chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)” | ||||
16 | 50/2018/TT- NHNN | 31/12/2018 | Thông tư của Thống đốc NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | |
17 | 51/2018/TT- NHNN | 31/12/2018 | Thông tư của Thống đốc NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng | |
18 | 52/2018/TT- NHNN | 31/12/2018 | Thông tư của Thống đốc NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | |
19 | 53/2018/TT- NHNN | 31/12/2018 | Thông tư của Thống đốc NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng | |
20 | 28/QĐ-NHNN | 05/01/2018 | Quyết định của Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 | |
21 | 2162/QĐ- NHNN | 02/11/2018 | Quyết định của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 của Thống đốc NHNN |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Vị Trí Công Việc Của Cán Bộ Tại Các Tctd Thuộc Chức Năng Hỗ Trợ Kinh Doanh
- Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 27
- Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 28
- Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 30
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 6: BẢNG TÓM LƯỢC CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT ĐÃ VÀ DỰ KIẾN BAN HÀNH
Tiêu chí | Về hoạt động giám sát | Về hoạt động thanh tra | |
I | Về văn bản pháp lý đã ban hành và đang dự thảo | - Thông tư 08/2017/TT-NHNN (Thông tư 08) ngày 01/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Hiệu lực ngày 01.12.2017. - Sổ tay giám sát ban hành kèm Quyết định 2145/QĐ-NHNN ngày 13/10/2017 (Sổ tay giám sát). Hiệu lực ngày 01.12.2017. - Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | - Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro năm 2009 do dự án CIDA hỗ trợ xây dựng. - Thông tư 36/2016/TT-NHNN (Thông tư 36) ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra. Hiệu lực ngày 18.2.2017 - Khung Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam (Khung VRBS) đã được Thống đốc NHNN phê duyệt tháng 06/2017 do dự án BRASS hỗ trợ và hiện nay đang hoàn thiện sổ tay bao gồm các tài liệu hướng dẫn chi tiết và các mẫu biểu. |
II | Tóm tắt một số nội dung cơ bản | ||
1 | Trình tự, thủ tục | Gồm 04 bước: (1) thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin; (2) phân tích đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng; | Gồm 03 giai đoạn: (1) Chuẩn bị thanh tra, gồm: thu thập tài liệu, phân tích, xây dựng kế hoạch thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, thông báo về việc ra quyết định thanh tra,… (2) Tiến hành thanh tra, gồm: công bố quyết định thanh tra; yêu cầu |
(3) đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa; (4) giám sát sau thanh tra. | đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và đề nghị xác minh khi cần thiết; xử lý theo quy định nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; báo cáo tiến độ về kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra; kết thúc việc tiến hành thanh tra; … (3) Kết thúc thanh tra: Xây dựng báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm của đoàn viên Đoàn Thanh tra và Đoàn Thanh tra; Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra; Ký và ban hành Kết luận thanh tra;… | ||
2 | Nội dung liên quan đến thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro | -Điều 8 Thông tư 08 quy định nội dung giám sát an toàn vi mô theo đó ngoài việc theo dõi đánh giá quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, các quy định khác còn phân tích, đánh giá các rủi ro (như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược, các loại rủi ro khác), đánh giá năng lực quản trị, điều hành, dự báo tình hình tài chính và xếp hạng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xếp hạng được đánh giá theo các chỉ tiêu CAMELS theo đó TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp theo 05 | - Thông tư 36 không quy định về nội dung thanh tra trên cơ sở rủi ro, tuy nhiên có quy định về yêu cầu nội dung báo cáo của thành viên Đoàn Thanh tra phải tối thiểu có các nội dung: đánh giá các rủi ro tiềm ẩn nếu có (điểm d khoản 2 điều 21), đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, các rủi ro tiềm ẩn và hiệu quả hệ thống quản trị điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro ro của TCTD (điểm d khoản 2 điều 22), và kiến nghị biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro (điểm đ khoản 2 điều 22). Tương tự, kết luận thanh tra có nội dung về đánh giá rủi ro, mức độ quản trị rủi ro (điểm d khoản 2 điều 24) và đưa ra các kiến nghị về biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro (điểm đ khoản 2 điều 24). - Sổ tay Thanh tra trên cơ sở rủi ro năm 2009 do CIDA xây dựng: quy trình thanh tra bao gồm 06 bước (gồm: hiểu TCTD – tình hình và chiến lược; lập kế hoạch thanh tra đối với từng TCTD; thành lập |
nhóm A, B, C, D, E (không có ma trận rủi rotrong báo cáo giám sát vi mô). -Điều 10 Thông tư 08 quy định hoạt động giám sát an toàn vĩ mô được thực hiện qua việc đánh giá các TCTD theo nhóm và trên toàn hệ thống đối với các nội dung: mức độ lành mạnh tài chính, hoạt động liên ngân hàng, tình hình sở hữu đầu tư, xu hướng, mức độ rủi ro, sức chịu đựng khi đối mặt với khủng hoảng và những thay đổi trong môi trường kinh doanh,… Điều 18 Thông tư 08 quy định việc khuyến nghị, cảnh báo với đối tượng giám sát dựa trên các căn cứ như: vượt ngưỡng cảnh báo đối với các chỉ tiêu định lượng; thông tin phản ánh các rủi ro tiềm ẩn từ kết quả giám sát kết hợp với các kết quả thanh tra tại chỗ, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, và các thông tin từ cơ quan quản lý khác; hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc NHNN. | Đoàn Thanh tra và công tác chuẩn bị; tiến hành thanh tra tại chỗ, báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra; giám sát liên tục đối với TCTD). Việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro được xem xét trên 04 tiêu chí (gồm: Giám sát tích cực của HĐQT/BĐH; Chính sách/quy trình/thủ tục/hạn mức được xây dựng đầy đủ và phù hợp; Bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả; (iv) Hệ thống thông tin quản lý (MIS) đầy đủ, kịp thời và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hiệu quả hoạt động nghiệp vụ). Việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro theo từng loại rủi ro (07 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ) trên 03 mức đánh giá: tốt/trung bình/yếu. Tuy nhiên, Sổ tay đã có nhiều nội dung lạchậu so với quy định hiện tại cũng như các tiêu chuẩn về đánh giá rủiro, quản trị doanh nghiệp nên việc ứng dụng hạn chế và hiện nay hầunhư các đơn vị không áp dụng. - Khung VRBS tháng 5/2017 nêu ra 06 bước trong quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro bao gồm: phân tích, xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, lập hồ sơ, báo cáo và các hình thức can thiệp, theo dõi và xử lý sau thanh tra. Nội dung cốt lõi của VRBS là ma trận trong hồ sơ đánh giá rủi ro được tóm tắt như sau: (i) Rủi ro ròng được đánh giá đối với từng |
hoạt động trọng yếu (SA) thông qua đánh giá rủi ro cố hữu (rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động, thanh khoản, tuân thủ pháp luật) và chất lượng quản lý rủi ro (các chức năng giám sát và quản trị doanh nghiệp); (ii) Sau khi xác định rủi ro ròng của từng SA sẽ xác định tổng rủi ro ròng và xếp hạng đối với vốn, lợi nhuận, thanh khoản và rủi ro tổng hợp; căn cứ mức xếp hạng rủi ro tổng hợp để đưa ra mức độ can thiệp; (iii) Rủi ro cố hữu, rủi ro ròng và rủi ro tổng thể được đánh giá 4 mức: Mạnh, Chấp nhận được, Cần cải thiện và Yếu. VRBS đã được ban hành nhưng bộ tài liệu hướng dẫn đang được xây dựng, thử nghiệm, chưa áp dụng chính thức nhưng đã bộc lộ các vấn đề là không tương thích với hoạt động giám sát. | |||
3 | Tóm lược các khác biệt của nội dung, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro | Năm 2017 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát đã được Thống đốc ban hành và có hiệu lực (TT36, TT08, QĐ 2145 cùng Khung VRBS và dự thảo Thông tư về xếp hạng các TCTD). Nội dung các văn bản này đều có đề cập hoặc quy định liên quan đến thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, các quy định về kết quả thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro có sự khác biệt khá lớn về phương pháp tiếp cận và kết quả đầu ra: - Về hoạt động giám sát: Báo cáo giám sát vi mô có phân tích, đánh giá các rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo một số hay toàn bộ các loại rủi ro (K2 Điều 8 TT08) và chỉ áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng trong hệ thống (Mẫu báo cáo giám sát vi mô và nội dung hướng dẫn của Sổ tay giám sát); và có xếp hạng theo chỉ số CAMELS với 5 hạng A,B,C,D,E. Kết quả giám sát vi mô không đánh giá rủi ro ròng tổng thể và xếp hạng đối với từng loại rủi ro, vốn, lợi nhuận. Báo cáo này được lập hàng quý. |
- Về hoạt động thanh tra: Hồ sơ đánh giá rủi ro (ma trận rủi ro) được thiết lập để đánh giá các loại rủi ro, xác định rủi ro ròng, rủi ro ròng tổng thể cho từng hoạt động trọng yếu; và xếp hạng đối với vốn, lợi nhuận, thanh khoản và rủi ro tổng hợp. Việc đánh giá mức độ rủi ro, chất lựợng quản lý rủi ro và xếp hạng vốn, lợi nhuận, thanh khoản và rủi ro tổng hợp theo 1 trong 4 mức. Hồ sơ này được lập sau khi kết thúc thanh tra và trước khi thanh tra (là thời kỳ thuộc về giám sát theo lý thuyết).
Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh tra, giám sát được ban hành theo các trình tự, thủ tục riêng (2 văn bản pháp lý điều chỉnh) và không có các quy định kết nối chặt chẽ với nhau. Các quy định về thanh tra, giám sát đều có các nội dung liên quan đến thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro nhưng khác nhau về nội dung và phương pháp tiếp cận; kết quả đầu ra của giám sát không thực sự là nguồn thông tin đầu vào cho hoạt động thanh tra và ngược lại; hoạt động thanh tra, giám sát chưa là vòng tròn khép kín liên tục bổ trợ cho nhau. Nội dung, phương pháp tiếp cận về đánh giá rủi ro, xếp hạng có sự khác biệt quá lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát và gây lãng phí nguồn lực.
PHỤ LỤC 7: ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢNG CÁCH DỮ LIỆU THỰC HIỆN THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO (RBS)
1. Hiện trạng hệ thống thông tin, dữ liệu
Hiện nay, hệ thống thông tin, dữ liệu đang được thu thập tại Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng - CQTTGSNH bao gồm:
(i) Hệ thống số liệu theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 35/2015/TT-NHNN).
(ii) Các dữ liệu ngoài Thông tư 35/2015/TT-NHNN: số liệu cân đối ngày, các báo cáo theo Nghị quyết 42/2017/QH14, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện kết quả kiểm toán,...;
(iii) Báo cáo tài chính, thư quản lý và Báo cáo hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính;
(iv) Báo cáo hệ thống kiểm toán nội bộ;
(v) Các quy định nội bộ theo quy định tại Điều 93 Luật TCTD năm 2010: Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng tiếp nhận các quy định nội bộ của đối tượng thuộc trách nhiệm giám sát vi mô của Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng.
(vi) Đề án cơ cấu lại: Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng tiếp nhận được đề án cơ cấu lại của các đối thuộc trách nhiệm tượng giám sát vi mô của Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng.
2. Mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro
Hệ thống thông tin nêu trên chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin khi thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (RBS). Cụ thể như sau:
2.1. Hệ thống số liệu thống kê chưa hỗ trợ việc xác định và đánh giá rủi ro theo từng hoạt động trọng yếu. Đánh giá rủi ro theo hoạt động trọng yếu là nguyên tắc và nội dung chủ yếu của thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, hệ thống thông tin thống kê hiện nay thu thập thông tin ở cấp toàn hàng, không theo hoạt động trọng yếu; tức là không theo sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và đơn vị kinh doanh.
2.2. Hệ thống văn bản quy định nội bộ được tiếp nhận chưa toàn diện, chi tiết để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát từ xa trong phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
Hệ thống văn bản quy định nội bộ là một trong những đầu vào quan trọng hàng đầu để thực hiện đánh giá việc quản lý, quản trị rủi ro của TCTD trong phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Hệ thống các văn bản đầu vào này cần bao quát hầu hết các khía cạnh về tổ chức và hoạt động của TCTD; cần bao gồm các cấp độ từ quy định chung đến các hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.
Theo quy định pháp luật, các TCTD có nghĩa vụ phải gửi các văn bản quy định nội bộ về Ngân hàng Nhà nước (CQTTGSNH). CQTTGSNH cũng đã có Công văn số 226/TTGSNH4 ngày 20/01/2016 yêu cầu các TCTD phải gửi các quy định nội bộ theo quy định tại Điều 93 Luật TCTD năm 2010. Rà soát nội dung các văn bản quy định nội bộ do các TCTD gửi tới NHNN theo Công văn số 226/TTGSNH4 có thể thấy mức độ bao quát và chi tiết của tài liệu gửi tới CQTTGSNH là rất khác nhau giữa các TCTD và chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
2.3. Các văn bản điều hành của TCTD chưa được thu thập thường xuyên, hệ thống (các quyết định quản lý, các báo cáo nội bộ của ngân hàng là tài liệu quan trọng để đánh giá thực tế quản lý, quản trị rủi ro của TCTD). Trên thực tế, việc yêu cầu và tiếp nhận các văn bản điều hành, báo cáo nội bộ của TCTD hiện nay được thực hiện theo vụ việc và do vậy chưa toàn diện và hệ thống.
3. Các biện pháp thu thập thông tin hỗ trợ thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro
Bổ sung cách thức xác định và thu thập thông tin hỗ trợ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Hiện nay, các thông tin, số liệu chủ yếu được thu thập trên cơ sở các bảng biểu thiết kế sẵn và áp dụng chung cho các TCTD, sau đó cán bộ giám sát thực hiện giám sát trên cơ sở các thông tin thu thập theo các mẫu biểu. Cách thức này phù hợp với việc thu thập loại thông tin tương đối đồng nhất và chưa ở mức độ chi tiết. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro yêu cầu các thông tin rất chi tiết về từng ngân hàng và các loại thông tin này khác nhau giữa các ngân hàng, phụ thuộc vào hoạt động cụ thể của ngân hàng. Ví dụ hoạt động trọng yếu rất khác nhau giữa các ngân hàng và do vậy việc thu thập thông tin chi tiết về từng hoạt động trọng yếu của từng ngân hàng không thể thực hiện qua biểu mẫu đồng nhất cho các ngân hàng. Các quy định nội bộ chi tiết cũng không giống nhau giữa các ngân hàng và do vậy không thể xây dựng danh mục chi tiết các quy định nội bộ áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng. Do vậy, cần bổ sung cách thức và phương pháp thu thập thông tin phù hợp với thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.