Công Tác Thực Hiện Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Của Trường


trợ tiền viện phí trong thời gian đồng chí Nguyễn Văn H điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.2.2. Tiền thưởng

Tiền thưởng không những có giá trị về vật chất mà còn có giá trị to lớn về tinh thần đối với viên chức trong quá trình làm việc. Đến nay, Trường đã ban hành Quy chế thi đua - khen thưởng quy định cụ thể các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động của Trường nhằm kịp thời động viên, khuyến khích, tạo động lực cho viên chức, người lao động hăng say lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Các hình thức khen thưởng mà Nhà trường đang áp dụng chủ yếu hiện nay là:

Định kỳ 06 tháng: Các khoa, phòng tổ chức tổng kết đánh giá, bình xét khen thưởng đề xuất hội đồng thi đua - khen thưởng Trường quyết định.

Khen thưởng có thành tích trong các phong trào thi đua được phát động: Khi phát động thi đua, các khoa, phòng có trách nhiệm tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Hội đồng thi đua - khen thưởng của Trường đã vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt công tác chuyên môn, tích cực tham gia các phong trào thể dục thể thao, tham gia các cuộc thi và đạt kết quả cao: Có 01 giải Ba cuộc thi “Tìm hiểu biển đảo Việt Nam” năm 2018 do Ban Tuyên giáo phối hợp với Quân cảng Sài Gòn tổ chức; 02 giải Ba cuộc thi văn hóa công sở và đạo đức công vụ dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2020; 01 giải Nhì và 01 giải khuyến khích cuộc thi kể chuyện về gương điển hình tiên tiến làm theo lời bác năm 2020...

Khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt trong công tác nghiên cứu khoa học. Cụ thể như: Tặng Giấy khen cho đồng chí Nguyễn Văn V - TS. giảng viên khoa Xây dựng Đảng bảo vệ thành công


đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2020 và hoàn thành đạt loại giỏi nhiệm vụ đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Khu vực III...

2.3.2.3. Phụ cấp

Hiện nay, chế độ phụ cấp của viên chức Trường áp dụng theo quy định của pháp luật, phụ cấp ở các vị trí, nhóm công việc khác nhau thì mức phụ cấp khác nhau, cụ thể là: Phụ cấp chức vụ (Thực hiện theo quy định hiện hành); Phụ cấp khu vực (khu vực Tây Nguyên là 0,5); Phụ cấp thêm giờ: Viên chức, người lao động phải làm thêm giờ trong ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, Tết thì thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bố trí để họ nghỉ bù những ngày tiếp theo. Nếu không bố trí nghỉ bù, sẽ được thanh toán tiền thêm giờ theo quy định hiện hành.

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp thâm niên nhà giáo áp dụng từ 01/5/2011 đối với các viên chức là Giảng viên, được tính phụ cấp theo các văn bản dưới đây:

Quyết định số 244/2005/QĐ – TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC, ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Nghị định Chính phủ số 54/2011/NĐ - CP ngày 04/07/2011, Nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, Nghị định số 54/2011/NĐ - CP ngày 04/07/2011; Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC- BLĐTBXH, ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị


định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Như vậy, viên chức là giảng viên được hưởng mức phụ cấp ưu đãi (đứng lớp) là 45% đối với Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác

- Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Cách tính phụ cấp ưu đãi như sau:


Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng


=

Hệ số lương theo ngạch, bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

hiện hưởng


x

Mức lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành


x

Tỷ lệ

% phụ cấp ưu đãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 10


Phụ cấp thâm niên: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định, đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên 05% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Cách tính như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên


=

Hệ số lương theo ngạch, bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

hiện hưởng


x

Mức lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành


x

Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng


Riêng đối với nhóm viên chức ở các phòng làm công tác hành chính hiện tại không được hưởng khoản phụ cấp nào (bao gồm cả 25% công vụ và 35% khối Đảng, đoàn thể). Hay như: Viên chức trong các ĐVSN công lập trong


lĩnh vực y tế và giáo dục (khối phổ thông) tại địa phương vẫn có thu nhập cao hơn hẳn so với viên chức công tác tại Trường, ngoài phụ cấp khu vực (0,5) - thì họ còn được hưởng phụ cấp ngành nghề, thâm niên, độc hại...Riêng viên chức tại Trường (ngoại trừ số giảng viên) không có khoản phụ cấp nào. Đây cũng là một trong những lý do khiến số viên chức còn lại của Trường (chiếm 30% tổng số viên chức) chưa yên tâm công tác, dẫn tới ảnh hưởng đến ĐLLV.

2.3.2.4. Phúc lợi

Để tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động thì phúc lợi và dịch vụ cũng góp phần không nhỏ, đó là một phần không thể thiếu trong công tác tạo ĐLLV cho người lao động, bao gồm một số nội dung cụ thể là:

Một là, viên chức, người lao động tại Trường được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Với câu hỏi: “Anh/chị có đồng ý với việc thực hiện công tác về chế độ bảo hiểm xã hội của cơ quan như hiện nay ?”. Tác giả thu được kết quả là: Có 93,48% tỉ lệ viên chức được hỏi lựa chọn mức “Đồng ý” và “Rất đồng ý” cho thấy, công tác chi trả bảo hiểm xã hội cũng được Trường đặc biệt quan tâm. Điển hình có đồng chí Hoàng Văn H, chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học bị tai nạn giao thông, liệt nữa người phải xin nghỉ không lương một thời gian để điều trị nên Trường đã rất quan tâm, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ cho đồng chí H hưởng chế độ bảo hiểm. Mặt khác, chính sách hưu trí luôn được quan tâm và thực hiện đầy đủ, làm sao để quyền lợi lớn nhất cho viên chức khi đến tuổi về hưu.

Bảng 2.17. Công tác thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội của Trường


STT

Nội dung

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Rất đồng ý

33

71,74

2

Đồng ý

10

21,74

3

Chưa đồng ý

03

6,52




Tổng số

46

100

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế) Hai là, về chế độ phép hàng năm: Trưởng các khoa, phòng có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho nhân viên nghỉ phép hợp lý theo chế độ quy định và đảm bảo nhiệm vụ của Trường. Trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho họ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày

phép theo quy định thì họ vẫn được thanh toán chế độ.

Ba là, các chế độ phúc lợi khác như: Tổ chức phát quà cho các cháu thiếu nhi là con em cán bộ, viên chức trong Trường vào dịp Tết Trung thu; trao phần thưởng cho các cháu học giỏi có thành tích cao trong học tập vào dịp Quốc tế thiếu nhi. Hàng năm, Trường thường tổ chức cho viên chức, người lao động đi du lịch, tham quan dã ngoại để tạo ra tâm lý thoải mái cũng như tạo mối liên kết gắn bó, thân thiết giữa mọi người với nhau.

Tất cả những trường hợp ốm đau, hiếu hỉ, đều được Nhà trường quan tâm, động viên, thăm hỏi kịp thời, chu đáo. Do đặc thù của các cơ quan, ban, ngành tỉnh Đắk Nông, đa phần cán bộ, viên chức đều được điều động từ tỉnh Đắk Lắk sang công tác nên có những trường hợp gia đình ở xa, Nhà trường vẫn cử đại diện về thăm hỏi đầy đủ... đây là một trong những nét văn hóa rất đẹp trong cách ứng xử của Trường, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người. Hàng năm, Trường chi hỗ trợ cho viên chức, người lao động vào các ngày lễ, tết áp dụng theo “Quy chế chi tiêu nội bộ” là:

ST

T

Nôi dung chi

Số tiền

(ngđ/người)

1

Tết Dương lịch

500

2

Tết Nguyên Đán

1000

3

Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3

500

4

Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3

200



5

Ngày Giải phóng miền nam và Quốc tế lao

động (30/4 - 01/5)

500

6

Ngày Quốc khánh 02/9

500

7

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

500

8

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 + Đồng phục

1000

9

Chi hỗ trợ Tết trung thu

200

10

Chi hỗ trợ ngày Quốc tế thiếu nhi + phần

thưởng dành cho những cháu có giấy khen

300

11

Chi hỗ trợ thăm hỏi ốm đau

- Nghỉ ở nhà: 100

- Nằm viện: 200

12

Quà mừng đám cưới

1000

13

Chi hỗ trợ thăm hỏi viên chức, người lao động

sinh đẻ

200

14

- Thân nhân của viên chức, người lao động qua đời (vợ, chồng, tứ thân phụ mẫu, con)

- Trường hợp đặc biệt và trường hợp khác do

Hiệu trưởng quyết định

- Viếng một vòng hoa + 1000

15

Cán bộ hưu trí của Nhà trường qua đời

Viếng một vòng hoa

16

Viếng người có mối quan hệ với Nhà trường

(Trường hợp đặc biệt và trường hợp khác do Hiệu trưởng quyết định)

Viếng một vòng hoa

17

Chúc mừng các cơ quan, đơn vị có mối quan hệ với Nhà trường (Trường hợp đặc biệt và trường

hợp khác do Hiệu trưởng quyết định)

01 lãng hoa


Bảng 2.18. Mức độ hài lòng về chế độ phúc lợi khác của Nhà trường



STT

Nội dung

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Không tốt

02

4,34

2

Bình thường

05

10,87

3

Tốt

30

65,22

4

Rất tốt

09

19,57


Tổng số

46

100

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế)

Qua khảo sát, có 30/46 viên chức, chiếm 65,22% số viên chức được hỏi có ý kiến cho rằng các chế độ phúc lợi, đãi ngộ khác của cơ quan là tốt; 09 viên chức chiếm tỉ lệ 19,57% cho rằng rất tốt; có 10,87% viên chức nghiên cứu có thái độ bình thường, họ cho rằng những chính sách phúc lợi này tất yếu họ được hưởng. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí của cơ quan còn hạn hẹp nên các chính sách này chưa tác động mạnh đến ĐLLV của toàn thể viên chức.

2.3.2.5. Thu nhập tăng thêm

Thực tế, khi tiền lương không còn là thu nhập chính của viên chức, thì sẽ mất dần tác dụng là động lực thúc đẩy viên chức thực thi công việc hiệu quả, khiến không ít viên chức làm việc qua loa, chiếu lệ, thiếu trách nhiệm. Cơ chế “bình quân chủ nghĩa ”, “đến hẹn lại lên” trong cách trả lương và tăng lương cho viên chức cũng là một điểm yếu trong chính sách tiền lương hiện nay...

Trước thực trạng đó, Nhà trường đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, tiết kiệm các nguồn thu sự nghiệp để chi lương tăng thêm cho viên chức. Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Bên cạnh tiền lương, thưởng thì việc được nhận thu nhập tăng thêm của viên chức cũng có ảnh hưởng tích cực và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho họ.


Viên chức tại Trường đang được hưởng thêm khoản “thu nhập tăng thêm” từ “quỹ phúc lợi chung” của cơ quan. Sử dụng chi bổ sung thu nhập cho viên chức, người lao động trong năm và dự phòng cho năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Nguồn chi này có thể thay đổi theo tình hình tài chính hàng năm của Trường.

Tổng số tiền thu nhập tăng thêm sẽ được tính bao gồm mức thu nhập tăng thêm 01 tháng, hệ số chia thêm theo chức vụ (bộ phận phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao), hệ số chia thêm theo trình độ chuyên môn. Hệ số thu nhập tăng thêm, hệ số chia thêm theo chức vụ, hệ số chia thêm theo trình độ chuyên môn được Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nguồn thu của Nhà trường nhưng tối đa không quá 500.000 đồng/hệ số và tối thiểu 100.000 đồng/hệ số đối với hệ số theo chức vụ; tối đa không quá 200.000 đồng/hệ số và tối thiểu 50.000đ/hệ số đối với hệ số theo học hàm, học vị và trình độ chuyên môn. Việc chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên hệ số lương, hệ số cấp bậc chức vụ và kết quả, thời gian làm việc của viên chức, người lao động. Hàng tháng các đơn vị bình bầu phân loại viên chức, người lao động theo mức độ A, B, C, D và không xếp loại đối với những viên chức, người lao động không đủ tiêu chuẩn.

Phương thức tính thu nhập tăng thêm (TNTT): Loại A: Hưởng mức 100% TNTT; Loại B: Hưởng mức 75% TNTT; Loại C: Hưởng mức 50% TNTT; Loại D: Hưởng mức 25% TNTT. Cách tính TNTT của Trường là:

Tổng số tiền thu nhập tăng thêm


=

Mức thu nhập tăng thêm 01 tháng


+

Mức chia thêm theo chức vụ


+

Mức chia thêm theo học hàm, học vị, trình độ

chuyên môn

Trong đó:


* Mức thu


Hệ số tiền


Hệ số hiệu


Mức tiền lương

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí