Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội


cao cấp cho Viettel là tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, có tinh thần làm việc cao, quyết tâm hoàn thành công việc... đồng thời phù hợp với các giá trị sống của Viettel... Những người phù hợp sẽ đảm bảo dễ dàng thực hiện công việc tốt hơn, dễ đoàn kết hơn. Việc áp dụng công tác chọn lọc ứng viên phù hợp giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với công việc nhanh chóng. Các cá nhân tốt sẽ giúp xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững.

- Coi trọng đào tạo cho người lao động: các ứng viên qua quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao vào Viettel sẽ đều trải qua 2 khóa huấn luyện cơ bản. Một khóa huấn luyện về lịch sử, văn hóa và quy định của doanh nghiệp. Khóa huấn luyện còn lại đào tạo huấn luyện về quân sự một tháng. Công tác huấn luyện thực sự đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho một chiến sĩ thực thụ.

- Luân chuyển cán bộ phù hợp với chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn nếu có sự thay đổi trong từng giai đoạn cần phải luân chuyển cán bộ. Việc luân chuyển này vừa là cách để đào tạo phát hiện nhân lực quản lý, vừa là cách để tìm ra các ứng viên quản lý cho các vị trí phù hợp. Luân chuyển quản lý cấp cao cũng là nghệ thuật quản lý nhân sự cấp cao giúp phát hiện những khả năng của cá nhân. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, việc luân chuyển quản lý là cách để tăng cường các mối quan hệ. Mối quan hệ được thể hiện trong các phòng ban, giữa các cá nhân, từ tập đoàn xuống các đơn vị. Các doanh nghiệp nếu không tạo cơ hội cho từng cá nhân sẽ khó để mọi người bộc lộ được hết những khả năng của mình. Công tác quản lý nhân sự cần chú trọng môi trường để nhân viên phát huy khả năng.

- Người lãnh đạo làm gương cho sự phát triển doanh nghiệp: Tại Viettel, người lãnh đạo được đào tạo 3 trong một, bao gồm: chuyên gia, lãnh đạo và người điều hành. Để quản lý nhân sự doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, Viettel tuyển chọn Giám đốc điều hành có định hướng, nhận xét, đào


tạo ứng viên và biết tháo gỡ các khó khăn khi cần thiết. Lãnh đạo sẽ vạch ra các hoạch định chiến lược và tổ chức điều hành để thực hiện chiến lược này. Đồng thời phát hiện, tuyển dụng nhân sự qua các website tuyển dụng nhân sự cấp cao tín và sắp xếp nhân lựa thực thi sao có hiệu quả. Chiến lược và cách thức thực thi sẽ quyết định sự thành bại của chính doanh nghiệp. Những người đề xuất ý tưởng luôn là những người phù hợp nhất để đưa ý tưởng vào doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt đòi hỏi người điều hành có năng lực mới có thể điều chỉnh chiến lược nhanh chóng. Đây chính là lý do các giám đốc của Viettel thực sự có nghệ thuật quản lý nhân sự cấp cao sâu sắc, bám sát thực tiễn doanh nghiệp.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Nhìn chung, mỗi ngành nghề đều có những đặ c điểm riê ng. Những đặ c

trưng đó qui điṇ h đặ c điểm của lao độ ng. Lao độ ng trong linh vưc

du lic̣ h về

cơ bản có mộ t số đặ c điểm nổi bậ t sau: có tính chuyê n mô n hóa cao; du lic̣ h

bao gồm nhiều linh vưc

kinh doanh như dic̣ h vu ̣ lữ hành, lưu trú, vậ n chuyển

khách du lic̣ h, điểm khu du lic̣ h... Mỗi lin

h vưc

lai

có sư ̣ phâ n chia sâ u hơ n

̃a. Tai

mỗi linh vưc

kinh doanh có những vi ̣tri,

chứ c danh cô ng việc khác

nhau. Ngoài ra, lao động ngành du lịch khô ng cố điṇ h về thờ i gian. Do tính

chất của cô ng việ c phuc

vu,

để đảm bảo dic̣ h vu ̣ cung ứ ng đươc

gần nhu

24/24h và 7 ngày/tuần do đó phần lớ n lao độ ng làm việ c trong các doanh nghiệ p du lic̣ h làm việ c theo ca và cả những ngày cuối tuần, lễ, tết. Để có thể thành cô ng trong cô ng việ c đòi hỏi ngườ i lao độ ng phải có khả nă ng giao tiếp tốt. Từ những thành công trong công tác tạo động lực lao động tại Tập đoàn

Vietel và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Du lịch Hà Nội:

Một là; Tạo động lực lao động bằng kích thích về kinh tế. Đây là kinh nghiệm mà Tập đoàn Vietel đã và đang làm rất tốt. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có doanh thu, lợi nhuận lớn có điều kiện trả lương cao cho người


lao động. Từ đó người lao động sẽ có động lực làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục vận hành tốt và tạo ra lợi nhuận cao. Vietravel cũng có kinh nghiệm trong kích thích người lao động bằng những đãi ngộ rất tốt về lương thưởng.

Hai là: Tạo động lực lao động bằng những kích thích phi kinh tế. Vietel rất coi trọng đào tạo cho người lao động, tại Vietravel các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cá nhân được tổ chức thường xuyên. Nhiều phong trào thể thao – văn nghệ sôi nổi… cũng là động lực giúp nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc cũng như có thời gian vui chơi, giải trí để tái tạo sức lao động. Tập đoàn Viettel luân chuyển cán bộ phù hợp với chiến lược kinh doanh: chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn nếu có sự thay đổi trong từng giai đoạn cần phải luân chuyển cán bộ.

Ba là: Kinh nghiệm dùng người phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Tiêu chí tuyển dụng nhân sự cao cấp cho Viettel là tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, có tinh thần làm việc cao, quyết tâm hoàn thành công việc,... đồng thời phù hợp với các giá trị sống của Viettel. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình kinh doanh, phục vụ của Vietravel.

Bốn là: Người lãnh đạo làm gương cho sự phát triển doanh nghiệp.Tại Viettel, người lãnh đạo được đào tạo 3 trong một, bao gồm: chuyên gia, lãnh đạo và người điều hành. Tại Vietravel nhà lãnh đạo vừa có tâm vừa có tài, tâm là nỗi niềm luôn đau đáu cho sự phát triển chung, không chỉ của Vietravel mà là tất cả doanh nghiệp du lịch Việt Nam, tài là sẵn sàng đối mặt với thách thức, từng bước đưa doanh nghiệp đi lên bằng chính nội lực.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tạo động lực trong doanh nghiệp thông qua các nội dung chính:

Một là, làm rõ các khái niệm cơ bản về động lực lao động, tạo động lực lao động.

Hai là, phân tích nội dung của các học thuyết tạo động lực lao động.

Ba là, phân tích nội dung của tạo động lực lao động trong doanh nghiệp gồm: nghiên cứu hệ thống nhu cầu của người lao động, và các biện pháp tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.

Bốn là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động trong doanh nghiệp gồm nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

Năm là, nghiên cứu kinh nghiệm tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel, tại Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel, qua đó rút ra bài học cho Tổng công ty Du lịch Hà Nội.

Đây là nền tảng lý luận để tác giả có thể phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội trong chương 2 của luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Tổng công ty Du lịch Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tổng Công ty Du lịch Hà Nội có tiền thân là Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập từ ngày 25/3/1963. Năm 2004 tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist Comporation) được thành lập theo Quyết định số 99/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động, và quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) làm Công ty mẹ và một số công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô là công ty thành viên và trực thuộc. Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ - (tiền thân là Chi nhánh của Công ty Du lịch Việt Nam) được thành lập năm 1963. Đến ngày 13/7/2010, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 3460/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên.

Tổng công ty Du lịch Hà Nội ngày nay đã trở thành doanh nghiệp lớn mạnh, bao gồm gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết với trong và ngoài nước, có gần 6.000 cán bộ công nhân viên.

Trong nhiều năm qua, Tổng công ty Du lịch Hà Nội luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn. Là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du lịch trong nước cũng như quốc tế: PATA, VITA, ASTA, JATA, USTOA...cùng mạng lưới hàng trăm đối tác trong và ngoài nước. Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã đạt rất nhiều giải thưởng uy tín như Top 10 công ty du lịch, lữ hành uy tín năm 2017 do tổ


chức Vietnam Report và Báo Vietnam Net bình chọn và trao giải, liên tiếp đạt giải thưởng đơn vị có gian hàng quy mô, ấn tượng và đơn vị bán hàng hiệu quả nhất tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam trong suốt 6 năm qua.

Tổng công ty du lịch Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp có thương hiệu lớn mạnh, hoạt động đa ngành nghề, đa sở hữu, có sức cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế quốc tế. Vị thế, uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của Hanoitourist ngày càng được khẳng định tại thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, Hanoitourist kinh doanh và hoạt động trong 5 lĩnh vực chính là: Lữ hành, khách sạn, văn phòng cho thuê, vui chơi giải trí và thương mại... Hanoitourist là đơn vị đầu tiên trong nước tổ chức liên doanh với nước ngoài, thành lập doanh nghiệp để nâng cấp khách sạn Thống Nhất thành khách sạn 5 sao Sofitel Metropole Hà Nội... Với những thành tích đạt được, Hanoitourist đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tổng công ty còn phát triển vốn tăng lên hơn 2.850 tỷ đồng; đời sống, việc làm của gần 6.000 cán bộ, nhân viên trong Tổng công ty luôn đảm bảo với thu nhập ổn định.

Kết quả kinh doanh (chưa bao gồm liên doanh với nước ngoài có vốn góp của Tổng công ty) bình quân mỗi năm tăng 10-15%. Năm 2017, tổng doanh thu đạt 714 tỷ đồng; năm 2018 là 879 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.021 tỷ

đồng, tăng 43%. Nôp ngân sách nhà nước năm 2017 là 151 tỷ đồng, năm

2018 đạt 219 tỷ đồng, đến năm 2019 gần 300 tỷ đồng, tăng 70%. Lợi nhuâṇ

năm 2017 đạt 195 tỷ đồng, năm 2018 là 247 tỷ đồng, đến năm 2019 là 261 tỷ đồng, tăng 34%. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2017 là 5,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2018 là 7,1 triệu đồng; đến năm 2019 là 10 triệu đồng/người/tháng, tăng 69%.


Kiểm soát viên

Phóe Tổng GĐ mảng lữ hành

P. Tổe chức cáne bộ

Văn Phòng

P.

Nghiệp vụ

Hội đồnge thànhe viên

Tổng giám đốc

Phóe Tổnge GĐ mảnge VP, thươnge mại

Phóe Tổnge GĐ mảnge kháche sạn

P. Tàie chính Kếe hoạch

P. Đầu tư pháte triển

P. Quản lý KDe toàe nhà

Cônge ty thành viêne (3 CT)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức



Đơn vị Phụ thuộc (7 ĐV)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tạo động lực lao động tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội - 6


CT liên doanh, liêne kết (25 CT)


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Du lịch Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Tổng công ty)

Cơ cấu của Tổng công ty Du lịch Hà Nội được tổ chức theo hình thức Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu. Công ty gồm Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, Kiểm soát viên, 6 Phòng chức năng, 7 đơn vị phụ thuộc, 3 Công ty thành viên và 25 Công ty liên doanh, liên kết.

Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Hội đồng thành viên đứng đầu là Chủ tịch Tổng công ty: lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện các nhiệm vụ công tác của Tổng công ty. Tổng


công ty Du lịch Hà Nội hiện có 1 Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc, được Hội đồng thành viên bổ nhiệm có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty. Các Phó Tổng giám đốc (03 đồng chí): điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giúp chủ sở hữu công ty kiểm soát mọi mặt hoạt động về tài chính, kinh doanh của công ty. Các phòng chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Tổng công ty được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.

3 Công ty thành viên của Tổng công ty Du lịch Hà Nội gồm:

- Công ty cổ phần du lịch và thương mại Dân Chủ

- Công ty cổ phần du lịch thương mại thanh niên Hà Nội

- Công ty cổ phần du lịch Hà Nội – Quảng Bình

Và Công ty đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội mới hợp nhất. 7 đơn vị trực thuộc gồm:

- Công ty Lữ hành Hanoitourist

- Công ty Thương mại và Cung ứng Nhân lực

- Khách sạn Hoà Bình

- Trung tâm Thương mại và Dịch vụ du lịch

- Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hoàng Long

- Chi nhánh Tổng công ty Du lịch Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh

- Trung tâm điều hành du lịch Miền Trung.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trải qua gần 57 năm hình thành và phát triển và 15 năm đổi mới, được sự quan tâm chỉ đạo UBND Thành phố, Tổng cục du lịch; cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của tập thể CBCNV trong Tổng công ty, đến nay Tổng công ty đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng, đa dạng hoá, mở rộng lĩnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022