Khuôn Khổ Pháp Lý Cho Hoạt Động Thanh Tra, Giám Sát Các Tổ Chức Tín Dụng 51628


cũng như hoạt động giám sát vi mô và giám sát an toàn vĩ mô của BNM.

BNM cũng thành lập ra các đơn vị phụ trách các mô hình kinh tế lượng trong đó tập hợp các thanh tra viên có kinh nghiệm và các chuyên gia để hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng các mô hình thống kê phục vụ việc đánh giá rủi ro phức hợp và đánh giá mô hình quản trị rủi ro nội bộ của các TCTD.

Nhóm chuyên gia về Basel (gồm các cán bộ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm công tác) cũng được thành lập với chức năng, nhiệm vụ chính là xây dựng và phát triển khung thực hiện Basel trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thực tế của OSFI.

(2) Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC) là cơ quan chính thức chịu trách nhiệm về các hoạt động của thị trường vốn ở Malaysia. BNM và SC cùng phối hợp trong việc điều tiết hoạt động của các ngân hàng đầu tư. Theo đó, BNM chịu trách nhiệm thiết lập các quy định chuẩn mực cho các ngân hàng đầu tư, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các ngân hàng này trong mối quan hệ với ổn định toàn hệ thống.

(3) Cơ quan dịch vụ tài chính Labuan (Labuan FSA) giám sát hoạt động của các quỹ đầu tư.

1.3.2.2. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng

Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Malaysia được điều chỉnh bởi một khuôn khổ pháp lý đầy đủ với mức cao nhất là Luật, đến các văn bản hướng dẫn chi tiết hoạt động tác nghiệp, cụ thể:

(i) Luật NHTW trong đó có một chương quy định về trách nhiệm giám sát của BNM, hướng tới mục tiêu ổn định tài chính.

(ii) Luật dịch vụ tài chính và dịch vụ tài chính hồi giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

(iii) Luật Ủy ban chứng khoán.

(iv) Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng; Hướng dẫn về ngân hàng đầu tư. Theo đó, Malaysia đã sửa đổi pháp luật theo hướng mở rộng và tăng thẩm quyền thanh tra, giám sát của BNM từ thanh tra, giám sát các công ty riêng lẻ lên thanh tra, giám sát các tập đoàn. Ngoài ra, hệ thống pháp luật có quy định bảo vệ cán bộ thanh tra, giám sát khi thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 9

(v) Các quy định hướng dẫn về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

(vi) Các hướng dẫn và quy định nội bộ liên quan đến việc triển khai thực hiện Basel II tại Malaysia.

1.3.2.3. Thực trạng triển khai và áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro

a) Phương pháp thanh tra, giám sát


- Theo Rajoo (2010), trước năm 1997, BNM áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ. Quá trình chuyển từ phương pháp tuân thủ sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro diễn ra trong khoảng thời gian hơn 10 năm (từ năm 1997 đến năm 2006). Trong thời kỳ chuyển đổi này, BNM áp dụng phương pháp hỗn hợp.

Phương pháp hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở tiếp tục đánh giá ngân hàng theo CAMELS, đồng thời bổ sung thêm đánh giá rủi ro, bao gồm: đánh giá từng loại rủi ro (tín dụng, thị trường, thanh khoản, hoạt động,...), trong đó có kết hợp đánh giá về việc quản lý rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc đánh giá từng loại rủi ro ở cấp độ toàn hàng, chưa đánh giá rủi ro của từng hoạt động trọng yếu theo nguyên tắc của phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Việc áp dụng phương pháp hỗn hợp cho phép cán bộ thanh tra, giám sát từng bước làm quen với việc đánh giá rủi ro, hiểu toàn diện hơn và rõ hơn về ngân hàng. Điều này đã giúp BNM xử lý được khó khăn thường gặp về thiếu hụt thông tin và kiến thức ngân hàng khi chuyển sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Trên thực tế, khi chuyển sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, cán bộ thanh tra, giám sát chỉ cần biết cách sử dụng những thông tin đã có về ngân hàng để đánh giá theo ma trận rủi ro.

- Kể từ năm 2006, BNM đã chuyển hoàn toàn sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Với sự hỗ trợ của Cơ quan Giám sát tài chính Canada (OSFI), BNM đã áp dụng có điều chỉnh theo phương pháp, kỹ thuật của mô hình OSFI.

Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro được BNM áp dụng cho tất cả các định chế tài chính được BNM quản lý, bao gồm: NHTM, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hồi giáo; các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, các định chế tài chính phát triển.

b) Nội dung và quy trình thực hiện

Tương tự như quy trình của Hàn Quốc, tuy nhiên, Malaysia gộp nội dung “Xác định các hoạt động kiểm tra” vào bước “lên kế hoạch và lộ trình cho các hoạt động giám sát” và nội dung “Báo cáo và cập nhật thông tin của tổ chức” vào bước “Theo dõi xử lý kiến nghị sau thanh tra”. Theo đó, các nội dung cần tiến hành theo thứ tự bao gồm 4 bước: (i) Thu thập thông tin của tổ chức (xây dựng hồ sơ tổ chức; đánh giá rủi ro của tổ chức); (ii) Lên kế hoạch và lộ trình thanh tra/kiểm tra; Xác định các hoạt động thanh tra/kiểm tra; (iii) Tiến hành thanh tra/kiểm tra; (iv) Thực hiện các biện pháp giám sát (cập nhật hồ sơ của tổ chức; theo dõi việc thực hiện các kết luận và khuyến nghị).

c) Các công cụ, chỉ tiêu sử dụng:

Trong thời kỳ áp dụng mô hình hỗn hợp, BNM đã thu thập thông tin của các


TCTD để đánh giá theo CAMELS kết hợp với đánh giá rủi ro. Khi chuyển đổi hoàn toàn sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, BNM vẫn sử dụng cơ sở dữ liệu, các thông tin sẵn có, tuy nhiên, sử dụng các nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp của thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (điều chỉnh dữ liệu để thiết lập ma trận rủi ro).

Khi chuyển sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, các công cụ được sử dụng bao gồm:

(1) Các công cụ phân tích thống kê: phân tích xu hướng, các chỉ số lành mạnh tài chính định lượng.

(2) Các công cụ đánh giá tương lai: kiểm tra sức chịu đựng và cảnh báo sớm. Là quốc gia học tập kinh nghiệm của Canada trong việc triển khai thanh tra,

giám sát trên cơ sở rủi ro, BNM sử dụng việc đánh giá, xếp hạng rủi ro tổng thể (CRR) để thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. CRR đánh giá khả năng của TCTD trong việc đáp ứng yêu cầu cơ bản với người gửi tiền, người cho vay và cơ quan giám sát trong những điều kiện căng thẳng. CRR phản ánh đánh giá của BNM về sự an toàn và vững mạnh của từng định chế tài chính sau khi xem xét tác động của vốn và thu nhập lên rủi ro tổng thể của tổ chức này.

CRR được xây dựng dựa trên việc đánh giá các hoạt động trọng yếu và các rủi ro nội tại theo các cấp độ (thấp, trung bình, trên trung bình và cao). Theo đó, các rủi ro nội tại bao gồm các loại rủi ro sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro bảo hiểm, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ pháp lý, rủi ro chiến lược.

Bên cạnh đó, BNM cũng thiết lập cơ chế trao đổi, tham vấn trực tiếp với các định chế tài chính để hỗ trợ công tác triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; thông qua 02 hình thức: (i) Thư giám sát: nêu lên những vấn đề của đối tượng giám sát qua kết quả giám sát của BNM; (ii) Trao đổi trực tiếp.

d) Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh tra, giám sát ngân hàng

BNM xây dựng Chương trình đào tạo cấu trúc dành cho cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng với mục đích đào tạo liên tục (bắt buộc phải tham gia) cho thanh tra viên về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro trên cả phương diện kỹ thuật (hiểu biết về hoạt động ngân hàng, quy định của pháp luật, quy trình thanh tra, giám sát…) và các kỹ năng mềm (kỹ thuật phỏng vấn, viết báo cáo…).

Cấu trúc của Chương trình đào tạo như sau:

+ Chương trình cơ bản: dành cho cán bộ dưới 03 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, giám sát. Chương trình cơ bản giới thiệu các quy định của pháp luật có liên quan, quy tắc đạo đức, các sản phẩm của ngân hàng và 02 tuần kiến thức cơ bản về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo về


một số sản phẩm đầu tiên của ngân hàng, cán bộ được đào tạo thực tế thông qua việc tham gia các đoàn thanh tra tại chỗ (01 tháng), sau đó, quay trở lại học các sản phẩm chi tiết hơn. Việc đào tạo lý thuyết trên lớp luôn được kết hợp với tham gia Đoàn thanh tra ngay sau đó. Quy trình này tiếp tục cho đến khi cán bộ hoàn thành các chủ đề của Chương trình cơ bản (khoảng 01 năm).

+ Chương trình trung cấp: dành cho cán bộ từ 3-5 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, giám sát. Chương trình trung cấp tập trung đào tạo về các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng (01 tuần cho mỗi loại rủi ro).

+ Chương trình cao cấp: dành cho cán bộ trên 05 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, giám sát. Chương trình giới thiệu các thông lệ mới trong thanh tra, giám sát ngân hàng, Các hiệp ước vốn của Ủy ban Basel...

Mặc dù BNM không tổ chức thi và không có chứng chỉ riêng về thanh tra, giám sát; tuy nhiên, BNM yêu cầu các thanh tra viên phải có chứng chỉ thành viên của Viện Đào tạo nghề ngân hàng Châu Á và đạt các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp do Viện Đào tạo nghề ngân hàng Châu Á đặt ra. Bên cạnh đó, BNM cũng khuyến khích các thanh tra viên có các chứng chỉ khác như kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin…

1.3.3. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tại Mỹ

1.3.3.1. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng

a) Tổng quan về hệ thống tài chính tại Mỹ:

Mỹ có khu vực tài chính lớn và đa dạng với nhiều loại hình định chế tài chính như: các tổ chức nhận tiền gửi (chủ yếu là các ngân hàng), quỹ hưu trí, quỹ hỗ trợ và các công ty bảo hiểm.

Hệ thống ngân hàng Mỹ tổ chức theo “hệ thống ngân hàng hai cấp”: Một ngân hàng/hoặc hội tiết kiệm có thể được thành lập theo giấy phép do chính phủ liên bang cấp hoặc chính quyền tiểu bang cấp. Các ngân hàng, các Hội tiết kiệm do cơ quan liên bang cấp phép (cụ thể là Cơ quan giám sát tiền tệ - OCC) được gọi là các ngân hàng quốc gia , Hội tiết kiệm quốc gia. Từng tiểu bang có cơ quan quản lý ngân hàng thực hiện việc cấp phép thành lập các ngân hàng theo pháp luật và quy định của tiểu bang. Các ngân hàng, hội tiết kiệm do tiểu bang cấp phép được gọi là ngân hàng bang, hội tiết kiệm bang.

b) Tổng quan về hệ thống giám sát Mỹ:

Tại Mỹ, việc quản lý các tổ chức tài chính thông qua hai chức năng chính là điều tiết và giám sát.


Chức năng điều tiết thiết lập các nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tài chính; cụ thể là ban hành các quy định về việc thành lập, điều hành, hoạt động và mua lại các tổ chức tài chính. Sau khi các nguyên tắc và quy định được thiết lập, chức năng giám sát thực hiện việc theo dõi, thanh tra và kiểm tra các tổ chức tài chính để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các nguyên tắc và quy định nêu trên và hoạt động một cách an toàn và lành mạnh.

Hệ thống các cơ quan giám sát ngân hàng của Mỹ bị đánh giá là phức tạp với sự tham gia của nhiều cơ quan ở cấp liên bang và tiểu bang (FED, 2016). Ở cấp liên bang, hiện nay có 3 tổ chức thực hiện thanh tra, giám sát ngân hàng, bao gồm: Hệ thống Cục dự trữ liên bang Mỹ (FRS), Cơ quan giám sát tiền tệ (OCC), Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi (FDIC). Ngoài ra, còn có Cơ quan quỹ tín dụng Quốc gia (NCUA). Ở cấp tiểu bang, mỗi tiểu bang có một hoặc một số cơ quan có chức năng giám sát và điều tiết các ngân hàng và tổ chức chức do tiểu bang cấp phép thành lập. Một số cơ quan cần quan tâm có thể kể đến là:

(1) Cục Dự trữ Liên bang:

FED bao gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực đặt ở các thành phố khác nhau ở Mỹ, một số ngân hàng thành viên thuộc sở hữu tư nhân và nhiều hội đồng tư vấn.

Một trong những chức năng chính của FED là điều tiết và giám sát các tổ chức tài chính, bao gồm 02 cấp độ: (i) Giám sát an toàn vi mô các ngân hàng; công ty con, các định chế tài chính phi ngân hàng và (ii) Giám sát an toàn vĩ mô toàn thể hệ thống tài chính.

(2) Các hội đồng được thành lập từ các cơ quan quản lý nhà nước liên bang và tiểu bang trong đó có đại diện của FED đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động giám sát và điều chỉnh các tổ chức tài chính:

(i) Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC): là một cơ quan liên ngành được thành lập theo Đạo luật Dodd-Frank với mục tiêu: Xác định các rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ; Thúc đẩy kỷ luật thị trường; và Phản ứng với các mối đe dọa sự ổn định tài chính của Mỹ.

(ii) Hội đồng kiểm định các tổ chức tài chính Liên bang (FFIEC): là một cơ quan liên ngành chính thức bao gồm các đại diện của FED, FDIC, OCC, NCUA, Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB) và Ủy ban phối hợp.

FFIEC được thành lập để ban hành các nguyên tắc và tiêu chuẩn thống nhất liên bang để kiểm tra các tổ chức nhận tiền gửi; thúc đẩy sự phối hợp giám sát giữa các cơ quan liên bang đối với các định chế tài chính; và khuyến khích phối hợp tốt


hơn các hoạt động quản lý của liên bang và tiểu bang.

(3) Nhóm quản lý khủng hoảng

FED tham gia vào các nhóm quản lý khủng hoảng với các cơ quan quản lý nhà nước cấp bang, các cơ quan quản lý của Mỹ và các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm giám sát các nhóm ngân hàng xuyên biên giới lớn.

Mục đích của các nhóm quản lý khủng hoảng là hỗ trợ việc quản trị và giải quyết khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một nhóm ngân hàng lớn toàn cầu. Điều này rất quan trọng đối với sự giám sát của FED đối với các hoạt động ở nước ngoài của các ngân hàng Mỹ và hoạt động tại Mỹ của các ngân hàng nước ngoài.

(4) Ủy ban Điều phối Các Tổ chức Lớn (LISCC): có nhiệm vụ phối hợp giám sát và đánh giá tình trạng của các tổ chức được giám sát, bao gồm: Các BHC trong nước được chỉ định là G-SIBs (các ngân hàng quan trọng có hệ thống toàn cầu); Các tổ chức ngân hàng nước ngoài duy trì hoạt động lớn và phức tạp tại Mỹ; Các công ty tài chính phi ngân hàng mà FSOC đã xác định phải được giám sát bởi FED.

c) Quan hệ giữa các cơ quan/bộ phận giám sát tại Mỹ

Mối quan hệ giữa các cơ quan/bộ phận trong hệ thống giám sát tài chính ở Mỹ được thể hiện thông qua hoạt động giám sát đối với từng loại hình tổ chức tài chính, cụ thể như sau:

(i) Đối với các tập đoàn ngân hàng mẹ là công ty nắm vốn (BHC) (bao gồm cả các tập đoàn tài chính - FHC)

FED giám sát và điều chỉnh hoạt động của tất cả các BHC (bao gồm cả BHC là các ngân hàng cấp quốc gia và các ngân hàng cấp bang). FED cũng có thẩm quyền giám sát đối với bất kỳ công ty con không phải là ngân hàng của một BHC mà chức năng của nó không được điều chỉnh bởi cơ quan quản lý liên bang hoặc tiểu bang khác, như công ty cho thuê tài chính.

Đối với các BHC có hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán hoặc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, bảo lãnh bảo hiểm và các hoạt động môi giới bảo hiểm, FED phối hợp giám sát với các cơ quan giám sát theo chức năng của công ty con, ví dụ như Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) nếu công ty con là đại lý môi giới chứng khoán, và các cơ quan quản lý bảo hiểm cấp bang nếu công ty con là công ty bảo hiểm.

(ii) Các công ty nhận tiền gửi và cho vay

Các công ty nhận tiền gửi và cho vay chịu sự giám sát trực tiếp bởi các hiệp hội tiết kiệm liên bang. Các hiệp hội này lại được giám sát bởi OCC và các hiệp hội tiết kiệm cấp bang được giám sát bởi FDIC và tiểu bang của họ.


(iii) Ngân hàng cấp bang là thành viên

FED là cơ quan giám sát liên bang chính của các ngân hàng cấp bang đã chọn tham gia hệ thống dự trữ liên bang. Những ngân hàng này được gọi là “các ngân hàng thành viên cấp bang”. FED chia sẻ trách nhiệm điều tiết và giám sát các ngân hàng này với OCC và FDIC ở cấp liên bang và từng cơ quan quản lý ngân hàng ở tiểu bang.

(iv) Ngân hàng cấp bang không phải là thành viên

Các ngân hàng cấp bang không phải là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang do FDIC giám sát. Ngoài việc được giám sát bởi FED hoặc FDIC, các ngân hàng cấp bang cũng được giám sát bởi tiểu bang nơi mà chúng thành lập. Ngược lại, OCC giám sát các ngân hàng quốc gia lựa chọn thành lập theo quy định của liên bang.

(v) Các công ty tài chính phi ngân hàng

FED có thẩm quyền và trách nhiệm điều tiết và giám sát một số công ty tài chính phi ngân hàng mà FSOC đã xác định cần tuân thủ các quy định về giám sát và an toàn của FED theo quy định tại Mục 113 của Đạo luật Dodd-Frank.

(vi) Công ty bảo hiểm

FED là cơ quan giám sát hợp nhất của một số công ty đầu tư bảo hiểm nhất định theo quy định tại Đạo luật Dodd-Frank. FED cũng chịu trách nhiệm giám sát hợp nhất các công ty đầu tư bảo hiểm mà công ty mẹ nhận tiền gửi và cho vay. Để giám sát các công ty này, FED điều phối các hoạt động giám sát với các cơ quan quản lý bảo hiểm nhà nước, những đơn vị giám sát của các pháp nhân bảo hiểm.

1.3.3.2. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng

Bao gồm một hệ thống các luật:

- Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 với sự tách rời hoạt động đầu tư với thương mại trong hệ thống ngân hàng.

- Đạo luật Bank Holding Company (BHC Act) cho phép thành lập Công ty nắm vốn ngân hàng.

- Đạo luật Gramm-Leach-Bliley (hay còn gọi là Đạo luật Hiện đại hoá các dịch vụ tài chính): Dỡ bỏ một số quy định của các đạo luật trước đó như Đạo luật Glass-Steagall, Đạo luật Bank Holding Company (BHC Act); Cho phép các ngân hàng, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm được tham gia vào các lĩnh vực của nhau thông qua các FHC hoặc các công ty tương đương.

- Luật Dodd Frank năm 2010 nhằm tăng cường việc giám sát tập trung các tổ chức tài chính quan trọng, thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC).

Trên cơ sở các quy định khung tại các Luật, Mỹ đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn rất chi tiết phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát.


1.3.3.3. Thực trạng triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Cục Dự trữ liên bang

Mỹ là quốc gia đầu tiên áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. FED lựa chọn phương pháp tiếp cận tập trung vào rủi ro để giám sát hợp nhất, mục tiêu bao gồm: (i) Xác định các rủi ro lớn nhất và các rủi ro mới xuất hiện của tổ chức được giám sát; (ii) Đánh giá khả năng quản lý của tổ chức để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro này.

Sự giám sát hợp nhất của các công ty mẹ bao gồm công ty mẹ và các công ty con cho phép FED hiểu rõ cấu trúc, hoạt động, nguồn lực và rủi ro cũng như giải quyết các thiếu sót về tài chính, quản lý, hoạt động hoặc các thiếu sót khác trước khi chúng gây thiệt hại lớn hơn cho các tổ chức nhận tiền gửi của công ty mẹ. Theo phương pháp tiếp cận tập trung vào rủi ro, các kiểm tra viên của FED tập trung vào những hoạt động kinh doanh có thể gây nguy cơ lớn nhất đối với tổ chức.

a) Nội dung và quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện gồm 5 bước cụ thể như sau (FED, 2016): Bước 1: Xây dựng hồ sơ tổ chức/đối tượng bị giám sát

Bước 2: Lên kế hoạch và lộ trình cho các hoạt động giám sát; Xác định các hoạt động thanh tra/kiểm tra

Bước 3: Thanh tra tại chỗ

Bước 4: Báo cáo và cập nhật thông tin của tổ chức

Bước 5: Theo dõi các phát hiện và khuyến nghị (Xử lý sau thanh tra)

Trong quy trình trên, tại bước 1 của quy trình, FED sử dụng ma trận rủi ro (tương tự Hàn Quốc) để mô tả rủi ro của ngân hàng/tổ chức tài chính.

Việc giám sát các TCTD tại Mỹ được tuân thủ theo 2 cấp độ:

(i) Giám sát an toàn vi mô:

Ở cấp độ này, các nhà quản lý tập trung vào việc đảm bảo sức khoẻ và tính lành mạnh của các tổ chức tài chính riêng lẻ.

Quá trình giám sát được thực hiện đồng thời thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Đối với các tổ chức tài chính lớn nhất, FED duy trì sự hiện diện giám sát liên tục, với đội ngũ kiểm tra toàn thời gian.

Theo quy định, các ngân hàng thành viên cấp bang phải được thanh tra tại chỗ ít nhất mỗi 12 tháng. Các ngân hàng có tài sản ít hơn 1 tỷ đô la và đồng thời đáp ứng được một số tiêu chí về quản lý, vốn và các tiêu chí khác có thể được kiểm tra ít thường xuyên hơn (mỗi 18 tháng). Ngược lại, các ngân hàng đang có vấn đề có thể được kiểm tra thường xuyên hơn. FED kết hợp các kỳ thanh tra các ngân hàng

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí