Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 13


3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam

Từ những chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam cần xây dựng một hệ thống, quy trình thẩm định mới, cụ thể, chi tiết hơn, cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới. Hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ thẩm định tại chi nhánh trong các khu vực, tỉnh, thành phố.

Hệ thống hóa các định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho cán bộ thẩm định để có sự thống nhất chung trong thẩm định. Khi xây dựng những tiêu chuẩn này cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, đồng thời đối chiếu với các định mức do các ban ngành khác ban hành.

Xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm thẩm định. Cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm thẩm định tín dụng tại Ngân hàng. Trước hết là đánh giá những cán bộ này về mặt trình độ, kinh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe…, từ đó phân loại, sắp xếp, bố trí cho những cán bộ đủ tiêu chuẩn đi học tập đào tạo làm cán bộ nguồn. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định để các cán bộ có thể chia sẻ kinh nghiệm và rút ra những vấn đề cần chú ý trong thẩm định.


KẾT LUẬN


Thẩm định tài chính dự án là một vấn đề rất phức tập, tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi thẩm định có chất lượng sẽ phản ánh quyết định tài trợ của ngân hàng là đúng đắn, mang lại lợi ích đồng thời bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng cường uy tín cho ngân hàng. Nhưng khi thẩm định tài chính dự án gặp phải những sai sót, vướng mắc dẫn đến các quyết định cho vay sai lầm thì ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn: không thu hồi được khoản vay, giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.

Do đó, hoàn thiện chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với thẩm định dự án của ngân hàng thương mại, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của ngân hàng được an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với việc thực tiễn công tác, thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VDB – Tuyên Quang tôi đã hoàn thiện đề tài này. Trong đó, tôi đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: lý luận chung về cho vay của ngân hàng thương mại; khái niệm, phân loại, các nhân tố ảnh hưởng về thẩm định tài chính.

Đánh giá khái quát các hoạt động kinh doanh của chi nhánh VDB – Tuyên Quang trong 3 năm gần đây, thực trọng thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh,... trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và các nguyên nhân của tồn tại đó.

Từ lý thuyết và thực trọng thẩm định tài chính tại VDB Tuyên Quang, tôi xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VDB Tuyên Quang nói riêng và ngân hàng thương mại nói chung.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Phan Thị Cúc (2016), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB GTVT.

2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính.

3. Đinh Thế Hiển (2015), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống kê.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (2018), Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

5. PGS.TS Từ Quang Phương (2015), Quản lý dự án, NXB Đại học KTQD.

6. TS. Cao Hào Thi (2004), Quản lý dự án, NXB Đại học Quốc gia TP HCM

7. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang (2017, 2018, 2019)

8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số hồ sơ thẩm định cho vay dự án.

9. Hồ sơ vay vốn của Công Ty Vàng Bạc Đá Quý Tuyên Quang.

10. Sổ tay tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang.

11. Các văn vản hướng dẫn cho vay của VDB – Tuyên Quang.


Tiếng Anh


12. Methods of analysis of investment projects- The National Pulbishing House

13. Textbooks of commercial banks- National Economic University

14. Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrison, John Herbohn, Patrick Rowland. Appraisal of Investment Projects. Cambridge

15. Harold Bierman, JR Seymour Smith. Appraisal of investment projects. Articles.


16. Peter S. Rose (Fifth edition). Commercial bank Managerment. MacGraw Hill Irwin.

17. Prasanna Chandra, “Projects:Planning, Analysis, Selection, Financing, Implementation and Review”

18. I.M. Pandey, “Financial Management”

19. Shahi Gupta & R.K. Sharma, “Financial Management Theory & Practice”

20. The journal of Venture Capital


PHỤ LỤC


TRƯƠNG ĐH THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 13

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Phục vụ cho việc viết luận văn thạc sĩ)


Đề tài: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang”


Kính gửi: Ông (Bà)..........................................


Nhằm mục đích cho việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kinh tế với đề tài: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang”. Kính mong ông/bà trả lời giúp tôi một số cau hỏi dưới đây. Tôi cam kết sẽ giữ bí mật những thông tin riêng của doanh nghiệp cung cấp theo những câu hỏi điều tra này và thông tin những câu hỏi chỉ nhằm mục đích nghiên cứu đề tài. Để giúp cho quá trình nghiên cứu khoa học bám sát tình hình và đáp ứng yêu cầu thực tế của quý cơ quan, kính đề nghị ông/ bà vui lòng cho biết các thông tin sau:

I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên ông/bà:....................................................................

2. Ví trị ông/bà hiện đang công tác:............................................

3. Lĩnh vực chuyên môn:............................................................

4. Thâm niên công tác:..................................................năm

5. Chức vụ:..................................................................................

6. Số điện thoại:..................................Email:..............................

II. PHẦN CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Câu 1: Theo ông/bà hồ sơ thẩm định tài chính dự án của chi nhánh ngân


hàng phát triển Việt Nam đã đầy đủ chưa?

1. Đã đầy đủ.

2. Chưa đầy đủ.

Câu 2: Theo ông/bà quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng PTVN – Chi nhánh Tuyên Quang như thế nào?

1. Hoàn toàn hợp lý.

2. Chưa hợp lý.

Câu 3: Theo ông/bà phương pháp thẩm định tài chính dự án đã phù hợp chưa?

1. Hoàn toàn phù hợp.

2. Chưa phù hợp

Câu 4: Căn cứ vào đâu để ông/bà thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ?

1. Hồ sơ khách hàng cung cấp.

2. Thu thập các thông tin từ bên thứ ba.

3. Kết hợp cả hai phương pháp trên.

Câu 5: Quy định thời gian giành cho việc thẩm định tài chính dự án

1. Quá ngắn.

2. Quá dài.

3. Phù hợp

Câu 6: Mức chi phí giành cho thẩm định tài chính dự án

1. Cao.

2. Thấp.

3. Phù hợp

Câu 7: Nguồn thông tin phục vụ cho thẩm định tài chính dự án đã đảm bảo tính khách quan chưa?

1. Đã đảm bảo tính khách quan.

2. Chưa đảm bảo tính khách quan


Câu 8: Trong quá trình thẩm định sự phối hợp giữa các cán bộ thẩm định đã đạt hiệu quả cao nhất chưa?

1. Đã đạt hiệu quả cao nhất.

2. Chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Câu 9: Để đạt được kết quả thẩm định tài chính dự án ông/bà nhận thấy có những điểm thuận lợi nào nổi trội?

1. CBTĐ thường xuyên được cập nhật, hướng dẫn các văn bản quy định

mới.


2. CBTĐ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp.

3. Đảm bảo về thời gian yêu cầu hoàn thành thẩm định.

4. Tất cả ý trên.

Câu 10: Theo ông/bà để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của

khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang ngân hàng nên áp dụng những giải pháp nào sau đây:

1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án vay vốn.

2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình chuẩn về thẩm định dự án vay vốn.

3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.

4. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin.

5. Hiện đại hóa công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ cho việc thẩm định.

6. Tất cả các giải pháp trên.

Xin Ông/ bà vui lòng điền đầy đủ thông tin ở trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí