quan tâm vì đặc điểm của thanh tra viên lao động là phải thường xuyên công tác xa nhà, trong điều kiện thiếu về vật chất và tinh thần. Mặc dù thanh tra viên hiện nay đã được hưởng chế độ phụ cấp song tổng thu nhập của cán bộ thanh tra còn thấp, hơn nữa phụ cấp đó lại không áp dụng đối với những cán bộ tuy làm công tác thanh tra nhưng chưa được bổ nhiệm thanh tra viên. Vì vậy, cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng để các thanh tra viên yên tâm công tác và giữ được tâm trong sáng, khách quan, công minh.
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra
Hiện nay, tổ chức bộ máy của thanh tra thực chất vẫn là thanh tra theo chế độ thủ trưởng, tức tổ chức thanh tra được đặt trong cơ quan quản lý nhà nước với mục đích là giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như vậy thì vị trí, vai trò của thanh tra có phát huy được hay không là phụ thuộc rất lớn vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đó.
Thực tế địa phương nào, bộ, ngành hay cơ quan, tổ chức nào chú trọng công tác thanh tra thì ở nơi đó, lĩnh vực đó thực hiện việc quản lý nhà nước hết sức hiệu quả. Tuy nhiên không phải bất cứ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nào cũng đánh giá cao hoặc chú trọng đến công tác thanh tra. Qua thực tế thanh tra đã có địa phương Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không muốn cho thanh tra hoạt động bằng cách phân bổ mức khoán định mức hàng năm thấp để thanh tra không có chi phí mà hoạt động hoặc thủ trưởng đó không ra quyết định thanh tra một lần nào trong năm. Với cách nghĩ, cách làm đó sẽ kìm hãm sự phát triển của chính địa phương, ngành mình.
Ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì công tác thanh tra được Lãnh đạo Bộ rất quan tâm và chú trọng. Bên cạnh đó, Chánh Thanh tra Bộ là người có tâm huyết nên Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong những năm qua hoạt động thực sự mang lại hiệu quả.
Hiện nay nền quản lý hành chính của nước ta theo hình thức song trùng lãnh đạo, kết hợp giữa quản lý theo chuyên môn với quản lý theo vùng lãnh thổ, vì vậy trong công tác phối hợp phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chánh Thanh tra Bộ với Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về mục tiêu quản lý hàng năm, dài hạn, từ đó thống nhất về kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm. Chánh Thanh tra Bộ và Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phối Hợp Giữa Các Cấp, Các Ngành Có Liên Quan Chưa Chặt
- Tăng Mức Phạt Trong Nghị Định 113/2004/nđ-Cp, Xây Dựng Thông Tư Hướng Dẫn Nghị Định Số 04/2005/nđ-Cp
- Nâng Cao Số Lượng, Chất Lượng Đội Ngũ Thanh Tra Viên Và Cán Bộ Thanh Tra
- Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Tăng cường phối hợp giữa Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thanh tra viên (thuộc Bộ) phụ trách vùng về chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, dựa trên kế hoạch công tác đã được Chánh Thanh tra Bộ và Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất.
- Kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra viên (thuộc Bộ) phụ trách vùng và cơ quan thanh tra lao động thuộc vùng mình phụ trách trong việc bố trí thời gian, chương trình và các điều kiện để thực hiện đúng kế hoạch mà Chánh Thanh tra Bộ và Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề ra.
3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan
Là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình muốn đạt được hiệu quả cao phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể Trung ương và địa phương.
Riêng đối với Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động, chính sách đối với người có công và các chính sách xã hội khác.
3.2.6.1. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện pháp luật lao động
Trước hết Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn các cấp. Tổ chức Công đoàn Việt Nam với chức năng là đại diện hợp pháp cho người lao động sẽ tham gia hoạt động tự kiểm tra và phối hợp thanh tra với cơ quan thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện pháp luật lao động, đồng thời có sự gắn bó chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết các cuộc đình công, các tranh chấp lao động.
Phối hợp chặt chẽ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - đại diện hợp pháp cho người sử dụng lao động- trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo người sử dụng lao động thực hiện tốt pháp luật lao động và cải thiện các quan hệ lao động, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và hệ thống tổ chức công đoàn để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong tranh chấp lao động.
Trong lĩnh vực lao động này, cần phải thiết lập và tăng cường cơ chế ba bên (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) một cách chặt chẽ và hiệu quả. Tổ chức hội nghị 3 bên thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết nhằm xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp hàng năm giữa các bên, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã đề ra đồng thời đề xuất với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về lao động cho phù hợp.
Tăng cường phối hợp 3 bên trong việc thanh tra, kiểm tra trọng điểm những khu vực, vùng có nhiều doanh nghiệp có nguy cơ vi phạm pháp luật lao động, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý những hành vi vi phạm pháp luật lao động nghiêm trọng lấy đó là bài học kinh nghiệm, răn đe hiện tượng cố ý vi phạm pháp luật lao động.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần sớm xây dựng và củng cố tổ chức đại diện của người sử dụng lao động ở cấp tỉnh; xây dựng và hoàn thiện các giáo trình đào tạo cho người sử dụng lao động, giúp người sử dụng lao động hiểu rõ và thực hiện tốt hơn pháp luật lao động.
Để làm lành mạnh quan hệ lao động, tổ chức công đoàn cần phải tích cực tham gia xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động, cập nhật những thay đổi trong quá trình đổi mới để đặt ra và điều chỉnh các nhiệm vụ của Công đoàn trong quan hệ lao động, góp phần làm dung hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng lao động và của người lao động. Mặt khác cần phải đẩy mạnh hoạt động đối thoại, hợp tác giữa các cấp với ngành Lao động- Thương binh và Xã hội và các chủ doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật, đặc biệt cần có sự phối hợp giữa các tổ chức công đoàn, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong quá trình thanh tra, kiểm tra để xử lý những tồn tại trong doanh nghiệp.
Phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, các thiết bị, máy vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3.2.6.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thanh tra các chính sách xã hội
Đối với lĩnh vực thanh tra chính sách người có công và các chính sách xã hội khác, Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội cần tăng cường sự kết hợp với các cơ quan sau:
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp trong việc thanh, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội như tình hình thu, chi, quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp; tình hình chi trả chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; tình hình giải quyết, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội...
Phối hợp với Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em trong việc thanh tra, kiểm tra lao động là trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thanh tra, kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi...
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng trong việc thanh tra, kiểm tra việc xác nhận hồ sơ, thủ tục đối với người có công với cách mạng, đảm bảo các đối tượng được hưởng chế độ là chính xác.
Phối hợp với Bộ Công an trong việc thanh tra, kiểm tra, phòng chống tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, ma tuý; thống kê, điều tra tai nạn lao động.
Phối hợp Bộ Y tế trong việc thanh tra tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, các bệnh nghề nghiệp và công tác vệ sinh lao động.
Yêu cầu chung đối với các cơ quan, đơn vị cử người tham gia phối hợp công tác là phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn có nghiệp vụ về thanh tra để cộng tác với Đoàn Thanh tra.
3.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
3.2.7.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Lao động, Thương binh và Xã hội
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tác dụng tạo điều kiện cho người sử dụng lao động, người lao động hiểu biết về pháp luật lao động, tự giác thực hiện, giảm các phát sinh tranh chấp lao động, hạn chế việc lập đoàn thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo và khi ý thức pháp luật tăng lên thì thanh tra viên sẽ chỉ là nhà tư vấn, hướng dẫn pháp luật lao động.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên và các chiến dịch truyền thông rộng khắp trong cả nước cũng như các vùng trọng điểm, các nhóm đối tượng trọng điểm nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cấp, mọi ngành, cộng đồng.
Công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí, cổ động, văn hóa nghệ thuật. Cần tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động, đối tượng tham gia là người sử dụng lao động, người lao động với hình thức thi có thể thông qua gửi bài viết hoặc thi qua truy cập vào trang web (Molisa) của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết thúc cuộc thi có trao giải cho những tổ chức, cá nhân xuất sắc. Mặt khác, công khai trên trang web những doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động để khuyến khích, động viên. Đồng thời cũng nêu đích danh doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật lao động để hạn chế vi phạm của họ (chủ yếu tập trung vào những
vấn đề hay vi phạm như việc trốn đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, an toàn, vệ sinh lao động, không ký hợp đồng lao động cho người lao động...). Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Ngày Thương binh-Liệt sỹ nhằm giáo dục cho các tầng lớp nhân dân về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc…
3.2.7.2. Tuyên truyền pháp luật về thanh tra
Hiện nay nhiều tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về thanh tra, chưa phân biệt được rõ giữa thanh tra và kiểm tra nên trong quá trình triển khai công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phát biểu rằng một năm họ phải làm việc với quá nhiều đoàn thanh tra, tuy nhiên khi xem xét tài liệu, hồ sơ lưu giữ Đoàn mới chỉ ra rằng các lần trước đó đều là kiểm tra và đối tượng của mỗi lần kiểm tra là khác nhau. Với nhận thức như vậy dẫn đến thái độ trốn tránh, chây ì của các đối tượng được thanh tra. Do sự hiểu biết còn hạn chế dẫn đến tình trạng né tránh đoàn thanh tra, không tiếp đoàn hoặc không hợp tác trong việc cung cấp thông tin, số liệu cho Đoàn; khi Đoàn có kết luận nhưng các đối tượng được thanh tra không thực hiện các kiến nghị mà Đoàn nêu ra. Chính vì vậy, cần phải phổ biến pháp luật thanh tra rộng rãi đến các tổ chức và cá nhân để các đối tượng được thanh tra nhận thức rằng: Mục đích của công tác thanh tra không phải chỉ là phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm pháp luật mà mục đích chính là giúp đối tượng thanh tra làm cho đúng quy định của pháp luật. Từ hiểu đúng về công tác thanh tra thì đối tượng thanh tra mới sẵn sàng hợp tác với Đoàn Thanh tra và thanh tra mới có kết quả. Do vậy, việc phổ biến tuyên truyền pháp luật phải được tiến hành thường xuyên với các hình thức phong phú.
3.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác thanh tra
Việc mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh tra quốc tế đã cho Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhiều cơ hội để lựa chọn hình thức hợp tác và các đối tác phù hợp trong việc tiếp cận thông tin và học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tri thức cho đội ngũ cán bộ thanh tra. Đội ngũ cán bộ của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ được tạo điều kiện qua các khoá đào tạo của các chuyên gia về lao động nước ngoài, các nước chuyển đổi có cùng điều kiện gần giống Việt Nam hoặc các nước có hệ thống thanh tra về lao động phát triển cao như Đức, Thuỵ Điển, Pháp, Thuỵ Sỹ. Mặc dù hệ thống Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phát triển sau, nhưng thanh tra của ngành có thể “đi tắt đón đầu” để tiếp nhận và vận dụng những tri thức công nghệ mới của thanh tra lao động quốc tế.
Xác định công tác phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dành một dự án của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về thanh tra lao động hợp nhất. Dự án đã trang bị nhiều thông tin và kinh nghiệm về nâng cao trình độ cho đội ngũ của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Do vậy, cần tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả những sản phẩm của dự án “Chương trình an toàn và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất” bao gồm: chương trình huấn luyện, tài liệu huấn luyện, các giảng viên của dự án.
Cần tích cực hợp tác với các nước để có thể học tập, rút kinh nghiệm về mô hình thanh tra, cơ cấu tổ chức của thanh tra chuyên ngành, phương thức hoạt động của thanh tra lao động đặc biệt từ các nước trong khu vực có điều kiện tương tự Việt Nam để có thể áp dụng vào nước ta.
Tóm lại: Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá thực tiễn, phân tích những ưu, nhược điểm và tìm ra được những