26
Về địa lý: bốn tỉnh thuộc bốn nhóm khoảng cách khác nhau với sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng:
Về điều kiện kinh tế - xã hội: một tỉnh dẫn đầu khu vực(Bắc Giang), hai tỉnh ở nhóm trung bình của khu vực(Hoà Bình, Lào Cai), một tỉnh ở nhóm thấp của khu vực(Sơn La).
Tổng số đối tượng được khảo sát là 160 dự án trong tổng số 1.200 dự án đầu tư tại 4 tỉnh, chiếm tỷ lệ 13,4%. Số đối tượng được khảo sát tại mỗi tỉnh là 40, không phụ thuộc vào số dự án tại mỗi tỉnh. Các dự án được khảo sát bao gồm khoảng 60% số dự án đầu tư nước ngoài và 40% số dự án đầu tư trong nước, 60% số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 40% số dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Như vậy đối tượng được khảo sát đảm bảo về mặt địa lí cũng như nguồn vốn hình thành, điều này nhằm đảm bảo kích thước mẫu đại diện tại mỗi tỉnh là như nhau, đảm bảo quy mô mẫu là hợp lí.
Mặt khác các doanh nghiệp được khảo sát cũng có các mức vốn đầu tư khác nhau. Các dự án được khảo sát cũng ở các giai đoạn đầu tư khác nhau từ giai đoạn triển khai thủ tục đất đai, thủ tục xây dựng, môi trường, đến các dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Như vậy quy mô mẫu nghiên cứu như đã mô tả trên là hợp lí.
1.2.2.2. Công cụ nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu
1.2.2.2.1. Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát là công cụ được dùng trong nghiên cứu này để lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư. Phiếu khảo sát được sử dụng với hai lý do: thứ nhất, công cụ này thích hợp để điều tra với một kích thước mẫu tương đối lớn, trên địa bàn rộng; thứ hai, phiếu khảo sát đảm bảo tính ẩn danh của người được hỏi, nâng cao tính khách quan của thông tin được cung cấp.
Nội dung chính của phiếu khảo sát gồm 2 phần: thông tin chung về
27
doanh nghiệp và đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh. Mỗi phần đều gồm hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng, nhằm quy ý kiến của doanh nghiệp về các tiêu chí có sẵn, và câu hỏi mở, để doanh nghiệp tự do diễn đạt ý kiến của mình, cung cấp những thông tin chi tiết hơn về vấn đề được hỏi.
Phần “I. Thông tin chung về doanh nghiệp” nhằm khai thác thông tin về loại doanh nghiệp (câu 2) thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (câu 3), vốn đầu tư (câu 5), và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (câu 4). Trong trường hợp các doanh nghiệp thuộc cùng một nhóm theo phân loại trên có ý kiến giống nhau về môi trường đầu tư, và khác với các nhóm khác, việc chia nhóm doanh nghiệp theo những tiêu chí như trên sẽ hữu ích để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng môi trường đầu tư của các tỉnh.
Phần “II. Đánh giá môi trường đầu tư tại tỉnh đối với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” gồm 29 câu hỏi đóng và một câu hỏi mở, nhằm lấy ý kiến của doanh nghiệp về các yếu tố của môi trường đầu tư, cũng như đánh giá tổng thể của họ về môi trường đầu tư của địa phương. Các câu hỏi đóng được thiết kế theo thang Likert gồm 5 cấp độ: 0 = hoàn toàn không hài lòng; 1
= nhìn chung không hài lòng; 2 = nhìn chung hài lòng; 3 = rất hài lòng; K= không có câu trả lời. Các doanh nghiệp được yêu cầu khoanh tròn một trong các lựa chọn đối với mỗi câu hỏi, và trả lời thêm câu hỏi mở về lý do lựa chọn của họ sau khi họ đã có ý kiến đánh giá chung môi trường đầu tư của tỉnh.
1.2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: như đã mô tả trên đây, phiếu khảo sát bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Đối với các câu hỏi đóng tại phần “II. Đánh giá môi trường đầu tư tại tỉnh đối với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” (các câu hỏi từ 1 đến 29), người nghiên cứu sử dụng phương pháp dùng giá trị trung bình (mean score) trong miêu tả thống kê. Theo Hopkins et al, [51] đây là phương pháp tin cậy nhất để diễn giải số liệu. Giá trị trung bình
được tính bằng cách chia tổng số điểm đạt được của tất cả các lựa chọn cho tổng số lần lựa chọn. Mỗi lựa chọn 0 được tính 0 điểm, lựa chọn 1 được tính 1 điểm, lựa chọn 2 được tính 2 điểm, lựa chọn 3 được tính 3 điểm, và lựa chọn K (hoặc không lựa chọn) không được tính là câu trả lời trong quá trình thống kê.
Các số liệu được diễn giải như sau:
Số điểm | Diễn giải giá trị trung bình | ||
Giá trị trung bình | Diễn giải | ||
0 | 0 | 0 - 0,5 | Dấu hiệu (các DN) không hài lòng ở mức cao |
1 | 1 | 0.6 -1,5 | Dấu hiệu không hài lòng ở mức thấp |
2 | 2 | 1,6 – 2,5 | Dấu hiệu hài lòng ở mức thấp |
3 | 3 | 2,6-3,0 | Dấu hiệu hài lòng ở mức cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Của Nước Ngoài
- Nội Dung Của Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp
- Các Kênh Chính Của Nguồn Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Tính Chất, Phân Loại Môi Trường Đầu Tư
- Sự Cần Thiết Khách Quan Của Việc Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Biểu 1. 1: Khung diễn giải mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư theo giá trị trung bình
Câu hỏi số 29 là câu hỏi mở, nhằm lấy ý kiến của doanh nghiệp về lý do các lựa chọn của họ. Các câu trả lời sẽ giúp người nghiên cứu tìm hiểu thêm về điểm mạnh và điểm yếu của môi trường đầu tư tại địa phương. Các kết quả thu nhận được từ câu hỏi này được sử dụng làm minh họa cho các phân tích của người nghiên cứu đối với vấn đề liên quan.
Phương pháp thống kê tần suất: trên cơ sở thông tin thu thập được từ phiếu điều tra, luận án tổng hợp mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với mỗi loại câu hỏi, trên cơ sở nhận định của doanh nghiệp để phân tích đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với từng tiêu chí của môi trường đầu tư.
Phương pháp mô hình kinh tế lượng: để đánh giá một cách rõ ràng hơn tác động của từng yếu tố nêu trên đến việc cải thiện môi trường đầu tư và mức độ tác động của từng yếu tố tới việc cải thiện môi trường đầu tư, dẫn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vào các tỉnh TDMNPB, tác giả đề xuất một mô hình kinh tế lượng dạng đơn giản như sau:
Yi 1 2 X2i 3 X3i 4 X4i Ui
Trong đó: Y là biến phụ thuộc được định nghĩa là vốn thu hút được từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các biến độc lập là:
X2: tính đồng thuận
X3: chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương X4: chất lượng nguồn nhân lực
β1,β2,β3,β4: là hệ số ước lượng(tham số) Ui là sai số ngẫu nhiên i : 1 - 120
Bằng mô hình hồi quy trên, luận án sẽ kiểm định yếu tố nào tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, mức độ tác động của từng yếu tố tới cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời khi các biến X2, X3, được cải thiện, thì biến Y tức vốn đầu tư thu hút được từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tăng lên hay không.
Cơ sở lựa chọn hàm tuyến tính: vì tác giả đã thử chạy với nhiều dạng hàm thì hàm tuyến tính là phù hợp nhất vì nó đem lại hệ số xác định R2 cao nhất(mức độ phù hợp), và mô hình cũng ít khuyết tật nhất.
1.2.2.3. Quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu
Các phiếu khảo sát trong nghiên cứu này do người nghiên cứu thiết kế theo 7 tiêu chí để đánh giá môi trường đầu tư, mỗi tiêu chí lại dựa vào các nội dung như đã miêu tả, sau đó chuyển cho năm cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tại tỉnh Hoà Bình để đóng góp ý kiến. Sau khi đã chỉnh sửa, các phiếu này được chuyển tới ba doanh nghiệp nước ngoài và ba doanh nghiệp trong nước tại Hòa Bình để trả lời và góp ý kiến. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp này, phiếu khảo sát được hoàn thiện về cả nội dung và cách trình bày để sử dụng chính thức.
Các phiếu khảo sát được gửi cho các doanh nghiệp trong các tỉnh theo hình thức phát phiếu tận tay doanh nghiệp trong thời gian từ 15/10/2010-
15/11/2010, kèm theo một phong bì dán tem có ghi sẵn địa chỉ người nhận. Doanh nghiệp có thể điền vào phiếu và trả phiếu lại cho người hỏi.
Các câu trả lời đối với câu hỏi mở được thống kê để giải thích cho các đánh giá tại câu hỏi đóng.
Quá trình tổng hợp các phiếu khảo sát từ doanh nghiệp diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp, nhưng chủ yếu vẫn là nhận qua thư. Sau khi nhận được các phiếu khảo sát, người nghiên cứu tiến hành tổng hợp kết quả và đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp theo công cụ phân tích số liệu đã miêu tả tại biểu 1.1 nêu trên, sau đó sử dụng phương pháp phân tích tần suất và phương pháp mô hình kinh tế lượng để phân tích, kiểm định.
Các kết quả này sau đó được kết hợp với số liệu thu được từ các công cụ nghiên cứu khác để đánh giá môi trường đầu tư tại các tỉnh TDMNPB.
1.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Đề tài nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích môi trường đầu tư của các tỉnh TDMNPB.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT được tiến hành theo sơ đồ sau:
31
Điểm mạnh: đề tài tìm hiểu và phân tích những điểm mạnh của các tỉnh TDMNPB có liên quan tác động đến môi trường đầu tư như tiềm năng của các tỉnh TDMNPB, trên cơ sở phân tích đất đai, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên, nguồn nhân lực, giá nhân công, thể chế chính trị, v.v...
Điểm yếu: chính là những yếu tố bất lợi của các tỉnh có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, các yếu tố đó có thể là địa hình phức tạp chia cắt, trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, kết cấu hạ tầng kém, thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính rườm rà.
Cơ hội: quá trình nghiên cứu khám phá và dự báo những cơ hội về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh TDMNPB trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, xu hướng hội nhập quốc tế.
Thách thức: trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, đề tài dự báo những thách thức trong tương lai về môi trường đầu tư, khả năng huy động vốn đầu tư của các tỉnh TDMNPB, các thách thức đó có thể là cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý kém.
1.2.4. Các phương pháp nghiên cứu khác
Ngoài ba phương pháp trên là chủ yếu, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác của kinh tế chính trị như: phương pháp duy vật lịch sử để phân chia các giai đoạn cải thiện môi trường đầu tư, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp mô hình toán, thống kê và so sánh, phương pháp nghiên cứu tại bàn, kế thừa... để có một bức tranh tổng hợp về môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng TDMNPB. Tác giả tìm hiểu các nguồn thông tin thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội, quá trình ban hành các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, quá trình tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh vùng TDMNPB thông qua các báo cáo từ các Bộ, Ngành ở Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh, các báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các báo cáo trong và ngoài nước
32
có liên quan tới môi trường đầu tư, kết quả thu hút đầu tư. Luận án cũng sẽ sử dụng phương pháp Pareto để đánh giá yếu tố nào tác động lớn nhất đến cải thiện môi trường đầu tư để tập trung vào cải thiện những yếu tố đó.
1.3. Khung lô - gíc của đề tài
Tác giả sử dụng khung lô – gíc sau:
Môi trườ | ng đầu tư |
Các yếu tố thuộc môi trường cứng | Các yếu tố thuộc môi trường mềm |
Cải thiện môi trường đầu tư (môi trường mềm)
Kết quả thu hút đầu tư tăng, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Sơ đồ 1.1. Khung Lô – gíc của đề tài
Các yếu tố của môi trường đầu tư có thể phân chia làm hai loại đó là nhóm các yếu tố thuộc môi trường cứng và nhóm các yếu tố thuộc môi trường mềm.
- Nhóm các yếu tố thuộc môi trường cứng. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng theo tác giả, các yếu tố thuộc môi trường cứng bao gồm: vị trí địa lí, tiềm năng về đất đai, tài nguyên, năng lượng... Những yếu tố này không thể cải thiện được.
- Nhóm các yếu tố thuộc môi trường mềm. Theo tác giả môi trường mềm là những yếu tố có thể cải thiện được, bao gồm: sự đồng thuận, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, đường giao thông, cầu, cảng hàng không, cảng biển..., hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực, hành động của các cơ quan quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, trình độ quản lí, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ; hệ thống các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán…hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (các vấn đề liên quan đến chế
độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của nhà đầu tư). Tuy nhiên trong đề tài này tác giả chủ yếu tập trung bảy yếu tố thuộc môi trường mềm, đó là: tính minh bạch, tính đồng thuận, chất lượng công vụ, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách thu hút đầu tư và chăm sóc các dự án đầu tư.
Từ khung lô - gíc trên, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và chứng minh:
+ Phân tích các yếu tố tác động đến môi trường đầu tư, hay những yếu tố cấu thành môi trường đầu tư.
+ Việc cải thiện một trong những yếu tố này cũng như mức độ tác động của từng yếu tố đến cải thiện môi trường đầu tư.
+ Môi trường đầu tư được cải thiện sẽ tác động tới việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Từ việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư dẫn đến kết quả trong thu hút đầu tư tăng, vốn huy động được sẽ đầu tư vào các dự án đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
+ Thông qua các dự án đầu tư tăng, dẫn đến thay đổi quy mô kinh tế, tạo ra năng lực sản xuất mới, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu:
+ Những thuận lợi: bản thân tác giả đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực đầu tư của tỉnh, cho nên việc tiếp xúc các nhà đầu tư, các cơ quan quản lí nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp các tỉnh để khảo sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, tìm kiếm các tài liệu phục vụ quá trình nghiên cứu cũng sẽ có nhiều thuận lợi.
+ Một số khó khăn: địa bàn nghiên cứu trên phạm vi rộng, địa hình khó khăn phức tạp, việc đi lại khảo sát, thu thập số liệu mất nhiều thời gian.