Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 16


nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác thanh tra, từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Muốn nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngành Lao độngThương binhXã hội, phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp từ việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc đến việc đổi mới nhận thức của đối tượng thanh tra về công tác thanh tra; tăng cường sự lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra; sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, ban ngành có liên quan; tăng cường hợp tác quốc tế về thanh tra. Tuy nhiên trong từng giai đoạn cụ thể, có thể chọn một trong các biện pháp có tính chất quyết định đến hiệu quả công tác thanh tra để làm khâu đột phá như đổi mới phương thức hoạt động hay yếu tố con người. Có như vậy, công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội mới có thể từng bước được hoàn thiện và theo kịp với nhu cầu quản lý của ngành.


KẾT LUẬN


Là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước, ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, hệ thống Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cùng tồn tại với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội. Vì vậy, ngoài việc giúp Bộ trưởng, Giám đốc Sở thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội


còn là bạn của doanh nghiệp, của dân, luôn giải đáp thắc mắc, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo đem lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân, tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp, người dân thực hiện tốt pháp luật, hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với số lượng không ngừng. Đồng thời các doanh nghiệp lớn để đáp ứng được khả năng cạnh tranh khi hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam và hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài buộc phải áp dụng khoa học công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, những tiêu cực trong lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có cơ hội để nảy sinh, đi kèm với nó là nạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo và các tệ nạn xã hội khác như mại dâm, ma tuý… Đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nhà nước của ngành nói chung và của hệ thống Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng.

Trước yêu cầu đó, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra để đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước của ngành Lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

– Thương binh và Xã hội.


Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 16

Với mục đích trên, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về công tác thanh tra; phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian qua, đánh giá những mặt đã làm được, từ đó luận văn đã chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong công tác thanh tra cả về mặt chủ quan và khách quan, đưa ra 8 nguyên nhân của những hạn chế đó. Sau khi xác định rõ những hạn chế và nguyên


nhân của những hạn chế, luận văn đề xuất 8 giải pháp có tính khả thi để đẩy mạnh công tác Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Đặc biệt, luận văn có tham khảo mô hình tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động ở một số nước có điều kiện và hoàn cảnh tương tự như Việt Nam để có thể học tập và rút kinh nghiệm.

Là một cán bộ công tác trong ngành Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội, tác giả luận văn rất mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu và có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển chung của hệ thống Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tác giả luận văn mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn trong và ngoài ngành để luận văn ngày càng hoàn thiện./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Việt Nam


1. Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2003), Bộ luật Lao động Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.


3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Luật Thanh tra (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


10. Pháp lệnh Thanh tra, Nxb Tư pháp, 1998.


Sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học và bài báo của các tác giả

11. Nguyễn Xuân Bân (2000 (Chủ biên)), Quy trình và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra Chính sách Lao động, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội


12. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động - Xã hội, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006), Báo cáo tình hình đình công và giải quyết đình công từ năm 1995 đến nay.

14. Dự án ILO/VIE/00/MO1/GER (tháng 10/2002), Báo cáo kết quả điều tra năng lực thanh tra lao động.

15. Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, tập 1, NxB Công an nhân dân.

16. Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân.

17. Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Văn Khanh (1998), Thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta- những vấn đề đặt ra và giải pháp, Đề tài cấp Bộ, Thanh tra Nhà nước

20. TS. Bùi Sỹ Lợi (2003), “Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo Đoàn sang thanh tra viên phụ trách”. Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.

21. TS. Bùi Sỹ Lợi (2005), “ Qua đợt thí điểm thanh tra viên phụ trách vùng và phát phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội.

22. TS. Bùi Sỹ Lợi (2006), “ Vai trò của thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội.

23. Trần Đức Lượng (2000), Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Thanh tra Nhà nước.


24. Tổ chức Lao động quốc tế (2004), Thanh tra lao động hướng dẫn chuyên ngành, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

25. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Báo cáo kết quả thanh tra toàn ngành.

26. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo kết quả thanh tra toàn ngành.

27. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo kết quả thanh tra toàn ngành.

28. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo kết quả thanh tra 6 tháng đầu năm 2007.

29. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Đề án nâng cao năng lực thanh tra.

30. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Tổng hợp nhu cầu cán bộ thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.

31. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Tổng hợp số lượng và chất lượng cán bộ thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.

32 Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), 60 năm hoạt động và trưởng thành, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

33. Thanh tra nhà nước (2003), Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra 1992- 2002, tập IV, Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp.


35. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), tập II, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,

36. Từ điển Bách khoa Việt Nam, (2003), tập III, Nxb Hà Nội.


37. Từ điển pháp luật Anh – Việt (1994), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.


38. Từ điển tiếng Việt (1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


39. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


40. Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng.


41. Trường Cán bộ thanh tra (2000), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ thanh tra, chương trình nâng cao nghiệp vụ thanh tra.

42. Trường Cán bộ Thanh tra (2006), Một số vấn đề về quản lý nhà nước, tái bản, có bổ sung, Nxb Thống kê.

43. Văn phòng Chính phủ (2006), Thông báo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp bàn biện pháp xử lý vấn đề đình công trong giai đoạn mới.

44. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí