Việc Thực Hành Các Tiết Chính Trong Tang Ma Của Người Phương La Hiện Nay So Với Trước Năm 1996


Về rước dâu, đám cưới của làng Phương La xưa, chủ yếu là đi bộ (nếu người trong cùng xã), xa hơn là đi bằng xe đạp, xe máy. Ngày nay, hầu hết các gia đình tổ chức cưới cho con đều sử dụng xe ô tô đi đón dâu. Các chủ doanh nghiệp cưới con, huy động tới hàng chục xe con đưa đón dâu. Còn những gia đình kinh tế trung bình cũng phải có ít nhất một vài xe, có thể huy động xe của gia đình, họ hàng, nếu không có thì phải thuê.

Về thời gian ăn cỗ cưới, do ảnh hưởng của nghề, để tiết kiệm được thời gian tập trung cho sản xuất, người Phương La tổ chức ăn cưới vào 8 giờ sáng, thường là người vợ ở nhà dệt để chồng đi. Đôi khi, có gia đình do phụ nữ ngồi dệt ở nhà nhiều lại đi ăn cưới cho chồng để nhân đó mà nghỉ ngơi, giao lưu...

Như vậy, việc cưới ở làng Phương La cơ bản vẫn giữ được những lễ nghi phù hợp với truyền thống, góp phần giáo dục con cháu biết giữ gìn hạnh phúc, sống nhân văn hơn… Tuy nhiên, việc cưới của người Phương La còn những bất cập: hiện tượng đón dâu hai lần diễn ra khá phổ biến. Nhà trai mang theo lễ xin cưới lần một và đón cô dâu về ngủ một đêm ở nhà chú rể, hôm sau, cô dâu “trốn” về nhà mình. Đến ngày cưới chính thức lại có lễ xin dâu và đón dâu lần hai. Người Phương La quan niệm, làm như vậy để tránh sự tan vỡ cho con cháu sau này. Vì thế, các gia đình, cặp đôi đều thi nhau cưới hai lần, gây tốn kém, lãng phí và mất thời gian, công sức. Tổ chức cưới cho con, cho cháu; vẫn có biểu hiện ganh đua, các gia đình có tiền càng tổ chức đám cưới to “ít nhất là bằng bạn, bằng bè” “để người khác trông vào”...

Theo ông Bùi Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã: “Việc ăn uống, tổ chức lễ cưới, đưa đón dâu lại là vấn đề mà lãnh đạo xã đang vận động nhân dân hạn chế vì quá tốn kém”. Ông cũng cho biết: “Nhưng được cái, đám cưới ở làng dù to hay nhỏ, cô dâu chú rể đều chọn ngày lành, giờ tốt đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn” [Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2014)].

3.2.2.2. Việc tang


Lễ tang là việc hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đây cũng là biểu hiện văn hóa chỉ có ở loài người. Thực chất, con người chết đi là sự chuyển hóa từ


dạng vật chất này sang dạng vật chất khác. Con người sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại trên cõi đời này nữa; đồng nghĩa, con cháu, anh em, bạn bè, người thân sẽ vĩnh viễn không bao giờ được gặp lại người thân yêu của mình. Đây là quy luật hà khắc nhất của tự nhiên mà không ai trên đời này có thể cưỡng lại được. Chính vì thế, người ta quan niệm "nghĩa tử là nghĩa tận", dù lúc còn sống, người đó có nhiều lỗi lầm, sai phạm thì đến lúc mất đi đều được tha thứ. Minh chứng là, trước khi đưa thi hài người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng, có đại diện chính quyền địa phương đọc điếu văn nêu lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp, nhấn mạnh công trạng, những nét tốt của người đã mất, tỏ lòng tiếc thương, lưu luyến không muốn xa lìa..

Mỗi người chết đi đều để lại cho người sống bài học về sự nhân văn, giáo dục con người ta sống tốt hơn vì rồi "ai cũng đều chết cả"... Cho nên, việc tổ chức tang lễ vô cùng quan trọng, thể hiện tấm lòng của người còn sống đối với người đã khuất. Ngoài ý nghĩa đó ra, mọi thủ tục được thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt để tránh điều xấu, điều bất hạnh về sau cho người sống.

Từ quan niệm trên cộng với điều kiện kinh tế khá giả nên hầu hết các gia đình ở Phương La đều rất coi trọng và thận trọng trong tổ chức tang ma cho người thân. Khi người nhà nằm xuống, họ mời thầy xem ngày, giờ tốt để tiến hành các nghi thức cho đám tang: từ khâm liệm, nhập quan, chuyển cữu, hạ huyệt, tìm đất mai táng... Trong lễ tang dứt khoát phải có tang nhạc - tang nhạc là nghi thức không thể thiếu trong đám tang dù nhà giàu hay nghèo “sống dầu đèn, chết kèn trống”.

Địa điểm tổ chức tang lễ: mặc dù rất chật chội vì thiếu không gian nhưng việc tổ chức tang lễ ở Phương La vẫn diễn ra tại gia đình tang chủ. Ngày thường sân nhà là nơi tập kết nguyên vật liệu, giao sản phẩm, chỗ đặt máy dệt nhưng nay có tang ma thì nơi đó biến thành khu vực tổ chức tang lễ. Mọi người trong làng, ngoài xã đều chia sẻ, đồng cảm. Nếu quá chật chội, có thể sử dụng thêm một đoạn đường hay đoạn ngõ của khu dân cư. Vì thế, đám tang của người Phương La chìm sâu trong các dãy nhà cao tầng san sát nhau nhưng cũng rất trang trọng và nền nếp. Trường hợp, nếu người đó mất ở ngoài làng, hoặc ở các bệnh viện vẫn đưa về nhà để làm tang.


Việc phúng viếng: tuy rất bận mải với công việc, nghỉ lúc nào là mất tiền lúc đó nhưng không phải vì thế mà người Phương La bỏ qua các nghĩa vụ, các mối quan hệ, ứng xử với người làng. Một người nằm xuống là tin lan truyền khắp làng trên, xóm dưới. Ngay khi hay tin có người làng mất là gia đình đã cắt cử thành viên có ý thức sang giúp đỡ gia đình tang chủ thể hiện tình làng nghĩa xóm. Do đặc thù là làng nghề, mọi người còn bận mải với nghề nên việc phúng viếng của dân làng cũng rất tập trung, thường họ tranh thủ đến viếng và chia buồn với tang chủ vào buổi tối, cho nên, buổi tối nhà đám rất đông. Thông thường việc tang lễ chỉ diễn ra trong hai ngày, một đêm, đến ngày thứ ba là đã hoàn tất hết mọi công việc và người Phương La mời thầy cúng ba ngày cho người mất và đi đắp mộ.

Lễ viếng: xưa, khi có người mất, người mang chai rượu, người mang nón chè hoặc thúng gạo sang chia buồn, tục này giờ không còn. Ngày nay, người dân ở đây chỉ viếng bằng tiền, số tiền có nhiều hơn các làng khác. Tùy mối quan hệ thân sơ mà người viếng có những mức khác nhau, thông thường, người làng viếng mỗi xuất là năm mươi nghìn đồng. Người thân hơn với người mất hay người nhà người mất thì có thể viếng một trăm hay vài trăm. Gia đình tang chủ đã chuẩn bị sẵn khoảng dăm bảy lễ để các đoàn đến viếng được chủ động. Mỗi lễ thường bao gồm: nải quả, đĩa hoa, thẻ hương. Có gia đình tang chủ còn chuẩn bị sẵn vòng hoa để các đoàn, cá nhân chỉ mang dải băng ghi tên đoàn mình và đặt phong bì rồi vào viếng. Có điểm khác ở làng nghề Phương La là, trước đây, người đến viếng chỉ có họ hàng, thông gia, anh em, bạn bè, làng xóm của người mất. Bây giờ, người đến viếng còn có thêm công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp, hoặc đối tác làm ăn có quan hệ với người mất hay tứ thân, phụ mẫu, con cái của người mất.

Việc đưa tang: hầu hết các làng ở Hưng Hà đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng vào ban chiều, nhưng làng Phương La lại đưa tang vào buổi sáng, như vậy đám tang có nhiều người tiễn đưa người chết mà lại tiết kiệm được thời gian dành cho sản xuất. Mặt khác, nếu là mùa hè, thời tiết buổi sáng đỡ nắng nóng, đảm bảo sức khỏe sẽ thuận lợi hơn cho tất cả mọi người.

Về việc ăn uống trong đám tang: xưa kia, khi người chết nằm xuống; đồng thời, lợn cũng được “ngả” ra làm cỗ. Mỗi đám ít cũng vài chục mâm, gia đình có


quan hệ rộng và họ hàng đông thì có thể lên đến gần trăm mâm. Ngay sau lời điếu văn, đại diện tang chủ đã có lời mời những ngượi dự lễ tang, khi đưa tiễn người chết xong về gia đình “dùng bữa”. Đám tang chưa xong, gia đình đã phải phân công người ra đầu làng đón và mời người đến chia buồn về nhà; vừa gây phiền phức cho người đi đưa tang, vừa tốn kém, lãng phí cho gia chủ. Đã đau buồn lại lo cỗ bàn, quả thật là mệt mỏi, tốn kém; nhiều gia đình phải chạy vạy, vay mượn.

Từ khi nghề dệt phát triển, vì tính chất nghề nghiệp, bận mải, tập trung cho việc dệt cộng với sự vận động của chính quyền địa phương nên việc ăn uống trong đám tang đã giảm hẳn, chỉ còn dành cho những người “mang tang”, tức là con cháu trong gia đình, họ hàng. Vấn đề ăn uống trong đám tang ở Phương La hiện nay được thể hiện trong Hộp 3.6.

Hộp 3.6: Vấn đề ăn uống trong đám tang


Cụ Trần Văn Quyền, thôn Phương La 2: “Ăn uống trong nhà đám giờ đã giảm nhiều lắm rồi. Ngày xưa, cứ người chết nằm xuống là lợn cũng “ngả” theo, bất kể giàu có hay nghèo khó. Mỗi đám cũng vài chục mâm chứ chẳng ít: con cháu, người bắc rạp, người đào huyệt, dân làng đi đưa tang… Nhưng nay thì khác, cơm nước giờ chỉ dành cho người “mang tang”, người làng không ai ở lại ăn nữa”.

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS ( năm 2014)].

Việc tang lễ hoàn tất, thông thường, gia đình họp và thống nhất về sử dụng tiền phúng viếng, tiền viếng liên quan đến người nào trong gia đình, người đó quản lý sau lo đáp lễ; tiền viếng chung (thường là của dân làng, họ hàng, thông gia...) sẽ được góp lại, con cả giữ để sau lo đáp lễ. Nếu thiếu, các con trong gia đình thỏa thuận có thể chia đều hoặc người có điều kiện hơn thì góp nhiều. Các gia đình giàu có, là chủ doanh nghiệp, việc lo hậu sự cho cha mẹ, do một mình họ đứng lên lo về tài chính, anh em khác không phải lo.

Các hủ tục dần bị xóa bỏ để phù hợp với điều kiện, nhịp sống của làng nghề, không còn tục đội mũ rơm, lăn đường như trước nữa. Phát huy tình làng nghĩa xóm, coi nghĩa tử là nghĩa tận nên mọi người dân cùng nhau vào chia buồn, hỗ trợ về mọi


mặt để chia sẻ với gia chủ, việc cỗ bàn khi người chết nằm xuống đã được khắc phục, không còn tình trạng gia chủ phải lo mổ lợn thết đãi mời mọi người.

Làng Phương La có 4 thôn đều được công nhận là “Làng văn hóa”, có những tác động tích cực tới đời sống của dân làng. Đối với việc tang ma cho người mất, về cơ bản các thủ tục vẫn được duy trì, ít có sự biến đổi ở Phương La; những tiết chính vẫn diễn ra theo đúng trình tự xưa, điều này được thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma của người Phương La hiện nay so với trước năm 1996

Đơn vị tính: %

Lễ thức hay công việc

Hiện nay

Trước 1996

Mời thầy

100

0,00

0,00

100

Chọn giờ phát tang

100

0,00

0,00

100

Che mặt cho người mất

100

0,00

100

0,00

Sử dụng nhạc hiếu

100

0,00

0,00

100

Khâm liệm

100

0,00

100

0,00

Đặt hướng mộ

72,59

0,00

100

0,00

Chọn nơi chôn cất

78,84

0,00

100

0,00

Chọn giờ hạ huyệt

100

0,00

100

0,00

Đắp mộ

100

0,00

0,00

100

Yểm bùa

100

0,00

0,00

100

Cúng ba ngày

100

0,00

100

0,00

Cúng tuần

23,08

76,92

23,09

76,91

Cúng 49 ngày

100

0,00

100

0,00

Cúng 100 ngày

100

0,00

100

0,00

Giỗ đầu

100

0,00

100

0,00

Việc để tang

85,09

14,91

100

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 15

[Nguồn: Xử lý số liệu điều tra (Phụ lục 7].

Bảng 3.4 cho thấy, các tiết chính trong tang ma xưa cơ bản vẫn được người làng nghề giữ gìn, trong đó một số tiết rườm rà đã có xu hướng được giảm đi như việc cúng tuần được coi là quan trọng đã giảm 0.01% (hiện nay chỉ có 23.08%, trước đây là 23.09%).


Tuy nhiên, người Phương La vẫn chưa quen việc hỏa táng - nét văn minh của xã hội hiện đại. Nhiều gia đình giàu có ở Phương La, khi bố mẹ mất đi, coi trọng việc mời thầy địa lý về xem đất để đặt mộ mong ước được đất “phát” để con cháu làm ăn phát đạt. Đây cũng không phải là hành động chưa tốt nhưng nếu ai cũng chọn đất đẹp, vậy còn chỗ không đẹp thì sao, vả lại quy hoạch chung nghĩa trang cũng sẽ bị phá vỡ. Hiện tượng bỏ tiền ra mua đất xí phần, khoanh riêng khu an táng của dòng họ đã xuất hiện ở làng Phương La. Đa số những dòng họ này có người là chủ doanh nghiệp, giàu có, bỏ tiền ra mua đất là chính. Việc phúng viếng linh đình, không còn cảnh mang thúng gạo, nón chè hay vò rượu v.v sang phúng viếng. Giờ đây, tất cả đồ phúng viếng được quy ra bằng tiền mặt, không kể gì người giàu, kẻ nghèo, cũng dần thành tục khó xoá bỏ, gây lãng phí, tốn kém. Không chỉ dừng lại ở đó, sự thể hiện “bằng hữu”, “thân sơ” cũng được đo đếm bằng tiền, điều này có còn phù hợp với “nghĩa tử là nghĩa tận”? Việc tổ chức lễ 49, 100 ngày và nhất là giỗ đầu, nhiều gia đình mời thầy pháp sư về cúng lễ cả mấy ngày; việc ăn uống cũng quá linh đình, tốn kém và lãng phí.

Như vậy, những việc làm của người còn sống đã tạo ra sự tranh giành địa điểm cho người đã chết, vậy “nghĩa tử” có còn là “nghĩa tận”? Cũng từ đó, ảnh hưởng đến tình cảm làng xóm, và rồi những họ không có tiền, liệu có còn đất để chôn cất người mất?. Việc này cũng dẫn đến quy hoạch chung nghĩa trang của làng bị phá vỡ, ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa mới của làng nghề. Như vậy, văn hóa truyền thống của làng nghề đã đang dần biến đổi, trong đó có những yếu tố tích cực và còn có cả những yếu tố chưa tích cực.

3.2.3. Hội làng

Xưa kia, lễ hội diễn ra theo đúng mô thức của đời sống nông nghiệp mùa vụ, đến với hội làng là người dân trở về với cội nguồn, trở về với không gian thiêng, thời điểm thiêng để nhớ về công lao to lớn của những người có công với làng với nước và cầu mong sức khỏe, sự an lành, bốn mùa tốt tươi, mưa thuận gió hòa... Chính vì thế, họ mang tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn, cùng sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn với mọi người; giải tỏa những căng thẳng mệt nhọc, tâm hồn


thêm thăng hoa, làm cho đời sống tinh thần được nâng lên, con người sống với nhau nhân văn, tốt đẹp hơn.

Hội đình làng Phương La hiện nay vẫn diễn ra tại đình Đông từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10 âm lịch. Ban tổ chức lễ hội cũng là Ban quản lý di tích nên việc điều hành, quản lý lễ hội rất thuận lợi, mọi hoạt động được triển khai bài bản, công phu. Các dòng họ tham gia đóng góp và có nghĩa vụ góp công, góp của cho lễ hội. Sau hoạt động tế lễ chung của Ban tế chính, các dòng họ ở làng đều tham gia vào tế lễ ở đình, công việc chuẩn bị cho tế lễ đươc chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước. Lễ hội làng tổ chức cũng là dịp để con cháu 12 dòng họ ở khắp các địa phương trong nước về thắp hương tưởng nhớ tới công lao khai hoang lập ấp dựng xóm, dựng làng của tổ tiên mình trước đây. Người trảy hội đình Đông cũng tăng lên rất nhiều, hầu hết các gia đình trong làng nghề đều có người đại diện đến tham gia lễ hội.

Bảng 3.5: Đánh giá việc tham gia lễ hội của người Phương La hiện nay so với trước năm 1996

Đơn vị tính: %

Số lượng người tham gia lễ hội

Mức độ

Tỷ lệ

Tăng lên

100

Vẫn thế

0,0

Giảm đi

0,0

[Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (Phụ lục 7)].


Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, 100% số người được hỏi đều trả lời số người tham gia lễ hội tăng lên trong những năm gần đây, điều này khẳng định văn hóa truyền thống được người dân rất coi trọng.

Ngoài những yếu tố về tâm linh; ngày nay, việc tham gia lễ hội như một nhu cầu của người dân, họ đến lễ hội để thư giãn, hưởng không khí náo nhiệt của hội, giao lưu... không chỉ có người già, những người có vấn đề khúc mắc trong cuộc sống mới về với lễ hội. Thanh niên nam nữ, dù bận mải mấy cũng tụ họp, vào hội, thắp nén tâm nhang rồi sau đó muốn làm gì thì làm.


Hộp 3.7: Việc tham gia lễ hội đình Đông của người Phương La


Anh Trần Văn Hà - người làng Phương La: "Đến dịp lễ hội thì vui lắm cơ, ở làng ai cũng náo nức muốn dự, không tham gia được từ đầu đến cuối thì cũng phải ghé vào tận hưởng không khí lễ hội, có nén nhang cầu mong mọi sự tốt lành. Nhà em, không bố thì mẹ năm nào cũng có mặt. Còn thanh niên chúng em, dù bận mải mấy cũng ới nhau tụ họp đảo qua hội làng rồi sau đó muốn làm gì thì làm. Bây giờ, hầu như dòng họ nào cũng vào lễ đình. Đủ thành phần, đủ lứa tuổi tham gia từ già, trẻ, trai gái, giám đốc doanh nghiệp, công nhân làm thuê… Cả năm hội chỉ diễn ra có hai ngày thôi, không tham gia cũng phí".

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2013)].


Không chỉ tăng lên về số người tham dự lễ hội mà thành phần tham gia lễ hội cũng phong phú hơn, gồm cả người ngoài làng, khác xã, cả các doanh nhân, công nhân... khác với xưa, tham gia lễ hội làng chỉ có người làng mà thội. Số lượt vào cúng lễ ở đình cũng tăng lên, không chỉ có lễ hội việc cũng lễ mới diễn ra mà bây giờ cứ có việc lớn, các nhà đều sắm lễ vào đình để báo cáo và xin cho mọi việc suôn sẻ.

Ngoài phần lễ và một số trò diễn dân gian truyền thống, lễ hội đình Phương La đã phục hưng được một số trò hội vốn đã bị mai một, đồng thời, từng bước đưa các sinh hoạt văn hoá thể thao hiện đại vào nội dung hoạt động làm cho lễ hội ngày một phong phú, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Sau mỗi lần tổ chức lễ hội, Ban tổ chức phải họp rút kinh nghiệm để lễ hội năm sau, lần sau tốt hơn. Các hoạt động tín ngưỡng trong các đình chùa, đền, miếu được UBND xã định hướng, quản lý và kiểm tra chặt chẽ. Chủ tịch xã chịu trách nhiệm trước huyện về các hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội thuộc phạm vi quản lý của xã.

Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội đôi khi không theo đúng nghĩa của lễ hội truyền thống. Những hoạt động, những trò chơi dân gian bị mai một dần, một số hoạt động đã không còn duy trì nữa, như thi dệt vải, thi đấu gậy… mà các trò chơi mới đã thay thế, lấn lướt… Những vấn đề này có thể sẽ trở thành mầm mống nảy sinh sự ganh ghét, đố kỵ, sự cạnh tranh giữa các dòng họ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí