Theo bảng 2.1, nhìn chung nhu cầu được đánh giá quan trọng nhất của công chức tại Sở đó là công việc phải phù hợp với năng lực, sở trường (chiếm tỷ lệ 66,67%) tiếp theo là nhu cầu về công việc ổn định (chiếm tỷ lệ 65,52%), các nhu cầu về mối quan hệ đồng nghiệp, công việc thú vị, cơ hội học tập nâng cao trình độ được đánh giá quan trọng ngang nhau (chiếm tỷ lệ 62,07%).
Đối với nhu cầu về mức thu nhập: trong những năm qua Ban Giám đốc Sở đã đặc biệt quan tâm, nâng cao mức thu nhập cho công chức thông qua thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên. Kết quả năm 2020 công chức Sở có mức thu nhập bình quân là 2.608.286 kíp/người/tháng (gắp hai lần so với mức lương tối thiểu). Mức thu nhập tăng thêm bình quân hàng tháng ngoài lương này cơ bản đáp ứng mặt bằng chung của công chức tại đơn vị và đây là mức tương đối cao hơn so với một số sở, ban ngành khác của tỉnh, đã góp phần cải thiện đời sống của công chức, giúp họ phấn khởi, có động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì lý do nêu trên nên chỉ có 37,93% đánh giá tiêu chí này quan trọng và rất quan trọng, 44,83% không có ý kiến và 17,24% đánh giá tiêu chì này không quan trọng. Mặc dù tập thể lãnh đạo Sở đã rất nỗ lực tuy nhiên có thể khẳng định mức thu nhập từ lương nói chung hiện nay vẫn chưa tạo vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho công chức phát huy tài năng và cống hiến, đồng thời không kích thích được họ gắn bó với nhà nước, không thu hút được nhân tài.
Nhu cầu công việc phù hợp với năng lực, sở trường của công chức - đây là nhu cầu được công chức Sở quan tâm, 80,46% đánh giá nhu cầu này quan trọng nhất và rất quan trọng vì khi được bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường thì mới có điều kiện tốt để phát huy hết khả năng. Thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế nên tình trạng một người kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong khi không phải ai cũng có năng lực tốt, khả năng tiếp cận nhanh công việc mới đảm nhận bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiệm vụ mới chưa được quan tâm chú trọng từ đó gây tâm lý không thoải mái, áp lực, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bảng 2.2: Mức độ hài lòng của công chức đối với công việc phân chia theo giới tính, vị trí, trình độ và độ tuổi
Đơn vị tính | Mức độ hài lòng của công chức đối với công việc | ||||||
Rất không hài lòng | Khôn g hài lòng | Không có ý kiến | Hài lòng | Rất hài lòng | Tổng | ||
1. Giới tính | |||||||
Nam | Người | 0 | 2 | 10 | 24 | 6 | 42 |
Tỷ lệ % | 0 | 4,76 | 23,81 | 57,14 | 14,29 | 100 | |
Nữ | Người | 1 | 1 | 10 | 28 | 5 | 45 |
Tỷ lệ % | 2,22 | 2,22 | 22,22 | 62,23 | 11,11 | 100 | |
2. Vị trí công việc | |||||||
Ban Giám đốc | Người | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 3 |
Tỷ lệ % | 0 | 0 | 33,33 | 66,67 | 0 | 100 | |
Lãnh đạo phòng, ban | Người | 0 | 2 | 5 | 21 | 6 | 34 |
Tỷ lệ % | 0 | 5,88 | 14,71 | 61,76 | 17,65 | 100 | |
Công chức chuyên môn, nghiệp vụ | Người | 1 | 1 | 14 | 29 | 5 | 50 |
Tỷ lệ % | 2 | 2 | 28 | 58 | 10 | 100 | |
3. Trình độ | |||||||
Trên Đại học | Người | 1 | 2 | 6 | 7 | 2 | 18 |
Tỷ lệ % | 5,56 | 11,11 | 33,33 | 38,89 | 11,11 | 100 | |
Đại học | Người | 0 | 1 | 14 | 43 | 9 | 67 |
Tỷ lệ % | 0 | 1,49 | 20,9 | 64,18 | 13,43 | 100 | |
Cao đẳng | Người | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Tỷ lệ % | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 | 100 | |
Trung cấp | Người | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Tỷ lệ % | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 | 100 | |
4. Tuổi | |||||||
Dưới 30 tuổi | Người | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 4 |
Tỷ lệ % | 0 | 0 | 75 | 25 | 0 | 100 | |
Từ 30 tuổi đến 40 tuổi | Người | 1 | 1 | 10 | 23 | 5 | 40 |
Tỷ lệ % | 2.5 | 2.5 | 25 | 57,5 | 12,5 | 100 | |
Từ 41 tuổi đến 50 tuổi | Người | 0 | 1 | 5 | 16 | 2 | 24 |
Tỷ lệ % | 0 | 4,17 | 20,83 | 66,67 | 8,33 | 100 | |
Từ 51 tuổi trở lên | Người | 0 | 1 | 2 | 12 | 4 | 19 |
Tỷ lệ % | 0 | 5,26 | 10,53 | 63,16 | 21,05 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế, Thực Hiện Biện Pháp Thoả Mãn Nhu Cầu Của Công Chức
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tạo Động Lực Làm Việc
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Sở Công Thương Tỉnh Khăm Muộn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Mức Độ Hài Lòng Của Công Chức Đối Với Thu Nhập Từ Lương Cơ Bản
- Mức Độ Hài Lòng Của Công Chức Đối Với Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng
- Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Công Chức Về Vị Trí Công Việc
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát động lực làm việc tại Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn)
Qua bảng 2.2 có thể thấy mức độ hài lòng của công chức đối với công việc được chia theo giới tính, vị trí công việc, trình độ và độ tuổi như sau:
- Về giới tính: Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ công chức nam và công chức nữ hài lòng đối với công việc hiện tại đạt mức cao nhất và tỷ lệ hài lòng của công chức nữ cao hơn công chức nam (nam hài lòng là 24 người, chiếm tỷ lệ 57,14% và nữ hài lòng là 28 người, chiếm tỷ lệ 62,23%). Kết quả này là hợp lý bởi đặc thù là cơ quan hành chính nhà nước nên mức thu nhập bình quân là tương đối đồng đều và ở mức ổn định đặc biệt do tính chất công việc nên họ có thời gian chăm sóc gia đình, con cái nên hài lòng với công việc mình đang đảm nhận. Mức độ không hài lòng và rất không hài lòng giữa nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (4,44% - 4,47%) nguyên nhân là do không có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc không có nhiều cơ hội, điều kiện để học tập, nâng cao trình độ vì vậy họ cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại.
- Về vị trí công việc: Nhìn vào kết quả khảo sát có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về mức độ hài lòng đối với từng vị trí công tác cụ thể:
+ Ban Giám đốc: Tỷ lệ hài lòng với vị trí công việc đạt 66,67% là tỷ lệ cao nhất trong ba nhóm công chức. Điều đó cho thấy những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do bản thân họ đang có vị trí quan trọng trong đơn vị và được mọi người kính trọng, nể phục nên họ cảm thấy hài lòng với vị trí công việc đang đảm nhận. Bên cạnh đó đối với nhóm công chức nhu cầu quan trọng nhất là công việc ổn định, tiếp đến là tính chủ động, tự quyết trong công việc và nhu cầu về thu nhập không còn quan trọng vì với mức thu nhập hiện tại đã đáp ứng. Tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng đạt 33,33% nguyên nhân có thể là tuổi đời còn trẻ (dưới 40 tuổi) vì vậy mặc dù ý thức được vai trò trách nhiệm của cá nhân nhưng bản thân họ chưa có điều kiện (thâm niên) để phát huy hết khả năng, năng lực cũng như còn nhiều hạn chế trong tích luỹ kinh nghiệm để cống hiến cho đơn vị.
+ Đối với công chức giữ chức vụ Trưởng phòng/Phó trưởng phòng (tương đương): Tỷ lệ hài lòng đạt 61,76%, rất hài lòng đạt 17,65% và số người không có ý kiến rõ ràng chiếm tỷ lệ 14,71%. Nguyên nhân do chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng, năng lực cũng như còn nhiều hạn chế trong tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
Tỷ lệ số công chức không hài lòng là 5,88%, đây là tỷ lệ không cao nhưng quan
43
trọng vì vậy phải tìm ra nguyên nhân vì đây là nhóm đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị và có ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ chuyên viên tham mưu, giúp việc cũng như tác động đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Nguyên nhân không hài lòng có thể do không thống nhất với quan điểm lãnh, chỉ đạo của Ban Giám đốc hoặc bản thân họ thấy vị trí hiện tại chưa tương xứng với những cống hiến, đóng góp. Vì vậy, cần quan tâm đến nhóm công chức này để có biện pháp điều chỉnh phù hợp tình hình thực thế và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mỗi cá nhân, giúp họ phát huy tốt năng lực, sở trường đóng góp cho đơn vị trong thời gian đến.
+ Đối với nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ: tỷ lệ hài lòng chiếm 58%, rất hài lòng chiếm 10% vì đa phần nhóm công chức này là nữ họ mong muốn có công việc và mức thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc con cái, gia đình,... Đặc biệt do là công chức chuyên môn, nghiệp vụ nên thứ tự nhu cầu quan trọng nhất đối với họ là công việc ổn định, tiếp nhu cầu về lương phải đảm bảo và yếu tốt công bằng - đây là các nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu của Maslow, vì vậy để tạo động lực làm việc cho nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ cần có các giải pháp cải cách, cải thiện tiền lương và tính chất công việc. Ngoài ra, tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng chiếm 28%, rất không hài lòng và không hài lòng đều chiếm tỷ lệ 2% trong tổng số công chức của nhóm. Nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ đồng nghiệp, sự quan tâm của lãnh đạo, hoặc tiền lương đã được chi trả chưa tương tương xứng với công việc hoặc cũng có thể do họ cảm thấy chưa được công nhận những cống hiến và chưa có cơ hội thăng tiến trong công việc. Cần quan tâm xem xét mức độ hài lòng của nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ bởi họ là lực lượng tham mưu chính, phải xây dựng các giải pháp để cải thiện đời sống vật chất thông qua chế độ lương, thưởng; cân nhắc, tạo điều kiện trong đề bạt, bổ nhiệm đối với những người có năng lực, trình độ, nhiệt huyết cống hiến góp phần tạo động lực làm việc, gắn bó lâu dài với đơn vị.
- Về trình độ chuyên môn: Nhóm công chức có trình độ trên đại học có mức độ rất hài lòng đạt 11,11%, mức độ hài lòng đạt 38,89%; nhóm công chức có trình độ đại học có mức độ rất hài lòng đạt 13,43%, mức độ hài lòng đạt 64,18%. Nguyên nhân là do những người có trình độ cao thường đảm nhận những nhiệm vụ phức tạp, chuyên sâu, họ có nhiều cơ hội khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến trong công việc cao
44
hơn do đó họ hài lòng với vị trí công việc tại đơn vị. Tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng là 33,33%, không hài lòng 11,11% và 5,56% công chức rất không hài lòng với vị trí công việc hiện tại (đối với nhóm công chức có trình độ trên đại học) và không có ý kiến rõ ràng là 20,9% và 1,49% không hài lòng với vị trí công việc hiện tại (đối với nhóm công chức có trình độ đại học). Nguyên nhân có sự phân hoá trên là do bản thân công chức này được đào tạo chuyên môn bài bản, trình độ cao nhưng do vị trí công việc không phù hợp chuyên ngành đào tạo, hoặc do mức thu nhập hiện tại chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống cá nhân, hoặc do thiếu kinh nghiệm thực tiễn công tác, va vấp trong mối quan hệ đồng nghiệp,... vì vậy cần quan tâm đến nhóm công chức này bởi họ là lực lượng chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng của đơn vị trong giai đoạn hiện nay, cần có các giải pháp phù hợp.
- Về độ tuổi: Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy độ tuổi của công chức tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng và rất hài lòng với công việc hiện tại. Số công chức rất hài lòng với công việc rơi vào nhóm có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi (12,5%), nhóm có độ tuổi 41 đến 50 tuổi (8,33%) và nhóm công chức trên 51 tuổi (21,05%) trong khi nhóm công chức dưới 30 tuổi không có tỷ lệ rất hài lòng, tỷ lệ hài lòng chỉ chiếm 25% và không có ý kiến rõ ràng chiếm 75%. Điều này có thể lý giải do tuổi càng cao, thâm niên công tác dài, đa số đều nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn do đó mức độ hài lòng đối với công việc càng cao. Trong khi nhóm công chức trẻ, độ tuổi dưới 30 tuổi có nhiều ưu điểm như rất nhiệt tình, hăng say công tác, năng động, sáng tạo, chủ động trong giải quyết công việc tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trong lối sống, đối nhân xử thế còn nhiều hạn chế, dễ va vấp bên cạnh đó với tuổi đời và thâm niên công tác chưa nhiều do đó tiền lương tất yếu sẽ không đáp ứng nhu cầu của bản thân, hoặc cũng có thể do trẻ tuổi nên dễ nảy sinh tư tưởng ganh tỵ, đua tranh, đố kỵ về tiền lương, chính sách phúc lợi với nhóm đối tượng khác dẫn đến họ không hài lòng với công việc hiện tại.
Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu của mỗi người là hoàn toàn khác nhau và rất đa dạng vì vậy để tạo động lực làm việc hiệu quả cho công chức, Ban Giám đốc Sở cần quan tâm đến các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại được đánh giá là quan trọng nhất đối với công chức của đơn vị như: nhu cầu mức thu nhập ổn định, đảm bảo
45
nhu cầu cuộc sống, nhu cầu được bố trí công việc phù hợp năng lực, sở trường, nhu cầu được thăng tiến trong công việc,... Tùy vào từng đối tượng, giới tính, độ tuổi và trình độ của công chức để có chính sách, biện pháp phù hợp nhằm kích thích, tạo động lực làm việc hiệu quả cho công chức, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong thời gian đến.
2.2.3. Xây dựng, thực hiện biện pháp thoả mãn nhu cầu, kích thích công chức
2.2.3.1. Kích thích, tạo động lực làm việc bằng các biện pháp tài chính
* Hệ thống tiền lương và các loại phụ cấp
Tiền lương là phần thu nhập chính và duy nhất của công chức và việc chi trả lương đúng, đầy đủ cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng làm lành mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả của từng cá nhân. Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn là cơ quan hành chính vì vậy áp dụng hệ thống thang bảng lương, thực hiện các chế độ nâng bậc lương theo Luật về cán bộ công chức của Quốc hội Lào số: 74/QH, ngày 18/12/2015, hướng dẫn thực hiện Luật về cán bộ công chức của Bộ Nội vụ Lào số 08/BNV ngày 08/08/2016 và theo hướng dẫn số 2925/CP ngày 19/10/2016 về việc tính tăng lương cơ bản và tiền trợ cấp cho cán bộ công chức, Quân đội, Công an cán bộ nghỉ hưu và pháp lệnh số 224/CP ngày 30/05/2016 về việc thực hiện tiền lương và trợ cấp cho cán bộ công chức năm 2018 - 2020 giữ cấu trúc hệ số tiền lương cơ bản như sau: Hệ số tiền lương cơ bản có 5 lớp, từng lớp có 15 cấp, tổng có 75 cấp; hệ số tiền lương cơ bản cán bộ lãnh đạo cấp cao, thấp nhất là 425 (lớp 6 cấp 1) cao nhất là 700 (lớp 6 cấp 7), lương cơ bản thay đổi từ 4.800 thành 7.200 kíp năm 2020.
Tiền lương và các khoản phụ cấp của công chức được chi trả trước ngày 15 hàng tháng, căn cứ vào hệ số lương, hệ số phụ cấp (nếu có), mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước để thực hiện chi trả đảm bảo đúng quy định.
46
Bang 2.3 Bảng thanh toán lương tháng 12/2020 theo vị trí tại Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn
BẢNG 2.3: Bảng thanh toán tiền lương tháng theo vị trí tại Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn năm tháng 12 năm 2020
Kịp Lào
Cấp/bậc lương | Tỷ lệ | Chỉ số | Lương | Chức vụ quản lý | Số năm làm việc/tiền | Tổng | Lương | Bảo hiểm | Thuế | Trợ cấp | Tổng lương | ||||||||||||
Cấp | Bậc | % | lương | ban đầu | Loại | Tiền | 6-15x2,500 | 6-15x5,000 | 16- 25x7,500 | 26 lênx10,000 | Năm | Tiền | ban đầu | 8% | 5% | Con | Vợ | cụ thể | |||||
CHOUNLASA Sipasert | 4 | 12 | 100 | 306 | 2,203,200 | 6 | 58,800 | 5 | 12,500 | 10 | 50,000 | 10 | 75,000 | 12 | 120,000 | 37 | 257,500 | 2,519,500 | 201,560 | 65,897 | - | - | 2,252,043 |
BOUTSOMPHANH Vanhthone | 4 | 12 | 100 | 306 | 2,203,200 | 4 | 137,200 | 5 | 12,500 | 10 | 50,000 | 6 | 45,000 | - | 21 | 107,500 | 2,447,900 | 195,832 | 62,603 | 74,480 | - | 2,263,945 | |
MOUKDASACK Bounhome | 4 | 11 | 100 | 297 | 2,138,400 | 3 | 196,000 | 5 | 12,500 | 10 | 50,000 | 10 | 75,000 | 7 | 70,000 | 32 | 207,500 | 2,541,900 | 203,352 | 66,927 | - | 29,400 | 2,301,021 |
KHAMPHANSAYSETTHA Airnoy | 4 | 10 | 100 | 288 | 2,073,600 | 5 | 98,000 | 5 | 12,500 | 10 | 50,000 | 1 | 7,500 | 16 | 70,000 | 2,241,600 | 179,328 | 53,114 | 111,720 | - | 2,120,878 | ||
LAMXAY Oulayvanh | 4 | 8 | 100 | 270 | 1,944,000 | 5 | 12,500 | 8 | 40,000 | 13 | 52,500 | 1,996,500 | 159,720 | 41,839 | 37,240 | - | 1,832,181 | ||||||
PHIMMASONE Tong | 4 | 7 | 100 | 261 | 1,879,200 | 5 | 12,500 | 6 | 30,000 | 11 | 42,500 | 1,921,700 | 153,736 | 38,398 | 74,480 | - | 1,804,046 | ||||||
PHANHYAVONG Vinay | 4 | 6 | 100 | 254 | 1,828,800 | 5 | 12,500 | 4 | 20,000 | 9 | 32,500 | 1,861,300 | 148,904 | 35,620 | 37,240 | 29,400 | 1,743,416 | ||||||
SOUMALY Southamith | 4 | 2 | 100 | 226 | 1,627,200 | 1 | 2,500 | - | 1 | 2,500 | 1,629,700 | 130,376 | 24,966 | 37,240 | 29,400 | 1,540,998 |
Chức vụ quản lý - Loai 3: Giám đốc Sở
- Loai 4: Phó giám đốc Sở
- Loai 5: Trưởng phòng
- Loai 6: Phó trưởng phòng
Trợ cấp - Con dưới 18 tuổi 1 đứa = 37,240
- Vợ là nông dân = 29,400
(Nguồn: Phòng hành chính - tổng hợp Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn)
Cụ thể cách tính lương cho công chức như sau: Tổng tiền lương = Tiền lương + Tiền trợ cấp
- Tiền lương (X) được tính như sau:
X= (hệ số lương * lương cơ bản + tiền vị trí (nếu có) + thâm niên công tác) * (1 - % Bảo hiểm xã hội)
Nếu X >1.000.000 thì tiền lương thực tế (Y) được xác định như sau Y = X – (X – 1.000.000) * % thuế.
- Tiền trợ cấp vợ + Tiền trợ cấp con + trợ cấp khác (nếu có) Trong đó: Mức lương cơ bản từ năm 2018 - 2020 là 4.800 kíp
- Tiền trợ cấp khác gồm có tiền quần áo trang phục: chỗ ăn, ở, tiền điện, nước tổng tiền là: 760.000 kíp/người/tháng cho Công chức, Quân đội, cán bộ nghỉ hưu và cán bộ khuyết tật có vị trí quản trị xuống cho đến cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, khoản tiền từ năm 2020, khoản tiền trợ cấp này không còn nữa. Đây chính là nguyên nhân khiến mức thu nhập trung bình tại tất cả các vị trí trong Sở năm 2020 giảm nhẹ so với năm 2019.
- Tiền trợ cấp con cán bộ là 37.240 kíp/tháng/người
- Tiền trợ cấp vợ cán bộ là 29.400 kíp/tháng/người (người nông dân)
Mức lương cơ bản và trợ cấp được Chính phủ xây dựng dựa trên tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng mức sống cơ bản nhằm tái tạo sức lao động cho cán bộ công chức và những lợi ích khác của cán bộ. Ngoài các khoản thu nhập hàng tháng, cán bộ công chức công tác tại bộ còn các khoản thưởng theo quy định dựa vào tiêu chí xếp loại đánh giá cán bộ công chức, các khoản thưởng ngày Quốc khánh, thưởng tết… theo quy định của pháp luật.
Để xem xét yếu tố tiền lương, phụ cấp tác động đến công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại đơn vị thì phải đánh giá mức độ hài lòng của công chức đối với thu nhập từ lương hiện nay. Qua khảo sát bằng bảng hỏi 87 công chức của Sở có thể thấy được mức độ hài lòng đối với thu nhập từ lương hiện nay như sau: