một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật trao cho các chủ thể này.
KẾT LUẬN
Thế chấp là biện pháp bảo đảm có tính chất đối vật, quyền của bên nhận thế chấp là vật quyền bảo đảm. Pháp luật từ thời La Mã cổ đại cho đến pháp luật đương đại của các nước như Đức, Nhật, Pháp đều ghi nhận vật quyền thế chấp bên cạnh các loại vật quyền khác như quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền địa dịch… Để thể hiện đúng bản chất của quan hệ thế chấp của phần vốn góp trong công ty và để thống nhất với quy định về thế chấp theo pháp luật của các nước thì pháp luật nước ta cần tiếp thu và chọn lọc nhằm pháp điển hóa những quy định quốc tế thành những quy định phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp - đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Bên thế chấp có thể dùng phần vốn góp thuộc quyền sở hữu của mình trong công ty để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Phần vốn góp dùng để thế chấp nếu đáp ứng được các điều kiện thế chấp và được các bên thỏa thuận.
Đăng ký thế chấp cần phải được coi là thủ tục bắt buộc và là điều kiện để xác lập quyền của bên nhận thế chấp trên phần vốn góp trong công ty là đối tượng của hợp đồng thế chấp và là điều kiện để thế chấp có giá trị pháp lý đối với người thứ ba. Bằng việc làm rõ nội hàm khái niệm "người thứ ba" trong BLDS là những chủ thể có lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp bên cạnh hai chủ thể chính là bên thế chấp và bên nhận thế chấp là căn cứ thuyết phục để khẳng định đăng ký phải là điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền truy đòi, quyền ưu tiên thanh toán trên tài sản thế chấp trước hết bất kỳ chủ thể nào, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp phần vốn góp khẳng định hợp đồng có giá trị ràng buộc giữa hai bên và là cơ sở để bên nhận thế chấp tiến hành đăng ký công bố quyền trên phần vốn góp trong công ty làm tài sản thế chấp. Đăng ký thế chấp là căn cứ để khẳng định quyền của bên nhận thế chấp có hiệu lực tuyệt đối với tất cả các chủ thể còn lại.
Cần tăng cường và mở rộng quyền của bên thế chấp đối với phần vốn góp trong công ty đã dùng để thế chấp. Quy định này không hề ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi đặc điểm vật quyền của thế chấp cho phép bên nhận thế chấp được quyền truy đòi và ưu tiên thanh toán trước bất kỳ chủ thể nào [33]. Cũng vậy, quy định trên cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác khi xác lập giao dịch liên quan đến phần vốn góp trong công ty làm tài sản thế chấp bởi các thông tin về tài sản thế chấp đã được công bố công khai. Điều này coi như các chủ thể khác đã biết và buộc phải biết về tình trạng pháp lý của phần vốn góp trong công ty nên tự đánh giá được mức độ rủi ro khi quyết định xác lập các giao dịch tiếp theo trên tài sản thế chấp.
Việc pháp luật cần bổ sung quy định về các bước xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là trình tự, thủ tục xử lý tài sản thế chấp khi không có sự tự nguyện hợp tác của bên thế chấp. Việc tiếp thu và xây dựng một Cơ quan chuyên trách xử lý tài sản thế chấp với đầy đủ các chức năng của Tòa án, Cơ quan thi hành án và Cơ quan bán đấu giá tài sản đối với những hợp đồng thế chấp hợp pháp nói chung, đã được đăng ký là giải pháp cứu cánh cho bên nhận thế chấp khi xử lý tài sản thế chấp nói chung và xử lý phần vốn gop.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, người viết không có tham vọng trình bày được đầy đủ tất cả những vấn đề liên quan đến quyền, thực trạng hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam mà chỉ tâp
trung giải quyết những vấn đề nổi bật và cơ bản nhất. Mục đích cuối cùng là nhằm góp phần tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi, bảo đảm lợi ích thiết thực cho hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty.